Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với cơ sở đào tạo. Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác. Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàng đầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoả đáng, đúng mức và hợp lý. Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập. Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô và đối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ, hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính còn chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình.

doc154 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với cơ sở đào tạo. Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác. Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàng đầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoả đáng, đúng mức và hợp lý. Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập. Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô và đối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ, hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính còn chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn thu từ hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan để vận dụng nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. - Phân tích đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo trong thực hiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để phát triển. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Các nội dung cơ bản về hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. Trong quá trình thực hiện, tác giả tiến hành thu thập và phân tích số liệu của 5 đơn vị hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính tại thành phố Đồng Hới, gồm: Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp. + Phạm vi thời gian Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu được thu thập trong thời gian từ năm 2004 -2008. Kết hợp giữa các định hướng, cơ chế chính sách của nhà nước và thực tiễn nghiên cứu trên cơ sở luận chứng khoa học để làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm cơ bản của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN 1.1.1. Vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 thì cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung quan trọng. Hiệu quả của quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực của bộ máy nhà nước vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các cơ quan trong bộ máy này. Chủ trương cải cách hành chính đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước đến tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động. Để thực hiện, nhà nước đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP là mốc đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp và để tự chủ tài chính giải quyết một cách đồng bộ với các quyền tự chủ khác nhất là về nhân lực và về hoạt động thì Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế tự chủ ra đời là công cụ quan trọng để quản lý các nguồn lực tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vai trò, vị trí của các đơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng được quan tâm đúng mức. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cần phải có một cơ chế tài chính phù hợp để các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. 1.1.1.1. Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính a. Khái niệm Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. b. Phân loại đơn vị sự nghiệp Căn cứ nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ -CP như sau: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động sự nghiệp); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định như vậy được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp [9]. c. Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động * Tự chủ về các khoản thu, mức thu - Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. - Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước. - Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ. * Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính - Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên (chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ..), thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc [9]. - Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Nghị định số 43/2006/NĐ- CP. 1.1.1.2. Đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính Theo Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu thì các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục và đào tạo có thu thực hiện tự chủ tài chính ), bao gồm: - Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trung tâm đào tạo. - Các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. - Các trường đại học, cao đẳng, các học viện.... * Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo Căn cứ nhiệm vụ đào tạo và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên như: chi theo chức năng, nhiệm vụ đào tạo được cấp có thẩm quyền giao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu học phí, lệ phí và thu từ hoạt động liên kết đào tạo.... Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận đào tạo. Quá trình hoạt động, thủ trưởng được quyết định việc mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ quản lý và đào tạo của đơn vị mình. Tính ưu việt phân cấp, tự chủ rất rõ ràng của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là cho phép phát huy quyền làm chủ của các cơ sở đào tạo về tài chính, tự khai thác nguồn thu, thủ trưởng đơn vị luôn chủ động, khẳng định khả năng thực sự khi điều hành công việc. Các cơ sở đào tạo phải lên kế hoạch chi tiêu nội bộ, tính toán kỹ lưỡng các khoản thu, chi, dự báo được tình huống, từ đó sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả. Nhà nước cấp ngân sách ổn định trong 3 năm, nếu làm tốt, chi tiêu hợp lý có ý thức tiết kiệm thì sẽ tăng thêm thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, đơn vị được chủ động khai thác nguồn thu bằng cách liên kết, hợp tác đào tạo, tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vị nâng cao năng lực quản lý tài chính, điều hành nguồn kinh phí thông qua công cụ kế toán. 1.1.1.3. Nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính a. Nguồn kinh phí do ngân sách cấp Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định rõ nguồn tài chính trong các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính đó là nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu phát sinh từ hoạt động của đơn vị. - Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý trực tiếp giao trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng. - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có). - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; - Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kinh phí khác (nếu có) [9]. b. Nguồn thu sự nghiệp đào tạo, gồm * Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: - Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy và không chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhà nước quy định. - Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ). Mức thu do Thủ trưởng đơn vị quyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ. - Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. * Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị: - Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước. - Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm... từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. - Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị. - Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước. Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm bù đắp chi phí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ. - Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị quyết định. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ... Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các cơ sở đào tạo được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật [4] 1.1.1.4. Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp đào tạo Các cơ sở đào tạo được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau: - Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng: chi tiền lương; tiền công; tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành. - Chi cho học sinh, sinh viên: chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng, chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên. - Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax... - Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập + Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi thực tập... theo chương trình của cơ sở giáo dục đào tạo có thu (bao gồm cả giáo dục an ninh, quốc phòng). + Chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước (chi tiền biên soạn và giảng bài), chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên của cơ sở. + Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. + Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh, sinh viên giỏi các cấp. - Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáo viên và sinh viên. - Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao TSCĐ, nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. - Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào. - Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành. - Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của nhà nước). - Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp học sinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh... [4] 1.1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả - Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động nói chung và chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội nói riêng. Hiệu quả cũng có thể được hiểu là tiêu chí đánh giá trình độ sử dụng các yếu tố của lao động, sử dụng các trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý.... để có kết quả hoạt động tốt nhất, tức là kết quả đạt mức tối đa, nhưng chi phí ở mức thấp nhất, tiết kiệm nhất. Một hoạt động được xem là hiệu quả nếu: - Kết quả và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng chậm hơn (hay ít hơn) so với kết quả. Hoặc kết quả và chi phí đều giảm nhưng chi phí giảm nhanh hơn (nhiều hơn). - Kết quả tăng lên trong khi chi phí giữ nguyên hoặc giảm xuống. - Kết quả giữ nguyên nhưng chi phí giảm xuống. Như vậy, muốn có hiệu qu
Tài liệu liên quan