Năm 1941, trên báo Thanh Nghị, Đinh Gia Trinh đã kết thúc bài tiểu luận
bàn về tính cách văn chương thời kì Âu hoá như sau:
“ Văn chương Việt Nam xưa biểu hiện cho một tinh thần của một Á Đông
chưa đem đời sống của nó hoà nhịp với đời sống của Tây Phương và của hoàn
cầu. Trong khoảng non một thế kỉ này, trong sự sống chung với người Pháp,
chúng ta đã hưởng thụ nhiều cái mới lạ của văn minh Âu Châu. Những thói cũ ở
văn nghệ, ở triết học đối với chúng ta không có một giá trị tuyệt đối như xưa
nữa. Chúng ta đã ra khỏi căn nhà nhỏ của ta để ý nhìn những miền trời xa rộng
và do những điều trông thấy, cảm thấy, chúng ta đã đổi một ít phương châm xét
đoán của giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nước nhà. “ Sự cách mệnh tinh thần
ấy đã làm nảy nở ra một nền văn chương mới ở đầu thế kỉ thứ XX này [43, 32-33].
Những nhận xét trên phần nào nói lên được một thực tế, đó là quá trình
hiện đại hoá của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với quá trình ấy, thời trung
đại đi dần tới chung cục và ánh sáng của một thời đại mới - thời hiện đại - lan
toả dần vào văn học dân tộc; văn h ọc Việt Nam bước ra khỏi quỹ đạo vùng
Đông Á để ra nhập quỹ đạo toàn thế giới và không bị lạc lõng trong quỹ đạo ấy.
Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam đã diễn ra một cách đặc
biệt, mau lẹ và phức tạp trên tất cả các phương diện, các tiêu chí định tính nền
văn học, trong đó có tiêu chí thể loại. Trên con đường hiện đại hoá, hệ thống văn
học thể loại truyền thống từng bị phá vỡ để dần dần hình thành nên một cấu trúc
thể loại của văn học hiện đại. Trong cấu trúc ấy “Tiểu thuyết xuất hiện và được
hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết Phương Tây ” [21, 50], quan sát
những bước đi của thể loại ấy ta sẽ ít nhiều thấy được hành trình của cả nền văn
học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mặt khác, ngay trong quá trình sáng tác c ủa một tác giả nhiều khi cũng
thể hiện phần nào đó sự vận động của nền văn học. Nhất Linh - Nguyễn Tường
Tam (1906-1963) là một tác giả như vậy. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm
20, thành công hơn c ả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình
vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông
- chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết "biến đổi rất mau” (Vũ Ngọc Phan) về nội dung
tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật.
Đã có nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật
của Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong những tác phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết “Đôi Bạn” và “
Bướm trắng”.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua “Đôi bạn ” và “Bướm trắng” làm
đối tượng nghiên cứu, với mong muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến
trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của một tác giả. Từ “Đôi
bạn” đến “Bướm trắng”là hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, là mốc chính
cho sự quan sát quá trình vận động thể loại tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết
tâm lý, một bước tiến dài, là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của
Nhất Linh, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư tưởng cũng
như về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Nói như Phạm Thế Ngũ: đến “Bướm
trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín” [ 30, 151]
123 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của NhấtLinh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
®¹i häc th¸i nguyªn
Trêng ®¹i häc s ph¹m
----------------------
NguyÔn ThÞ Mai H¬ng
NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt
Cña nhÊt linh qua '®«i b¹n" vµ "bím tr¾ng"
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n
Th¸i Nguyªn. 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
®¹i häc th¸i nguyªn
Trêng ®¹i häc s ph¹m
----------------------
NguyÔn ThÞ Mai H¬ng
NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt
Cña nhÊt linh qua '®«i b¹n" vµ "bím tr¾ng"
Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam
M· sè: 60.22.34
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n
Người hướng dẫn khoa học
TS.Ngô Văn Thư
Th¸i Nguyªn. 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Môc lôc
A. Më ®Çu .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chän ®Ò tµi ................................................................................................................... 1
2. LÞch sö vÊn ®Ò ....................................................................................................................... 2
3. §èi tîng, ph¹m vi nghiªn cøu .......................................................................................... 11
4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu ................................................................................................... 12
5. §ãng gãp cña luËn v¨n ...................................................................................................... 13
6. CÊu tróc luËn v¨n .............................................................................................................. 13
B. Néi dung ........................................................................................................................ 15
Ch¬ng I ............................................................................................................................. 15
Quan niÖm tiÓu thuyÕt, nh©n vËt tiÓu thuyÕt
Hai kiÓu tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh
1.1 Quan niÖm tiÓu thuyÕt vµ nh©n vËt tiÓu thuyÕt ............................................................... 15
1.1.1. Quan niÖm tiÓu thuyÕt ............................................................................................ 15
1.1.2. Quan niÖm nh©n vËt tiÓu thuyÕt .............................................................................. 19
1.2. Quan niÖm cña NhÊt Linh vÒ tiÓu thuyÕt ...................................................................... 22
1.3. Hai kiÓu tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh ................................................................................ 26
1.3.1. TiÓu thuyÕt luËn ®Ò .................................................................................................. 26
1.3.2 TiÓu thuyÕt t©m lý .................................................................................................... 30
TiÓu kÕt ch¬ng I ................................................................................................................... 35
Ch¬ng II ........................................................................................................................... 37
Nh©n vËt vµ kÕt cÊu cèt truyÖn trong §«i b¹n vµ Bím tr¾ng
2.1. Quan niÖm cña NhÊt Linh vÒ con ngêi ....................................................................... .37
2.1.1. Quan niÖm vÒ con ngêi trong v¨n häc ................................................................. .37
2.1.2. Quan niÖm vÒ con ngêi trong s¸ng t¸c cña NhÊt Linh ....................................... .40
2.2. Quan hÖ gi÷a cèt truyÖn vµ sù thÓ hiÖn nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh .... .46
2.2.1. VÊn ®Ò cèt truyÖn cña tiÓu thuyÕt .......................................................................... .46
2.2.2. TiÕn tr×nh cèt truyÖn: Trong tiÓu thuyÕt luËn ®Ò x· héi vµ tiÓu thuyÕt t©m lý ... ..48
2.3. Hµnh tr×nh sè phËn vµ hµnh tr×nh néi t©m trong §«i b¹n ......................................... ..53
2.3.1. §«i b¹n mét tiÓu thuyÕt luËn ®Ò x· héi víi nhiÒu yÕu tè t©m lý ........................ ..53
2.3.2. Con ngêi hµnh ®éng vµ con ngêi suy tëng ë §«i b¹n ................................. ..58
2.4. Hµnh tr×nh cña nh©n vËt trong Bím tr¾ng ................................................................ ..62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
2.4.1. Bím tr¾ng mét tiÓu thuyÕt t©m lý ..................................................................... ..62
2.4.2. Cèt truyÖn cña tiÓu thuyÕt Bím tr¾ng ............................................................... ..67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4.3. Hµnh tr×nh t©m lý nh©n vËt chÝnh trong tiÓu thuyÕt Bím tr¾ng.68
TiÓu kÕt ch¬ng II ............................................................................................................... ..72
CH¦¥NG III: C¸c thñ ph¸p x©y dùng nh©n vËt
trong §«i b¹n vµ Bím tr¾ng
................................................................................................................................................ .74
3.1. C¸c thñ ph¸p thÓ hiÖn thÕ giíi bªn trong cña nh©n vËt trong §«i b¹n vµ Bím tr¾ng
............................................................................................................................................... ..74
3.1.1. §èi tho¹i t©m lý .................................................................................................... ..74
3.1.1.1. §èi tho¹i mang tÝnh chÊt ¸m chØ ................................................................. ..75
3.1.1.2. §èi tho¹i qua hµnh vi vµ cö chØ ................................................................... ..80
3.1.2. §éc tho¹i néi t©m ................................................................................................ ..83
3.1.3. ThÓ hiÖn t©m lý nh©n vËt qua t¶ c¶nh thiªn nhiªn ........................................... ..90
3.2. M« t¶ h×nh thøc bªn ngoµi cña nh©n vËt trong mèi quan hÖ víi thÕ giíi néi t©m s©u kÝn ..93
TiÓu kÕt ch¬ng III ............................................................................................................... ..98
C. KÕt luËn ..................................................................................................................... ..99
Tµi liÖu tham kh¶o ................................................................................................... 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1941, trên báo Thanh Nghị , Đinh Gia Trinh đã kết thúc bài tiểu luận
bàn về tính cách văn chương thời kì Âu hoá như sau:
“ Văn chương Việt Nam xưa biểu hiện cho một tinh thần của một Á Đông
chưa đem đời sống của nó hoà nhịp với đời sống của Tây Phương và của hoàn
cầu. Trong khoảng non một thế kỉ này , trong sự sống chung với người Pháp ,
chúng ta đã hưởng thụ nhiều cái mới lạ của văn minh Âu Châu. Những thói cũ ở
văn nghệ , ở triết học đối với chúng ta không có một giá trị tuyệt đối như xưa
nữa. Chúng ta đã ra khỏi căn nhà nhỏ của ta để ý nhìn những miền trời xa rộng
và do những điều trông thấy, cảm thấy, chúng ta đã đổi một ít phương châm xét
đoán của giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nước nhà . “ Sự cách mệnh tinh thần
ấy đã làm nảy nở ra một nền văn chương mới ở đầu thế kỉ thứ XX này [43, 32-
33].
Những nhận xét trên phần nào nói lên được một thực tế, đó là quá trình
hiện đại hoá của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với quá trình ấy, thời trung
đại đi dần tới chung cục và ánh sáng của một thời đại mới - thời hiện đại - lan
toả dần vào văn học dân tộc; văn học Việt Nam bước ra khỏi quỹ đạo vùng
Đông Á để ra nhập quỹ đạo toàn thế giới và không bị lạc lõng trong quỹ đạo ấy.
Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam đã diễn r a một cách đặc
biệt, mau lẹ và phức tạp trên tất cả các phương diện, các tiêu chí định tính nền
văn học, trong đó có tiêu chí thể loại. Trên con đường hiện đại hoá, hệ thống văn
học thể loại truyền thống từng bị phá vỡ để dần dần hình thành nên một cấu trúc
thể loại của văn học hiện đại. Trong cấu trúc ấy “Tiểu thuyết xuất hiện và được
hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết Phương Tây ” [21, 50], quan sát
những bước đi của thể loại ấy ta sẽ ít nhiều thấy được hành trình của cả nền văn
học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Mặt khác, ngay trong quá trình sáng tác của một tác giả nhiều khi cũng
thể hiện phần nào đó sự vận động của nền văn học. Nhất Linh - Nguyễn Tường
Tam (1906-1963) là một tác gi ả như vậy . Ông bắt đầu sáng tác từ những năm
20, thành công hơn cả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình
vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông
- chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết "biến đổi rất mau” (Vũ Ngọc Phan) về nội dung
tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật.
Đã có nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật
của Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong những tác phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết “Đôi Bạn ” và “
Bướm trắng”.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua “Đôi bạn ” và “Bướm trắng” làm
đối tượng nghiên cứu, với mong muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến
trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của một tác giả. Từ “Đôi
bạn” đến “Bướm trắng”là hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, là mốc chính
cho sự quan sát quá trình vận động thể loại tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết
tâm lý, một bước tiến dài, là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của
Nhất Linh, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư tưởng cũng
như về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Nói như Phạm Thế Ngũ: đến “Bướm
trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín” [ 30, 151]
2.Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học
có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn
đàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên c ứu về tác giả này khá
phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp . Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến
trực tiếp liên quan tới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất
Linh nói chung và hai tiểu thuyết “Đôi bạn” và “Bướm trắng” nói riêng, sắp xếp
chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách q uan những quan
điểm đánh giá ấy.
2.1. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết và xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết của Nhất Linh
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút
được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu
phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc,
phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học , trong đó
cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết . Tiêu
biểu là các tác phẩm và bài viết như: Bài viết về Đoạn tuyệt (đăng trên báo Loa
năm 1935); về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu ;
tác phẩm Dưới mắt tôi (1939) của Trương Chính ; Việt Nam văn học sử yếu
(1941) của Dương Quảng Hàm ; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc
Phan…Khẳng định giá trị của Đoạn tuyệt trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939)
Trương Chính cũng đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây “Đoạn tuyệt là
một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đọan tuyệt không chỉ có giá trị
xã hội , nó còn có một giá tr ị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh đã
dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm
hồn riêng của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [6, 18].
Với Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông,
những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa. Người trong
truyện vì thế mà linh động ” [6, 27].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho
phong cho đến những t iểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình
cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng
mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [35, 234]. Nhìn
chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật ti ểu thuyết của Nhất Linh thời kì này
chưa thật sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao , có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn
nhận, nhưng nhìn một cách bao quát , tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận
phương diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh.
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý
kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh
nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954), trong xu thế khẳng định của nền văn học Cách mạng, Đoạn tuyệt
(1935) với những cái được coi là uỷ mị, sầu thảm cũng như ý thức đề cao cá
nhân của văn học lãng mạn , các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm t ới
những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới sau những năm 1954, chúng mới được
nghiên cứu trở lại . Nhưng do tình hình chính trị của đất nước mà việc nghiên
cứu về Nhất Linh cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam - Bắc.
Trên thực tế, lối phê bình thời kì này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và
bị chi phối bởi tư tưởng chính trị. Mặt khác, tư tưởng chính trị của Nhất Linh có
thay đổi theo chiều hướng tiêu cực khi ông chuyển vào miền Nam thành lập
chính phủ thân Nhật.
Vì thế mà nảy sinh một hiện tượng: Trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết của
Nhất Linh được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc , nhưng trên
phương diện nghệ thuật có điểm gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu hai miền.
Ở miền Nam, nghiên cứu về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng trên
những tạp trí Văn và Văn học, chúng ta phải kể đến các chuyên luận, các công
trình văn học sử viết dưới dạng giáo trình dùng trong các trường trung học, đại
học. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Xung ( Bình giảng về Tự lực
văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 1960),
Lê Hữu Mụ c (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh,1960), Doãn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Quốc Sỹ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ 1932, in trong:
Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ , 1967), Bùi Xuân Bào ( Le roman
Vietnamien contemporain, 1972), Vũ Hân ( Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền
bán thế kỷ XX : 1800-1945, 1973), Thế Phong ( Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940,
1974) …
Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn , Nguyễn Văn Xung , với cái
nhìn so sánh với Khái Hưng, cho rằng “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái
Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của
nhân vật “ [ 47, 65]. Còn Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh có những
nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc
rất phức tạp” [29, 90], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của
Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ
mỉ, bình lặng, tình cảm ” [ 19, 747], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật
xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình được ghi
nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người ta thấy ảnh hưởng của Prust
và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong
lòng Nhung ” [30, 463] .
Ý kiến có thể là hơi quá đề cao, song qua đó, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu phê bình ở đây đã chỉ ra được những đổi mới về phương diện nghệ
thuật thể hiện nhân vật của Nhất Linh ở hai thể loại tiểu thuyết.
Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam, tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957), của Bạch Năng
Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 -1945, tập 1 , 1961), bài viết của
Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn tiêu
biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958)… đã cho thấy một cách nhìn khá khách quan
về tiểu thuyết của Nhất Linh.
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả một
thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bầy
mổ xẻ tinh vi” [9,296], “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện , cách sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [9, 331]. Bạch Năng
Thi trong cuốn Văn học Vi ệt Nam 1930-1945 đã khẳng định : “Nhất Linh ngó
sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có
sức hấp dẫn” [41, 107].
Do nhìn nhận tác phẩm văn h ọc theo quan điểm xã hội học nên nhìn
chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần
lớn rơi vào phán xét tiểu thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội.
Nhưng một số ý kiến đã đề cập đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh,
trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới ,
một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh
giá toàn diện hơn , trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh . Các
công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con
người và văn chương), Hà Minh Đức ( Các bài giảng về Đoạn tuyệt , Đôi bạn
trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực
văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời
giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm
1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục
của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông);
Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm
mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn ; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu
Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú ( Quan
niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa
(Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần ( Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng
tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu
thuyết Nhất Linh.
Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn , Dương
Thị Hương trong công trình nghiên cứu của m ình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của
Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể
hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá
chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 16, 51]. Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét:
“Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh
hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâ u hơn vào việc phân tích tâm lý,
tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình , và đạt tới một trình độ