Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và
đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Tại
các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn
tại các quốc gia đang phát triển, con số này lên tới 25%-30%.
Tuy nhiên ở Việt Nam, Logistics vẫn là một ngành còn khá mới mẻ, các công
ty Logistic phần lớn mới chỉ kinh doanh nhỏ lẻ một vài hoạt động trong tổng thể
chuỗi Logistics phức tạp.
Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất đã chú trọng hơn nhiều đến
các vấn đề về chuỗi cung ứng nên ngành Logistic cũng đã được đầu tư và có những
bước tiến mạnh mẽ.
Cùng xu hướng mở cửa nền kinh tế, công tác xúc tiến thương mại cũng đã phát
triển rất mạnh trong thời gian qua. Đi liền với xu hướng đó là sự tăng trưởng cả về
số lượng và chất lượng các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức ở Việt Nam trong những
năm gần đây và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng kinh
tế năm 2007-2009. Có được điều đó là do Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền được
đánh giá là điểm nóng đầu tư nước ngoài, là thị trường béo bở với các nhà đầu tư
nhạy bén với thời cuộc. Thêm vào đó, hàng hoá tham gia vào các hội chợ, triển lãm
có những yêu cầu đặc biệt hơn hàng hoá thông thường như thời hạn triển lãm, thủ
tục hành chính phức tạp, những yêu cầu khắt khe trong vận chuyển, lưu kho, đã
làm cho lĩnh vực này gần như trở thành phân khúc cao cấp trong thị trường
Logistics, có khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi trình độ chuyên
nghiệp, uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ.
Trước tình hình kinh doanh ngày càng cạnh trang khốc liệt và yêu cầu ngày
càng cao từ phía khách hàng đã đòi hỏi các công ty kinh doanh Logistics nói chung
và lĩnh vực Logistics hội chợ, triển lãm nói riêng tất yếu cần có những chiến lược
phát triển rõ ràng cùng với những giải pháp kịp thời để nâng cao khẳ năng cạnh
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
2
tranh của mình. Đó chính là sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài mà tác giả thực sự
muốn đi sâu nghiên cứu
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO DỊCH VỤ LOGISTICS HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA
CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ NGỌC HẰNG
Sinh viên thực hiện : KIM NGỌC THÀNH
MSSV:506401291 Lớp: 06VQT2
TP. Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CAM ĐOAN
í ẫ ỉ õ ồ
Hồ C í M , 18 04, 2011
K N
LỜI CẢM ƠN
S ầ 5 ổ , “ G i â
ạ L ủ NHH
M & DV V K N ” ầ N ắ
ì ủ â , e í ấ ừ í
ờ , ầ , ì ạ è
C e ầ ờ Đạ H Kỹ C N HCM
ạ ữ ý e ì
Đặ , e ỏ ờ â â ắ ạ Sĩ: L
N H , ờ ì ớ ẫ e ì
X ấ ạ è , ì
i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
Danh mục các từ viết tắt: ......................................................................................... iv
Danh mục các bảng: .................................................................................................. v
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh: .................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU: ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ....................................................................... 3
1.1 Tổng quan về Logistics: ................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics: ............................................................ 3
1.1.2 Phân loại Logistics: ................................................................................... 4
1.1.3 Nội dung của logistics: .............................................................................. 5
1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
lĩnh vực Logistics hội chợ triển lãm: ....................................................................... 7
1.2.1 Môi trường vĩ mô: ..................................................................................... 7
1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: ...................................................... 13
1.3 Đánh giá chung: .......................................................................................... 18
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI .......... 20
2.1 Tổng quan về công ty: ................................................................................. 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................. 20
ii
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: ...................................................... 20
2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty: .......................................................... 22
2.1.4 Bộ máy tổ chức: ...................................................................................... 22
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây: .................................... 24
2.2 Tổng quan về ngành Logistics cho hội chợ triển lãm: ............................ 26
2.2.1 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ triển lãm trên thế giới và đặc
trưng riêng của ngành Logistics hội chợ triển lãm quốc tế ở Việt Nam: .................. 26
2.2.2 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ, triển lãm ở Việt Nam: ........
................................................................................................................................... 31
2.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM
& DV Tiếp Vận Kết Nối: ........................................................................................ 36
2.3.1 Môi trường vĩ mô: .................................................................................... 36
2.3.2 Môi trường vi mô: .................................................................................... 40
2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của
công ty: ..................................................................................................................... 48
2.4.1 Chất lượng................................................................................................ 48
2.4.2 Chi phí: .................................................................................................... 51
iii
2.4.3 Kả năng tài chính của công ty: ................................................................ 52
2.4.4 Nguồn nhân lực: ....................................................................................... 53
2.4.5 Truyền thông Marketing và thương hiệu: ............................................... 54
2.5 Nhận xét chung: ........................................................................................... 55
2.5.1: Ưu điểm: ................................................................................................. 55
2.5.2 Nhược điểm: ............................................................................................ 56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH
VỤ LOGISTICS HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV
TIẾP VẬN KẾT NỐI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ: ...................... 57
3.1 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ..... 57
3.1.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí: ................................ 57
3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: .................................................. 57
3.1.3 Giải pháp tài chính: .................................................................................. 59
3.1.4 Giải pháp nguồn nhân lực: ....................................................................... 59
3.15 Hoạt động Marketing: ............................................................................... 60
3.2 Những kiến nghị từ phía doanh nghiệp: ................................................... 61
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics: .......................................................... 61
3.2.2 Vấn đề thủ tục hành chính: ..................................................................... 62
3.2.3 Thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam: ................................................. 63
iv
KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 65
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................. 66
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1PL: First party Logistics
2PL: Second party Logistics
3PL: Thrd party Logistics
4PL: Fourth party Logistics
5PL: Fith party Logistics
PR: Public relation
REID: Radio frequency Identification
CRM:Costumer Relationship Management
VIFFAS: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Rào cản mức xâm nhập ngành .................................................... 15
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty 2008-2010 ...........
................................................................................................................................... 24
Bảng 2.2: Phân tích kinh doanh của công ty 2008- 2010 .. ........................ 25
Bảng 2.3: Bảng sao sánh các dịch vụ của công ty với đối thủ cạnh tranh ... 50
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực ................................................................ 52
vii
DANH MỤC CÁC
BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Số hiệu hình Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Trang
Hình 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................. 8
Sơ đồ 1: Mô hình 5 lực tác động hay cạnh tranh trực tiếp với doanh
nghiệp ......................................................................................... 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty ......................................................... 23
Biểu đồ 2.1: Thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế ........................ 25
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và
đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Tại
các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật,… Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn
tại các quốc gia đang phát triển, con số này lên tới 25%-30%.
Tuy nhiên ở Việt Nam, Logistics vẫn là một ngành còn khá mới mẻ, các công
ty Logistic phần lớn mới chỉ kinh doanh nhỏ lẻ một vài hoạt động trong tổng thể
chuỗi Logistics phức tạp.
Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất đã chú trọng hơn nhiều đến
các vấn đề về chuỗi cung ứng nên ngành Logistic cũng đã được đầu tư và có những
bước tiến mạnh mẽ.
Cùng xu hướng mở cửa nền kinh tế, công tác xúc tiến thương mại cũng đã phát
triển rất mạnh trong thời gian qua. Đi liền với xu hướng đó là sự tăng trưởng cả về
số lượng và chất lượng các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức ở Việt Nam trong những
năm gần đây và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng kinh
tế năm 2007-2009. Có được điều đó là do Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền được
đánh giá là điểm nóng đầu tư nước ngoài, là thị trường béo bở với các nhà đầu tư
nhạy bén với thời cuộc. Thêm vào đó, hàng hoá tham gia vào các hội chợ, triển lãm
có những yêu cầu đặc biệt hơn hàng hoá thông thường như thời hạn triển lãm, thủ
tục hành chính phức tạp, những yêu cầu khắt khe trong vận chuyển, lưu kho,…đã
làm cho lĩnh vực này gần như trở thành phân khúc cao cấp trong thị trường
Logistics, có khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi trình độ chuyên
nghiệp, uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ.
Trước tình hình kinh doanh ngày càng cạnh trang khốc liệt và yêu cầu ngày
càng cao từ phía khách hàng đã đòi hỏi các công ty kinh doanh Logistics nói chung
và lĩnh vực Logistics hội chợ, triển lãm nói riêng tất yếu cần có những chiến lược
phát triển rõ ràng cùng với những giải pháp kịp thời để nâng cao khẳ năng cạnh
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
2
tranh của mình. Đó chính là sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài mà tác giả thực sự
muốn đi sâu nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và dịch vụ Logistics, cùng với
những số liệu của công ty, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực Logistics cho hội chợ triển lãm ở Việt
Nam hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là sự phát triển của thị trường
Logistics cho hội chợ, triển lãm ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm.
4. Kết cấu đề tài:
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm
của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics hội
chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan về Logistics:
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics:
1.1.1.1 Khái niệm:
Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về Logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Nhưng
đúc rút lại từ những nhận định đó, xin đưa ra một định nghĩa được coi là đầy đủ
nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của hội đồng quản lý Logistics của
Hoa Kỳ ( LCM-Council of Logistics Management)
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình
lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm suất phát
đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của
khách hàng”.
Tại Việt Nam, theo quy định của luật thương mại, tại mục 4, điều 233 quy
định: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
1.1.1.2 Đặc điểm:
Logistics là một quá trình: điều đó có nghĩa Logistics không phải là một hoạt
động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác
động qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống
qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm
soát và hoàn thiện. Do đó Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào
cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
4
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên các yếu tố đầu vào cần
thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông
tin, bí quyết công nghệ.
Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn
đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ…ở
đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị
trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên, các
yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ đây nẩy sinh
vấn đề vận chuyển và lưu trữ.
1.1.2 Phân loại Logistics:
Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu theo hình thức tổ
chức hoạt động thì có các hình thức sau:
Logistics bên thứ nhất (1PL): chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và
thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân.
Logistics bên thứ hai (2PL): người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ
hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền
logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm để đáp ứng
nhu cầu của chủ hàng. Trong hình thức này, chưa tích hợp các hoạt
động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
Logistics bên thứ ba (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và
thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận. 3PL tích hợp các dịch
vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử
lý thông tin, trong dây chuyền cung cứng của khách hàng.
Logistics bên thứ tư (4PL): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp
(integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa
học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
5
hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình
logistics.
Logistics bên thứ năm (5PL): được nói tới trong lĩnh vực thương mại
điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở
nền tảng là thương mại điện tử.
Cũng có thể phân loại dịch vụ Logistics theo quá trình:
Logistics đầu vào (inbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng
các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả giá trị, thời gian và chi phí cho
quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (outbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời
gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (reverse Logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm
bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,...các yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở
về để tái chế hoặc xử lý. Logistics bao gồm bốn dòng chảy chính, dòng
chảy hàng hoá, nguyên liệu, dòng chảy thông tin, dòng chảy tài chính,
và dòng chảy chứng từ, tài liệu.Logistics hiện nay đã tiến lên một giai
đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng (supply chain).Tuy nhiên, tại
Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ
dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm
nhiệm vụ của người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder)
1.1.3. Nội dung của logistics:
Logistics ngày nay được nhắc đến là Logistics hợp nhất (Integrated Logistics)
với ý nghĩa là tổng hợp của tất cả những hoạt động Logistics cần thiết để đảm bảo
hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế nhất cho một tổ chức.
Vận tải: Không một công ty nào có thể tự cung cấp tất cả các dịch vụ mà công
ty cần. Do đó công ty dù lớn hay nhỏ cũng điều phải dựa vào môi trường bên ngoài
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
6
để tồn tại, để có nguyên vật liệu cần thiết duy trì hoạt động. Vận tải chính là cách
thức chuyên chở những nguyên liệu đó từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. Thông
qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chế biến tạo
thành sản phẩm cuối cung, và một lần nữa, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm
này tới tay người tiêu dùng. Do vậy vận tải chính là một yếu tố của Logistics, là
mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Logistics phải phối hợp
chặt chẽ với vận tải, dây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lý. Xác định lộ trình
vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và kiểm soát hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hoá bị hư hỏng, mất mát.
Lưu kho, dự trữ: quản trị dự trữ, lưu kho cũng là một bộ phận quan trọng trong
quản lý Logistics. Ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng
luôn cần phải tích luỹ một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm. Sự tích luỹ đó được gọi là dự trữ, trong quản lý dự trữ cần quan tâm đến mức
dự trữ tối ưu, là mức mà có thể tối thiểu hoá chi phí dự trữ nhưng vẫn phục vụ được
khách hàng với chất lượng tốt, không những giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút
thêm khách hàng mới.
Bộ phận sửa chữa và dự phòng: sửa chữa và dự phòng bao gồm tất cả các bộ
phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có yêu cầu. Quá
trình dự trù gồm có: xác định nhu cầu sửa chữa thay thế, xác định các bộ phận sửa
chữa thay thế, văn bản hoá những vấn đề xác định trên, tiến hành thực hiện sửa
chữa thay thế và bàn giao lại cho khách hàng. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến quá trình dự trù: khả năng xẩy ra hư hỏng cần sửa chữa, thay thế, và hậu quả
của việc hư hỏng đó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dự trù như: mức độ sẵn
có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối
tương quan với chi phí sản xuất.
Nhân sự và đào tạo: đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm cung
cấp, phù với tài liệu kỹ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng, với các thiết
bị hỗ trợ và kiểm tra. Bên cạnh đó, đào tạo trong Logistics là chương trình mà các
SVTH: Kim Ngọc Thành GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng
7
bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình và nội
dung thường liên quan đến các sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra.
Tài liệu kỹ thuật: tài liệu kỹ thuật tồn tại là để thực hiện chức năng thông tin,
tài liệu kỹ thuật do các nhân viên kỹ thuật soạn thảo. Trong Logistics tài liệu kỹ
thuật hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm, nhờ đó thoả mãn
nhu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của Logistics.
Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra: máy móc và thiết bị, dù là một bộ phận của quá
trình sản xuất hay là một sản phẩm cuối cùng do doanh nghiệp cung cấp đều cần
định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa. Những hoạt động như vậy được tiến hành
nhờ các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Các thiết bị này phải được lựa chọn và thiết kế
phù hợp với từng yêu cầu nh