Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa,
không có công ty nào tránh khỏi phần c òn lại của thế giới. Hoạt đ ộng kinh
doanh của các công ty cũng chịu tác động của xu hướng toàn cầu này. Do
vậy, việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh và thâm nhập thị trường trong
nước trở nên hết sức cấp thiết. Thành công sẽ đến với những công ty biết tổ
chức thành thạo việc nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh trong nước , từ đó
hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng giai đoạn phát triển của công ty, trước khi muốn vươn ra thị
trường thế giới.
Thật vậy, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, một công ty muốn
tồn tại và phát triển, giữ vững và gia tăng doanh số phải có kế hoạch thâm
nhập thị trường nhằm phát triển thị trường trong nước trước sự cạnh tranh dữ
dội của các công ty có cùng sản phẩm từ trong nước và trên thế giới.
Việt Nam với số dân hiện nay gần 86 triệu người (theo số liệu thống
kê năm 2009), được đánh giá là một thị trường dươ c phẩm chưa phát triển và
đầy tiềm năng. Đứng trước nhu cầu đó và nhìn thấy những khả năng tiềm
tàng của thị trường dược phẩm Việt Nam, Công ty cổ phần dược phẩm Trang
Minh đã có những hoạch định chiến lược tốt nhằm thống lĩnh và chiếm lĩnh
thị trường trong nước.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp marketing nhằm phát triển nhóm hàng quảng cáo của công ty cổ phần dược phẩm Trang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 1 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM
PHÁT TRIỂN NHĨM HÀNG QUẢNG CÁO
CỦA CƠNG TY CPDP TRANG MINH
GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên
SVTH : Hoàng Quang Thái
MSSV : 08B4010068
Tp Hồ Chí Minh, 2010
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 2 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa QTKD- Trường
ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, gia đình, công ty và bạn bè đã giúp đỡ, quan
tâm hướng dẫn chân thành và tận tụy để đề tài của tôi được thực hiện đúng
thời hạn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Văn Phước Nguyên, giáo
viên trực tiếp hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giành nhiều thời
gian xem xét, đánh giá và trao đổi trong từng chương mục cả về nội dung lẫn
hình thức, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng không quên sự giúp đỡ của BGĐ công ty: Chú, Chu Văn Dũng-
chủ tịch HĐQT, Cô Lê Thị Hảo – GĐ công ty, các anh PGĐ, cùng các anh chị
tại các phòng ban đã tận tình hướng dẫn, cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết
giúp tôi phân tích , đánh giá và tiếp cận nhiều vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao
tính thuyết phục và khả thi của đề tài.
Cùng sự hướng dẫn của thầy Văn, BGĐ và các anh chị trong công ty thực
tập, tôi cũng nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình và bè bạn tạo
thêm nghị lực giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành quá trình thực
tập.
Vì thời gian tiếp cận thực tế có giới hạn nên chắc chắn đề tài còn nhiều
thiếu sót. Tôi sẽ rất trân trọng và cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và BGĐ công ty để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 3 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên thực tập: Hoàng Quang Thái
Mssv: 08B4010068
Khóa: 2008
1. Thời gian thực tập:
Từ 26/07/2010 đến ngày 17 tháng 10 năm 2010
2. Bộ phận thực tập:…………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đơn Vị Thực Tập
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 4 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 5 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
MỤC LỤC
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1 Khái niệm về Marketing
1.2 Vai trò của Marketing
1.3 Thị trường mục tiêu
1.3.1 Đo lường và dự báo mức cầu
1.3.2 Phân khúc thị trường
1.3.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
1.4 Tìm hiểu và lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường
1.4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức
thâm nhập
1.4.2 Thâm nhập thị trường trong nước bằng cách nhập khẩu
1.4.3 Thâm nhập thị trường bằng cách tự sản xuất ở trong nước
1.4.4 Lựa chọn phương thức thâm nhập
1.5 Hoạch định chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing- Mix)
1.5.1 Chiến lược sản phẩm
1.5.2 Chiến lược chiêu thị
1.5.3 Chiến lược giá
1.5.4 Chiến lược phân phối
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 6 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
Chương II:
THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VÀ TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA CÔNG TY CPDP TRANG MINH
2.1 Giới thiệu sơ lược về thị trường dược phẩm Việt Nam
2.2 Giới thiệu khái quát về công ty CPDP Trang Minh
2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.2.2 Chiến lược kinh doanh
2.2.3 Chính sách chất lượng
2.2.4 Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức
2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
2.2.6 Lĩng vực kinh doanh
2.2.7 Một số thành tựu nổi bật và kết quả hoạt động kinh doanh
trong thời gian gần nay
2.3 Hoạt động Marketing tại công ty trong thời gian qua
2.3.1 Chiến lược sản phẩm
2.3.2 Chính sách giá cả
2.3.3 Chính sách phân phối
2.3.4 Chính sách chiêu thị
2.4 Đánh giá chung
2.4.1 Ưu điểm
2.4.2 Một số hạn chế còn tồn đọng
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO CTY VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM HÀNG QUẢNG CÁO
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 7 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa,
không có công ty nào tránh khỏi phần còn lại của thế giới. Hoạt động kinh
doanh của các công ty cũng chịu tác động của xu hướng toàn cầu này. Do
vậy, việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh và thâm nhập thị trường trong
nước trở nên hết sức cấp thiết. Thành công sẽ đến với những công ty biết tổ
chức thành thạo việc nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh trong nước, từ đó
hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng giai đoạn phát triển của công ty, trước khi muốn vươn ra thị
trường thế giới.
Thật vậy, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, một công ty muốn
tồn tại và phát triển, giữ vững và gia tăng doanh số phải có kế hoạch thâm
nhập thị trường nhằm phát triển thị trường trong nước trước sự cạnh tranh dữ
dội của các công ty có cùng sản phẩm từ trong nước và trên thế giới.
Việt Nam với số dân hiện nay gần 86 triệu người (theo số liệu thống
kê năm 2009), được đánh giá là một thị trường dược phẩm chưa phát triển và
đầy tiềm năng. Đứng trước nhu cầu đó và nhìn thấy những khả năng tiềm
tàng của thị trường dược phẩm Việt Nam, Công ty cổ phần dược phẩm Trang
Minh đã có những hoạch định chiến lược tốt nhằm thống lĩnh và chiếm lĩnh
thị trường trong nước.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Góp phần nghiên cứu và hệ thống hóa về lý thuyết Marketing quốc tế
và các phương thức thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp. Đây cũng là
một trong những lịch vực mà tôi quan tâm.
Góp phần trong công tác xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường
cho các sản phẩm dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Trang Minh.
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 8 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
Góp một phần nhỏ, rất nhỏ về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho
các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong quá trình tiếp cận và thâm
nhập thị trường trong nước trong quá trình hội nhập và phát triển.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về Marketing quốc tế
và chiến lược thâm nhập thị trường với thực tế tại Công ty cổ phần dược
phẩm Trang Minh tại Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động tiếp cận thị trường
dược phẩm Việt Nam của công ty cổ phần dược phẩm Trang Minh tại Việt
Nam trong thời gian qua.
Khu vực nghiên cứu: Do thời gian tiếp cận thực tế và thực hiện đề tài
có giới hạn nên tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu thị trường ở Tp Hồ Chí Minh
– là thị trường lớn và đầu mối tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty cổ
phần dược phẩm Trang Minh nói riêng, và các công ty dược phẩm khác nói
chung.
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 9 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MARKETING:
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing của nhiều tác giả, mỗi định
nghĩa đều có những đặc trưng riêng.
- Ông Phillip Kotler cho rằng: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính
xã hội, nhờ đó mà các cá nhân, tập thể có được những gì họ mong muốn
thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị đối với
người khác”
- Ủy ban hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là việc tiến hành các hoạt động
kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hang hóa và dịch vụ
từ người sản xuất đến người tiêu dùng”
- Theo định nghĩa của viện Marketing Anh Quốc thì: “Marketing là quá trình
quản lý và tổ chức toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát
hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một
mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”
- Ông G.I.Dragon – nguyên chủ tịch Liên Đoàn Marketing Quốc Tế:
“ Marketing là một ra-đa theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp và
như một máy chỉnh lưu để kịp thời ứng phó với mọi biến động sinh ra trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường”
Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được phương châm tư
tưởng chính của marketing là:
o Rất coi trọng khâu tiêu thụ, ưu tiên giành cho nó vị trí cao nhất trong
doanh nghiệp. Lý do thật đơn giản: muốn tồn tại và phát triển thì
doanh nghiệp phải bán được hàng.
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 10 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
o Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình sẵn có. Hàng hóa
phải hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì mới bán được
nhiều, được nhanh và không bị tồn đọng.
o Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì phải nghiên cứu thị
trường cẩn thận và phải có phản ứng linh hoạt.
o Marketing gắn liền với tổ chức và quản lý. Marketing đòi hỏi đưa
nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất và kinh doanh. Bí quyết thành công
trong Marketing là khả năng am hiểu khách hàng và cung cấp cho họ
được các sản phẩm đặc biệt mà khách hàng không tìm thấy được ở
những nơi khác. Phải nhớ rằng: Nếu không có khách hàng thì không
có các hoạt động tiếp thị, không có Marketing.
1.2 VAI TRÒ CỦA MARKETING:
- Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn, chỉ
đạo và phối hợp các bộ phận sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ
các hoạt động Marketing nên các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh
có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin
đầy đủ để thõa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ
phải sản xuất cái gì, bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào, cần sử
dụng nguyên vật liệu gì?
- Sẽ là sai lầm to lớn khi chúng ta tốn nhiều tiền của vào việc sản xuất ra các
sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng không muốn trong khi có rất nhiều
loại sản phẩm và dịch vụ khác mà họ muốn được thỏa mãn.
- Sản phẩm sở dĩ hấp dẫn người mua vì nó có những đặc tính sử dụng luôn
luôn được cải tiến, kiểu cách, mẫu mã hình dáng luôn đổi mới với nhu cầu đa
dạng và phong phú của người tiêu dùng.
- Marketing có chức năng làm cho sản phẩm luôn thích ứng với nhu cầu thị
trường
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 11 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
- Marketing kích thích sự nghiên cứu và cải tiến. Nó không làm nhiệm vụ của
các nhà kỹ thuật, các nhà sản xuất, nó chỉ ra cần phải sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu và bao giờ thì đưa sản phẩm vào thị
trường?
- Marketing có ảnh hưởng lớn đến doanh số, chi phí, lợi nhuận, qua đó ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU:
- Theo Philip Kotler thì “ Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có
và sẽ có”, thị trường có thể hình thành cho một thứ hàng hóa và dịch vụ nào
đó hay cho một đối tượng khác có giá trị. Ví dụ: thị trường sức lao động gồm
những người muốn đem sức lao động của mình đổi lấy tiền công hay hàng
hóa. Để tạo điều kiện dễ dàng cho thị trường lao động hoạt động, xung
quanh nó nảy sinh và phát triển ngày càng nhiều các cơ quan kiểu văn phòng
và công ty giới thiệu việc làm.
- Quá trình phát hiện và đánh giá những khả năng của thị trường thường đưa ra
những mục tiêu mới, và nhiều khi nhiệm vụ thực sự của công ty lại là lựa
chọn những ý kiến tốt nhất trong số những ý tưởng tốt, đặc biệt là những ý
tưởng phù hợp với tiềm năng của công ty.
- Ví dụ: Hoàng Anh Group đã đánh giá một loạt các khả năng của thị trường
và phát hiện thấy rằng một trong những thị trường hấp dẫn lúc này là thị
trường xây dựng và bất động sản. Ban lãnh đạo cho rằng việc đưa vào danh
mục xây dựng và bất động sản là hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu và
tiềm năng của công ty. Danh mục kinh doanh mới này hoàn toàn phù hợp với
những ưu thế Marketing của công ty, như: đội ngũ sales hùng mạnh, nhiệt
tình, công ty có tiềm lực về kinh tế….nhưng cụ thể hơn, Hoành Anh Group
phải tin chắc rằng sẽ thiết lập được những mối quan hệ tốt với những người
cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, và các vật tư khác cho ngành nghề kinh
doanh mới, có những mối liên hệ bền vững với những nhà môi giới bất động
Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển nhĩm hàng quảng cáo của Cty CPDP Trang Minh
SVTH: Hoàng Quang Thái 12 GVHD: Ths. Trần Văn Phước Nguyên
sản – những người sẽ giới thiệu nhà, đất đến người tiêu dùng. Và cuối cùng,
Hoàng Anh Group phải tin chắc rằng, việc họ thâm nhập vào lĩnh vực kinh
doanh này không làm cho công chúng khó chịu mà lại hoàn toàn ủng hộ.
- Ngoài ra phải nghiên cứu các khía cạnh vi mô và tính chất của thị trường,
quá trình này gồm 3 giai đoạn:
o Đo lường và dự báo mức cầu
o Phân khúc thị trường
o Lựa chọn thị trường mục tiêu
1.3.1 Đo Lường Và Dự Báo Mức Cầu:
- Khi suy nghĩ về việc thâm nhập thị trường xây dựng và bất động sản, Hoàng
Anh Group muốn đánh giá chính xác hơn quy mô hiện tại và tương lai của thị
trường.
- Hoàng Anh Group phải phát hiện và tìm hiểu các đối thủ đang hoạt động
trong lĩnh vực này và đánh giá nhu cầu của khách hàng, các chuyên viên
nghiên cứu thị trường của công ty phải xem xét tất cả các yếu tố và xu thế
ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường và dự báo về triển vọng của lĩnh
vực này.
1.3.2 Phân Khúc Thị Trường:
- Chúng ta biết rằng, thị trường là tập hợp nhu cầu của nhiều loại khách hàng rất
khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, ý thích, thói quen tiêu dùng, phong tục
tập quán, tôn giáo…sự khác nhau này có ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm và
t