Luận văn Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Những thành tựu và lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng không thể phủ nhận. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình theo con đường tự cung, tự cấp, cô lập với bên ngoài.Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Chính vì vậy, chiến lược phát triển mà chúng ta đã lựa chọn và khẳng định là “ Hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao “. Công ty Vinamilk là một trong những điển hình thành công về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Lần bán đấu giá cổ phần vào giữa tháng 2 trong năm nay, Vinamilk đã giúp Nhà nước thu về thêm 385 tỷ đồng thay vì dự kiến ban đầu là 187 tỷ đồng. Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới 5 nhà máy chế biến sữa trên 5 vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “ cách mạng trắng “ bằng việc tạo lập vùng nguyên liệu nội địa Nhờ đó, tốc độ sản xuất và kinh doanh luôn tăng, từ 15-35%/ năm.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20-30%. Nộp ngân sách Nhà nước 3.080,7 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 216 tỷ đồng (1992) lên 2015 tỷ đồng năm 2005, thị phần liên tục được giữ vững từ 50-90%.Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một loạt Công ty đang cạnh tranh rất quyết liệt với Công ty Vinamilk và doanh thu của họ cũng liên tục tăng (như mức tăng trưởng nhảy vọt của Nutifood 50%, Hancofood là 100%/năm )