Luận văn Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học

Thế kỷ XX đánh dấu một sự khởi đầu của các trường phát tâm lý học nói chung, tâm lý học mang quan điểm kiến tạo nói riêng. Tâm lý học liên tưởng, tâm lý học phát sinh, tâm lý học hoạt động là những trường phái trong nhiều trường phái tâm lý được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó có khoa học giáo dục. Ở nước ta đã có nhiều nhà khoa học sư phạm quan tâm nghiên cứu tư tưởng của các trường phái tâm lý nói trên, ứng dụng quan điểm kiến tạo nhận thức vào dạy - học nói chung, dạy - học toán nói riêng ở tất cả các cấp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, tư tưởng kiến tạo trong các trường phái trên mang tính trừu tượng cao, mặt khác, việc nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Cho nên, việc tiếp cận những quan điểm này vào dạy - học quả là một vấn đề khó khăn và nan giải, không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định hoặc chưa bao quát hết tất cả các cấp học. Chương trình môn Toán ở Tiểu học về cơ bản được xây dựng trên cơ sở các hoạt động của người học và người dạy, thể hiện quan điểm kiến tạo. Mỗi kiến thức toán trong chương trình được thiết kế dưới dạng cung cấp thông tin và chỉ dẫn các hoạt động học tập, nhằm làm cho người học, bằng hoạt động của mình, dưới sự điểu khiển của giáo viên, tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên, có rất nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở các trường Tiểu học, vì nhiều lý do, chưa có sự nhận thức đúng đắn về quan điển kiến tạo trong nội dung và chương trình môn Toán, dẫn đến việc đổi mới chậm được thực hiện, trong đó có đổi mới về phương pháp dạy - học. Hoạt động dạy - học toán của một số không ít giáo viên còn mang tính cung cấp kiến thức, ứng dụng vào các tình huống hơn là việc tổ chức hình thành kiến thức một cách tự nhiên, khoa học cho học sinh, trên cơ sở đó để phát triển kiến thức cho người học. Hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học một phần phụ thuộc vào các năng lực học tập của các em, trong đó có năng lực kiến tạo - một loại năng lực tự tạo, là sản phẩm của quá trình dạy - học. Nên hoạt động dạy học phải chú trọng vào việc hình thành và phát triển các thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo, từ đó các em có thể vận dụng năng lực đó vào trong quá trình kiến tạo việc hiểu toán của mình. Việc nghiên cứu quan điểm kiến tạo trong các trường phái tâm lý học hiện đại, đến thời điểm hiện nay ở nước ta vẫn còn mang tính chất chung chung, chủ yếu thiên về việc tiếp cận nghiên cứu nhằm xác định một số luận điểm cơ bản của hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo, hoặc thiết kế một số hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo ở một số chủ đề toán ở các cấp trên Tiểu học. Gần đây có một vài tác giả quan tâm nghiên cứu quan điểm kiến tạo nhằm xác định một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh, nhưng chủ yếu vẫn tiếp cận ở các cấp học trên Tiểu học. Sự cần thiết tiếp cận nghiên cứu xác định năng lực kiến tạo kiến thức nói chung, kiến thức toán cho học sinh Tiểu học nói riêng là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Với tư tưởng đó, chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học" nhằm xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo và lựa chọn một số biện pháp nhằm bồi dưỡng những năng lực đó cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học toán ở Tiểu học.

doc105 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan