Qua hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền
kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa và thực hiện nhất quán chính sách
kinh tếnhiều thành phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏViệt Nam không ngừng
phát triển, sốlượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp này ngày
càng có nhiều đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tếtăng trưởng,
giải quy ết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, làm cho nền kinh tếnăng động
và hiệu quảhơn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Cùng với việc đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ
động hội nhập kinh tếquốc tếvà đã trởthành thành viên chính thức của Tổchức
Thương mại quốc tế(WTO). Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang điều
chỉnh mạnh chính sách theo hướng tựdo hóa và mởcửa, đổi mới cơcấu kinh tế,
cải cách kinh tế- xã hội; và điều đó đã tác động mạnh đến nền kinh tếnói chung
và các doanh nghiệp cũng nhưdoanh nghiệp vừa và nhỏnói riêng. Qua đó, đã tạo
lập được môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏcó
nhiều cơhội đểphát triển, mởrộng và nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh.
Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức do những hạn chếxuất phát từqui mô nhỏ, những yếu kém vềnăng lực sản
xuất, kinh doanh; năng lực cạnh tranh và những trởngại trong môi trường kinh
doanh. Các doanh nghiệp này vốn đã yếu lại phải canh trạnh gay gắt với các
doanh nghiệp nước ngoài, hàng hóa từbên ngoài, trong đó có nhiều tập đoàn kinh
tế đa quốc gia có qui mô khổng lồ. Tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế đặt ra
nhiều vấn đềcho các doanh nghiệp vừa và nhỏmột mặt phải tựthân giải quy ết,
mặt khác cũng cần phải có sựhỗtrợtừcác cơquan ban ngành khác nhưnhững
trởngại vềvốn, cơchế, chính sách, pháp luật, Trong đó những khó khăn về
vốn được xem là vấn đềthiết y ếu và đã được nhiều cơquan ban ngành, nhiều
nghiên cứu đã được triển khai và áp dụng từrất nhiều năm qua nhưng vẫn không
thểgiải quy ết hết những tồn tại đó. Trong bối cảnh hội nhập do yêu cầu phải đầu
tưphát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh thì vấn đềvềvốn
lại càng bức thiết hơn. Cùng chung trong bối cảnh đó, các DNV&N ởTiền Giang
viii
cũng không phải đứng ngoài cuộc, càng đặc biệt hơn do là một tỉnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, thếmạnh chủyếu là nông nghiệp, lương thực, thực phẩm nên sẽ
là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Xác định được tầm quan trọng của DNV&N đối với nền kinh tếvà những
đóng góp của DNV&N cho xã hội cho nói chung và cho địa phương nói riêng;
xuất phát từnhững khó khăn, vướng mắc của DNV&N, đặc biệt là khảnăng tiếp
cận các nguồn vốn đểphục vụcho phát triển, trong đó có nguồn vốn từcác
NHTM là một kênh không thểthiếu; với những kiến thức được trang bịtại
Trường Đại học Kinh tếTp.HCM cùng với những đúc kết trong thực tiễn công
tác tôi mạnh dạn chọn đềtài: “Mởrộng và nâng cao hiệu quảtín dụng tài trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏtại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang” đểnghiên cứu làm luận văn Thạc sỹkinh tế.
100 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mởrộng và nâng cao hiệu quảtín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏtại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra một cách
khách quan, có cơ sở khoa học theo ý tưởng của bản thân.
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Cty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Cty CP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHCT Ngân hàng Công thương
NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNT Ngân hàng Ngoại thương
NHPTN ĐB SCL Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
PGD Phòng Giao dịch
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TDNH Tín dụng ngân hàng
TG Tiền Giang
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TW Trung ương
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng Tên Trang
1.1 Số lao động trong các DN qua các năm 12
1.2 Tỷ trọng doanh thu DNV&N trong nền kinh tế 13
1.3 Số lượng DN hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 14
2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang qua các năm 25
2.2 Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro của các NHTM TG 28
2.3 Số lượng các DN ở TG đăng ký kinh doanh qua các năm tại TG 29
2.4 Số lượng DN tỉnh Tiền Giang phân theo quy mô lao động 30
2.5 Số lượng DNV&N Tiền Giang phân theo quy mô vốn 31
2.6 Cơ cấu ngành nghề của các DNV&N trên địa bàn TG 32
2.7 Số DN sản xuất kinh doanh có lãi và lỗ qua các năm 33
2.8 Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh TG 34
2.9 Thị phần vốn huy động của các NHTM trên địa bàn TG 35
2.10 Cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM 36
2.11 Tình hình dư nợ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn TG 39
2.12 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh TG 42
2.13 Dư nợ tín dụng của DNV&N tại các NHTM TG 43
2.14 Cơ cấu dư nợ DNV&N phân theo loại hình DN 46
2.15 Dư nợ bình quân của các DNV&N tỉnh TG 48
2.16 Nợ xấu của DNV&N tại các NHTM tỉnh Tiền Giang 51
2.17 Nợ xấu của DNV&N phân theo thời hạn 52
2.18 Dư nợ xấu của các DNV&N phân theo loại hình DN 53
2.19 Tỷ lệ nợ xấu của các DNV&N phân theo loại hình DN 54
Biểu đồ
1 Tỷ trọng các loại hình DN qua các năm 14
2 Tỷ trọng nguồn vốn huy động của các NHTM TG qua các năm 39
3 Dư nợ phân theo thời hạn của DNV&N tại các NHTM TG 43
4 Dư nợ DNV&N tỉnh TG phân theo loại hình DN 46
5 Nợ xấu của DNV&N phân theo thời hạn cho vay qua các năm 52
6 Tỷ trọng nợ xấu của các DNV&N tại các NHTM TG 53
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ iii
MỤC LỤC iv
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N ............................ 1-22
1.1- Tín dụng và tín dụng ngân hàng ............................................................... 1
1.1.1 - Khái niệm tín dụng ................................................................................. 1
1.1.2 - Bản chất và chức năng của tín dụng ....................................................... 1
1.1.2.1 - Bản chất của tín dụng .......................................................................... 1
1.1.2.2 - Chức năng của tín dụng ....................................................................... 2
1.1.3 - Vai trò của tín dụng ................................................................................ 2
1.1.4 - Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 3
1.1.4.1 - Khái niệm ............................................................................................ 3
1.1.4.2 - Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ........................................................ 4
1.1.4.3 - Phân loại tín dụng ngân hàng ............................................................... 4
1.1.4.4 - Hiệu quả của tín dụng ngân hàng ......................................................... 5
1.2 – Doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................................................................... 9
1.2.1 - Khái niệm về DNV&N ........................................................................... 9
1.2.2 - Đặc điểm của DNV&N ........................................................................ 10
1.2.3 – Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế ............................................. 11
1.2.4 - Sự cần thiết của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng
đối với DNV&N .............................................................................................. 16
1.3 – Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến DNV&N ............................. 18
v
1.3.1 – Những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các DNV&N Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay .................................................................................. 19
1.3.2 - Những khó khăn và thách thức đối với các DNV&N Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................................... 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N
TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ..................... 23-67
2.1 - Giới thiệu sơ lược về tỉnh Tiền Giang, các NHTM và các DNV&N trên
địa bàn tỉnh TG .............................................................................................. 23
2.1.1 - Vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang ........................... 23
2.1.2 - Các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .............................. 26
2.1.3 - Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Tiền Giang................................. 28
2.1.3.1 - Số lượng, qui mô, cơ cấu ngành nghề hoạt động ............................... 28
2.1.3.2 - Hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................ 32
2.2 - Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
......................................................................................................................... 34
2.2.1 - Hoạt động huy động vốn tại các NHTM ở Tiền Giang ......................... 34
2.2.2 - Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở Tiền Giang ........ 39
2.2.2.1 -Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại các NHTM ở Tiền Giang ..39
2.2.2.2 – Qui mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành nghề tài trợ DNV&N ...... 43
2.2.2.3 - Chất lượng, hiệu quả tín dụng đối với DNV&N ................................ 50
2.3 - Đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ
DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.................................. 56
2.3.1 - Những kết quả đạt được ....................................................................... 56
2.3.2 - Những khó khăn, tồn tại ....................................................................... 57
2.3.2.1 - Những khó khăn, tồn tại phát sinh từ phía các DNV&N TG ............. 58
2.3.2.2 - Những khó khăn, tồn tại phát sinh từ phía các NHTM ....................... 61
2.3.2.3 - Những khó khăn, tồn tại phát sinh từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước
......................................................................................................................... 62
2.3.2.4 - Những khó khăn có thể phát sinh do quá trình hội nhập .................... 65
vi
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM TIỀN GIANG ................ 68-87
3.1 - Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới ...... 68
3.2 - Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tài trợ DNV&N của các
NHTM ở Tiền Giang .................................................................................... 71
3.2.1 - Các giải pháp để các DNV&N Tiền Giang nâng cao khả năng tiếp cận vốn
vay .................................................................................................................. 71
3.2.2 - Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tín dụng và
mở rộng khả năng tiếp cận vốn vay cho các DNV&N Tiền Giang ................... 74
3.2.3 - Các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ
quan ban ngành có liên quan ........................................................................... 83
KẾT LUẬN...................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Qua hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách
kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không ngừng
phát triển, số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp này ngày
càng có nhiều đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng,
giải quyết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, làm cho nền kinh tế năng động
và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Cùng với việc đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại quốc tế (WTO). Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang điều
chỉnh mạnh chính sách theo hướng tự do hóa và mở cửa, đổi mới cơ cấu kinh tế,
cải cách kinh tế - xã hội; và điều đó đã tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung
và các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Qua đó, đã tạo
lập được môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức do những hạn chế xuất phát từ qui mô nhỏ, những yếu kém về năng lực sản
xuất, kinh doanh; năng lực cạnh tranh và những trở ngại trong môi trường kinh
doanh. Các doanh nghiệp này vốn đã yếu lại phải canh trạnh gay gắt với các
doanh nghiệp nước ngoài, hàng hóa từ bên ngoài, trong đó có nhiều tập đoàn kinh
tế đa quốc gia có qui mô khổng lồ. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra
nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một mặt phải tự thân giải quyết,
mặt khác cũng cần phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành khác như những
trở ngại về vốn, cơ chế, chính sách, pháp luật,… Trong đó những khó khăn về
vốn được xem là vấn đề thiết yếu và đã được nhiều cơ quan ban ngành, nhiều
nghiên cứu đã được triển khai và áp dụng từ rất nhiều năm qua nhưng vẫn không
thể giải quyết hết những tồn tại đó. Trong bối cảnh hội nhập do yêu cầu phải đầu
tư phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh thì vấn đề về vốn
lại càng bức thiết hơn. Cùng chung trong bối cảnh đó, các DNV&N ở Tiền Giang
viii
cũng không phải đứng ngoài cuộc, càng đặc biệt hơn do là một tỉnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, thế mạnh chủ yếu là nông nghiệp, lương thực, thực phẩm nên sẽ
là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Xác định được tầm quan trọng của DNV&N đối với nền kinh tế và những
đóng góp của DNV&N cho xã hội cho nói chung và cho địa phương nói riêng;
xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của DNV&N, đặc biệt là khả năng tiếp
cận các nguồn vốn để phục vụ cho phát triển, trong đó có nguồn vốn từ các
NHTM là một kênh không thể thiếu; với những kiến thức được trang bị tại
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM cùng với những đúc kết trong thực tiễn công
tác tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tín dụng tài trợ các DNV&N của các NHTM trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang; phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong việc
cấp tín dụng của các NHTM cũng như việc tiếp cận nguốn vốn ngân hàng của các
DNV&N ở Tiền Giang, trong đó có chú ý đến vấn đề hội nhập. Từ đó mạnh dạn
đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ
DNV&N của các NHTM, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện khả năng tiếp
cận nguồn vốn ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi vượt qua thách thức để phát
triển trong quá trình hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng,
DNV&N về mặt lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tài trợ các DNV&N của các NHTM trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang trong quá trình hội nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và diễn
dịch,…Cụ thể:
ix
+ Trên cơ sở nội dung đề tài đặt ra, thực hiện thu thập, thống kê số liệu từ
các báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan như: Tổng cục Thống
kê, Cục Thống kê Tiền Giang, NHNN tỉnh Tiền Giang, các NHTM Tiền Giang,
các Sở/Ban/Ngành tỉnh và các DNV&N tỉnh Tiền Giang,…
+ Thực hiện so sánh tương đối, tuyệt đối, phân tích số liệu để đưa ra các
đánh giá về tình hình thực tế và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về những kết quả
đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại trong quá trình tiếp cận vốn vay của
các DNV&N tỉnh Tiền Giang để từ đó đua ra các giải pháp cụ thể.
+ Tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước, địa phương có liên
quan và các giáo trình, tài liệu, tạp chí từ các cơ quan, ban ngành, các đề tài
nghiên cứu có liên quan để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu.
+ Sử dụng các phần mềm vi tính thông dụng như Winwords, Excel để trình
bày và xử lý số liệu, vẽ biểu bảng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Phản ánh mối liên hệ tất yếu, không thể thiếu giữa tín dụng ngân hàng và
DNV&N trong quá trình phát triển. Tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm trong việc cấp
tín dụng cho các DNV&N, phân tích những khó khăn vướng mắc của các
DNV&N trong việc tiếp cận vốn ngân hàng cũng như việc cấp vốn cho các
DNV&N của các ngân hàng trong quá trình hội nhập. Từ đó đưa ra giải pháp để
hỗ trợ cho sự phát triển của cả DNV&N cũng như các NHTM ở Tiền Giang.
6. Bố cục đề tài
Nội dung của luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1 - Tổng quan về tín dụng ngân hàng và hoạt động tín dụng ngân
hàng đối với DNV&N.
Chương 2 - Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 3 - Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ
DNV&N tại các ngân hàng thương mại ở Tiền Giang.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N
1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng:
1.1.1 Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật, từ người sở hữu sang người sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi đến thời hạn của khoảng thời
gian trên, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn
hơn. Phần tăng thêm về giá trị được gọi là phần lời hay lợi tức. Đây chính là cái
giá mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu để được quyền sử dụng một
lượng tiền tệ hay hiện vật nhất định.
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh, có nghĩa là lòng tin, sự tín
nhiệm; tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan tồn tại qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội khác nhau. Quan hệ tín dụng thời sơ khai chủ yếu bằng hiện vật và
dưới hình thức cho vay nặng lãi trên cơ sở của nền sản xuất hàng hóa nhỏ, kém
phát triển ở các thời kỳ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến và phát triển mạnh mẽ vào
thời kỳ đại công nghiệp của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Và quan hệ
tín dụng không chỉ bằng hiện vật mà còn phát triển bằng hiện kim, với các hình
thức tín dụng tiến bộ hơn: tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ, …
1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng:
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng:
Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức.
Quan hệ tín dụng ra đời bắt nguồn từ sự xuất hiện mối quan hệ cung cầu về
vốn giữa người đi vay và người cho vay. Quan hệ tín dụng tồn tại trong nhiều nền
kinh tế hàng hóa, nhưng do tính chất của các phương thức sản xuất xã hội khác
2
nhau nên tín dụng cũng mang những bản chất khác nhau. Và chung quy lại tín
dụng mang 3 đặc điểm cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín
dụng.
- Có thời hạn tín dụng xác định do người vay và người đi vay thỏa thuận.
- Người chủ sở hữu tín dụng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức lợi
tức.
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng:
Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng thực hiện hai chức năng cơ bản là
phân phối và giám đốc.
- Chức năng phân phối: đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nó thể hiện
qua việc tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế. Phân phối của tín dụng
dựa trên cơ sở tự nguyện theo nguyên tắc cho vay có thế chấp hoặc tín chấp; sử
dụng đúng mục đích có hiệu quả và hoàn trả cả vốn gốc lẫn lợi tức. Nội dung của
chức năng này biểu hiện ở cơ chế hút và đẩy, đuợc thực hiện thông qua nghiệp vụ
huy động để thu hút các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi, phân tán trong xã hội và
nghiệp vụ cho vay để đẩy vốn vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng.
- Chức năng giám đốc: được thể hiện ở việc kiểm soát các hoạt động kinh
tế của tín dụng có liên quan đến đặc điểm quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng
vốn, đến mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Sự vận động của vốn
tín dụng thường gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí hoạt động
sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Qua đó có thể
kiểm soát các hoạt động kinh tế, giúp phòng ngừa và ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.
1.1.3 Vai trò của tín dụng:
Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có của mình, tín dụng thể hiện vai
trò tích cực trong nền kinh tế cụ thể như sau:
3
- Góp phần huy động số tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn; tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và khắc
phục lạm phát tiền tệ.
- Thông qua cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tín dụng góp phần tăng
quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
và công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo khả
năng và khuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các ngành, lĩnh vực có ý
nghĩa quan trọng đối với quốc kế dân sinh, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao
năng lực cạnh tranh tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Thông qua cho vay vốn tiêu dùng, tín dụng góp phần hỗ trợ vốn cho dân
cư cải thiện đời sống.
- Góp phần thúc đẩy giao lưu tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Việt
Nam sau khi khai thông, bình thường hóa quan hệ với cộng đồng tài chính tiền tệ
quốc tế, hệ thống tín dụng của Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong việc
thúc đẩy các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đồng
thời tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật của các nước để đào tạo và đào tạo lại cán bộ,
nâng cao năng lực quản lý và đổi mới, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
1.1.4 Tín dụng ngân hàng:
1.1.4.1 Khái niệm:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, được thực hiện bằng cách huy động vốn với các công
cụ như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm,… và sử dụng nguồn vốn này để
cho vay.
Doanh nghiệp,
TCKT, hộ gia
đình, cá nhân
Doanh ng