Nước ta là một nước đang phát triển nền kinh tế đang trong giai đoạn khởi động, bắt nhịp với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đề ra những đường lối, chính sách nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ năm 1986, chúng ta thực hiện mở cửa nền kinh tế với nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Chính sách đúng đắn đó đã làm cho nền kinh tế từng bước thay đổi bộ mặt, tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế ngày càng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên nếu so sánh nền kinh tế của nước ta với nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới thì khoảng cách hãy còn xa, do đó chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa mọi biện pháp và chính sách phù hợp nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế sẽ nhanh nhất khi từng bộ phận, từng khu vực, từng tế bào của nền kinh tế biết khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của mình đạt hiệu quả tối ưu. Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính là những tế bào tạo nên cơ thể kinh tế. Chúng là cơ sở, nền tảng của xã hội, chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì điều đó mà em đã chọn đề tài "Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây", với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu tiếp cận, tìm ra và học tập những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây.
Em xin chân thành cảm ơn sự định hướng, dẫn dắt, chỉ bảo của thầy giáo Trần Chu Toàn và sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của cô Xuân ở Công ty để em hoàn thành tốt nhất bài viết này.
63 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước đang phát triển nền kinh tế đang trong giai đoạn khởi động, bắt nhịp với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đề ra những đường lối, chính sách nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ năm 1986, chúng ta thực hiện mở cửa nền kinh tế với nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Chính sách đúng đắn đó đã làm cho nền kinh tế từng bước thay đổi bộ mặt, tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế ngày càng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên nếu so sánh nền kinh tế của nước ta với nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới thì khoảng cách hãy còn xa, do đó chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa mọi biện pháp và chính sách phù hợp nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế sẽ nhanh nhất khi từng bộ phận, từng khu vực, từng tế bào của nền kinh tế biết khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của mình đạt hiệu quả tối ưu. Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính là những tế bào tạo nên cơ thể kinh tế. Chúng là cơ sở, nền tảng của xã hội, chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì điều đó mà em đã chọn đề tài "Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây", với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu tiếp cận, tìm ra và học tập những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây.
Em xin chân thành cảm ơn sự định hướng, dẫn dắt, chỉ bảo của thầy giáo Trần Chu Toàn và sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của cô Xuân ở Công ty để em hoàn thành tốt nhất bài viết này.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm, tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2001
Lê Trần Giang
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĂN UỐNG KHÁCH SẠN HÀ TÂY.
- Thời gian trước năm 1980: Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây là một đơn vị quốc doanh (công ty cấp 2) trực thuộc Sở thương nghiệp với nhiệm vụ chức năng chủ yếu tổng hợp nắm bắt nhu cầu thị trường về ăn uống để chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh ăn uống thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, thực hiện tốt kế hoạch của Sở giao.
- Năm 1980: Thực hiện chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập các Công ty cấp 3 trực thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện, Thị xã quản lý, các cửa hàng ăn uống Huyện, Thị xã được bàn giao cho Công ty cấp 3 - Do vậy mạng lưới kinh doanh của Công ty có phần thu hẹp lại. Nhưng là một Công ty cấp 2 của Tỉnh vẫn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu: Trực tiếp chỉ đạo quản lý sản xuất - kinh doanh toàn bộ các cửa hàng ăn uống trên địa bàn thị xã Hà Đông, đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ hỗ trợ các đơn vị ăn uống Huyện về hàng hoá - kỹ thuật chuyên ngành theo đúng chức năng của Công ty cấp 2.
- Năm 1988, Công ty được tiếp nhận thêm một bộ phận của Công ty thương nghiệp thị xã Hà Đông. Nhiệm vụ chức năng chủ yếu của Công ty trong thời gian này là chỉ đạo hoạt động kinh doanh ăn uống và dịch vụ thương nghiệp trên địa bàn thị xã Hà Đông.
- Năm 1989, Công ty được Sở Thương nghiệp cho tách xí nghiệp dịch vụ thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở. Công ty ăn uống dịch vụ dược đổi tên là: Công ty ăn uống khách sạn Hà Sơn Bình.
- Ngày 28/4/1993 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây có quyết định số 200/QĐ-UB thành lập lại doanh nghiệp nhà nước của Công ty ăn uống khách sạn Hà Tây với vốn kinh doanh là 427 triệu đồng.
- Ngày 6/20/1994 Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định số 432/QĐ-UB sát nhập xí nghiệp liên hiệp Thanh niên vào Công ty ăn uống khách sạn Hà Tây.
- Ngày 26/10/1999, thực hiện nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần và quyết định số 1136/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Công ty ăn uống khách sạn Hà Tây được chuyển thành Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây.
II/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĂN UỐNG KHÁCH SẠN HÀ TÂY:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ăn uống khách sạn Hà Tây:
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soátị
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Các quầy bán buôn
Cửa hàng ăn uống Quang Trung
Nhà hàng ăn uống khách sạn Cầu Am
Phòng kế toán tài vụ
Phòng nghiệp vụ tổ chức hành chính
Cửa hàng dịch vụ bến xe
II.1. Đại hội cổ đông:
Là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây, Đại hội cổ đông bao gồm 104 thành viên, đại hội cổ đông giải quyết những vấn đề sau:
a) Thông qua quyết định về phương hướng đầu tư và phát triển của Công ty.
b) Thông qua quyết định đầu tư liên doanh của Công ty.
c) Thông qua phương án kinh doanh hàng năm, 5 năm của Công ty.
d) Thông qua các bản tổng kết năm tài chính của Công ty.
e) Quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của Công ty.
g) Quyết định thành lập, giải thể các chi nhánh văn phòng địa diện của Công ty.
h) Bầu, thải, miễn các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và ổn định mức thù lao, các quyền lợi khác cho những người đó.
i) Quyết định việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
k) Quyết định đối tượng mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, số lượng và cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu của mỗi đợt phát hành.
l) Xem xét sai phạm và hình thức xử lý đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Công ty làm thiệt hại cho Công ty.
m) Quyết định gia hạn hoạt động, giải thể hoặc phá sản Công ty.
II.2. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 5 thành viên là: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác. Hội đồng quản trị của Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
b) Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về việc quản trị Công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại hội cổ đông và pháp luật. c) Trình Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề: Mở rộng hoặc thay đổi phương án hoạt động sản xuất kinh doanh; Vay tiền để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Những vấn đề khác phải thông qua Đại hội cổ đông.
d) Quyết định phương án tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty.
e) Bổ nhiệm và bãi miễn các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, đại diện chi nhánh, trưởng các bộ phận nghiệp vụ của Công ty.
II.3. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát của Công ty bao gồm 3 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu, trong đó phải có ít nhất một kiểm soát viên có chuyên môn về tài chính kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm kiểm soát trưởng, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
b) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. Kiểm tra từng vấn đề cụ thể có liên quan đến tài chính, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, như cổ đông đã quy định.
c) Thường xuyên báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động. Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
d) Báo cáo trước Đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty. Tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.
e) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
f) Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường theo quy định trong điều lệ Công ty.
II.4. Giám đốc Công ty:
Là người trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc Công ty có thể do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê người ngoài làm nhưng phải được ít nhất 3/5 số thành viên Hội đồng quản trị nhất trí. Giúp việc Giám đốc có thể có các Phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng nghiệp vụ và các trưởng phòng các bộ phận chuyên môn. Giám đốc Công ty có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi quan hệ giao dịch.
b) Quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty khi đã được Đại hội cổ đông thông qua và người đại diện phần vốn nhà nước trong Công ty chấp thuận.
d) Tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động, quyết định mức lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty theo quy chế quản lý nội bộ Công ty và quy định của pháp luật lao động.
e) Đề nghị họp Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 1 trong điều lệ của Công ty.
f) Điều hành và chịu trách nhiệm về những hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, điều lệ Công ty và pháp luật hiện hành.
g) Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng quản trị trình Đại hội cổ đông thông qua.
II.5. Phòng nghiệp vụ - tổ chức hành chính là phòng bao gồm 5 người, có 2 khâu là tổ chức hành chính - lao động tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh.
a) Tổ chức hành chính - lao động tiền lương: Là bộ phận tham mưu giúp việc Giám đốc thực hiện triển khai các chương trình công tác về tổ chức hành chính và lao động tiền lương, theo dõi giúp đỡ các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nội dung công tác trên.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Bố trí sắp xếp lao động hợp lý theo trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong các khâu trong toàn Công ty.
- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng lao động trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh phục vụ.
- Quản lý hồ sơ, thực hiện đầy đủ các chế độ của nhà nước đối với lao động trong đơn vị như: đào tạo nâng cao trình độ, nâng bậc lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ việc...
- Hướng dẫn các đơn vị trong công tác trả lương, bình lương cho phù hợp.
- Tham mưu giúp việc Giám đốc trong khâu tuyển dụng nhân viên, điều động bố trí lao động, phù hợp theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, đơn vị, quầy tổ, đào tạo cán bộ kế cận, quy hoạch cán bộ, bổ sung lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội...
- Thực hiện tốt công tác văn thư đánh máy, công văn đi đến, quản lý tốt công tác tiền mặt, quỹ của Công ty...
- Tham gia tổ công tác xây dựng phương án trả lương, quản lý và sử dụng quỹ lương của Công ty. Đảm bảo chế độ và tình hình thực hiện đơn vị.
b) Nghiệp vụ kinh doanh: là khâu nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế kỹ thuật, vật tư hàng hoá phục vụ trong khâu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý theo phương án của công ty, căn cứ kế hoạch đã được duyệt chủ động tìm nguồn hàng, theo dõi hợp đồng kinh tế đối với những mặt hàng ổn định, tổ chức tiếp nhận hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi đôn đốc kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị, quầy tổ, thường xuyên phản ánh, báo cáo đề xuất với giám đốc những vướng mắc trong kinh doanh và biện pháp tháo gỡ khó khăn.
- Lập kế hoạch, theo dõi trang thiết bị, dụng cụ, sửa chữa, mua sắm công cụ dụng cụ bảo đảm phục vụ văn minh lịch sử.
- Thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thực hiện về công thức, giá cả, vệ sinh văn minh thương nghiệp.
II.6. Phòng kế toán tài vụ:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc tỏng lĩnh vực kế toán tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm 4 thành viên.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ quý, năm - Trình giám đốc duyệt để thực hiện.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tài chính kế toán của các khâu, của các đơn vị trực thuộc.
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên kế toán của 3 đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán do Bộ tài chính ban hành.
- Hạch toán đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ nhà nước quy định.
- Phối hợp phòng nghiệp vụ kinh doanh theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, các khoảng tạm ứng, thanh toán chậm.
- Tổ chức hạch toán chính xác các khoản thu, trả, định kỳ, kiểm kê quỹ tiền mặt, có biện pháp xử lý cụ thể, tránh thất thoát chiếm dụng vốn...
- Định kỳ kiểm kê vật tư, hàng hoá, tài sản theo chế độ hiện hành.
- Kết hợp với phòng tổ chức hành chính, nghiệp vụ kinh doanh thực hiện tốt việc trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo chế độ chính sách.
- Tính toán quỹ tiền lương hàng tháng cho các đơn vị.
II.7. Các cửa hàng kinh doanh ăn uống và dịch vụ, các trung tâm bán buôn trực thuộc Công ty:
Là những đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tổ chức chế biến ăn uống, phục vụ và các nghiệp vụ dịch vụ theo chức năng ngành nghề.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Quản lý sử dụng đội ngũ lao động, cơ sở vật chất, tài sản thuộc Công ty để tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.
+ Triển khai tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý đã được Công ty thông báo.
+ Tổ chức lao động hợp lý trong các khâu kinh doanh của đơn vị.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác nguồn hàng chế biến, đảm bảo chất lượng.
+ Mở sổ sách theo dõi phản ánh trung thực kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc chế độ.
+ Thực hiện tố chế độ báo cáo thống kê, quyết toán, thực hiện tốt các công tác kế toán tài chính tại đơn vị.
+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện nghiêm túc quy chế.
- Tổ chức bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn vật tư hàng hoá, kho tàng, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động...
- Hàng tháng tính toán và quyết toán hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh tế, mức lương được hưởng của từng quầy tổ, cá nhân, thông báo cho người lao động trong đơn vị biết.
III. CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Đây là những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty, bao gồm những chỉ tiêu sau:
- Tổng doanh thu hàng năm: Là toàn bộ những khoản tiền thu được trong năm của Công ty từ hoạt động kinh doanh, bao gồm doanh thu chuyển bàn, doanh thu tự chế và doanh thu từ các hoạt động khác.
+ Doanh thu tự chế: là doanh thu từ hoạt động chế biến các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống tại các cửa hàng ăn uống của Công ty.
+ Doanh thu chuyển bàn: là doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán buôn của Công ty.
- Lãi gộp: là doanh thu thuần sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
+ Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản định giảm trừ, và thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đầu ra.
- Tổng chi phí: là toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động được biểu hiện bằng tiền mà Công ty phải bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong năm:
- Thuế: Là một khoản chi của Công ty cho ngân sách nhà nước do hoạt động kinh doanh.
- Lương bình quân: Là thu nhập trong tháng tính bình quân đối với toàn thể cán bộ, lao động trong Công ty.
- Tổng lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận chưa tính thuế hay lợi nhuận chịu thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn: Đây là chỉ tiêu dùng để tính xem 1 đồng vốn sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY
IV.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
- Bộ máy quản lý Công ty là Hội đồng quản trị, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Giám đốc Công ty là người thay mặt Hội đồng quản trị lãnh đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và pháp luật. Giám đốc có Phó giám và kế toán trưởng giúp việc.
IV.2. Quan hệ công tác và lề lối làm việc
- Giám đốc là người điều hành toàn diện xuyên suốt.
- Bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc là: Phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các phòng ban, đơn vị.
- Quan hệ giữa các phòng ban Công ty và các đơn vị trực thuộc là quan hệ phối hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Giám đốc giao, thực hiện thắng lợi toàn Công ty.
- Quá trình triển khai các chương trình công tác của Công ty: các phòng ban và các đơn vị phối kết hợp để tìm mọi biện pháp giải quyết - đảm bảo mục tiêu phấn đấu xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
IV.3. Công tác quản lý:
- Toàn công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
- Các đơn vị cơ sở hạch toán phụ thuộc.
- Căn cứ chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu công tác quản lý kinh tế của Công ty, Bộ máy kế toán của Công ty áp dụng mô hình: "Tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán".
Trong đó hình thức tập trung ở khâu nghiệp vụ kinh doanh, hình thức phân tán ở cửa hàng ăn uống Cầu Am, cửa hàng ăn uống Quang Trung, cửa hàng ăn uống dịch vụ bến xe.
- Phòng kế toán Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo xuyên suốt hệ thống kế toán trong toàn Công ty.
+ Các đơn vị cơ sở đều có kế toán theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh.
Tuỳ theo mô hình kinh doanh, quy mô mạng lưới của từng đơn vị, Công ty định liệu số lượng kế toán ở đơn vị 1-4 người.
- Công tác quản lý vốn tập trung với mục tiêu: Sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, an toàn và phát triển.
IV.4. Công tác kế hoạch - định mức khoán - trả lương
- Công ty tiến hành xây dựng: kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và cụ thể từng quý giao đến từng đơn vị cơ sở.
+ Các đơn vị giao cho từng quầy tổ, cá nhân người lao động để thực hiện.
+ Xây dựng và giao kế hoạch: Tính đúng, đủ, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ phát triển chung toàn Công ty.
- Phương thức khoán - trả lương.
+ Phương thức khoán - trả lương được áp dụng gắn với hiệu quả kinh tế và khuyến khích người lao động có năng suất - hiệu quả cao.
+ Về phương châm chỉ đạo: Tăng cường mở rộng khoán quản tập trung trong phạm vi toàn Công ty, khoán gọn chỉ là tạm thời, là biện pháp tình thế.
+ Tuỳ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm - Công ty chỉ đạo: Áp dụng hình thức khoán quản tập trung ở từng đơn vị, từng mặt hàng. Trước mắt, áp dụng khoán quản tập trung ở đơn vị trọng điểm và những mặt hàng mũi nhọn chủ yếu.
- Công ty khoán cho các đơn vị, đơn vị khoán cho quầy tổ.
+ Mỗi hình thức khoán gắn với cơ chế kinh doanh quản lý và hình thức trả lương cụ thể.
IV.5. Công tác quản lý sử dụng - điều động lao động.
- Giám đốc là người ký hợp đồng tuyển dụng lao động và thanh lý hợp đồng lao động.
+ Việc tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu chuẩn tuyển dụng của điều lệ.
+ Ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng lao động: theo luật lao động và quy chế Công ty.
IV.6. Chế độ sinh hoạt hội họp:
IV.6.1. Các cửa hàng:
Họp 1 tháng 1 lần vào các ngày 24 hoặc 25 hàng tháng - sau khi có quyết định chia lương toàn Công ty.
Nội dung chủ yếu:
- Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh chính thức của đơn vị tháng trước - thống nhất phương án chia lương cho từng quầy tổ, cá nhân người lao động.
- Thông báo tiến độ kinh doanh tháng này, kiểm điểm những việc đã làm tháng trước, việc chấp hành quy chế sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phổ biến chương trình công tác tháng sau.
- Học tập một số chính sách chế độ ra trong tháng.
IV.6.2. Công ty
- Duy trì chế độ giao lưu định kỳ vào 20 hoặc 21 hàng tháng.
Thành phần: Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, Trưởng, Phó các phòng.
Nội dung: các phòng phản ánh kết quả công tác kỳ tước, khó khăn, vướng mắc.
+ Tổ công tác báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng trước và phương án chia lương.
+ Phổ biến chương trình công tác tháng sau.
+ Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Công ty.
+ Giám đốc chủ trì cuộc họp.
- Vào ngày