Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và đánh giá mọi mặt của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường, khách hàng. kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kênh phân phối công ty Vũ Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 - 2010
Bảng 2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2008 – 2010
Bảng 3: Tổng hợp năng suất lao động bình quân
Bảng 4: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 5: Tổng hợp tình hình tài chính của công ty từ 2008 – 2010
Bảng 6 : Các khoản cộng tác viên được hưởng
Bảng 7 :Danh mục công cụ phục vụ công tác bán hàng - Chăm sóc khách hàng
Bảng 8: Giá trị hàng hóa thất thoát cho kênh cộng tác viên.
Bảng 9 : Các khoản mục hỗ trợ cho Đại lý ủy quyền.
Bảng 10 : Cách tính lương cứng và phụ cấp cho cộng tác viên.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Mô hình kênh trực tiếp
Hình 2: Mô hình kênh gián tiếp
Hình 3: Mô hình kênh kênh hỗn hợp
Hình 4: Mô hình tổ chức công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến
Hình 6: Mô hình kênh bán hàng hiện tại của công ty
Hình 7: Mô hình tuyển chọn cộng tác viên
Hình 8: Mô hình kênh phân phối công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Vũ Tiến
Hình 9: Mô hình bán hàng qua kênh đại lý
Hình 10: Mô hình bán hàng qua kênh Hotline
IHình 11: Mô hình quản lý đội cộng tác viên bán hàng
LỜI MỞ ĐẦU
***************
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và đánh giá mọi mặt của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường, khách hàng... kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần , dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty ty THNH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến trên cơ sở những lý luận đã được học ở Trường đại học kinh tế TPHCM và những điều đã học được trong thực tế của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trần Thanh Lâm và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến, tôi đã quyết định chọn đề tài :
“ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kênh phân phối tại Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến ”
Tôi mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến trên cơ sở thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty.
Đối tượng nghiên cứu là việc tổ chức và hoạt động của kênh phân phối của Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến tại thị trường TP HCM tìm ra các mặt mạnh mặt yếu của kênh. Qua đó kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kênh phân phối.
Chương 2: Thực trạng kênh phân phối tại công ty TNNH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến.
Chương 3:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối tại Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.
KHÁI NIỆM.
Ngay từ những thời kỳ đầu của xã hội loài người, con người đã biết đem những sản phẩm do mình chế tạo ra để đổi lấy những thứ khác cần thiết cho cuộc sống. Lúc đầu chỉ đơn giản là trao đổi trực tiếp, sau đó do sản xuất phát triển của cải tạo ra ngày càng nhiều làm xuất hiện những trung gian trong quá trình trao đổi. Nhiệm vụ chính của họ là mua hàng hoá từ những người cung cấp và bán cho những người có nhu cầu. Kết quả là hình thành nên những kênh phân phối.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kênh phân phối ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênh phân phối.
Dưới góc độ quản lý vĩ mô: "Kênh phân phối là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng".
Dưới góc độ người tiêu dùng "kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý".
Các nhà kinh tế học lại quan niệm: " Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh nghiệp". Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong nội bộ như: Con người, phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các công ty độc lập chuyên về phân phối và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”. (Theo nhà kinh tế học Corey).
Dưới góc độ của người sản xuất “Kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”.
Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách tổng quát nhất kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia kênh.
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG KÊNH PHÂN PHỐI.
Vai trò kênh phân phối.
Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hoá làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được sự phát triển của thị trường cũng như sự phong phú đa dạng của nhu cầu.
Tóm lại kênh phân phối có các vai trò chính là:
Điều hoà sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian và số lượng.
Tiết kiệm chi phí giao dịch
Nâng cao khả năng lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng.
Chức năng của kênh phân phối.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người sử dụng các hàng hoá và dịch vụ. Tất cả các thành viên của kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:
Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.
Xúc tiến khuyếch trương(cho những sản phẩm họ bán): Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.
Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của người sản xuất.
Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên của kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng này là chuyên môn hoá và phân công lao động.
CÁC LOẠI KÊNH PHÂN PHỐI.
Kênh trực tiếp.
Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua bất kỳ một trung gian nào. Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu. Tuy nhiên loại kênh này chỉ thích hợp với những đoạn thị trường nhỏ khách hàng tập trung về mặt địa lý. Còn khi thị trường của doanh nghiệp trải dài trên một địa bàn rộng lớn thì việc sử dụng loại kênh này gặp nhiều khó khăn do công ty phải duy trì một lượng lớn nhân viên bán hàng.
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Hình 1: Mô hình kênh trực tiếp
Kênh gián tiếp.
Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong loại kênh này hàng hoá của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn, và sản phẩm được tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn. Việc sử dụng loại kênh này có thể làm giảm một phần lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các trung gian khác. Đối với các trung gian doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm do họ là những tổ chức độc lập với doanh nghiệp. Các thông tin về thị trường và thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm có thể không chính xác khi về đến doanh nghiệp do phải qua nhiều cấp trung gian. Hoạt động của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu giữa người tiêu dùng và các trung gian hoặc giữa trung gian và người sản xuất sảy ra trục trặc. Khi sử dụng các trung gian trong kênh phân phối, doanh nghiệp có thể giảm mức độ mạo hiểm khi thâm nhập một thị trường mới do các trung gian là những người am hiểu về khu vực thị trường mà họ phụ trách và họ đã xây dựng được một mạng lưới phân phối.
Người sản xuất
Trung gian
Người tiêu dùng
Hình 2: Mô hình kênh gián tiếp
Trong kênh gián tiếp người ta có thể chia ra làm các loại kênh có mức độ dài ngắn khác nhau dựa vào số lượng các trung gian có trong kênh:
Kênh một cấp: Đây là loại kênh ngắn nhất trong các kênh gián tiếp trong kênh này chỉ xuất hiện một loại trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm, đó có thể là người bán lẻ trong kênh tiêu dùng các nhân, có thể là người phân phối công nghiệp hoặc đại lý trong kênh tiêu dùng công nghiệp.
Kênh hai cấp: Trong kênh có thêm người bán buôn đối với kênh tiêu dùng cá nhân, và có cả đại lý và người phân phối công nghiệp trong kênh tiêu dùng công nghiệp. Đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân, kênh này thường được dùng đối với những hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và thường được mua thường xuyên.
Kênh ba cấp: Loại kênh này thường chỉ được sử dụng đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân. Trong kênh này xuất hiện thêm người đại lý bên cạnh người bán buôn và bán lẻ, kênh này được sử dụng khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
Kênh hỗn hợp.
Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hoặc nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.
Doanh nghiệp
Nhà phân phối trung gian
Người tiêu dùng
Hình 3: Mô hình kênh kênh hỗn hợp
Sự khác nhau giữa kênh tiêu thụ hàng công nghiệp và kênh tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng cá nhân.
Trong vấn đề tổ chức kênh phân phối khi căn cứ vào sản phẩm và đối tượng tiêu dùng có thể phân thành kênh phân phối dùng cho tiêu dùng cá nhân và kênh phân phối dùng cho tiêu dùng công nghiệp.
Kênh tiêu dùng cá nhân là loại kênh mà sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Kênh này có đặc điểm là số lượng người mua lớn tuy nhiên khối lượng trong mỗi lần mua nhỏ và thị trường trải dài trên một khu vực rộng lớn. Do vậy người sản xuất khó có điều kiện tổ chức mạng lưới bán hàng trực tiếp của mình do giới hạn về khả năng tài chính do vậy họ phải sử dụng nhiều trung gian trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy đối với loại hàng hoá này kênh phân phối chủ yếu là những kênh dài và sử dụng nhiều trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều này làm cho sản phẩm của người sản xuất có thể tiếp cận nhiều loại khách hàng và tạo ra sự cạnh tranh giữa các trung gian trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Đối với kênh tiêu dùng công nghiệp: Sản phẩm lưu thông trong kênh này chủ yếu dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc phục vụ cho những hoạt động tiêu dùng mang tính công nghiệp. Khách hàng trong kênh này thường mua với khối lượng lớn trong mỗi lần mua và họ thường đã được xác định về mặt địa lý. Do vậy kênh phân phối cho loại sản phẩm này thường là kênh ngắn. Mặt khác đây là những sản phẩm có giá trị đơn vị cao do vậy nếu sử dụng kênh dài sẽ làm tăng chi phí và có thể gặp phải rủi ro trong vận chuyển và bảo quản…
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH TM-DV CÔNG NGHỆ VŨ TIẾN.
GIỚI THIỆU CÔNG TY.
Tổng quan về công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH TM-DV công nghệ Vũ Tiến
Quyết định thành lập số: 6130/QÐ-UB ngày 04/09/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành nghề kinh doanh:
Cung cấp hệ thống Camera ( Camera System )
Cung cấp hệ thống Quản lý ra vào ( Access Control System )
Cung cấp Hệ thống báo cháy ( Fire Alarm System )
Cung cấp hệ thống báo động (Alarm System )
Cung cấp hệ thống mạng ( Network System )
Cung cấp hệ thống gọi cửa bằng hình ảnh ( Interphone System )
Vốn pháp định: 10.000.000.000 VNÐ
Tổng vốn kinh doanh: 8.318.000.000 VNÐ
Địa chỉ giao dịch: Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến
62 Hà Huy Giáp – Phường Thạnh Xuân – Q12 – TP HCM
ÐT: 08.73038300 Fax: 08.73038292
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vũ Tiến: 62 Hà Huy Giáp – Phường Thạnh Xuân – Q12 – TP HCM
ÐT: 08.73038300 Fax: 08.73038292
Chi Nhánh công ty tại Bình Dương
Chi nhánh công ty tại Đồng Nai
Tầm nhìn sứ mệnh công ty.
Từ ngày thành lập đến nay Vũ Tiến đã trở thành nhà phân phối sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng đạt chất lượng cao từ các quốc gia có nền công nghiệp điện tử phát triển mạnh như: Nhật, Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan… với các thương hiệu như Apro, Secupointer, KCA, Cynix, Vivotek, CIT, Intotech, Fine Telecom, DSC, Keico, TyCo, Tushing.
Cùng với sự phát triển, Vũ Tiến đã xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, chân thành, tận tụy là nền tảng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Cụ thể là công ty chúng tôi đã thiết kế và thi công hàng loạt các công trình lớn nhỏ cho nhiều khách hàng như : Hệ thống báo động, báo cháy các cao ốc văn phòng, hệ thống camera giám sát của siêu thị, nhà xưởng, hộ gia đình…
Chất lượng và dịch vụ.
Vũ Tiến nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thống an ninh, giám sát nên sau nhiều năm thử nghiệm và sàng lọc nhiều loại thiết bị khác nhau đã chọn lọc được một số thiết bị của các nhà cung cấp nước ngoài đáp ứng được yêu cầu trên, mẫu mã hàng hoá đẹp, chất lượng đảm bảo, luôn có cải tiến về Công nghệ cũng như chất lượng.
Đến với Vũ Tiến khách hàng luôn yên tâm và tin tưởng vì tất cả các sản phẩm chúng tôi cung cấp đều có chứng nhận xuất xứ (C/O), chế độ bảo hành và hậu mãi tốt nhất.
Phương thức hoạt động.
Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Vũ Tiến hoạt động thông qua việc ký hợp đồng của các công ty cung cấp thiết bị điện tử uy tín trong và ngoài nước để nhập nhập thiết bị. Sau đó công ty bán sản phẩm ra thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối của công ty. Khách hàng chính của công ty là các xí nghiệp,nhà máy, khu chung cu, căn hộ, các siêu thị, bãi giữ xe…
Mô hình tổ chức và chức năng các phòng ban.
Mô hình tổ chức.
Công ty được tổ chức gồm các phòng ban điều hành trực tiếp bởi ban giám đốc công ty. Mô hình tổ chức của công ty như sau:
Hình 4: Mô hình tổ chức công ty TNHH TMDV Công nghệ Vũ Tiến
Ban điều hành (Ban giám đốc) gồm: một giám đốc, một phó giám đốc kinh doanh.
Các phòng ban gồm:
Phòng tài chính kế toán – Hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng tư vấn thiết kế
Phòng lắp ráp và bảo hành
Chức năng các phòng ban.
Phòng tài chính kế toán – Hành chính tổng hợp.
Ban tài chính kế toán
Chức năng:
Ban tài chính kế toán: là một cơ cấu của bộ máy quản lý của công ty, có chức năng chủ yếu tham mưu giúp lãnh đạo công ty thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán trong công ty theo đúng chế độ hiện hành.
Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với phòng kinh doanh và các đơn vị phụ thuộc, thanh quyết toán các hợp động kinh tế, tuân thủ theo quy chế tài chính của tổng công ty và các chế độ tài chính nhà nước ban hành.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm, ngắn hạn và thực hiện kế hoạch tài chính gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Lập phương án, kế hoạch, huy động vốn, quản lý, theo dõi việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Lập kế hoạch tiền mặt giao dịch với ngân hàng để phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý sử dụng các quỹ của công ty.
Lập báo cáo thu chi tài chính và thực hiện chế độ tài chính của tổng công ty và nhà nước ban hành một cách đầy đủ, trung thực chính xác và đúng luật.
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về việc kiểm tra thủ tục, nguyên tắc lưu trữ chứng từ thu chi tiền mặt chuyển khoản thu chi tài chính, hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế theo các quy định hiện hành giúp cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Giúp giám đốc công ty trong việc quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết, không hiệu quả trong công ty.
Ghi chép chính xác và trung thực số liệu phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng kinh phí của công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn kinh phí theo nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước.
Tổ chức cung ứng vốn thỏa mãn nhu cầu kinh doanh trên cơ sở khả năng hoàn vốn, lợi nhuận và sự tín nhiệm.
Soạn thảo và đề xuất các định mức chi phí chung, định mức khoán quản, lương, phụ cấp, chi phí quản lý, thưởng phạt…theo phương án kinh doanh.
Tham gia lập các phương án kinh doanh, tham gia thành viên hội đồng duyệt các phương án kinh doanh của công ty.
Kế toán trưởng phải thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của mình theo điều lệ kế toán trưởng trong xí nghiệp quốc doanh.
Tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao trong từng thời gian, giám đốc sẽ quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của bộ phận. Các cán bộ phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai công việc có hiệu quả.
Ban Hành chính tổng hợp
Chức năng.
Tổng hợp các hợp đồng giao dịch trong kỳ, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra để trình ban lãnh đạo xem xét và xử lý
Nhiệm vụ
Bộ phận kế hoạch
Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng, quí, năm của công ty.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của công ty.
Xây dựng kế hoạch cung ứng vật