Luận văn Một số biện pháp mở rộng quan hệ tín dụng Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered, Hà Nội
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước: Thị trường mở rộng, sản xuất kinh tế đã dạng phong phú đã kích thích khai thác tiềm năng mọi mặt về kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ, vốn, tài sản của các tầng lớp dân cư đồng thời cũng tạo ra nhu cầu vốn nhanh, nhạy với khối lượng ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đã hình thành các tổ chức tín dụng mới với những ưu thế mới như chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng ngoài quốc doanh. Những điều kiện trên buộc Ngân hàng Thương mại nói chung và các chi nhanh Ngân hàng nước ngoài, một bộ phận không thể tách rời của hoạt động Ngân hàng Việt Nam với tư cách là một chung gian tài chính quan trọng của toàn xã hội phải chuyển hướng chiến lược. Đó là thay đổi cơ cấu tín dụng hợp lý để nâng cao và mở rộng quan hệ tín dụng cho các thành phần kinh tế theo sự chuyển hoá của nền kinh tế Việt Nam. Việc chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mở rộng các đối tượng cho vay là sự chuyển hướng đứng đắn bởi vì mỗi một thành phần kinh tế đều chứa đựng trong nó những tiềm năng nội tại to lớn, một khi nó được quan tâm và đầu tư đúng mức sẽ phát triển nhanh chóng và sẽ là thị trường tín dụng vững chắc và rộng lớn của các Ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế khi bắt đầu sự chuyển dịch này Ngân hàng đã gặp phải khó khăn, những tồn tại trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các thành phần kinh tế mà đến nay vẫn chưa giải quyết thoả đáng. Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy dẫn đến chúng ta phải đề ra những giải pháp nhằm giải quyết tốt nhất các mối quan hệ tín dụng này vừa góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các thành phần kinh tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Do vậy luận văn: “Một số biện pháp mở rộng quan hệ tín dụng Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered, Hà Nội” Không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có tính thực tế. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp kết hợp với thực tế quan hệ tín dụng giữa chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered với các thành phần kinh tế luận văn đã đi sâu vào phân tích quan hệ này và tìm ra những tồn tại, khó khăn và những ý kiến, biện pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại của quan hệ này. Nội dung luận văn gồm: Chương I: Tín dụng Ngân hàng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chương II: Thực trạng quan hệ tín dụng giữa chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered, Hà Nội với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chương III: Các giải pháp và kiến nghị. Do thời gian thực tập tại Ngân hàng không lâu và trình độ hiểu biết thực tế còn có hạn, vì vậy bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Trong thời gian thực tập và viết luận văn được sự giúp đỡ của thầy giáo, các anh chị trong Ngân hàng tận tình chỉ bảo và giúp đỡ những số liệu cần thiết nên luận văn được hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.