Đối với Việt Nam, ngành điện là một trong những ngành then chốt, có vai trò
vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế– xã hội; góp phần không
nhỏtrong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độcông nghiệp hóa, hiện
đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn
được coi là huyết mạch của nền kinh tếhiện đại.
Ngày 22/06/2006, ngành điện Việt Nam chính thức bước sang một thời kỳ
phát triển mới với sựphê duyệt Đềán thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt
Nam với mục tiêu trởthành tập đoàn có trình độcông nghệ, quản lý hiện đại, kinh
doanh đa ngành, trong đó đầu tưxây dựng, SXKD điện năng, viễn thông công cộng,
tài chính, ngân hàng, cơkhí điện lực là các ngành kinh doanh chính, không chỉkinh
doanh trong nước mà còn ởnước ngoài, từng bước hình thành thịtrường điện. Về
sản xuất và kinh doanh điện năng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổchức thành 3
khâu chính: Sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện. Công ty Truyền tải
Điện 4 là một đơn vịthành viên hạch toán phụthuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
có chức năng nhiệm vụchính là truyền tải điện năng, cùng với 03 Công ty truyền tải
điện nữa (gồm: Công ty Truyền tải Điện 1, Công ty Truyền tải Điện 2 và Công ty
Truyền tải Điện 3) đảm trách khâu truyền tải điện của cảnước. Trong thời gian sắp
tới, khâu truyền tải điện sẽthành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trên cơ
sởtổchức lại 04 Công ty truyền tải điện hiện có và các Ban quản lý dựán của
ngành điện.
Nhưvậy, ngành điện nói chung đang đứng trước những thay đổi lớn và Công
ty Truyền tải Điện 4 là một đơn vịtrong ngành, đòi hỏi cũng có những thay đổi
theo. Những thay đổi này nhằm đáp ứng được những vấn đềsau: Đảm bảo cung cấp
đủnhu cầu tiêu thụ điện năng (được dựbáo ngày một tăng) của đất nước, tham gia
hoạt động SXKD đa ngành và làm gia tăng giá trịdoanh nghiệp. Một câu hỏi được
đặt ra là nguồn lực phải được chuẩn bịra sao cho những đổi thay đó. Trong các
nguồn lực cần phải chuẩn bị, NNL được xem là vô cùng quan trọng. Với Công ty
Truyền tải Điện 4, việc hoàn thiện công tác quản trịNNL hiện nay có ý nghĩa hơn
bao giờhết vì những lý do nhưsau:
- Công tác quản trịNNL hiện nay tại Công ty Truyền tải Điện 4 thực chất chỉ
là quản trịnhân sự, mang nặng tính chất hành chính.
- 2 -
- Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tếtrong tình hình mới cần phải có
những thay đổi căn bản, phải tiếp cận với những phương pháp quản trịNNL hiện
đại.
- Việc thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm việc tổ
chức sáp nhập các Công ty truyền tải điện, trong đó có Công ty Truyền tải Điện 4,
do đó cần hoàn thiện và tổchức lại công tác quản trịNNL.
Xuất phát từnhững vấn đềtrên, tôi chọn Đềtài “Một sốgiải pháp hoàn thiện
quản trịNNL tại Công ty Truyền tải Điện 4” làm Luận văn tốt nghiệp.
115 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một sốgiải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
DƯƠNG THẤT ĐÚNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
DƯƠNG THẤT ĐÚNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của Quý Thầy Cô, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Truyền tải
Điện 4.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương, người hướng dẫn
khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn
thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Sau
Đại Học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội Đồng Chấm Luận Văn đã có
những góp ý về những thiếu sót của Luận văn này, giúp Luận văn càng hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công
ty Truyền tải Điện 4 đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực
hiện Luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ công nhân viên đã
dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều tra quan điểm của nhân viên trong
doanh nghiệp, và từ đây tôi có được dữ liệu để phân tích, đánh giá.
Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong
thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Đồng Thị Thanh Phương. Các số liệu và kết quả có được
trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Dương Thất Đúng
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC .................. 4
1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực ................................................................. 4
1.2. Quá trình phát triển của quản trị nguồn nhân lực ......................................... 8
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 8
1.2.1.1. Phong trào quản trị trên cơ sở khoa học ......................................... 8
1.2.1.2. Phong trào các mối quan hệ con người ........................................... 9
1.2.1.3. Quản trị nguồn nhân lực ............................................................... 10
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 11
1.3. Nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực......................... 12
1.4. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới ........ 14
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................... 14
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore .................................................................. 15
Kết luận Chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ..................................................................................... 17
2.1. Giới thiệu về Công ty Truyền tải Điện 4 ........................................................ 17
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ........................................................................... 20
2.1.3. Nhiệm vụ chức năng của Công ty ......................................................... 22
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............................... 23
2.3. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện
4 ................................................................................................................................. 24
2.3.1. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 24
2.3.1.1. Phân tích cơ cấu lao động theo nghiệp vụ .................................. 24
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ......................... 25
2.3.1.3. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính .................................... 27
2.3.1.4. Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi ....................................... 27
2.3.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 . 28
2.3.2.1. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng thu hút, bố trí
nhân lực tại Công ty ................................................................................. 28
2.3.2.2. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty ...................................................................... 34
2.3.2.3. Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng duy trì nguồn nhân
lực tại Công ty ......................................................................................... 38
2.3.2.4. Những thành tựu và tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 ............................................................ 49
Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ......................................... 51
3.1. Quan điểm và mục tiêu .................................................................................... 51
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và xu hướng phát triển ngành điện .................. 51
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
Truyền tải Điện 4 .............................................................................................. 51
3.1.2.1. Quan điểm ..................................................................................... 51
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực .............................................. 52
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền
tải Điện 4 .................................................................................................................. 52
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút, bố trí nguồn nhân lực ....... 52
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách tuyển chọn và bố trí sử dụng nhân viên . 52
3.2.1.2. Hoàn thiện chế độ đề bạt, điều động nhân viên .......................... 56
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực58
3.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo ........................................................... 58
3.2.2.2. Áp dụng phương pháp đào tạo theo khe hở năng lực cho từng vị
trí công việc ............................................................................................. 58
3.2.2.3. Cần tổ chức đánh giá sau đào tạo ............................................... 68
3.2.2.4. Thực hiện đúng quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng ....................... 68
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực ................... 69
3.2.3.1. Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực
thực hiện công việc của nhân viên ........................................................... 69
3.2.3.2. Cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên71
3.2.3.3. Hoàn thiện chế độ tiền lương ...................................................... 72
3.2.3.4. Hoàn thiện việc đánh giá thi đua cho các phòng ban, đơn vị ..... 74
3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ........... 74
3.2.4.1. Thiết lập hệ thống thông tin ........................................................ 74
3.2.4.2. Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh 74
3.2.4.3. Nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực truyền tải điện năng
nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên trong vấn đề sự cố lưới điện ......... 75
3.2.4.4. Áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin ........................ 75
3.2.4.5. Phối hợp với tổ chức Công đoàn động viên người lao động phát
huy mọi năng lực, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật
chất và tinh thần đối với người lao động ................................................. 76
3.2.5. Một số kiến nghị ...................................................................................... 78
3.2.5.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước .................................................. 78
3.2.5.2. Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................. 78
3.2.5.3. Kiến nghị đối với các Trường, Trung tâm đào tạo ....................... 79
Kết luận Chương 3
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CNKT : Công nhân kỹ thuật
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng trong nước
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
NNL : Nguồn nhân lực
NPT : Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
PTC1 : Công ty Truyền tải Điện 1
PTC2 : Công ty Truyền tải Điện 2
PTC3 : Công ty Truyền tải Điện 3
PTC4 : Công ty Truyền tải Điện 4
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCHC : Tổ chức hành chính
TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh
VHAT : Vận hành an toàn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực .............. 7
Bảng 2.1: Khối lượng quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp .................... 18
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD khác qua các năm của PTC4 ....................... 24
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2007 của PTC4 .......................... 25
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động năm 2007 theo trình độ đào tạo .................................. 25
Bảng 2.5: Tình hình tuyển dụng tại PTC4 qua các năm ........................................ 29
Bảng 2.6: Nhận xét về thăng tiến của 200 CBCNV trong PTC4 ........................... 33
Bảng 2.7: Các hình thức đào tạo của PTC4 ........................................................... 35
Bảng 2.8: Chi phí đào tạo của PTC4 ...................................................................... 37
Bảng 2.9: Nhận xét về đào tạo của 200 CBCNV trong PTC4 ............................... 38
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện nhiệm vụ ....................................... 39
Bảng 2.11: Nhận xét về đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên từ 200
CBCNV trong PTC4 .............................................................................................. 41
Bảng 2.12: Nhận xét về lương của 200 CBCNV trong PTC4 ............................... 45
Bảng 2.13: Mức thưởng một số danh hiệu tiêu biểu .............................................. 47
Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động qua các năm tại PTC4 .......................... 48
Bảng 3.1: Danh sách các nhóm năng lực ............................................................... 60
Bảng 3.2: Xác định khe hở năng lực cho vị trí “Cán bộ lãnh đạo” ........................ 62
Bảng 3.3: Xác định khe hở năng lực cho vị trí “Nhân viên gián tiếp” .................. 63
Bảng 3.4: Xác định khe hở năng lực cho vị trí “Kỹ sư kỹ thuật” .......................... 65
Bảng 3.5: Xác định khe hở năng lực cho vị trí “Công nhân kỹ thuật” .................. 66
Bảng 3.6: Năng lực cần đào tạo bổ sung ................................................................ 67
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Phạm vi địa lý PTC4 quản lý vận hành lưới điện ................................... 19
Hình 2.2: Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các Công ty truyền tải điện tính
đến cuối năm 2007 .................................................................................................. 19
Đồ thị 2.1: So sánh khối lượng quản lý vận hành qua các năm của PTC4 ............. 18
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PTC4 ...................................................................... 21
Sơ đồ 2.2: Các bước của quy trình tuyển dụng hiện nay tại PTC4 ......................... 30
Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng đề xuất ................................................................ 53
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động năm 2007 của PTC4 theo nghiệp vụ ....................... 25
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động năm 2007 của PTC4 theo trình độ đào tạo .............. 26
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với Việt Nam, ngành điện là một trong những ngành then chốt, có vai trò
vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần không
nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn
được coi là huyết mạch của nền kinh tế hiện đại.
Ngày 22/06/2006, ngành điện Việt Nam chính thức bước sang một thời kỳ
phát triển mới với sự phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt
Nam với mục tiêu trở thành tập đoàn có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, kinh
doanh đa ngành, trong đó đầu tư xây dựng, SXKD điện năng, viễn thông công cộng,
tài chính, ngân hàng, cơ khí điện lực là các ngành kinh doanh chính, không chỉ kinh
doanh trong nước mà còn ở nước ngoài, từng bước hình thành thị trường điện. Về
sản xuất và kinh doanh điện năng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức thành 3
khâu chính: Sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện. Công ty Truyền tải
Điện 4 là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
có chức năng nhiệm vụ chính là truyền tải điện năng, cùng với 03 Công ty truyền tải
điện nữa (gồm: Công ty Truyền tải Điện 1, Công ty Truyền tải Điện 2 và Công ty
Truyền tải Điện 3) đảm trách khâu truyền tải điện của cả nước. Trong thời gian sắp
tới, khâu truyền tải điện sẽ thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trên cơ
sở tổ chức lại 04 Công ty truyền tải điện hiện có và các Ban quản lý dự án của
ngành điện.
Như vậy, ngành điện nói chung đang đứng trước những thay đổi lớn và Công
ty Truyền tải Điện 4 là một đơn vị trong ngành, đòi hỏi cũng có những thay đổi
theo. Những thay đổi này nhằm đáp ứng được những vấn đề sau: Đảm bảo cung cấp
đủ nhu cầu tiêu thụ điện năng (được dự báo ngày một tăng) của đất nước, tham gia
hoạt động SXKD đa ngành và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Một câu hỏi được
đặt ra là nguồn lực phải được chuẩn bị ra sao cho những đổi thay đó. Trong các
nguồn lực cần phải chuẩn bị, NNL được xem là vô cùng quan trọng. Với Công ty
Truyền tải Điện 4, việc hoàn thiện công tác quản trị NNL hiện nay có ý nghĩa hơn
bao giờ hết vì những lý do như sau:
- Công tác quản trị NNL hiện nay tại Công ty Truyền tải Điện 4 thực chất chỉ
là quản trị nhân sự, mang nặng tính chất hành chính.
- 2 -
- Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế trong tình hình mới cần phải có
những thay đổi căn bản, phải tiếp cận với những phương pháp quản trị NNL hiện
đại.
- Việc thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm việc tổ
chức sáp nhập các Công ty truyền tải điện, trong đó có Công ty Truyền tải Điện 4,
do đó cần hoàn thiện và tổ chức lại công tác quản trị NNL.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện
quản trị NNL tại Công ty Truyền tải Điện 4” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn để đề ra một số giải pháp hoàn thiện
quản trị NNL tại Công ty Truyền tải Điện 4:
- Trình bày những vấn đề lý luận chung về quản trị NNL. Nêu lên kinh
nghiệm của một số nước tiên tiến về công tác quản trị NNL.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại Công ty Truyền
tải Điện 4. Làm rõ những tồn tại trong công tác này và sự cần thiết phải thay đổi nó.
- Định hướng phát triển SXKD của Công ty Truyền tải Điện 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản trị NNL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là Công ty Truyền tải Điện 4 trực
thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và thực
trạng về NNL tại Công ty Truyền tải Điện 4 để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
quản trị NNL.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận
chung nghiên cứu Luận văn, trên cơ sở đó Luận văn sử dụng nhiều phương pháp cụ
thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp dự báo,
phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp so sánh đối chiếu,...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi các
doanh nghiệp trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Ngành điện đang từng bước
đổi mới để hướng đến một thị trường điện cạnh tranh. Hoạt động truyền tải điện
năng là chức năng, nhiệm vụ chính của các Công ty truyền tải điện do Nhà nước
quy định, bên cạnh đó các Công ty này cũng tham gia nhiều loại hình SXKD khác
nhằm làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp. Với cách thức quản lý con người tại Công
ty Truyền tải Điện 4 không những tỏ ra nhiều bất cập ở hiện tại mà thậm chí sẽ
- 3 -
không còn phù hợp nữa trong những định hướng phát triển SXKD ở tương lai. Nội
dung Luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị NNL
cho Công ty Truyền tải Điện 4 đáp ứng được định hướng kinh doanh đa ngành
nghề, trong đó hoạt động truyền tải điện năng là chức năng nhiệm vụ chính, và đây
cũng là chủ đề thời sự nóng bỏng và đang được các nhà lãnh đạo Công ty Truyền tải
Điện 4 quan tâm.
6. Những điểm nổi bật của luận văn
Luận văn này được nghiên cứu trong một doanh nghiệp cụ thể, mang tính
đặc thù riêng của ngành điện. Trong giai đoạn ngành điện đang có những chuyển
biến hết sức sâu rộng và khâu truyền tải điện cũng có những bước cải cách đáng kể,
kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ giải quyết những vấn đề mang tính thời sự nhất
và thực sự là những vấn đề đang được đặt ra cho các nhà quản trị của Công ty
Truyền tải Điện 4. Do đó, Luận văn có thể xem như là một trong những nghiên cứu
thiết thực nhất cho Công ty Truyền tải Điện 4 nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt
Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
Truyền tải Điện 4.
- 4 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Trước khi phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị
NNL chúng ta cần thống nhất về khái niệm quản trị NNL.
Theo Flippo thì: “Quản trị nhân sự (Personnel Management) là hoạch định,
tổ chức, chỉ huy và kiểm tra các vấn đề thu hút, phát triển, trả công, phối hợp và duy
trì con người nhằm thực hiện mục đích của tổ chức”.
Còn Viện đại học Personnel Management cho rằng: “Quản trị nhân sự là
trách nhiệm của tất cả các nhà quản trị và trách nhiệm theo Bảng mô tả công việc
của những người được thuê làm các chuyên gia. Đó là một phần của quản trị liên
quan đến con người tại nơi làm việc và các mối quan hệ của họ trong nội bộ doanh
nghiệp”.
Với quan điểm của Torrington và Hall: “Quản trị nhân sự là một loạt các
hoạt động, trước hết cho phép những người làm việc và tổ chức thuê họ đạt được
thỏa thuận về mục tiêu và bản chất của các mối quan hệ trong công việc, sau đó là
bảo đảm rằng tất cả cá