Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã
hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu
vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì thế quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của
nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín
dụng chứng từ.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng
từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch
tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có kiến thức sâu khi
tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia.
Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) đã trở nên gần gủi, gắn kết với khách hàng bằng chiến lược sản phẩm dịch
vụ đa dạng, phong phú và chất lượng phục vụ cao. Trong đó, cũng cần kể đến dịch
vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, luận văn : “ Nâng cao hiệu quả Thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á
Châu ” sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP
Á Châu.
87 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lời mở đầu
******
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã
hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu
vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì thế quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của
nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín
dụng chứng từ.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có nhi ều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng
từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch
tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có kiến thức sâu khi
tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia.
Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) đã trở nên gần gủi, gắn kết với khách hàng bằng chiến lược sản phẩm dịch
vụ đa dạng, phong phú và chất lượng phục vụ cao. Trong đó, cũng cần kể đến dịch
vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, luận văn : “ Nâng cao hiệu quả Thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á
Châu ” sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP
Á Châu.
Mục đích nghiên cứu
Qua tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP Á Châu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
2
TMCP Á Châu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào hai vấn đề :
- Nghiên cứu tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Nghiên cứu thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
ngân hàng TMCP Á Châu.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu về hoạt động ngân hàng và thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng từ các cơ quan, ban ngành, từ các báo cáo của
Ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm 2008 – 2010.
- Tham khảo các tài liệu, tạp chí, các quy định trong hệ thống ngân hàng để phục vụ
cho việc nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đánh giá để nêu ra những
thành tích đạt được và những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín
dụng chứng từ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
tại ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn dựa trên tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
của ngân hàng TMCP Á Châu, đưa ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những ý
kiến phù hợp với ngân hàng trong thực tế. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm ba chương :
- Chương 1 : Tổng quan về Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Chương 3 : Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái quát về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (D/C)
1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ :
1.1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế:
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh v ực như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa,…trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại
thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian
giữa các bên.
Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa v ụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh
tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan.
Có thể nói : thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Nó có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong thương mại quốc tế,
không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng
trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với mạng lưới chi
nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Vì vậy, thanh toán quốc
tế ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng của mình.
4
1.1.1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) là một sự thỏa
thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu
của khách hàng (người xin mở thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người
thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Bản chất pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) :
Thực tế, phương thức thanh toán đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập
khẩu sang ngân hàng đảm bảo nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền an toàn,
nhanh chóng, khi đó nhà nhập khẩu sẽ được ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và
nhận hàng. Vì vậy ở một mức độ nhất định, phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ là phương thức thanh toán cân bằng lợi ích của cả hai bên xuất
khẩu và nhập khẩu nên có thể cho là khá an toàn trong hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế.
+ Thư tín dụng độc lập với hợp đồng : thư tín dụng được hình thành trên
cơ sở hợp đồng nhưng khi phát hành nó lại độc lập với hợp đồng, và các ngân
hàng tham gia chỉ hành động theo quy định thư tín dụng . Theo điều 4 của UCP
600 :”Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là giao dịch riêng biệt
với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng
chứng từ. Các ngân hàng không liên quan hay bị ràng buộc ngay cả khi thư tín
dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.”
+ Phương thức thanh toán tín dụng chứn từ là một kiểu mua bán chứng từ
: điều 5 UCP 600 : “các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không
bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên
quan.”.Như vậy ngân hàng có nghĩa v ụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ
xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản,
điều kiện của thư tín dụng, ngân hàng không được phép lấy lý do là ngư ời mua
không nhận được hàng mà từ chối thanh toán nếu chứng từ người xuất khẩu phù
5
hợp với điều khoản, điều kiện của thư tín dụng.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thư tín dụng (L/C) :
Thư tín dụng là văn bản do ngân hàng lập ra, là căn cứ pháp lý để ngân hàng
quyết định việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu/ bộ chứng từ, là
cơ sở để người thụ hưởng lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng. Vì vậy, thư tín
dụng (L/C) là một văn bản pháp lí quan trọng đối với hình thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ D/C. Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau :
- Dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành và người mở : khi
nhận được yêu cầu từ người mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa người mở và người thụ hưởng để quyết định việc chấp nhận
hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mở thông qua các quy định
về mở L/C của ngân hàng.
-. Dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng :
L/C là cam kết đơn phương của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho
người thụ hưởng. Do đó, khi phát hành L/C thì có giá trị ràng buộc ngân hàng
phát hành. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi đến ngân hàng
phát hành hay ngân hàng được chỉ định để thanh toán.
- Thư tín dụng lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có tính
độc lập so với hợp đồng mua bán. Sau khi đã phát hành L/C, ngân hàng phát
hành chỉ bị ràng buộc bởi L/C đã phát hành, thậm chí ngay cả L/C có dẫn chiếu
đến hợp đồng mua bán đó. Trong quá trình thanh toán, ngân hàng phát hành ch ỉ
dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình mà không cần phải dựa
vào thực tế giao nhận hàng hóa, tên hàng, số lượng, chất lượng...Nếu xảy ra rủi
ro trong quá trình giao nhận hàng hóa thì hai bên mua bán sẽ tự giải quyết, ngân
hàng phát hành không có trách nhiệm về hàng hóa đó.
6
1.1.3. Phân loại :
Hiện nay, L/C được sử dụng cơ bản nhất dưới các loại sau :
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm, L/C được phân loại như sau :
- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : là L/C mà người mở có quyền yêu
cầu ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không
cần có sự chấp thuận hay thông báo trước của người thụ hưởng. Trong đó, lệnh
sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị khi hàng
chưa được giao. Thực tế, L/C có thể hủy ngang thường không đảm bảo quyền
lợi của người thụ hưởng vì họ có thể bị rủi ro do ngân hàng phát hành đơn
phương hủy ngang L/C đã phát hành. Do đó, lo ại L/C này rất ít được sử dụng
trong thực tế.
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : là loại L/C mà sau khi đã mở
và người thụ hưởng đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi,
bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thỏa thuận
khác của các bên tham gia. Nếu như L/C có thể hủy ngang nói lên khả năng đơn
phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực không cần sự đồng ý của các bên thì L/C
không hủy ngang không cho phép bên nào đơn phương hủy bỏ hay sửa đổi. Đây
là loại hình đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng nên được sử dụng rất rộng
rãi trên thế giới.
- L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC) : là loại
L/C không thể hủy bỏ, được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành, người bán có thể ký phát hối phiếu đòi tiền
ngân hàng xác nhận. Quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo chắc chắn
vì cả ngân hàng phát hành và xác nhận đều cam kết thanh toán khi bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C.
- L/C không thể hủy ngang không có xác nhận (UnConfirmed Irrevocable
L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ, được thông báo qua ngân hàng khác và
không có sự cam kết nào về phía ngân hàng phát hành.
- L/C không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) là
7
loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã đư ợc trả tiền thì ngân hàng phát hành
không có quyền được đòi tiền người hưởng lợi trong bất cứ trường hợp nào.
- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không hủy ngang, trong đó
người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực
hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi
thứ hai.
- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C mà sau khi nhận được L/C do
người mở mở cho mình, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng
đúng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội
dung gần giống như nội dung ban đầu. L/C giáp lưng là một L/C biệt lập được
mở trên cơ sở của L/C gốc còn gọi là L/C thứ hai trên cơ sở L/C thứ nhất. L/C
giáp lưng cũng đư ợc dùng trong mua bán trung gian như L/C chuyển nhượng.
Điều khác nhau giữa L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng là ngân hàng phát
hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ
theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc.
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử
dụng hết giá trị của nó hay đã hết hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp
tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi
tổng giá trị hợp đồng các bên được thực hiện. L/C tuần hoàn có 2 loại:
+ Tuần hoàn có tích lũy : số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần
giao hàng kế tiếp.
+ Tuần hoàn không tích lũy: nh ững khoản tiền từng phần không được sử
dụng sau khi đã hết hạn hiệu lực.
L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn
hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (đối với các hợp
đồng giao hàng nhiều lần).
- L/C dự phòng (Standby L/C) : là loại L/C được mở ra để bảo vệ quyền lợi của
nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C , tiền đặt cọc
hoặc tiền ứng trước, nhưng lại không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn
8
thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với nhà nhập khẩu sẽ hoàn
trả lại số tiền đã đ ặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập
khẩu.Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện
khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi
phạm thì L/C không đư ợc thực hiện. L/C dự phòng được xem là phương tiện
thanh toán thứ yếu, chỉ là đảm bảo cho người thụ hưởng L/C trong trường hợp
nghĩa vụ không được thực hiện. Do đó, L/C dự phòng được sử dụng như một
hình thức bảo lãnh trong phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại,
tài chính.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C) : là loại L/C không thể hủy ngang, chỉ bắt đầu
có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở ra. Trong L/C ban đầu thường
phải ghi ‘L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng
với nó để cho người mở L/C này hưởng” và L/C đối ứng phải ghi “ L/C này đối
ứng với L/C số…mở ngày...tại ngân hàng…” và thông báo cho người hưởng lợi
biết. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. L/C này được sử
dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu, khi cả hai bên
đều là người mua người bán của nhau.
- L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại L/C mà ngân hàng phát hành
cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng
hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo đúng L/C đã m ở. Khoản ứng
trước này sẽ được khấu trừ vào tiền thanh toán bộ chứng từ.
Căn cứ vào thời điểm thanh toán L/C được phân loại như sau :
- L/C trả chậm (Acceptance/Deffered Payment L/C ): là loại L/C không thể
hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết
với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C tại một hay những
thời điểm xác định trong tương lai, những thời điểm này được xác định cụ thể
trong L/C.
- L/C trả ngay (At sight Payment L/C) : người thụ hưởng sẽ nhận được khoản
9
thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với điều khoản, điều kiện
của L/C.
1.1.4. Nội dung chủ yếu của L/C:
- Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C :
+ Số hiệu (L/C Number) :mỗi L/C đều có số hiệu riêng do ngân hàng phát
hành cấp, để các bên tham gia trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C nhằm
tạo thuận lợi trong trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan.
+ Địa điểm mở L/C (Place of issue) : là nơi mà ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người thụ hưởng và có ý nghĩa quan tr ọng trong việc lựa chọn luật
pháp áp dụng để giải quyết những bất đồng xảy ra.
+ Ngày mở L/C (Date of issue): là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của
ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở chính thức chấp
nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của
L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có thực hiện
việc mở L/C đúng hạn không.
- Loại thư tín dụng (Form of L/C): là điều khoản quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán của L/C vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung khác nhau.
- Tên, địa chỉ các bên liên quan đến L/C (Name/ Address of parties) : người
mở, người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và các ngân hàng khác như : ngân hàng
thông báo, ngân hàng xuất trình, ngân hàng xác nhận...
- Số tiền của L/C (Amount of L/C): được ghi bằng số và chữ và phải thống
nhất với nhau, đơn vị tiền tệ chính xác, trị giá L/C phản ánh trị giá lô hàng giao
theo hợp đồng, dung sai số tiền...
- Thời hạn hiệu lực (Expired Period): là thời hạn mà ngân hàng phát hành
cam kết sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp
trong thời hạn đó.Thời hạn này bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực
- Thời hạn xuất trình (Period for presentation): là khoảng thời gian người thụ
hưởng được sử dụng để hoàn tất bộ chứng từ và gửi đi cho người mua thanh toán,
thường được tính cụ thể là một số ngày nhất định sau ngày giao hàng.
10
- Thời hạn trả tiền (Period for payment): có thể nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C nếu là L/C trả ngay hoặc nằm ngoài thời hạn L/C nếu là L/C trả chậm,
nhưng những hối phiếu đòi tiền có kỳ hạn vẫn phải xuất trình cho ngân hàng trong
thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng (Shipment Period) : cũng được quy định rõ trong L/C
và do hợp đồng mua bán quy định, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C và không được trùng với thời hạn hiệu lực của L/C, ngày mở L/C phải
trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng vào ngày giao hàng.
- Mô tả hàng hóa (Description of goods) : tên hàng hóa, số lượng, trọng
lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, bao bì, kí hiệu...cũng được quy định cụ thể
trong L/C.
- Vận tải giao nhận hàng hóa : các điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF,
C&F…) nơi gửi hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng cũng được quy định cụ thể
trong L/C.
- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents) : đây
là nội dung then chốt chứng minh rằng người xuất khẩu đã hoàn thành đầy đủ nghĩa
vụ giao hàng và làm theo đúng như điều kiện của L/C. Đó là căn cứ quan trọng để
yêu cầu ngân hàng mở L/C thanh toán tiền hàng. Do đó, yêu cầu khắt khe của việc
thực hiện thanh toán bằng phương thức này là sự phù hợp hoàn toàn của các chứng
từ với tất cả các điều kiện của L/C. Chứng từ phải thỏa 3 yêu cầu : số loại, lượng
chứng từ và yêu cầu về việc ký phát chứng từ đó như thế nào. Thông thường bộ
chứng từ bao gồm :
+ Hối phiếu (Drafts)
+ Hóa đơn (Invoice)
+ Chứng từ vận tải (Transport documents)
+ Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Document)
+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
+ Bản khai đóng gói hàng (Packing List)
+ Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of Weight/Quantity)
11
+ Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
+ Giấy chứng nhận phân tích…(Certificate of Anlysis)
Và một số chứng từ khác do hai bên người mở và người thụ hưởng quy
định như :chứng nhận giao hàng, chứng nhận chuyển giao chứng từ,…
- Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C : là điều khoản ràng buộc trách
nhiệm của ngân hàng mở L/C.
- Những điều khoản đặc biệt khác : cho phép đòi tiền bằng điện, địa chỉ
nhận chứng từ, phí, quy cách đóng gói…Tuy nhiên, thực tế cho thấy không nên
đưa quá nhiều điều khoản phụ vào L/C để tránh hiểu nhầm, không rõ ràng.
- Chữ kí trên L/C hay mã hóa : L/C phải được ký vì là cam kết trả tiền của
ngân hàng phát hành, nếu L/C được mở và gửi cho người xuất khẩu bằng thư thì
người ký nó phải là người đại diện ngân hàng hay được ủy quyền và được gửi đến
các ngân hàng có liên quan, nếu L/C được gửi bằng điện swift, telex thì L/C phải
có mã hóa đúng như quy định của hai bên.