Du lịch là một ngành kinh tếtổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao. Du lịch không những là một ngành có khảnăng tạo ra nguồn thu nhập rất
lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mởcửa, giao lưu văn hóa,
thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tếkhác, giải quyết nhiều vấn
đềxã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người.
Với tiềm năng phong phú, đất nước ta đã định hướng phát triển mạnh vềdu
lịch nhằm phát triển nền kinh tếvà chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo định hướng của
Đảng và Nhà nước, “phát triển du lịch thật sựtrởthành một ngành kinh tếmũi
nhọn” trên cơsởkhai thác những tiềm năng sẵn có.
Lâm Đồng từlâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch của
cảnước. Với những đặc trưng đặc sắc của mình, tiềm năng Lâm Đồng được đánh
giá rất cao, là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, kinh tếdu lịch của địa phương trong thời gian qua phát triển
chậm, chất lượng và hiệu quảthấp, chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế
của mình đểtạo bước phát triển rõ nét. Thực lực kinh tếvà cơsởvật chất còn hạn
chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụcòn
yếu kém; các điểm, tuyến du lịch hầu hết chỉmới được đầu tư ởmức quản lý và
khai thác các địa danh du lịch sẵn có. Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch
chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, phát triển du lịch
chưa gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễhội truyền thống của địa
phương. Nhìn chung, hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du
lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Lâm Đồng rộng khắp đểthu hút du
khách, đặc biệt việc thu hút khách quốc tếthiếu chủ động.
99 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------
LÊ THỊ KIM PHƯỢNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------
LÊ THỊ KIM PHƯỢNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020.
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, mọi số liệu sử dụng
trong luận văn đều là số liệu thật, có nguồn gốc rõ ràng.
Lê Thị Kim Phượng.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4
1.1 Một số khái niệm ...................................................................................................4
1.1.1 Du lịch ..................................................................................................................4
1.1.2 Các loại hình du lịch.............................................................................................5
1.1.3 Sản phẩm du lịch ..................................................................................................5
1.1.4 Du khách...............................................................................................................7
1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước..............7
1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế ......................................................................7
1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội .......................................................................8
1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá.....................................................................9
1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ...............................................................9
1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị ....................................................10
1.3 Môi trường kinh doanh của ngành du lịch .......................................................10
1.3.1 Môi trường vĩ mô ...............................................................................................10
1.3.2 Môi trường vi mô ...............................................................................................11
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước .............................................13
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG...................................................................17
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam.............................................................17
2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam................................................................................17
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam..............................................................19
2.1.3 Thách thức ..........................................................................................................21
2.1.4 Tóm tắt các cơ hội và nguy cơ ...........................................................................22
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch Lâm Đồng...........................................................24
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................24
2.2.2 Tài nguyên nhân văn ..........................................................................................28
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................................................32
2.3 Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng..........................................................35
2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng ..............................................................................35
2.3.2 Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn .............39
2.3.3 Về cơ sở hạ tầng .................................................................................................41
2.3.4 Về cơ sở vật chất ngành du lịch .........................................................................42
2.3.5 Về đầu tư du lịch ................................................................................................50
2.3.6 Nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng....................................................................51
2.3.7 Hoạt động Marketing của du lịch Lâm Đồng.....................................................53
2.3.8 Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch................................................................55
2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Lâm Đồng ................................55
2.4.1 Những điểm mạnh của du lịch Lâm Đồng .........................................................55
2.4.2 Những điểm yếu của du lịch Lâm Đồng ............................................................56
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)......................................................56
2.5 Những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng .......57
2.5.1 Các yếu tố về kinh tế ..........................................................................................58
2.5.2 Các yếu tố về chính trị - pháp luật .....................................................................58
2.5.3 Các yếu tố về tự nhiên........................................................................................58
2.5.4 Áp lực từ các đối tác...........................................................................................58
2.5.5 Các đối thủ cạnh tranh........................................................................................58
2.6 Nhận định những cơ hội và nguy cơ .....................................................................58
2.6.1 Những cơ hội (O) ...............................................................................................58
2.6.2 Những nguy cơ (T).............................................................................................59
2.6.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................................60
2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu................................................61
2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng ....63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM
ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020............................................................................................71
3.1 Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng.........................................................71
3.2 Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 ........................................................72
3.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................72
3.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................73
3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT ...............................75
3.4 Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.......76
3.4.1 Mở rộng thị trường ..........................................................................................76
3.5 Kiến nghị ..............................................................................................................84
3.5.1 Đối với địa phương.............................................................................................84
3.5.2 Đối với nhà kinh doanh du lịch ..........................................................................87
3.5.3 Đối với cơ quan Trung Ương .............................................................................88
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng: Sở VH – TT & DL Lâm Đồng.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng : UBND Tỉnh Lâm Đồng.
3. Hội đồng nhân dân : HĐND
4. Chính phủ : CP
5. Quyết định : QĐ
6. Trung Ương : TƯ
7. Thành phố Hồ Chí Minh : TP.HCM
8. Kinh tế - xã hội : KT – XH.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục Trang
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch ........................................................................6
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh ..................................................................35
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009....36
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009 ........................37
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.........................................38
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006 – 2009................39
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009.....................................43
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú ..... ........................................................................44
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở phục vụ ăn uống tại Đà Lạt ............................48
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2009 ....................................50
Bảng 2.10 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2009 .............51
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/ tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm
Đồng năm 2008 ............................... ........................................................................52
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong....................................................57
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...................................................60
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng..............................................64
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng .....................................65
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch........................................65
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú.......................................................66
Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng...............................66
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách .......................................67
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra .......................................................................68
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao. Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất
lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa,
thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn
đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người.
Với tiềm năng phong phú, đất nước ta đã định hướng phát triển mạnh về du
lịch nhằm phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của
Đảng và Nhà nước, “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn” trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có.
Lâm Đồng từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch của
cả nước. Với những đặc trưng đặc sắc của mình, tiềm năng Lâm Đồng được đánh
giá rất cao, là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua phát triển
chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế
của mình để tạo bước phát triển rõ nét. Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn
chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụ còn
yếu kém; các điểm, tuyến du lịch hầu hết chỉ mới được đầu tư ở mức quản lý và
khai thác các địa danh du lịch sẵn có. Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch
chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, phát triển du lịch
chưa gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống của địa
phương. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du
lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Lâm Đồng rộng khắp để thu hút du
khách, đặc biệt việc thu hút khách quốc tế thiếu chủ động.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần phát
triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020” với mong muốn góp phần cùng chính quyền
địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách, đáp ứng nhu
2
cầu ngày càng tốt hơn của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa
phương nhằm phát triển du lịch một cách chủ động, toàn diện và bền vững, tạo
dựng thương hiệu Lâm Đồng ngày càng có uy tín trên thị trường du lịch trong nước
và nước ngoài.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và kinh doanh
du lịch. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tiềm năng phát triển, phân tích những tác
động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng, để nhận định những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ đối với sự phát triển của ngành du
lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần
phát triển du lịch ở Lâm Đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch Lâm Đồng từ
2006 – 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
bao gồm:
Nghiên cứu tại hiện trường (thông tin sơ cấp): tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng để thu thập thông tin, xử lý thông tin đó để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu tại bàn (thông tin thứ cấp): thu thập số liệu từ các báo cáo của Sở
Văn hóa - Thể thao Du lịch Tỉnh Lâm Đồng, những thông tin này đã có sẵn như
lượng khách du lịch đến Lâm Đồng qua các năm, doanh thu xã hội từ du lịch, thời
gian lưu trú bình quân, số cơ sở lưu trú, đầu tư về du lịch...
Nghiên cứu cơ bản: nhằm mở rộng kiến thức về vấn đề cần nghiên cứu, bằng
cách tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến ngành du lịch.
Nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường, thông qua việc thu thập thông
tin du khách như độ tuổi, giới tính, thu thập tháng... Nghiên cứu này cũng được thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.
3
Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung).
Phương pháp nghiên cứu điền dã (quan sát, gặp gỡ và trò chuyện không
chính thức với du khách, lãnh đạo các công ty lữ hành và lãnh đạo các khoa ban của
các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp)...
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng phát triển du lịch Lâm
Đồng.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Du lịch
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ngày 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo định nghĩa của hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IOOTO
(International Of Official Travel Organizations): “Du lịch là một hoạt động có tính
thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở
đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác
nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi… và sẽ hồi cư sau một thời
gian dự định”.
Có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem
là đầy đủ nhất là khái niệm của tổ chức du lịch thế giới (WTO) như sau: “Du lịch là
tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc
hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với
khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không
phải là nơi đến làm việc.”
Như vậy, du lịch còn được hiểu là một hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế
phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không xuất khẩu. Du lịch là một hoạt
động văn hóa cao cấp, có mối quan hệ với nền kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính
phong phú trong quá trình quốc tế hóa du lịch và phân công hợp tác quốc tế trong
giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay vì du lịch không chỉ giải trí thưởng ngoạn mà còn
tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, trao đổi, hợp tác khi thực hiện tham quan thắng cảnh,
di tích lịch sử, nền văn hóa địa phương.
5
1.1.2 Các loại hình du lịch
Du lịch chữa bệnh: dành cho khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức
khỏe. Ngày nay, một số nước phát triển đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác
sử dụng nước khoáng, khí hậu miền núi, miền biển…với mục đích kinh doanh và
phục vụ khách du lịch.
Du lịch nghỉ ngơi: dành cho khách có nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe,
gần gũi thiên nhiên và thay đổi không khí, môi trường sống hàng ngày, loại du lịch
này cũng mang ít nhiều đặc biệt của du lịch chữa bệnh.
Du lịch khoa học, văn hóa: dành cho khách du lịch có nhu cầu mở rộng sự
hiểu biết của mình. Khách du lịch loại này thường tham quan các di tích lịch sử,
kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nước mà họ đến du lịch.
Du lịch thể thao: khách du lịch là các vận động viên đến để thi đấu, các cổ
động viên đi xem và ủng hộ.
Du lịch công vụ: khách du lịch là những người đi dự hội nghị, hội thảo,
chuyên đề, lễ kỷ niệm.
Như vậy, các loại hình du lịch tựu trung thể hiện kết hợp dưới hai dạng tổng
quát chủ yếu là:
- Du lịch vật chất (hình thể): ăn uống, ngủ nghỉ, hướng dẫn, giải trí, tham quan, vận
chuyển, dịch vụ giải trí.
- Du lịch phi vật chất (phi hình thể): sự niềm nở của đơn vị địa phương, kỹ năng
quản lý và thực hiện của nhân sự, truyền thống văn hóa địa phương, sự nổi tiếng của
các sản phẩm địa phương…
1.1.3 Sản phẩm du lịch
Quan điểm hiện đại cho rằng sản phẩm của du lịch bao gồm sản phẩm phi
hình thể và sản phẩm hình thể.
Sản phẩm của du lịch là dịch vụ du lịch nhằm phục vụ nhu cầu của con
người không phải tại nơi mình sống mà ở nơi khác, đất nước khác trong một thời
gian nhất định nên có đặc tính vô cùng phong phú, đa dạng, biến đổi theo nhịp độ
phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và chịu sự ảnh hưởng
6
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch.
của kinh tế. Sản phẩm du lịch là một hàng hóa đặc biệt, có thuộc tính chung của
hàng hóa mang giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm du lịch không có tính dự trữ,
không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất không biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể mà chuyển dịch từng bước trong quá trình qua mỗi lần tiêu thụ
sản phẩm. Sản phẩm du lịch có tính đồng thời trong sản xuất và tiêu thụ, đích của
du lịch là du khách và khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì quá trình sản xuất
của nhà cung cấp bắt đầu và du khách là đối tượng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ được
cung cấp trong cùng một quá trình, cùng một lúc. Sản phẩm du lịch thường bị mất
cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã
hội và thiên nhiên. Sản phẩm du lịch cần phải được bán ngay khi có cơ hội vì nhu
cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi. Sản phẩm du lịch dễ bị
dao động do quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, thiếu một điều kiện làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm du
lịch.
Từ những đặc tính trên của sản phẩm du lịch quyết định đến đặc tính ngành
du lịch l