Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng. Nói cách khác, đây là khâu trọng yếu trong hoạt động của
Đảng, đóng vai trò quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác cán
bộ được hợp thành bởi nhiều bước có tính chất liên hoàn, đan xen nhau như:
đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử
dụng cán bộ. Việc chuẩn bị đường lối chính trị, chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước ta không thể tách rời chiến lược cán bộ và xây dựng
quy hoạch cán bộ. Đường lối cán bộ có mục đích phù hợp với đường lối
chính trị và phải đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia.
Sinh thời, chủ tích Hồ Chí Minh đã từng ghi nhận: “Cán bộ là gốc của
mọi công việc Đặc biệt là trong hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí
Minh lại càng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài,
vừa hồng vừa chuyên để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kim chỉ nam
cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là
nhân tố vô cùng quan trọng của bộ máy Đảng, Nhà nước, Nhân dân, “là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành.
Tiếp thu tư tưởng đó, trong sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ
nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng một cách đồng bộ, toàn
diện; coi đây là một trong những vấn đề mấu chốt, là điều kiện quyết định
sự thành bại của cách mạng. Như vậy, công tác cán bộ có vị trí hết sức quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
74 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH HOÀNG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
A VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN XUÂN TRỌNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết luận nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN XUÂN TRỌNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chƣơng 1. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CẤP
ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH .................................................................. 6
1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán
bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh .................................................. 6
1.2. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức
cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh ......................................... 17
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỈNH BẮC NINH ................................................................................ 23
2.1. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những kết quả đạt được ................... 23
2.2. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế ................................................................................... 33
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY
ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH ................................................................. 43
3.1. Đổi mới nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác tổ chức
cán bộ ................................................................................................ 43
3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác tổ
chức cán bộ ....................................................................................... 47
KẾT LUẬN .......................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 64
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BHXH : Bảo hiểm xã hội
2. BHYT : Bảo hiểm y tế
3. HĐND : Hội đồng nhân dân
4. HĐLĐ : Hợp đồng lao động
5. HTCT : Hệ thống chính trị
6. UBND : Uỷ ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng. Nói cách khác, đây là khâu trọng yếu trong hoạt động của
Đảng, đóng vai trò quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác cán
bộ được hợp thành bởi nhiều bước có tính chất liên hoàn, đan xen nhau như:
đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử
dụng cán bộ. Việc chuẩn bị đường lối chính trị, chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước ta không thể tách rời chiến lược cán bộ và xây dựng
quy hoạch cán bộ. Đường lối cán bộ có mục đích phù hợp với đường lối
chính trị và phải đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia.
Sinh thời, chủ tích Hồ Chí Minh đã từng ghi nhận: “Cán bộ là gốc của
mọi công việc Đặc biệt là trong hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí
Minh lại càng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài,
vừa hồng vừa chuyên để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kim chỉ nam
cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là
nhân tố vô cùng quan trọng của bộ máy Đảng, Nhà nước, Nhân dân, “là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành.
Tiếp thu tư tưởng đó, trong sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ
nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng một cách đồng bộ, toàn
diện; coi đây là một trong những vấn đề mấu chốt, là điều kiện quyết định
sự thành bại của cách mạng. Như vậy, công tác cán bộ có vị trí hết sức quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
2
Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển sâu rộng, đạt được
những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa Việt Nam vững bước
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song thời cơ, nguy
cơ, thách thức luôn đan xen nhau trong một thế giới hội nhập phức tạp. Hơn
lúc nào hết, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước có vai trò
quan trọng cho sự ổn định, phát triển của đất nước và cả hệ thống chính trị.
Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải
nghiên cứu để có những giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Thấm nhuần tư tưởng đó, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng
thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ. Công tác tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội Bắc
Ninh bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn
chế này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thực tiễn
trên đòi hỏi các cấp ủy Đảng cần đổi mới nội dung và phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ để họ thực
sự phát huy vai trò, năng lực, tiên phong trong việc vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc
Ninh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác tổ chức cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng, vì thế nên trong những năm vừa qua đã có không ít các
công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác cán bộ cũng như các giải
pháp nhằm đổi mới, nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này.
3
Các công trình được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức và góc độ tiếp
cận. Có thể kể đến một số công trình như: cuốn sách “Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân
Sầm, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2002); cuốn sách “Công tác cán bộ trong
quân đội, quá trình hình thành và phát triển: Biên niên sự kiện và tư liệu
(1975 - 1990)” (của nhiều tác giả, Nxb Quân đội nhân dân, năm ...); cuốn
sách “Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 -
2000)” (của Nguyễn Hữu Tri chủ biên, và Nguyễn Thị Phương Hồng, Nxb
Chính trị quốc gia, năm 2005); cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và công tác cán bộ” (của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, năm
2007); cuốn sách “Xây dựng, chỉnh đốn, củng cố tổ chức Đảng dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới” (của nhiều tác giả, Nxb
Thanh niên, năm 2010); cuốn sách“Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước” (của nhiều tác giả, Nxb Chính trị Quốc
gia, năm 2013); bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ góc nhìn
chuỗi kết quả và chỉ số đánh giá” (của Đoàn Văn Dũng, Tạp chí lý luận
chính trị, số 4 – 2014); và nhiều công trình khác.
Những công trình trên đã đi sâu phân tích các quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về công tác cán bộ, nội dung, phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với công tác này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu về công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài: trên cơ sở làm sáng tỏ nội dung và
phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
về công tác tổ chức cán bộ; thực trạng lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo
hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh về công tác cán bộ (những kết quả đạt được,
4
những hạn chế, khó khăn); luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ
chức cán bộ.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ nội dung và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo
hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ.
- Phân tích thực trạng lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo hiểm xã hội
tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ (những kết quả đạt được, những
hạn chế, khó khăn).
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp
ủy đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ chức cán bộ.
Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là Bảo hiểm xã hội ở địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp lịch sử, logic, phân tích,
tổng hợp. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác được vận dụng như:
thống kê, đối chiếu, so sánh... Những phương pháp này sẽ được vận dụng
phù hợp trong từng vấn đề nghiên cứu tại luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Cung cấp thêm những tư liệu về nội dung và phương thức lãnh đạo
của các ấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ nói trong Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh.
- Góp phần chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ
chức cán bộ.
5
- Đề xuất được những giải pháp phù hợp và có tính ứng dụng cao
nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh về công tác cán bộ
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với
công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2: Thực trạng lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ
chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với
công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
6
Chƣơng 1
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO
CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH
1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ
chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
Trước khi phân tích nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với
công tác cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh , chúng ta cần xác
định nội hàm của khái niệm cán bộ và công tác tổ chức cán bộ.
Cán bộ được hiểu bao gồm cả công chức, viên chức, người làm
việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, người làm việc các doanh
nghiệp nhà nước, người làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập. Như
vậy, cán bộ Việt Nam có các đặc điểm như sau.
Thứ nhất, cán bộ là người được tuyển chọn thông qua chế độ bầu
cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ. Đó là những người được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với các cơ
quan, tổ chức, đơn vị ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Riêng với
cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử không có chế độ phê chuẩn hay bổ
nhiệm. Bởi bầu cử, phê chuẩn hay bổ nhiệm cán bộ chịu sự tác động của
quy định, điều lệ đối với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Theo đó, đảng viên có quyền ứng cử, đề cử, bầu các chức danh,
chức vụ trong cơ quan lãnh đạo của Đảng như Tổng Bí thư. Theo Điều
24 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 qui định: “Việc bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan
nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức
7
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước, Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”. Ví dụ:
“Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội do
UBTV Quốc hội giới thiệu. Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội
bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh
sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh” (Điều 81 Luật tổ chức
Quốc hội năm 2001).
Thứ hai, cán bộ là người giữ các chức vụ, chức danh và hoạt động
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính
trị - xã hội.
Thứ ba, cán bộ là người công tác theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ là thời
hạn giữ chức danh, chức vụ. Thời hạn đó thường được định ra trước
trong các văn bản chính thức. Ví dụ: nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà
nước là 7 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ
(khoản 3 Điều 17 Luật kiểm toán nhà nước năm 2005).
Thứ tư, cán bộ là người được sắp xếp theo biên chế và trả lương từ
ngân sách của nhà nước. Theo Điều 12 Luật Cán bộ công chức năm
2008: cán bộ “Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với
nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường nguy
hiểm, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy
định của pháp luật. Và được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm,
công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật” .
8
Công tác tổ chức cán bộ là toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện của cấp có thẩm quyền nhằm phát huy cao nhất tiềm năng
của cán bộ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát triển nguồn nhân
lực và xâu dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ của từng thời kỳ. Cấp có thẩm quyền trong công tác cán bộ ở Việt
Nam là Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Với cách hiểu về cán bộ và công tác tổ chức cán bộ như trên, sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ ở Việt Nam nói chung
và ở Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh nói riêng gồm những nội dung sau
Thứ nhất, Đảng phải biết cán bộ, dùng đúng cán bộ, cất nhắc đúng
cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình đúng cán bộ.
“Biết cán bộ” được hiểu là việc đánh giá đúng đắn phẩm chất và
năng lực của cán bộ. Việc “biết cán bộ” có vai trò rất quan trọng. Đánh
giá đúng cán bộ nhằm sử dụng cán bộ có hiệu quả cũng như là căn cứ
cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Việc đánh giá cán bộ không chỉ
được nhìn dưới góc độ là chỉ tập trung và phát hiện cái hay, cái tốt của
họ để khuyến khích, phát huy, mà còn phải bao hàm của việc thấy được
những thấy cái không hay, các còn tồn tại của họ để tìm cách giúp đỡ,
khắc phục.
Để làm tố việc này, Hồ Chí Minh đề cao các quan điểm và lý luận
biện chứng. Trong số cán bộ, có người khi trước theo cách mạng mà nay
phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham
gia cách mạng. Vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, không nên nhìn
phiến diện, mà phải nhìn toàn diện. Chủ tích Hồ Chí Minh cũng chỉ ra
rằng: Việc đánh giá cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện
bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ
dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà
9
họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải
thấy rõ lịch sử của họ. Có cái nhìn toàn diện như vậy, ta mới có thể đánh
giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan [50, tr. 278].
Trên thực tế có không ít bệnh trong đánh giá cán bộ. Chẳng hạn đó
là bệnh ưa người ta nịnh mình, bệnh đem một cái khuân khổ chật hẹp,
nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, v.v.. Đây đều là nhưng
biểu hiện của sự không khách quan, toàn diện trong những người làm
công tác cán bộ. Mình càng trong sang, “càng ít khuyết điểm thì cách
xem xét cán bộ càng đúng” [50, tr. 278]. Biết mình là khó, song không
biết mình thì không thể biết người. Đây còn được gọi là quan điểm “Tri
kỉ để tri nhân” trong triết học chính trị kết hợp với căn hóa phương Đông
đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ thời đại
mới.
“Dùng đúng cán bộ” là sử dụng đúng cán bộ. Việc dùng cán bộ thì
phải tuân thủ nguyên tắc “tùy tài mà dùng người”, công việc giao cho
cán bộ phải phù hợp với năng lực của họ. Nắm bắt được năng lực của
cán bộ mà dùng người thì sẽ phát huy được tài, do đó mà công việc
thành công. Việc này không những tránh lãng phí người tài, mà còn thúc
đẩy họ phát huy năng lực của cán bộ và phát hiện ra được nhiều người có
năng lực hơn nữa. Sử dụng cán bộ đúng năng lực, đúng sở trường thì sẽ
phát huy được ưu điểm của mỗi người, hạn chế được những điểm yếu
kém của họ.
Yêu cầu của việc sử dụng cán bộ nhìn thì dễ nhưng trên thực tế có
công việc này lại dễ bị chi phối bởi những biểu hiện tiêu cực như ưu ái
người thân quen, thích người nịnh hót Những biểu hiện này không chỉ
gây hại cho công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, mà còn gây hại cho
chính những người cán bộ không đủ năng lực, tài đức, bởi khi được dung
10
túng, cái xấu trong họ sẽ càng có điều kiện phát triển và làm lu mờ, hạn
chế những điểm tốt của họ.
Người lãnh đạo đối với công tác cán bộ không được tự cao tự đại,
mà phải nghe, phải hỏi ý kiến cấp dưới. Việc xây dựng môi trường làm
việc dân chủ sẽ tạo nên động lực tích cực thúc đẩy cán bộ ngày càng có
nhiều sáng kiến và hăng hái hơn trong công việc. Bên cạnh đó, người
lãnh đạo đối với công tác cán bộ phải mạnh dạn trao quyền, giao việc
cho cán bộ. Khi giao việc, ban đầu cần hướng dẫn họ những vấn đề cơ
bản rồi sau đó rồi tạo điều kiện để họ chủ động thực hiện công việc của
mình. Điều này đòi hỏi cũng cần phải có niềm tin đối với cán bộ . Việc
đặt lòng tin vào cán bộ để giao việc vừa là một cách đào tạo cán bộ, vừa
là cách tạo động lực hành động cho chính họ.
“Cất nhắc đúng cán bộ” là bố trí cán bộ là công việc quan trọng
hơn. Theo Hồ Chí Minh, khi cất nhắc cán bộ, phải vì công việc, vì cổ
động cho đồng chí khác thêm hăng hái; cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ
hiệu quả công tác thực tế của cán bộ, và phải có tác dụng khuyến khích
các cán bộ khác vươn lên; cất nhắc cán bộ phải cho đúng; không nên cất
nhắc cán bộ như “giã gạo”; trước khi cất nhắc thì phải xem xét kỹ; khi
đã cất nhắc thì phải giúp đỡ; khi cán bộ mắc sai lầm thì hạ cấp, chờ lúc
họ làm khá, lại cất nhắc lên [50, tr. 282]. Cũng theo Hồ Chí Minh, đây là
hoạt động có tác động trực tiếp đến “lòng tự tin, tự trọng” của cán bộ.
Vì thế, người lãnh đạo phải biết “tôn trọng”, “vun trồng” lòng tự
tin, tự trọng của cán bộ. Trong công tác cất nhắc cán bộ, thái độ đó thể
hiện ở việc đánh giá đúng cán bộ, giao công việc phù hợp với phẩm chất
và năng lực cán bộ, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ và kịp
thời nhắc nhở, uốn nắn sai lầm và khuyết điểm của cán bộ. Không nên
đợi đến khi các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ trở nên nặng nề thì mớ
11
mang ra xử lý một lần. Như thế là “đập” cán bộ. Cán bộ bị “đập” thì mất
đi sự tự tin, từ chỗ hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ nản chí mà trở
nên vô dụng.
“Yêu thương cán bộ” là tính nhân văn trong công tác cán bộ. Sử
dụng cán bộ không phải là phó mặc, vỗ về. Theo Hồ Chí Minh: thương
yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”, “giúp họ giải quyết
những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi
đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn quẫn” [50, tr. 2