Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới

Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có nhiều đóng góp lớn. Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ. Từ truyện ngắn đầu tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi. Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) , tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một cách thể hiện mới mẻ.

pdf121 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------●♥●--------------- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………. 01 NỘI DUNG ………………………………………………………………………. 08 Chương 1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 08 1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật ……………………................... 08 1.1.1. Khái niệm trần thuật ……………………………………………............. 08 1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật ………………………………………… 08 1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật ………………………………….............. 10 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới ……………………………………………………… 13 1.2.1. Nhà văn Ma Văn Kháng ………………………………………………... 13 1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……………………………………………………………. 19 1.2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài ……………………………………………… 19 1.2.2.2. Điểm nhìn bên trong …………………………................................. 29 1.2.2.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật ........................ 37 Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 42 2.1. Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật …………………….. 42 2.1.1. Không gian trần thuật …………………………………………………... 42 2.1.2. Thời gian trần thuật …………………………………………………….. 43 2.2. Không gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ….. 44 2.2.1. Không gian sinh hoạt đời thường ………………………………............. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.1.1. Không gian căn phòng …………………………………………….. 44 2.2.1.2. Không gian phố phường …………………………………………... 48 2.2.1.3. Không gian làng quê ………………………………………………. 52 2.2.2. Không gian tâm trạng …………………………………………………... 54 2.3. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……. 58 2.3.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người …………… 58 2.3.2. Thời gian tâm tưởng về với quá khứ ……………………………............ 63 2.3.3. Sự đan xen, xáo trộn các bình diện thời gian …………………………... 67 Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 71 3.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới …... 71 3.1.1. Khái niệm Giọng điệu trần thuật …………………………….................. 71 3.1.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 73 3.1.2.1. Giọng điệu ngợi ca ………………………………………………... 74 3.1.2.2. Giọng điệu xót xa ngậm ngùi ……………………………………... 85 3.1.2.3. Giọng điệu triết lý, tranh biện ……………………………………... 91 3.1.2.4. Giọng điệu trào lộng trang nghiêm ………………………………... 95 3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……. 97 3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật …………………………………............. 97 3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 98 3.2.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt ………………… 98 3.2.2.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị ……………………………………... 103 3.2.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm …………... 108 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………. 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có nhiều đóng góp lớn. Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ. Từ truyện ngắn đầu tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi. Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) …, tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một cách thể hiện mới mẻ. Trong văn nghiệp của Ma Văn Kháng, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Truyện ngắn đã đem đến vinh quang cho nhà văn ngay từ buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ được giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi viết truyện ngắn 1967 - 1968 của tuần báo Văn nghệ; tập truyện Trăng soi sân nhỏ được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 giải thưởng Đông Nam Á năm 1998; truyện San Cha Chải được giải cây bút vàng của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam 1996 - 1998. Không chỉ thành công ở đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn thành công ở đề tài thành thị. Các tập truyện Ngày đẹp trời (1986), Trái chín mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1990), Trăng soi sân nhỏ (1995) … đã thể hiện những giá trị nhân sinh sâu sắc và những trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng. Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của văn chương … Ma Văn Kháng là nhà văn không ngừng đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật. Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông. Tuy nhiên nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào. Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới”. Nghiên cứu thành công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của Ma Văn Kháng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Lâu nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của ông, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Trước năm 1975, khi tập truyện ngắn đầu tay Xa Phủ (1969) ra đời, trên báo Nhân dân số ra ngày 5/10/1970 có đăng bài Đọc sách Xa Phủ của tác giả Nguyễn Đại. Bài viết tập trung tìm hiểu chất miền núi, dân tộc và khẳng định sự thành công của Ma Văn Kháng. Tác giả khẳng định qua tập truyện: “Ma Văn Kháng đã nắm được phong tục, tập quán của các dân tộc ít người và ngòi bút của anh tỏ ra sinh động trong việc miêu tả rừng núi”. Giai đoạn 1975 - 1985, các cây bút phê bình, nghiên cứu chủ yếu hướng vào tìm hiểu thể loại tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Đáng chú ý là các bài nghiên cứu của Trần Đăng Xuyền đăng trên báo Văn nghệ: Đọc Đồng bạc trắng hoa xoè - Báo Văn nghệ số 49 ngày 8/12/1979; Một cách nhìn cuộc sống hôm nay - Báo Văn nghệ số 15 ngày 9/4/1983; Phải chăm lo cho từng người - Báo Văn nghệ số 40 ngày 15/10/1985. Qua các bài viết này, tác giả đã có những cảm nhận sâu sắc về cái nhìn, cảm quan hiện thực cuộc sống trong các tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xoè, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn. Từ 1986, giới nghiên cứu phê bình đã chú ý nhiều đến truyện ngắn Ma Văn Kháng. Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viết Ngày đẹp trời - tính dự báo về những tình thế xã hội - Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987 khẳng định: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiều bình diện khác nhau, ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”. Khi đọc tập Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng đã có cảm nhận: “ Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo mà hấp dẫn, ngòi bút anh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình yêu thương con người, vẫn nhoi nhói nỗi đau trần thế. Không ít truyện của anh mang tính chất luận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người đọc vì văn của anh đậm đà, giàu hương vị, những chi tiết đời sống phong phú, tiêu biểu và nhiều thuyết phục” [11] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Đáng chú ý nhất phải kể tới bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn của Lã Nguyên đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999. Bằng cái nhìn sắc sảo, cách tiếp cận khoa học, tác giả đề cập đến nhiều bình diện của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Tác giả chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những truyện “thể hiện cái nhức nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm người”. Nhóm thứ hai là những truyện “cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”. Nhóm thứ ba là “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng, trang nghiêm trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”. Theo cách phân loại trên, tác giả cho thấy nhóm thứ nhất là những sáng tác viết về đề tài miền núi, nhóm thứ hai là những tác phẩm viết về đời sống thành thị trong sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975. Nhóm thứ ba là những sáng tác đi sâu thể hiện niềm tin và tinh thần lạc quan vào cuộc sống. Cũng trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật … Điều đáng lưu ý là, trong bài viết này tác giả đã đưa ra một số gợi mở về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng như: khoảng cách giữa người trần thuật với đối tượng trần thuật; giọng điệu trần thuật … Tuy mới chỉ dừng lại ở những nhận định chứ chưa được cụ thể hoá và lý giải một cách cụ thể nhưng chúng tôi coi đó là những gợi mở thú vị, là những chỉ dẫn quý báu trong quá trình triển khai đề tài của mình. Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, chúng tôi không thể không nhắc đến một số luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 truyện ngắn Ma Văn Kháng đã được bảo vệ thành công như luận văn của các tác giả: Phạm Mai Anh, Đỗ Phương Thảo. Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau năm 1980, tác giả Phạm Mai Anh đã tập trung khai thác một số yếu tố nghệ thuật trong truyện Ma Văn Kháng như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. Tác giả chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối kết cấu mở, nghệ thuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kể, lời tả, lời thuyết minh luận bàn. Trong luận văn Giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng, tác giả Đỗ Phương Thảo đã khảo sát và đưa ra một số kết luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện như: sử dụng phép liệt kê, sử dụng các yếu tố dân gian, sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo … Đặc biệt là công trình nghiên cứu của TS Đào Thủy Nguyên “Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ít nhiều đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái quát. Đây là những gợi ý quý báu của các tác giả để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu triển khai luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Triển khai đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới”, nhằm mục đích: Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 thuật, từ đó góp tiếng nói khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nói riêng. - Nghiên cứu một số phương diện của nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật. Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi khảo sát và phân tích những biểu hiện cụ thể của điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, từ đó khẳng định những sáng tạo của tác giả. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, thể hiện qua các phương diện điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, thời gian và không gian trần thuật. - Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng sáng tác sau năm 1975. Nhưng vì thời gian có hạn, khi phân tích chúng tôi tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật của tác giả. Những cấp độ mà tác giả luận văn thực hiện khảo sát là: khảo sát từng tác phẩm và khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 5.2. Phương pháp hệ thống Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để tạo sự logic chặt chẽ khoa học. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh giúp luận văn làm sáng rõ những nét đặc trưng, khác biệt của nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng trước năm 1975 so với các tác giả khác. 5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Để thực hiện đề tài này cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm, nhân vật, tình tiết cụ thể. Từ đó khái quát, tổng hợp những đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới Chương 3. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 NỘI DUNG Chương 1 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật 1.1.1. Khái niệm trần thuật Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quan niệm: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [6,tr.248]. Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học xác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản” [34,tr.307]. Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn nhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. 1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên thuật ngữ này: quan điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 phương thức trần thuật. Ở đây chúng tôi xem xét vấn đề và thống nhất thuật ngữ điểm nhìn trần thuật. G N Pospelov khẳng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ phía một người nào đó” [36,tr.14]. Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật gọi là điểm nhìn trần thuật”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối với cốt truyện tạo thành cái nhìn” [6,tr.247]. Còn Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) lại cho rằng “Điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [36,tr.14]. Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” [50,tr.12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng tiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứng nhất định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu chuyện là một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm. Bởi vậy điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọc nhằn của mình. Như vậy có nhiều quan niệm về điểm nhìn trần thuật. Ta có thể thấy: Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để quan sát đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thể từ bên trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía … Trong quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 hệ giữa chủ thể trần thuật với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm theo các diễn biến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống. 1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật Theo cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) điểm nhìn trần thuật được phân chia trên 2 bình diện: * Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật - Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần
Tài liệu liên quan