Đất nước đang đổi mới và phát triển từng ngày, yêu cầu về đầu tư phát triển càng được đề cao hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) được thành lập với nhiệm vụ huy động, khai thác, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Hoạt động của NHPT Việt Nam nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án ĐTPT thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Đất nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Trong một thời gian ngắn (từ 01/01/2000 đến nay), NHPT Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những lợi ích thiết thực mà hoạt động của NHPT Việt Nam mang lại đã chứng minh chủ trương đổi mới các giải pháp điều hành kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính - Tín dụng của Chính Phủ là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Chi nhánh NHPT Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam. Trong những năm qua, Chi nhánh đã nhanh chóng phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư ở địa phương có được nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình vẫn còn có nhiều hạn chế như: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chưa bền vững, chưa tạo nên động lực mạnh mẽ trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình” làm đề tài Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình.
119 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước đang đổi mới và phát triển từng ngày, yêu cầu về đầu tư phát triển càng được đề cao hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) được thành lập với nhiệm vụ huy động, khai thác, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Hoạt động của NHPT Việt Nam nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án ĐTPT thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Đất nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Trong một thời gian ngắn (từ 01/01/2000 đến nay), NHPT Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những lợi ích thiết thực mà hoạt động của NHPT Việt Nam mang lại đã chứng minh chủ trương đổi mới các giải pháp điều hành kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính - Tín dụng của Chính Phủ là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Chi nhánh NHPT Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam. Trong những năm qua, Chi nhánh đã nhanh chóng phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư ở địa phương có được nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình vẫn còn có nhiều hạn chế như: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chưa bền vững, chưa tạo nên động lực mạnh mẽ trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp… Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình” làm đề tài Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2002 đến năm 2006, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế để đề xuất các định hướng và giải pháp có sơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2002 đến năm 2006.
- Phân tích nguyên nhân và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang được vay vốn tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình.
+ Về thời gian: nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian 5 năm kề từ năm 2002 đến năm 2006.
+ Về nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian 5 năm kề từ năm 2002 đến năm 2006. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó, phải có nhiều thời gian và có sự đánh giá của nhiều ngành, nhiều cơ quan vì những dự án được đầu tư là những công trình lớn, phát huy hiệu quả lâu dài, hiệu quả trên nhiều mặt kinh tế - xã hội. Trong luận văn chỉ đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ góc độ của Ngân hàng phát triển.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình
- Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ
VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VÀI TRÒ CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng là quan hệ vay trả. Tín dụng Nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với các tác nhân hoạt động trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích của Nhà nước. Khác với các hình thức tín dụng khác, tín dụng Nhà nước không phục vụ các đối tượng kinh tế đơn thuần mà nhằm vào các đối tượng vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, để thực hiện vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, tín dụng Nhà nước ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, tín dụng Nhà nước trong giai đoạn đầu chủ yếu là các loại tín dụng phi kinh tế, nhằm mục đích chi tiêu của Nhà nước, là nguyên nhân tiềm ẩn của việc tăng thuế và lạm phát trong tương lai, nên hầu như có tính cưỡng chế. Để đáp ứng được hai tính chất trên, tín dụng đầu tư Nhà nước phải có cả chức năng phân phối của tài chính (phân phối, cấp phát) và chức năng tín dụng của ngân hàng.
Tín dụng Nhà nước là tín dụng đầu tư của Nhà nước cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của Nhà nước hoặc theo mục tiêu, định hướng của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư Nhà nước thường là các lĩnh vực then chốt, trọng điểm của các ngành, các vùng để làm mồi tạo đà đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, quy mô đầu tư vốn quá lớn, hoặc quá mạo hiểm đối với nhà đầu tư. Do đó được Nhà nước định hướng khuyến khích và ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường.
Khái niệm tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ ra đời khi mục đích tín dụng của Nhà nước chuyển từ chi tiêu sang đầu tư dưới dạng cho vay có hoàn lại. Tính kinh tế của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước xuất hiện khi các hoạt động ĐTPT được sử dụng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để tạo nguồn thu có khả năng hoàn trả khoản vốn đã sử dụng. Đây cũng chính là lý do khiến cho tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ là công cụ củng cố tiềm lực tài chính quốc gia mà còn là công cụ để Nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Giống như các hình thức tín dụng khác, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ giúp tập trung được nguồn vốn cần thiết nền tảng cho Nhà nước tiến hành điều tiết nền kinh tế, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Quá đó, Nhà nước có thể mở rộng và chủ động trong vấn đề ĐTPT.
1.1.2. Đặc điểm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước do Nhà nước quản lý, cho vay theo chủ trương của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước và được Nhà nước cho hưởng chế độ ưu đãi về lãi suất. Do vậy tín dụng ĐTPT của Nhà nước có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là những dự án đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, định hướng về chủ trương đầu tư của Nhà nước, theo chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng đã được định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước như: giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo…
- Nguồn vốn để cho vay đầu tư là vốn của Ngân sách Nhà nước được cân đối để cho vay đầu tư, hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước.
- Lãi suất cho vay do Nhà nước quy định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng đối tượng đầu tư mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư và thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại.
- Cơ quan quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước thuộc hệ thống tổ chức Nhà nước do Nhà nước thành lập và chỉ đạo cả về nghiệp vụ cũng như tổ chức hành chính nhân sự, đó là Ngân hàng phát triển Việt Nam. Ngân hàng phát triển Việt Nam hoạt động theo quy định của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù chênh lệch lãi suất. Tổ chức quản lý tín dụng thương mại là rất đa dạng, bao gồm các tổ chức do Nhà nước quản lý hoặc các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, liên doanh, ngân hàng cổ phần… và tự hạch toán cân đối thu chi.
Như vậy, tín dụng đầu tư nhà nước vừa có nội dung kinh tế vừa có nội dung xã hội và chính trị. Sự kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước là bản chất của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, và cũng là mục tiêu hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý tín dụng đầu tư của Nhà nước.
1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1.1.3.1. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một công cụ sắc bén trong việc làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia
Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm tài chính quốc gia. Việc tập trung phân bổ nguồn vốn luôn là hai mặt của một vấn đề, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy động nguồn vốn bằng các hình thức như tăng thuế, phí, lệ phí… thì không những mục đích huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể bị bóp méo. Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe doạ.
Ngược lại, vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín dụng. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng tăng lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính Quốc gia không hiệu quả, tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách…) không còn nữa. Như vậy, tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không cần thiết nữa. Thực tế, với công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái phiếu, tín phiếu… Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính Quốc gia.
Việc ra đời của cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn là một tác nhân quan trọng trên thị trường tài chính, đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và của khu vực các thể chế tài chính phi ngân hàng (công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…). Trái phiếu Chính Phủ với quy mô lớn, tính thanh khoản cao đã trở thành một công cụ cơ bản trên thị trường chứng khoán và lãi suất chứng khoán Chính Phủ đã trở thành mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường tài chính. Ở đây một lần nữa, cần khẳng định rằng, không chỉ hoạt động huy động vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước làm phát triển thị trường chứng khoán, mà tác dụng đòn bẩy đi từ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn bằng cơ chế tín dụng đã tạo ra tính an toàn cho chứng khoán Chính Phủ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động huy động vốn nói riêng và thị trường vốn nói chung. Chỉ có tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước mới tạo ra được nguồn thu để trang trải các nghĩa vụ nợ, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách, loại bỏ nguy cơ lạm phát tiềm ẩn, bảo đảm giá trị của đồng tiền, lúc đó việc huy động nguồn vốn dài hạn mới tồn tại và phát triển được.
Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng hết sức quan trọng. Việc xoá bỏ cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách là nền tảng cho việc lành mạnh hoá khu vực tiền tệ, ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Không dừng lại ở đó, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước ra đời còn là cơ sở để tách các hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội ra khỏi hoạt động có tính thương mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động kinh doanh của các tổ chức trung gian tài chính sang cơ chế thị trường hoàn toàn. Việc tách bạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước và tín dụng Ngân hàng còn có tác dụng tích cực trong việc hạn chế rủi ro về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại thường là các tổ chức huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân để cho vay ngắn hạn. Việc chuyển đổi thời hạn tín dụng của khu vực ngân hàng không phải là không có, nhưng rất hạn chế. Nếu các ngân hàng thương mại bị buộc phải cung cấp quá sức các khoản tín dụng trung và dài hạn, thì khả năng các ngân hàng thương mại không đáp ứng được các nhu cầu chi trả tiền gửi có thể xảy ra, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Khi thị trường tài chính tiền tệ phát triển, chứng khoán Nhà nước còn là một công cụ cơ bản đối với lĩnh vực điều tiết tiền tệ thông qua hoạt động thị trường mở, là tài sản đảm bảo an toàn đối với các đối với các trung gian tài chính không chỉ tối đa hoá việc sử dụng nguồn vốn khả dụng, mà còn đảm bảo được tính thanh khoản trong một môi trường kinh doanh biến động không ngừng.
1.1.3.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về xoá bao cấp trong đầu tư và phát triển kinh tế xã hội đất nước
Mở rộng và phát triển vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chủ trương xoá bao cấp trong đầu tư của Đảng đã được chú trọng trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm “kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá với các chính sách kinh tế - tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh” và tiến hành tách chức năng thực hiện chính sách với chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Từ năm 2000 trở đi, vốn ĐTPT từ Ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát trực tiếp cho những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Còn đối với những dự án đầu tư, những công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhưng lại chưa có đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh tự do mà Nhà nước vẫn cần thiết phải nắm giữ hoặc dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội gián tiếp cao mà chỉ có khả năng thu hồi được một phần vốn đầu tư thì Nhà nước thông qua hình thức cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư. Đặc biệt, đối với những chương trình mang tính xã hội nếu được hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT sẽ nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và đảm bảo công bằng thật sự được phát huy tốt nhất.
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ hữu hiệu để thực hiện chủ trương xoá dần bao cấp trong đầu tư được thể hiện :
Một là, giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của Nhà nước
Trước năm 1996, khi Luật Ngân sách Nhà nước chưa ra đời ở nước ta, việc đầu tư trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp là một trong những hình thức bao cấp trong đầu tư. Do việc cấp phát không hoàn lại để đầu tư dự án dẫn đến việc các doanh nghiệp, dân cư thường trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, không chú trọng tìm kiếm giải pháp kinh doanh hữu hiệu. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Sự bao cấp trong đầu tư là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không cho không mà người sử dụng phải đảm bảo hoàn trả được vốn vay (cả gốc và lãi). Chủ đầu tư phải tính toán kỹ hiệu quả trước khi đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm và còn phải hoàn trả lại cho Nhà nước.
Hai là, tạo lập tư duy kinh doanh và phát huy nội lực
Chính việc phải hoàn trả vốn vay trong thời hạn vay vốn làm cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phải “tư duy”, “động não”, “suy tính” để hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn trả được vốn vay. Các chủ đầu tư luôn phải tính toán hiệu quả kinh tế sử dụng vốn, không trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Đây chính là động lực mạnh mẽ tạo nên một tư duy làm ăn hiệu quả, nó cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc động viên nguồn nhân lực, trí tuệ toàn dân tham gia phát huy nội lực cho công cuộc xây dựng đất nước.
Ba là, tín dụng ĐTPT phục vụ sự quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô
Thông qua vốn tín dụng ĐTPT, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực nhất định theo ý đồ, chủ trương chiến lược của mình. Bên cạnh các công cụ kinh tế khác như chính sách đất đai, thuế, chính sách tiền tệ... vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ đắc lực, trực tiếp, rất hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, Nhà nước khuyến khích huy động các nguồn lực trong xã hội, trong từng vùng cho ĐTPT.
Bốn là, tín dụng ĐTPT không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội
Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn nhằm khuyến khích phát triển các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Khi các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hoạt động thực sự theo cơ chế thị trường, hạch toán kinh tế độc lập, cho vay theo lãi suất thương mại thì nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua vốn tín dụng ĐTPT, những vùng, những ngành kinh tế cần khuyến khích đầu tư sẽ khó có điều kiện tiếp cận được với tín dụng thương mại. Thực tế trong giai đoạn 1991 – 2006, số vốn tín dụng của Nhà nước đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã đạt trên 40% tổng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn giải quyết các vấn đề xã hội khác thông qua các chương trình kinh tế như: Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, trồng mới 5 triệu ha rừng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...
1.1.3.3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Qua hơn 15 năm đổi mới cơ chế điều hành nguồn vốn tín dụng ĐTPT, chính sách và cơ chế tín dụng ĐTPT đã tạo ra được nhận thức mới, phương pháp mới, cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển theo hướng CNH-HĐH. Đầu tư bằng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần tăng trưởng đáng kể năng lực sản xuất của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Giai đoạn 1991 -2006 vốn tín dụng ĐTPT chủ yếu tập trung cho các ngành công nghiệp trọng điểm như: điện, than, xi măng, thép, dệt may, da giày, hoá chất, cơ khí điện tử, đóng tàu... Trong giai đoạn này, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cùng với các nguồn vốn khác đầu tư vào ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho ngành công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung vào ngành công nghiệp đã làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp đóng góp trong GDP tăng đáng kể từ 22,67% (năm 1990) lên 28,76% (năm 1995), 36,73% (năm 2000), 41,02% (năm 2005) và 41,56% (năm 2006) [41].
Ngoài việc đầu tư vào ngành công nghiệp, một lượng vốn đáng kể của nguồn vốn tín dụng ĐTPT được tập trung đầu tư vào ngành chế biến. Nhiều cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu, chế biến chè, cà phê, các nhà máy đường và nhiều nhà máy chế biến hàng nông sản khác vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã tạo bước đi ban đầu vững chắc cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.
Song song với chủ trương tập trung phát triển ngành công nghiệp, một lượng vốn đáng kể từ nguồn tín dụn