Đại hội Đảng X đã chỉ rõ một trong những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại”. Trong đó, xuất khẩu được coi là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu trực tiếp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, chế biến
77 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (NAFORIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng X đã chỉ rõ một trong những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại”. Trong đó, xuất khẩu được coi là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu trực tiếp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, chế biến…Đồng thời xuất khẩu giúp Nhà nước thu về một lượng ngoại tệ lớn để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do xuất khẩu có vị trí và vai trò to lớn nên nước ta có không ít doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam lại là một nước nông nghiệp từ lâu đời, 70% lao động cả nước là lao động trong ngành nụng-lõm-ngư nghiệp nên khuyến khích xuất khẩu nông, lâm sản là một trong nhiều chủ trương của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (NAFORIMEX) là một trong những công ty kinh doanh xuất khẩu lâm sản. Tiền thân là công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội - một doanh nghiệp nhà nước mà cơ quan chủ quản trực tiếp là Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Trước khi cổ phần hoỏ (thỏng 8/2005) công ty làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền. Nhưng hiện nay, sau hơn một năm công ty tiến hành kinh doanh theo mô hình mới đã đi vào ổn định và làm ăn có lãi. Naforimex là đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng liên quan đến rừng như gỗ, quế, hồi, sa nhân, các loại tinh dầu... Ngoài mặt hàng gỗ đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hiện nay của công ty, quế và hồi là những mặt hàng xuất khẩu có triển vọng trở thành mặt hàng chủ lực sau gỗ. Tuy nhiên hiện nay, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu quế và hồi còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp. Trước nhu cầu thực tế của công ty là phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lâm sản, với những kiến thức được trang bị ở trường cùng những hiểu biết của bản thân qua các phương tiện thông tin, trong thời gian tham gia tìm hiểu thực tế tại công ty, tôi quyết định chọn đề tài:
“Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (NAFORIMEX)”
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Mặt hàng quế, hồi và xuất khẩu mặt hàng quế, hồi
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex
Với khoảng thời gian thực tập chưa nhiều, khả năng phân tích nhận định chưa sâu, nguồn tài liệu thông tin thu thập được còn hạn chế và hiểu biết của bản thân có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô và các bạn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Văn Hoè cựng cỏc cụ chỳ, anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1: Mặt hàng quế, hồi và xuất khẩu mặt hàng quế, hồi
1.1.Mặt hàng quế, hồi và đặc điểm của mặt hàng quế, hồi
1.1.1.Mặt hàng quế và đặc điểm của mặt hàng quế
Quế, có tên khoa học là Cinnamomum cassia L.J.Presl, thuộc họ long não (Lauracease). Trước đây, quế chủ yếu được dùng làm thuốc, làm gia vị nấu ăn rất ít. Từ Ấn Độ, cây quế đã được trồng lan rộng ra các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á. Mãi đến thế kỷ 19, quế mới được đem sang trồng ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ. Hiện nay, quế được trồng nhiều ở Indonexia, Malayxia, Thái Lan, Nigieria, Việt Nam.
Quế là sản phẩm có nhiều công dụng và được sử dụng trong cả đời sống cũng như trong công nghiệp. Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và cho hiệu quả kinh tế cao. Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều được dùng làm thuốc, lá quế dùng để cất tinh dầu. Vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế, dùng để làm thuốc và chế biến nhiều hương liệu có giá trị. Quế được ưa thích bởi vị thơm cay, nhưng không sử dụng được cho nhiều món ăn như hạt tiêu. Quế được kết hợp với một số loại gia vị khác để làm nên bột hỳng lìu sử dụng trong nấu ăn. Ngoài ra quế còn có thể dùng như một gia vị độc lập. Trong y học, quế được sử dụng như một chất cay nóng, kích thích dịch vị tiờu hoỏ, được dùng để chữa các bệnh đau dạ dày, chống lạnh, nôn mửa, và đặc biệt được sử dụng cho các bệnh thổ tả, đau bụng. Quế còn được chưng cất thành tinh dầu quế, phục vụ cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm mang giá trị kinh tế cao. Gỗ thân cây quế sau khi đã khai thác lấy vỏ còn được dùng để đóng đồ dùng, làm nhà, là nguyên liệu làm giấy. Cây quế sử dụng được tất cả các phần, kể cả cành quế và lá quế. Ở một số tỉnh vùng cao, cây quế đã thực sự trở thành cõy xoỏ đúi giảm nghèo cho nông dân. Quế được trồng ở vùng núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Cây quế có nguồn gốc hoang dại ở các vùng nhiệt đới có mưa, do đó, nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của cây quế vào khoảng 22- 260C, lượng mưa 2000mm/năm. Độ cao tuyệt đối của đất trồng từ 200-300m đến 600-700m, độ dốc của đất dưới 15-200. Đất sâu, dày, độ ẩm đất từ 70-85%, thành phần cơ giới trung bình, độ phỡ cũn khỏ, thoỏt nước, độ pH từ 4-5. Ở Việt Nam, quế được trồng tập trung thành rừng hoặc trồng phân tán trong các hộ nông dân. Chủ yếu quế được trồng theo tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu, tỉa thưa.
Cách thu hoạch quế như sau:
- Đối với rừng quế cao thì sau khi trồng từ 15-20 năm thì bắt đầu cho thu hoạch. Có hai thời vụ bóc vỏ quế: quế xuõn búc vào tháng 2-3 cho chất lượng tốt và quế thu bóc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trước khi thu hoạch cắt khoanh một đoạn dưới gốc cây làm cho nước và dinh dưỡng không đi lên trên được, để vỏ quế bong khỏi thân cây, quá trình bóc vỏ quế sẽ dễ dàng. Nếu cõy quỏ lớn, để thêm hai tuần cho vỏ bong khỏi thõn. Cỏch búc: lấy dao chuyên dùng để bóc vỏ quế, cắt một vòng ngang thân cây cách mặt đất 50-60cm, sau đó lại cắt một vòng phía trên cỏch vũng dưới 40cm, giữa hai vòng cắt một đường thẳng từ trên xuống, dùng dao tách nhẹ để vỏ bong ra. Tiếp tục cắt vòng vỏ lên trên cho đến hết. Sau khi thu hoạch vỏ quế (bóc vỏ) lần 1, cần tăng cường chăm sóc để thân cây lại đâm chồi và sinh trưởng mạnh, sau 10 năm có thể thu hoạch lần thứ 2.
- Đối với rừng quế thấp: sau khi trồng từ 3-5 năm thì có thể thu hoạch. Chọn những cây to nhất để chặt, chiếm khoảng 1/3 tổng số cây mỗi lần thu hoạch. Chặt cây gốc lấy vỏ, 3 năm sau thì chặt lần hai, 3 năm sau nữa thì chặt lần ba. Mỗi lần chặt thu hoạch có thể thu 1,2-1,5 tấn vỏ tươi trên mỗi hecta. Về sau hàng năm cứ chặt thu hoạch theo cách này, năng suất thu hoạch có thể đạt trung bình 1-1,2 tấn vỏ tươi/ha. Gốc cây 16-20 năm tuổi có thể đạt đường kính 20-25cm, số chồi thành thân cây khoảng 8-14 thân cây, là lúc bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Cây quế cho thu hoạch từ 70-80 năm, đến khi sinh trưởng kộm thỡ đào bỏ gốc cây cũ già cỗi, trồng rừng quế mới.
Chế biến vỏ quế khô: vỏ quế tươi thu về đem trải ra sân phơi nắng cho khô bớt rồi bó thành bó 20-25kg để đem sấy. Lò sấy thiết kế to nhỏ tuỳ theo quy mô sản xuất của mỗi hộ trồng, thường đủ sấy cho 5-10 tạ vỏ tươi. Theo kinh nghiệm sấy quế, trải một lớp cám gạo xuống đỏy lũ, phun nước chè vào hai đầu bó vỏ, xếp cỏc bú chồng khít, ép chặt lên nhau, trên cùng trải một lớp cám rồi phủ bao tải lên trên cùng để cho quế không bốc hơi ra khi sấy. Cứ ủ như vậy trong quá trình sấy, sau 21 ngày thì bốc dỡ quế ra khỏi lò. Sấy ở nhiệt độ 70-750C.
Bảo quản quế khô: Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn vào trong thùng hay bó trong cỏc tỳi nilon. Không để vỏ quế bị gãy vỡ sẽ giảm chất lượng quế. Để quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Đặc điểm mặt hàng quế xuất khẩu: chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm quế khô chưa qua chế biến, giá xuất khẩu biến động thất thường theo điều kiện thời tiết và tình hình cung cầu trên thị trường thế giới, chất lượng quế phụ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản. Quế xuất khẩu được chia ra nhiều loại theo hàm lượng tinh dầu có trong quế như quế 5% độ dầu, quế 3% độ dầu… hoặc chia theo hình dạng bên ngoài của mặt hàng như quế chi, quế ống, quế bột…
1.1.2. Mặt hàng hồi và đặc điểm mặt hàng hồi
Hồi, còn có tên khác là đại hồi, có tên khoa học là Illcium verum Hook.f, thuộc họ hồi (Illiciaceae). Hồi là cây nhỡ, cao khoảng 2-6m, thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn, dễ gẫy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang thành màu xám. Thu hái quả chín từ tháng 7 đến tháng 9, từ tháng 11 đến tháng 12, đem tách thành từng mảnh, bỏ hạt, rửa sạch rồi phơi trong chỗ mát hoặc nắng nhẹ cho khô hẳn. Cây hồi thích hợp sinh trưởng và phát triển ở vựng cú nhiệt độ bình quân từ 20-260C, lượng mưa trung bình từ 1500-1800mm/năm, độ dốc dưới 20-250. Đất sâu ẩm, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, độ pH từ 4-6, độ cao tuyệt đối từ 200-800m. Đất chưa bị thoỏi hoỏ, mựn trờn từ 2-3%, có lớp cây bụi thảm tươi che phủ. Trồng cây hồi tập trung hay phân tán đều được. Hạt giống được lấy từ rừng giống chuyển hoá và được trồng bằng cây con có bầu.
Cây hồi được trồng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, hồi trồng chủ yếu ở hai tỉnh là Quảng Đông và Quảng Tây, cung cấp 90% tổng sản lượng toàn cầu. Tại nước ta, hồi được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh...
Cây hồi có giá trị kinh tế cao nhất là quả hồi. Quả hồi có nhiều cánh trông giống bông hoa, do đó người ta vẫn quen gọi là hoa hồi nhưng thực chất đây là quả. Hoa hồi có giá cao nhất khi có đủ 8 cánh đều nhau, đường kính khoảng 10mm. Theo ông Nguyễn Thượng Dong, giám đốc Viện dược liệu: Trong Đông y, hồi được dùng để chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của cá thịt, chân tay tê mỏi. Tây y cũng đã sử dụng quả hồi làm thuốc trung tiện, kích thích tiờu hoỏ, lợi sữa. Hồi có tác dụng giảm đau, giảm co thắt ruột, được dùng trong các bệnh lý đau dạ dày và ruột. Hoa hồi còn được chưng cất thành tinh dầu giúp dễ tiêu, ức chế sự lên men ruột, long đờm, lợi tiểu, là thành phần các thuốc trị ho, thuốc xoa bóp ngoài da, thuốc trị bệnh ngoài da và ghẻ. Tinh dầu hồi cũn dựng để chế rượu anis, làm hương liệu. Quả hồi được dùng để làm gia vị nấu ăn rất ngon, là thành phần của bột hỳng lìu, dựng để nấu phở...
Các nhà khoa học thuộc Viện hoá học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất axit shikimic từ hoa hồi để tổng hợp hoạt chất oseltamivir – thành phần nguyên liệu chính của Tamiflu. Tiến sỹ Nguyễn Văn Hựng, Phú Viện trưởng Viện Hoá học cho biết mỗi ngày viện sản xuất được 50-70 kg axit shikimic. Cứ 100 kg hoa hồi khô sản xuất được 6,5-7 kg axit shikimic. Được biết giá thành của axit shikimic trên thị trường khá cao khoảng 200- 400 USD/kg. Với diện tích khoảng 15.000 ha cây hồi và khả năng khai thác 5.000-6.000 tấn/năm, Việt Nam đã xuất khẩu hồi sang Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan...
Đặc điểm mặt hàng hồi xuất khẩu: đây là mặt hàng khụ, khụng qua chế biến; giá xuất khẩu khá cao nhưng khối lượng hàng xuất khẩu không nhiều; cơ cấu hồi xuất khẩu nghèo nàn, chỉ có hồi nguyờn cỏnh hoặc hồi vụn.
1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam
Gia vị là tên gọi chung cho các loại hạt, quả, chồi, vỏ và rễ cây, thường được trồng ở những vùng nhiệt đới và được dùng để thêm vào thức ăn, bổ sung hương vị, màu sắc cho thức ăn, làm gia tăng sự ngon miệng, giảm những mùi vị khó chịu có trong thức ăn và còn có tác dụng chữa bệnh. Căn cứ vào những đặc điểm đú nờn quế và hồi được xếp vào danh mục gia vị.
Quế và hoa hồi Việt Nam xuất khẩu đi nhiều nước như Trung Quốc, Singapore, Anh, Đài Loan, Nhật Bản...Đõy đều là những gia vị nguyên liệu chưa qua chế biến. Việc nhập khẩu quế, hồi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cung cầu trên thị trường quốc tế và hàng loạt các yếu tố khác. Tuy có dao động nhưng nhưng nhìn chung xu hướng nhập khẩu quế, hồi trên thế giới tăng. Bởi lẽ, cùng với sự du nhập phong cách sống của các nước khác, sự đa dạng về món ăn nên tiêu dùng gia vị tăng nhanh trong đó có quế, hồi.
Các thị trường này nhập khẩu quế, hồi về không phải để tiêu dùng ngay mà được chế biến lại tại nước nhập khẩu. Chỉ khoảng 5% tổng khối lượng quế, hồi là tiêu thụ tại các hộ gia đình, 95% còn lại được tiêu thụ trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống công cộng và dược phẩm.
Quế, hoa hồi được nhập khẩu chủ yếu do các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp, các công ty thương mại tổng hợp, các nhà sản xuất gia vị và các nhà chế biến thực phẩm cũng có thể nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên chỉ 50% lượng quế, hồi xuất khẩu được các nhà chế biến nước ngoài nhập khẩu trực tiếp từ nhà xuất khẩu, còn lại họ mua từ các nhà nhập khẩu hay từ công ty sản xuất kinh doanh ở nước của họ. Như vậy, hầu hết là các công ty xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam đều bán cho các công ty thương mại nước ngoài kinh doanh mặt hàng đó chứ chưa bán được trực tiếp cho những nhà chế biến của nước ngoài. Giá xuất khẩu quế, hồi của chúng ta không cao do phải qua nhiều khâu trung gian.
Nhập khẩu quế, hồi vào các thị trường thường phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ thực vật và Luật về vệ sinh thực phẩm của chính nước nhập khẩu. Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản, Singapore nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm các loại sâu bệnh, côn trùng... có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa màng của nước họ. Trước khi hàng nhập cảng, nhà nhập khẩu phải xuất trình “Đơn xin kiểm dịch thực vật và các mặt hàng cấm nhập khẩu” cùng với “Giấy chứng nhận kiểm dịch” do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Nếu phát hiện được tác nhân gây bệnh trong lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải khử nhiễm, huỷ bỏ hoặc trả lại. Luật về vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, Anh chỉ áp dụng cho các hàng quế, hồi khụ đó đóng gói và dỏn kớn để bán lẻ ngay tại nước nhập khẩu. Nhưng vì nước ta chỉ xuất khẩu quế và hoa hồi khô ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến nên sẽ không phải tuân theo luật vệ sinh thực phẩm.
Nhật Bản là một nước phụ thuộc hầu như toàn bộ vào nguồn cung cấp gia vị nguyên liệu chưa qua chế biến. Các gia vị chủ yếu mà Nhật Bản nhập khẩu bao gồm cả quế và hoa hồi. Ngày càng nhiều người Nhật Bản có thói quen sử dụng gia vị trong thực phẩm. Xu hướng tăng sử dụng các món ăn dân tộc và những món ăn Hàn Quốc làm tăng lượng gia vị nhập khẩu của Nhật. Do sự đa dạng của các loại gia vị, Nhật Bản nhập khẩu gia vị từ hầu hết các nước trên thế giới. Trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu gia vị sang Nhật Bản chiếm 75,3% khối lượng quế, 90% khối lượng hồi và chiếm 33,7% tổng lượng gia vị nhập khẩu và đạt 25,3% tổng trị giá gia vị nhập khẩu. Xem biểu thuế nhập khẩu gia vị của Nhật Bản ta thấy quế và hoa hồi là hai mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu.
Bảng 1.1: Biểu thuế một số gia vị nhập khẩu của Nhật Bản
HS
Mô tả sản phẩm
Thuế phổ cập
Thuế WTO
0904.11,12
Hạt tiêu
0
0
0904.20
Ớt Cappicum hay Pimento
0
0
0906
Quế
Miễn
Miễn
0907,0908-200
Miễn
Miễn
0909.10-50
Rau mùi và các loại tương tự
Miễn
Miễn
0910.50
Cari
12%
7,2%
(Nguồn: Biểu thuế hải quan Nhật Bản)
Ngoài Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu một lượng lớn quế từ Việt Nam. Loại quế mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là quế chi (quế cành). Đây là loại quế được dùng làm thuốc. Thực tế cho thấy Đài Loan là nước đòi hỏi khá cao về chất lượng quế. Quế phải có hàm lượng tinh dầu cao, được cắt vuông vắn theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngược lại, Hàn Quốc lại có yêu cầu thấp hơn về chất lượng quế. Nhưng đi kèm với chất lượng thấp thì giá mua của các khách hàng Hàn Quốc cũng ít hơn của các nước khác. Do vậy khi bán hàng cho thị trường nào thỡ cỏc công ty phải đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu của thị trường đó.
Singapore cũng là một thị trường nhập khẩu quế và hoa hồi lớn của Việt Nam. Kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào các mặt hàng nhập khẩu cho các ngành công nghiệp điện tử, lọc dầu, chế biến cao su, chế biến thực phẩm, thương mại xuất nhập khẩu. Chính vì thế, quế và hồi cũng là nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến tinh dầu và dùng trong ngành dược phẩm.
Nhìn chung, xuất khẩu quế và hồi của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung sang các thị trường đều phải tuân theo các quy định của luật pháp các nước nhập khẩu. Đồng thời các thị trường này chủ yếu nhập khẩu quế và hoa hồi về để chế biến lại xuất đi các nước khác hoặc để làm nguyên liệu sử dụng trong các ngành dược phẩm, hoá mỹ phẩm.
1.3.Nội dung xuất khẩu quế, hồi
1.3.1.Phương thức xuất khẩu
Giống như nhiều hàng nông lâm sản khác của Việt Nam, quế và hoa hồi thường được xuất khẩu theo hình thức giao dịch trực tiếp (xuất khẩu trực tiếp) hay hình thức giao dịch qua trung gian (xuất khẩu uỷ thác). Phương thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua trực tiếp quan hệ với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc, thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Phương thức xuất khẩu uỷ thác là một công ty Việt Nam có hàng xuất khẩu nhưng không thực hiện được việc xuất khẩu trực tiếp nờn thuờ một công ty chuyên làm thủ tục xuất khẩu để họ thực hiện xuất khẩu cho và trả một khoản phí.
Phương thức xuất khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm như cho phép người nhập khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả của từng loại quế, hồi để người bán thoả mãn tốt nhất nhu cầu của từng khách hàng. Ngoài ra, xuất khẩu theo phương thức này giúp người bán không bị chia sẻ lợi nhuận và giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp trong dài hạn cho công ty.
Làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác chỉ đem lại cho các công ty một khoản phí rất nhỏ nhưng lại tận dụng được chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên để tạo thêm thu nhập cho công ty.
1.3.2.Tạo nguồn xuất khẩu
Nguồn hàng quế, hoa hồi được các công ty mua trực tiếp từ những hộ nông dân tiến hành trồng hoặc mua từ những đầu mối chuyên mua gom hai mặt hàng này. Nếu tiến hành mua trực tiếp từ nơi sản xuất thì công ty sẽ giảm được giá thành đầu vào nhưng chất lượng hàng thường không đồng đều, phải phân loại và sơ chế trước khi có thể xuất khẩu. Ngoài ra vì mỗi gia đình chỉ có một khối lượng hàng nhỏ nên để gom đủ hàng cho một hợp đồng xuất khẩu lớn thỡ cỏc công ty phải mua từ rất nhiều gia đình. Cách làm này gây mất thời gian và cũng tốn không ít chi phí. Nhưng nếu các công ty ký hợp đồng mua hàng dài hạn trực tiếp từ người trồng thì không những giá cả được ưu đãi hơn mà chất lượng hàng cũng đảm bảo. Điều này có lợi rất nhiều cho các công ty nhưng thực tế hiện nay không phải công ty xuất khẩu nào cũng có khả năng làm được điều đó vỡ nó đòi hỏi một tiềm lực tài chính khá lớn và một khối lượng xuất khẩu tương đối lớn cũng như thường xuyên.
Với những người trung gian gom hàng, công ty xuất khẩu ký hợp đồng cung cấp hàng theo từng hợp đồng riêng lẻ căn cứ vào đơn đặt hàng của khách. Bởi lẽ, đây là công ty nhỏ, hợp đồng xuất khẩu không có định kỳ nên cũng không thể ký hợp đồng mua hàng ổn định vớI những người trung gian được. Tuy nhiên, công ty cũng có những nhà cung cấp hàng xuất khẩu quen thuộc, đáp ứng được yêu cầu của công ty vớI giá cả hợp lý. Sau khi ký hợp đồng mua hàng từ nhà trung gian, hàng được đưa tới nơi sơ chế, đóng gói đúng theo yêu cầu của ngườI nhập khẩu. Giá vận chuyển sẽ được tính vào giá mua hàng nếu công ty yêu cầu người trung gian vận chuyển. Ngược lại, công ty có thể sử dụng phương tiện vận tải sẵn có của mình để giảm bớt giá hàng mua vào.
1.3.3.C Cơ cấu hàng xuất khẩu
Hiện nay, các công ty xuất khẩu quế và hồi ở dạng sản phẩm mới được sơ chế khô là chủ yếu. Chất lượng hàng cũng không cao, lẫn nhiều tạp chất, độ ẩm lớn nờn giỏ thường thấp hơn nhiều nước. Chẳng hạn, quế xuất khẩu của Việt Nam khoảng 710 USD/tấn nhưng ở Đức họ xuất khẩu được 1036 USD/tấn với loại tương tự.
Quế có nhiều loại, được chia theo dạng bên ngoài như quế ống, quế thanh, quế bột, quế vụn... Từng loại trên lại chia theo tỷ lệ tạp chất chứa trong hàng hoá. Đó là quế loại A, loại B... Ngoài ra quế còn được chia theo tỷ lệ % độ dầu, độ dầu càng cao thì giá bán càng cao. Ví dụ một số loại như quế 3,5% độ dầu, quế 5% độ dầu, quế 0,8% độ dầu… Hồi xuất khẩu không có nhiều loại như quế mà chỉ là hồi nguyờn cỏnh hoặc hồi vụn. Hồi nguyờn cỏnh có giá bán cao hơn nhiều vì đây là loại hàng