Luận văn Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sơ ban đầu cho việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, vì thế các nước đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực cho GD tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng cho bậc học này ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội về đào tạo thế hệ trẻ. Do đó, GD tiểu học cần có sự đổi mới sâu sắc. Cùng với đổi mới nội dung, phương pháp, tăng thời lượng học tập, các nước trên thế giới còn tăng số lượng các môn học dưới hình thức tự chọn. Dạy học tự chọn nhằm mục đích phát triển những đặc tính tự nhiên, tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đặc tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo nên hứng thú học tập. Dạy học tự chọn trở thành xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đáp ứng kỹ năng phát triển cũng như nhu cầu nhận thức của HS tiểu học. Trẻ em chỉ phát triển nhận thức khi có nhu cầu và hứng thú thực sự. Chỉ khi đó trẻ mới tập trung mọi sức, lực trí lực để khám phá. Nền giáo dục phải tạo ra hứng thú, nhu cầu nhận thức ở trẻ em khi đó trÎ mới tích cực say mê hoạt động. Dạy học phải dựa trên những cơ sở tự nhiên vốn có của đứa trẻ để xây dựng và phát triển nhận thức, tạo cơ hội giúp học sinh sớm phát triển năng khiếu cá nhân. Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải biết được học sinh mình có những năng khiếu về môn gì? về những lĩnh vực nào? từ đó có kế hoạch bồi dưỡng sớm và thường xuyên, để đem lại hiệu quả dạy học cao. Trong quan điểm tâm lý học của Đêrcrôli, ông đã đưa ra khái niện hứng thú trung tâm, chủ yếu tập trung vào mặt phát triển trí tuệ của trẻ em. Do đó nội dung dạy học phải xuất phát từ trẻ em, bắt nguồn từ hứng thú, sở thích, nguyện vọng của trẻ vì hứng thú là nguồn gốc của tính tích cực nhận thức và sự phát triển. Hứng thú, nhu cầu nhận thức và sự quan tâm của trẻ ngày càng phát triển đa dạng và phát triển mở rộng do sự phát triển về tâm lý, sinh lý và sự tiếp xúc với môi trường. Càng lớn sự tiếp xúc của các em với môi trường ngày càng mở rộng nên nhận thức của các em cũng phát triển hơn. Ngoài ra với xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các nước trên thế giới xích lại gần nhau, hợp tác, trao đổi với nhau, nên việc trang bị cho học sinh kiến thức của các lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức DHTC là rất cần thiết. Do đó, bên cạnh những môn cốt lõi được dạy trong chương trình tiểu học như Tiếng mẹ đẻ, Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Thể dục, việc DHTC còn được tiến hành đối với một số môn học không thuộc chương trình dạy học bắt buộc như Tiếng nước ngoài, Tiếng địa phương, Môi trường, Việc DHTC ở bậc tiểu học được đặc biệt coi trọng trong chương trình dạy học ở các nước phát triển. Còn DHTC ở tiểu học Việt Nam chỉ xuất hiện mới đây, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số địa phương có sự phát triển về kinh tế - xã hội. Hiện nay một số nơi có điều kiện kinh tế phát triển đã thực hiện hình thức DHTC đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để những vùng gặp nhiều khó khăn cũng có thể tổ chức hình thức dạy học này thành công thì cần có những công trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung trong giai đoạn mới. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn ở tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá”.