Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ởtrường trung học phổ thông

Từ khi xuất hiện đến nay, Internet là một hệthống truyền thông đã và đang làm thay đổi cách sống, học tập, làm việc và vui chơi của cưdân trên trái đất. Internet giống nhưmột thưviện khổng lồcho phép chúng ta tìm thấy thông tin vềhầu hết mọi chủ đề. Ứng dụng công nghệthông tin, sửdụng Internet đểtìm tưliệu phục vụgiảng dạy và học tập là con đường, biện pháp giúp nâng cao hiệu quảdạy họcmà nhiều quốc gia trên thếgiới đều quan tâm thực hiện. ỞViệt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như: Chỉthịsố58-CT/TW ngày 17/10/2000 của BộChính trịvề việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệthông tin phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số81/2001/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủvềviệc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉthịsố58-CT/TW; Chỉthịsố29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của BộGiáo dục và Đào tạo vềviệc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệthông tin trong ngành giáo dục; Quyết định số33/2002/QĐ/TT ngày 8/2/2002 của thủtướng chính phủphê duyệt kếhoạch phát triển Internet ởViệt Nam giai đoạn 2001-2005, Quyết định ghi rõ đến 2005, khoảng 50% sốtrường PTTH sẽ được kết nối mạng internet; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơquan nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nghành giáo dục chủtrương đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, phát huy tính sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến, đảm bảo thời gian tựhọc và tựnghiên cứu của học sinh, sinh viên, phát triển phong trào tựhọc, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân.

pdf88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ởtrường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Trần Thị Bích Phượng MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH. LÊ VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TSKH. Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần tận tình và trách nhiệm rất cao. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Daklak, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VL : VËt lý CNTT : C«ng nghÖ th«ng tin DH : D¹y häc GA§T : Gi¸o ¸n ®iÖn tö GD&§T : Gi¸o dôc vμ ®μo t¹o GV : Gi¸o viªn HS : Häc sinh MVT : M¸y vi tÝnh PPDH : Ph−¬ng ph¸p d¹y häc SGK : S¸ch gi¸o khoa THCS : Trung häc c¬ së TN : Thùc nghiÖm TN VL : ThÝ nghiÖm vËt lý THPT : Trung häc phæ th«ng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi xuất hiện đến nay, Internet là một hệ thống truyền thông đã và đang làm thay đổi cách sống, học tập, làm việc và vui chơi của cư dân trên trái đất. Internet giống như một thư viện khổng lồ cho phép chúng ta tìm thấy thông tin về hầu hết mọi chủ đề. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet để tìm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập là con đường, biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục; Quyết định số 33/2002/QĐ/TT ngày 8/2/2002 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Internet ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Quyết định ghi rõ đến 2005, khoảng 50% số trường PTTH sẽ được kết nối mạng internet; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nghành giáo dục chủ trương đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân. Môn vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Một số hiện tượng có thể được quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có nhiều hiện tượng vật lý vi mô, vĩ mô thậm chí có những mô hình vật lý trừu tượng không thể mô tả để học sinh hình dung một cách tường minh. Cho nên việc vận dụng ưu điểm của hình ảnh, phim và phần mềm mô phỏng vào các bài giảng vật lý để học sinh dễ hiểu hơn là rất cần thiết . Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, giáo viên có thể tìm thấy nhiều tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy trên kho dữ liệu khổng lồ này. Tuy nhiên thực trạng sử dụng công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông hiện nay ra sao? Những khó khăn nào mà giáo viên vật lý phải đối mặt khi sử dụng Internet cho việc dạy học ? Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng Internet? Biện pháp khả dĩ nào có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc sử dụng Internet? Do bởi mong muốn có thể trả lời những câu hỏi trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet trong giảng dạy của giáo viên vật lý ở trường trung học phổ thông. - Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tiếp xúc với Internet để tìm tư liệu giảng dạy và học tập. - Tìm giải pháp khắc phục khó khăn của giáo viên khi tìm tư liệu trên Internet. Tạo nhịp cầu đưa giáo viên chưa tự tin với khả năng áp dụng CNTT vào dạy học đến với Internet vô tận. - Tìm giải pháp để giáo viên và học sinh có thể liên kết với nhau trong một cộng đồng yêu thích vật lý, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Giáo viên vật lý trường trung học phổ thông - Internet - Công cụ tìm kiếm trên Internet - Ứng dụng Internet trong việc dạy học vật lý ở THPT - Hệ thống các website về vật lý ứng dụng đa phương tiện (multimedia) - Các ý tưởng xây dựng website vật lý cộng đồng có tính tương tác cao với người dùng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng Internet vào dạy học ở trường phổ thông bằng phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu điều tra bởi hệ thống các câu hỏi trên giấy và trên Internet. - Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên vật lý khi ứng dụng Internet vào dạy học. - Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan cho giáo viên vật lý dạy ở trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu cách tìm kiếm tư liệu dạy học (hình ảnh, phim, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo,…) trên Internet để sử dụng chúng vào bài giảng điện tử. Đúc kết thành tài liệu hướng dẫn giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu việc xây dựng một phương thức giao tiếp cho cộng đồng giáo viên và học sinh yêu thích môn vật lý thông qua trực tuyến (online) nhằm hổ trợ cho việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu cũng như kinh nghiệm, giải pháp. - Tìm hiểu và đưa ý tưởng xây dựng một website cộng đồng nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm tư liệu dễ dàng và hiệu quả. - Đưa ra các kết luận của đề tài. 5. Giả thuyết khoa học - Cộng đồng giáo viên dạy vật lý ở các trường THPT có nhu cầu cao về sử dụng Internet để tìm tư liệu cho dạy học nhưng trong đa số lại chưa biết sử dụng Internet hiệu quả và gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Trở ngại lớn nhất mà giáo viên gặp phải chính là tự bản thân họ: trình độ ngoại ngữ và kiến thức phổ cập tin học còn hạn chế, chưa biết sử dụng công cụ tìm kiếm sao cho hiệu quả, tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin. - Số lượng các trang web tiếng Việt ứng dụng đa phương tiện về vật lý không nhiều. Thiếu môi trường tương tác cộng đồng dạy học vật lý. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Văn kiện của Đảng, các nghị định thông tư chỉ thị của BGD & ĐT về phương pháp đổi mới giáo dục. - Tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học và phương pháp dạy học vật lý. - Nghiên cứu các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý. - Nghiên cứu tài liệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế website để đưa ra ý tưởng xây dựng một trang web vật lý phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. 6.2. Phương pháp điều tra - Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng Internet phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Tìm ra nguyên nhân sâu xa của những khó khăn chủ quan dẫn đến việc hạn chế ứng dụng Internet trong việc dạy và học môn vật lý. - Hệ thống hóa các từ khóa và tổ hợp cũng như các quy tắc cơ bản trong việc tìm kiếm tư liệu vật lý qua công cụ tìm kiếm trên Internet (Search Engine). - Đưa ra ý tưởng xây dựng website có tính tương tác hai chiều nhằm phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh yêu vật lý với phương châm cộng đồng phục vụ cộng đồng. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để tìm tư liệu cho bài giảng điện tử trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. Chương 3: Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi khai thác Internet. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bước sang thế kỉ 21, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã chuyển gần như hoàn toàn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc. Thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ. Muốn xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng ở thế kỉ này tất yếu phải dựa vào thi thức, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Hiện nay, nước ta vẫn chưa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Để có thể vươn lên được, chúng ta không chỉ học hỏi các nước tiên tiến mà còn phải biết áp dụng kinh nghiệm đó một cách sáng tạo và phải biết tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của nước ta phải kịp thời đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện để có thể đào tạo ra những con người lao động, hoạt động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Mục tiêu giáo dục ở nước ta và trên thế giới ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được mà còn đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, của dân tộc. Hiện nay, trong xã hội biến đổi như vũ bão này, người lao động phải biết luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Lúc này đây, người lao động phải có khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ở nước ta được xác định bởi Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc và bởi hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa VIII đã xác định rõ mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng lực sau: - Có lý tưởng độc lập, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ tổ quốc. - Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. - Có ý thức cộng đồng và phát huy tính cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật. - Có sức khỏe. Giáo dục không phải chỉ hướng đến những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho người lao động mà còn phải quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng, năng lực, sở trường của cá nhân. Sự phát triển đa dạng của cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển mau lẹ, toàn diện, đa dạng và hài hòa của xã hội. 1.2. Mục tiêu dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới 1.2.1. Về kiến thức - Học sinh phải có những kiến thức phổ thông về các hiện tượng, quá trình vật lý quan trọng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong kỹ thuật. - Học sinh phải có những kiến thức khoa học chung (khái niệm, định luật, nguyên lý, phương pháp…) được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và đời sống. - Kiến thức mà học sinh nắm được phải phù hợp với tinh thần của các thuyết vật lý, mang tính cập nhật và ứng dụng. - Hệ thống kiến thức vật lý của học sinh ở THPT(chủ yếu là Vật lý cổ điển và một số thành tựu của các lĩnh vực Vật lý hiện đại: Điện từ học, Vật lý lượng tử, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, vũ trụ…) là nền tảng, là cơ sở để các em có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc vận dụng vào trong đời sống, lao động sản xuất một cách khoa học hiệu quả. 1.2.2. Về kỹ năng Việc tổ chức dạy học vật lý ở trường THPT cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau: - Thu thập thông tin, điều tra, tra cứu, khai thác thông tin qua mạng Internet. - Phân tích và xử lý thông tin: lập bảng biểu, vẽ đồ thị, sắp xếp, hệ thống hóa, lưu trữ thông tin, rút ra kết luận. - Truyền đạt thông tin bằng lời nói. - Sử dụng các công cụ đo lường vật lý phổ biến, thiết lập và tiến hành các thí nghiệm. - Biết phát hiện và giải quyết vấn đề. - Đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết về các tính chất, các mối quan hệ vật lý… - Đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán hoặc nêu ra giả thuyết. - Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý cũng như giải quyết một số vấn đề thực tế của cuộc sống. - Biết diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ vật lý. - Có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. 1.2.3. Về tình cảm, thái độ - Ý thức tự giác, chủ động trong học tập, có lòng ham hiểu biết, tính kế hoạch trong công việc, sự cần cù, chăm chỉ làm việc. - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, chính xác trong việc thu nhận thông tin, quan sát nhất là trong thực hành thí nghiệm. - Có tinh thần hợp tác trong học tập và trong lao động. - Tôn trọng thành qua lao động của người khác và của chính mình. - Có ý thức sẳn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống và bảo vệ môi trường trong lành. - Có lòng yêu thích bộ môn vật lý và mở rộng ra là yêu thích sự hài hòa của tự nhiên. 1.2.4. Phương pháp nhận thức vật lý Hiện nay, trong trường phổ thông thường áp dụng phương pháp nhận thức vật lý phổ biến sau: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình, phương pháp thí nghiệm lý tưởng. Trong khi áp dụng các phương pháp nhận thức vật lý, giáo viên thường phải phối hợp sử dụng với phương pháp suy luận logic như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…Những phương pháp suy luận logic này được sử dụng trong tất cả các quá trình nhận thức. 1.2.5. Định hướng về phương pháp dạy học - Dạy bằng hành động, thông qua hành động. - Theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Nêu giả thuyết và kiểm chứng bằng thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp mô hình và tương tự. - Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ. - Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hóa. - Đa dạng hóa hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. 1.3. Các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông [6] - Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến thức vật lý cơ bản, khoa học, hiện đại và kỹ năng kỹ xảo tương ứng nhằm làm nền tảng cho các họ có thể tham gia lao động sản xuất và tiếp tục theo học những chuyên nghành khoa học kỹ thuật cao hơn ở bậc đại học, cao đẳng…hoặc tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình lao động, sản xuất. - Nhiệm vụ thứ hai là góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, bồi dưỡng năng lực và khả năng tự học cũng như khả năng hoạt động độc lập của học sinh. - Nhiệm vụ thứ ba là góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng; giáo dục những phẩm chất tốt của người lao động: tính kỷ luật, kiên trì, …và tác phong công nghiệp. - Nhiệm vụ thứ tư là giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Bốn nhiệm vụ trên có mối liên hệ biện chứng với nhau và được thực hiện đồng thời trong hoạt động dạy học vật lý ở nhà trường. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất giữ vai trò chủ đạo. Thông qua việc dạy học vật lý mà tiến hành các nhiệm vụ còn lại. Không phải tách biệt giữa việc rèn luyện tư duy, giáo dục đạo đức…Mà trong khi dạy kiến thức vật lý, người thầy phải biết phối hợp sao cho đồng thời có thể rèn luyện cả tư duy, cả giáo dục đạo đức cho học sinh. 1.4. Giúp học sinh tự học Một trong những nhiệm vụ của việc giảng dạy môn vật lý ở trường phổ thông là phát triển ở học sinh năng lực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học và tự giáo dục. Tự học: Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân do chính bản thân người học thực hiện trên lớp hoặc ngoài lớp, nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và cải tạo tư duy của chính mình. Nội dung tự học ở trường trung học phổ thông rất phong phú, nó bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân hoặc do tập thể học sinh tiến hành. Chẳng hạn: đọc sách, điều chỉnh vở ghi chép, làm bài tập, chuẩn bị thảo luận, làm thí nghiệm… Hoạt động tự học có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau: - Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên: người học tự học qua sách vở, tài liệu tham khảo hoặc qua các phương tiện thông tin. Ở đây, người học tự học một cách độc lập hoàn toàn. - Tự học có hướng dẫn từ xa: người học có sách, tài liệu hướng dẫn học tập, hay có sự hướng dẫn thông qua các phương tiện thông tin như băng ghi hình, ghi tiếng, ti vi, mạng Internet… Thông qua sự hướng dẫn từ xa đó, học sinh tự mình tiến hành các hoạt động học tập để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. - Tự học có sự hướng dẫn của giáo viên: giáo viên hướng dẫn trên lớp và giao nhiệm vụ, học sinh tự học ở nhà, giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Trong quá trình đào tạo, tự học là một yếu tố có giá trị quyết định kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, nếu không hình thành và phát huy vai trò tự học của người học thì mục tiêu đào tạo sẽ không thực hiện được. Thực tế dạy học cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên mới là yếu tố quyết định cách học của học sinh, điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, sử dụng hình thức dạy học nào để hình thành và phát triển năng lực tự học cho mỗi học sinh. Hiện nay, học sinh thường xuyên truy cập Internet nhưng với mục đích chủ yếu là chat, mail, xem phim, nghe nhạc, game… Ít ai trong số đó truy cập để tìm tài liệu phục vụ cho học tập. Như vậy Internet đã phản tác dụng giáo dục. Đã không ít giáo viên cho rằng học sinh hư là do Internet. Có rất nhiều phụ huynh học sinh cho rằng con cái họ hư hỏng, xao nhãng học tập, thậm chí tham gia các băng nhóm trộm cắp cũng là do Internet, vì Internet. Có lẽ rằng các trò chơi trên Internet thực sự hấp dẫn hơn là việc học tại trường. Cũng có thể tại đó, học sinh được tự do làm theo ý thích mà không ai quản lý, ví như nói tục, hút thuốc mà không bị khiển trách. Qua đó, chúng ta cũng thấy được trách nhiệm lớn lao của ngành giáo dục trong việc dạy học sinh sử dụng Internet như thế nào cho hiệu quả. Internet là một công cụ hiện đại, hiệu quả của nó cực lớn, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ thì tác hại của nó cũng cực lớn. Hơn nữa, với công cụ hiện đại như thế, người sử dụng nhất thiết phải có một trình độ nhất định. Nếu không, người sử dụng sẽ tự gây hại cho mình và cho người khác. Thông qua những điểm hấp dẫn về hình ảnh, phim về các đối tượng vật lý, người giáo viên tạo cho học sinh miềm đam mê, thích thú với môn vật lý. Từ đó, các em sẽ chủ động tìm kiếm thêm những kiến thức ngoài bài giảng. 1.5. Phương tiện trong dạy học vật lý Ngày nay, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học phải dựa trên chất lượng tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để có thể hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động học tập như vậy trong dạy học vật lý thì phươn