Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tếquốc tếtrởthành xu thếcủa thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽtrên nhiều lĩnh vực. Luồng gió này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một sức sống mới. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳcó hiệu lực từ ngày 10/12/2001 trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tựdo (AFTA) và tiến tới gia nhập Tổchức Thương mại thếgiới WTO. Đây là những bước đi đúng đắn và quan trọng làm nền tảng cho việc tạo dựng vịthếcủa nước ta trên trường quốc tế. Hòa nhịp chung cùng đất nước, các Ngân hàng Việt Nam đứng trước yêu cầu hội nhập cộng đồng tài chính khu vực. Điều này tạo ra nhiều cơhội cho các ngân hàng trong nước tiếp cận phương thức quản lý mới, tăng nguồn lực, đổi mới công nghệvà mởrộng thịtrường trên cơsởkếthừa thành tựu từcác ngân hàng lớn.Mặt khác cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn cho các NHTM khi các ngân hàng đa quốc gia đầy tiềm lực xuất hiện ngay tại sân chơi của mình, nhất là khi các rào cản vềdịch vụtài chính được hoàn toàn dỡbỏtheo các cam kết hội nhập. Trong một sân chơi đông đúc và cân bằng nhưthế, kẻmạnh sẽlà người chiến thắng. Cơhội được chia sẻ đồng đều cho tất cảcác NHTM . Chính vì vậy, trước sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên thịtrường nội địa và cuộc tìm kiếm chỗ đứng trên thịtrường quốc tế, việc tìm và phát huy những lợi thếcạnh tranh đã thật sựtrởthành vấn đềcấp bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệthống NHTM nước ta nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương nói riêng . Là một người đang công tác trong Ngân hàng Ngoại Thương, với mong muốn NHNT ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luân văn Thạc sĩKinh tếvới đềtài: “NÂNG CAO KHẢNĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ”.

pdf78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MUÏC LUÏC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 Vị trí, vai trò của khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ở nước ta .................. 1 1.2 Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức 2 1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh .............................................................................................. 2 1.2.2 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh .......................................................... 2 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ........................... 3 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ................................ 4 1.4 Khả năng cạnh tranh của các NHTM nước ta và hội nhập tài chính quốc tế....................... 6 1.4.1 Các Ngân hàng Việt Nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu ......................................................................................................................... 6 1.4.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ tài chính trong quá trình toàn cầu hóa ......................... 7 1.4.3 Hoạt động của NHTM trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính ................... 8 1.4.3.1 Quy mô của các ngân hàng ngày càng lớn mạnh .............................................. 8 1.4.3.2 Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển ....................................................... 8 1.4.3.3 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng ........................................ 8 1.4.3.4 Rủi ro gia tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng giảm .................................. 9 1.5 Tác động của hội nhập đối với khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam......... 9 1.5.1 Những lợi ích................................................................................................................ 9 1.5.2 Những thách thức và rủi ro .......................................................................................... 10 1.6 Hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .................................................................... 11 1.6.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.............................................. 11 1.6.2 Quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam............... 11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNT VN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 Phân tích và đánh giá thực trạng của NHNT Việt Nam ....................................................... 18 2.1.1 Sơ đồ tổ chức, yếu tố con người và trình độ quản lý của NHNT Việt Nam ................. 18 2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................... 18 2.1.1.2 Yếu tố con người.................................................................................................. 20 2.1.1.3 Trình độ quản lý .................................................................................................. 20 2.1.2 Qui mô vốn điều lệ và vốn tự có................................................................................... 21 2.1.3 Chất lượng Tài sản Có ................................................................................................. 22 2.1.4. Phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng ....................................................... 22 2.1.5 Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng của NHNT ..................................... 23 2.1.5.1 Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 23 2.1.5.2 Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng ............................................................... 24 2.1.5.3 Thanh toán quốc tế ............................................................................................. 26 2.1.5.4 Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại ............................. 26 2.1.6 Hiệu quả kinh tế-xã hội ................................................................................................ 27 2.1.6.1 Hiệu quả kinh tế................................................................................................... 27 2.1.6.2 Hiệu quả xã hội ...............................................................................................28 2.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của NHNT VN trên thị trường kinh doanh tiền tệ ............. 29 2.2.1 Thực trạng trong cạnh tranh kinh doanh của các NHTM Việt Nam ........................... 29 2.2.1.1 Cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng ............................. 29 2.2.1.2 Cạnh tranh về giá cả của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.................................... 31 2.2.1.3 Cạnh tranh về công nghệ ngân hàng .................................................................. 32 Trang 2 2.2.1.4 Cạnh tranh khách hàng ...................................................................................... 33 2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 34 2.2.2.1 Các đối thủ là các NHTM trong nước ................................................................ 34 2.2.2.2 Đối thủ là các ngân hàng khác trên thế giới .................................................39 2.3 Đánh giá vị thế NHNT VN trong hệ thống NHTM trong nước và trong khu vực............... 40 2.3.1 Điểm mạnh của NHNT Việt Nam ................................................................................ 40 2.3.2. Điểm yếu kém , tồn tại của NHNT Việt Nam ............................................................. 40 2.3.3 Đánh giá về vị thế và khả năng cạnh tranh của NHNT Việt Nam .............................. 41 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNT VN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 Tính cấp bách của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của NHNT Việt Nam ........................ 43 3.2 Định hướng phát triển kinh doanh của NHNT Việt Nam..................................................... 43 3.2.1 Giải quyết căn bản nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính ................................ 43 3.2.2 Cơ cấu lại tổ chức, nâng cao năng lực điều hành ....................................................... 44 3.2.3 Duy trì vai trò chủ đạo của NHNT Việt Nam tại Việt Nam ......................................... 44 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.................................................................................................................. 45 3.3.1 Nhóm các giải pháp khắc phục nguyên nhân nội tại của NHNT VN........................... 45 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý phù hợp với hệ thống NH quốc tế ............ 45 3.3.1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 47 3.3.1.3 Phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động để trở thành một tập đoàn tài chính đa năng.............................................................................................................................. 49 3.3.1.4 Áp dụng mọi giải pháp để tăng vốn điều lệ, vốn tự có ........................................ 50 3.3.1.5 Xử lý và ngăn ngừa phát sinh nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng Tài sản có ................................................................................................................................................. 50 3.3.1.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng..................................................................... 51 3.3.2 Nhóm các giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hướng về khách hàng.... 53 3.3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn ....................................................................... 53 3.3.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng......................................... 54 3.3.2.3 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp ..................................................... 55 3.3.3 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu NHNT VN trong nước cũng như trên thế giới......................................................................................................................................... 55 3.3.3.1 Tạo dựng hình ảnh của Vietcombank.................................................................. 56 3.3.3.2 Chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu ........................ 58 3.4 Kiến nghị với các cơ quan chức năng ................................................................................. 60 3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, các bộ, ngành chức năng .............................................. 60 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 62 Trang 3 LÔØI MÔÛ ÑAÀU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Luồng gió này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một sức sống mới. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đây là những bước đi đúng đắn và quan trọng làm nền tảng cho việc tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hòa nhịp chung cùng đất nước, các Ngân hàng Việt Nam đứng trước yêu cầu hội nhập cộng đồng tài chính khu vực. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước tiếp cận phương thức quản lý mới, tăng nguồn lực, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường trên cơ sở kế thừa thành tựu từ các ngân hàng lớn.Mặt khác cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn cho các NHTM khi các ngân hàng đa quốc gia đầy tiềm lực xuất hiện ngay tại sân chơi của mình, nhất là khi các rào cản về dịch vụ tài chính được hoàn toàn dỡ bỏ theo các cam kết hội nhập. Trong một sân chơi đông đúc và cân bằng như thế, kẻ mạnh sẽ là người chiến thắng. Cơ hội được chia sẻ đồng đều cho tất cả các NHTM . Chính vì vậy, trước sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa và cuộc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế, việc tìm và phát huy những lợi thế cạnh tranh đã thật sự trở thành vấn đề cấp bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệ thống NHTM nước ta nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương nói riêng . Là một người đang công tác trong Ngân hàng Ngoại Thương, với mong muốn NHNT ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luân văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu hoạt động của hệ thống NHNT trong mối quan hệ tương tác với toàn bộ các NHTM trên phạm vi cả nước và trên thế giới. Trang 4 Các nhóm đề xuất được cân nhắc và trình bày mang tính định hướng ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô. 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. Giúp NHNT hình dung các vấn đề cấp bách đặt ra trước bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính và hội nhập quốc tế, thực tiễn hoạt động của NHNT Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp NHNT Việt Nam củng cố và nâng cao hiệu quả để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và các NH nưóc ngoài. 4. Phương pháp luận Để làm rõ những nội dung trong luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, khái quát, lịch sử, cụ thể, thu thập và xử lý dữ liệu cũng như phân tích các xu thế trong cách trình bày của mình. 5. Nội dung kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 61 trang…Nguồn số liệu trong luận văn được lấy từ báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của các NHTM, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tạp chí tài chính tiền tệ, Internet… Nội dung kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng . Chương II: Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trang 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. Vị trí, vai trò của khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ở nước ta. Hệ thống tài chính ngân hàng của bất kì một quốc gia nào đều chiếm một vị trí hàng đầu và có vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia đó - hệ thống ngân hàng có thể ví như là xương sống để phát triển các ngành kinh tế khác. Tại bất kỳ quốc gia nào có ngành ngân hàng phát triển cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác liên quan. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng nói riêng mà còn có ý nghĩa với toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, theo tinh thần Nghị quyết 07- NQ/ TW của Bộ Chính Trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức , có uy tín với khách hàng, hoạt động có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của các NH tại VN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển của ngành ngân hàng. Việc nhận thức đúng tầm quan trọng của cạnh tranh trong kinh doanh cũng như việc nhận thức đúng vị thế cạnh tranh của các NH VN càng thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển. Mặc dù đã được Nhà nước xem như một vấn đề cấp bách cần giải quyết và dù công cuộc cải cách kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây đạt được nhiều tiến bộ được quốc tế công nhận nhưng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành NH tại VN vẫn bị đánh giá là chậm so với việc đổi mới của nền kinh tế. Điều đó được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của Hệ thống Tài chính-Ngân hàng còn quá thấp so với Thế giới cũng như trong khu vực (đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng ở VN năm 2000, trong 59 nước được xếp hạng thì VN đứng thứ 58, chỉ trên có Indonexia) [Trích bài viết của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh - Vụ Chính sách Tiền tệ - NHNN năm 2003 trong Hội thảo Khoa học tại Hà Nội]. Nhận định này dựa trên cơ sở xem xét một số tiêu chí đánh giá mức độ, qui mô phát triển và năng lực chu chuyển vốn của hệ thống ngân hàng. Trang 6 Việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng hiện nay là rất khó khăn, đó là do: nhận thức của con người về cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng còn thấp và tiềm lực ngành NH của chúng ta còn yếu so với các NH trong khu vực. Đây có thể nói là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập. 1.2. Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức. 1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh. “Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế”. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn. Nhìn chung khi xét đến tính cạnh tranh của một doanh nghiệp ta cần phải xét đến tiềm năng sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa hay sản phẩm dịch vụ nào đó ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không cần đến các yếu tố trợ giúp. 1.2.2 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc có thể huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các vấn đề như: -Nguồn gốc sự khác biệt: So với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có gì vượt trội hơn về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối. -Doanh nghiệp có thế mạnh gì về cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị kỹ thuật. -Khả năng phát triển sản phẩm mới, đổi mới dây chuyền công nghệ, hệ thống phân phối. -Chất lượng sản phẩm. -Khả năng đối ngoại: khả năng liên doanh với các doanh nghiệp khác hoặc liên doanh với nước ngoài, hoặc sử dụng sự trợ giúp của các tổ chức trong cạnh tranh. Trang 7 -Khả năng tài chính: Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí, huy động vốn và thanh toán các nghĩa vụ tài chính. -Sự thích nghi của tổ chức: Tổ chức của doanh nghiệp có mềm dẻo để thích ứng với sự thay đổi của môi trường không? Hệ thống quyền lực lãnh đạo và tổ chức hành chính có thích hợp với các qui tắc trong lĩnh vực hoạt động không? -Khả năng tiếp thị: Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc cố gắng cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách tập trung thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ và phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam ít khi nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung vào khách hàng và tiếp thị sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp gần như hoàn toàn thụ động trong tiếp cận thị trường và định hướng chiến lược khách hàng. 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo Micheal Porter thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố : (1) Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người: chất lượng, kỹ năng; các yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường; các yếu tố về vốn. Các yếu tố này có thể chia thành 2 loại: một là các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động; hai là các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động có trình độ cao… Trong đó, yếu tố thứ hai có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng quyết định những lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định, phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức. (2) Nhu cầu của khách hàng: đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu của khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh. (3) Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin…Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày. Trang 8 (4) Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh : sự phát triển các hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong 4 yếu tố trên, yếu tố (1) và (4) được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu tố (2) và (3) là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra
Tài liệu liên quan