Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sung protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa

Ở Việt Nam hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn ngoại đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn thực phẩm có tỷ lệ nạc cao. Ngoài việc chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình, đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các dòng và giống lợn lai cao sản đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ thịt nạc.

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sung protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- Chanthavi phommy NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN VỚI MỨC PROTEIN KHÁC NHAU CÓ BỔ SUNG PROTEASE VÀ AMYLASE ĐẾN KHẢ NĂNG TIÊU HÓA PROTEIN, TINH BỘT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NGOẠI GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA LuËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Th¸i nguyªn - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- Chanthavi phommy NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN VỚI MỨC PROTEIN KHÁC NHAU CÓ BỔ SUNG PROTEASE VÀ AMYLASE ĐẾN KHẢ NĂNG TIÊU HÓA PROTEIN, TINH BỘT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NGOẠI GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA LuËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Ch¨n nu«i M· sè : 60-62-40 Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS.TS TrÇn V¨n Phïng Th¸i nguyªn - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, trong suốt quá trình thực hiện tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Việt Nam và Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới Bộ Nông nghiệp nước CHDCND Lào và trường ĐHNL Thái Nguyên, Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,Việt Nam. Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại Học, Ban quản lý dự án Rockyfeller và các thầy, cô giáo trong các khoa , những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về mọi phương diện trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng đã không quản thời gian tận tình giúp đỡ về phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ ở Khoa Sau đại học, các cán bộ Phòng thí nghiệm trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cán bộ trại giống lợn Tân Thái- huyện Đồng Hỷ và trại chăn nuôi lợn ngoại Cương Hường - Xã Tích Lương tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, tháng 03 năm 2009 Tác giả luận văn Chanthavi PHOMMY LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn mới và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2009 Tác giả Chanthavi PHOMMY DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Diễn giải Từ viết tắt Cộng sự : cs Cystein : Cys Dicanxi photphat : DCP Đối chứng : ĐC Đơn vị tính : ĐVT Gam : g Khẩu phần cơ sở : KPCS Khối lượng : KL Kilocalo : Kcal Kilogam : Kg Landrace Yorkshine : LY Lượng thức ăn tiêu thụ : FI Megajun : Mj ME Megajun Energy Methionine : Met Năng kượng trao đổi/ME : NLTD Năng lượng tiêu hoá : DE Năng lượng trao đổi : ME Pietrain Duroc : PiDu Potential Hydrogen : pH Protein : Pr Số thứ tự : STT Thí nghiệm : TN Thức ăn : TA Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN Tiêu tốn : TT Tiêu hóa : TH Tiêu tốn thức ăn : TTTA Tinh bột : TB Unit international : UI Vật chất khô : VCK Việt Nam đồng : VN đ Vitamin : VTM Yorshine Landrace Duroc : YLD DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 45 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thử mức tiêu hoá 46 Bản 2. 3. Thành phần thức ăn thí nghiệm 1 46 Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 50 Bảng 3.1. Lượng thức ăn và protein tiêu thụ/con/ngày 56 Bảng 3.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của lợn con thí nghiệm 57 Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần protein của lợn con sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau 60 Bảng 3.4. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột toàn phần của lợn con sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein thấp 63 Bảng 3.5. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm (kg/con) 66 Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 69 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong quá trình thí nghiệm (%) 71 Bảng 3.8 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày) 73 Bảng 3.9 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 74 Bảng 3.10 Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng (kcal) 76 Bảng 3.11 Tiêu tốn protein /kg tăng khối lượng (g) 77 Bảng 3.12 Tiêu tốn lysine /kg tăng khối lượng (g) 78 Bảng 3.13 Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn 79 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ LAI TẠO TRONG LUẬN VĂN Đồ thị 1: Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm..........................................69 Hình1 : sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm....................................71 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học 5 1.1.1 Sức sản xuất của các dòng lợn lai hybrid 5 1.1.2 Hoạt động tiêu hoá của lợn con 8 1.1.3 Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa 12 1.1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn lai thương phẩm giai đoạn sau cai sữa 12 1.1.3.2 Các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa 18 1.1.4 Tổng quan về enzyme 22 1.1.4.1 Cấu tạo hoá học của enzyme 22 1.1.4.2 Tính đặc hiệu của enzyme 23 1.1.4.3 Cơ chế tác động của enzyme 25 1.1.4.4 Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng enzyme 25 1.1.4.5. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con 29 1.1.4.6. Enzyme vi sinh vật 32 1.1.5. Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi 35 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới 37 1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và sử dụng enzym cho lợn 37 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 41 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44 2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 44 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 44 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 44 2.2. Nội dung nghiên cứu 44 2.3 Phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1 Phương pháp tiến hành 45 2.3.1.1 Thí nghiệm thử mức tiêu hoá protein và tinh bột được tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt 45 2.3.1.2 Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa 49 2.3.2 Phương pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và trong phân lợn 53 2.3.2.1 Phương pháp xác định vật chất khô 53 2.3.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng nitơ 54 2.3.2.3 Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 54 2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng lipit 54 2.3.2.5 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 54 2.3.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột 55 2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 55 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56 3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme bổ sung đến khả năng tiêu hoá của protein và tinh bột của lợn con giai đoạn sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau 56 3.1.1 Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con trong quá trình thí nghiệm 56 3.1.2 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của lợn con thí nghiệm 57 3.1.3 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá protein toàn phần của lợn con thí nghiệm 59 3.1.4 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá tinh bột toàn phần của lợn con giai đoạn sau cai sữa 62 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa 65 3.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 65 3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 69 3.2.3 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 71 3.2.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 73 3.2.5 Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 73 3.2.6 Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 75 3.2.7 Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng 76 3.2.8 Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng 78 3.2.9 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 79 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 82 1. Kết luận 82 2.Tồn tại 83 3. Đề nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 I. Tiếng Việt 84 II. Tiếng Anh 87 PHỤ LỤC CÁC ẢNH THÍ NGHIỆM 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn ngoại đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn thực phẩm có tỷ lệ nạc cao. Ngoài việc chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình, đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các dòng và giống lợn lai cao sản đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ thịt nạc. Để phát huy tiềm năng sản xuất của các giống lợn này, đòi hỏi phải có đủ nhu cầu về dinh dưỡng trong đó có nhu cầu về protein và axit amin trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt giai đoạn lợn con sau cai sữa vì đây là giai đoạn quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi giai đoạn sau này. Đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa, hệ tiêu hoá phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi lợn con được tách khỏi mẹ, thức ăn đã hoàn toàn thay đổi, trong khi cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa thực sự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu tiêu hoá các loại thức ăn do con người cung cấp, vì vậy khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Thức ăn không được tiêu hoá hết sẽ bị thối rữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây ra hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, thậm chí nếu nặng sẽ gây chết. Trong thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, người ta thường xây dựng các công thức có mức protein cao (từ 20-22%) nhằm đáp ứng nhu cầu các axit amin cho sinh trưởng của lợn. Đây là một trong nhiều giải pháp để đáp ứng đủ nhu cầu axit amin cho quá trình sinh trưởng và phát triển của của lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 21 đến 56 ngày tuổi. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, kể cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin, sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, còi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 cọc, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác nếu trong khẩu phần ăn cho lợn con trong giai đoạn này có đủ hoặc dư thừa lượng protein mà không đủ về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào thải protein ra môi trường, gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cả gia súc lẫn con người. Do đó, việc nghiên cứu giảm mức protein trong thức ăn kết hợp sử dụng các axit amin thiết yếu để đảm bảo nhu cầu các axit amin thiết yếu sẽ giảm thiểu các hạn chế đề cập trên. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, khi giảm tỷ lệ protein mà vẫn giữ mức năng lượng cao, phần nào gây mất cân đối tỷ lệ giữa protein và năng lượng trao đổi trong thức ăn cho lợn con, dẫn đến khả năng tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein thô thích hợp trong khẩu phần thức ăn trên nền cân đối tối ưu axit amin đến sinh trưởng của lợn con và môi trường sinh thái” (Mã số đề tài B2003-02-41) tiến hành trong hai năm 2003-2004 cho thấy khi giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần có cân đối một số axit amin thiết yếu đã có tác dụng cải thiện rõ rệt hàm lượng các chất chứa nitơ và lưu huỳnh thải ra ngoài môi trường, tuy nhiên sinh trưởng của lợn vẫn có xu hướng giảm xuống. Mà nguyên nhân, có thể do khả năng tiêu hoá của lợn con chưa tốt trong điều kiện mức protein của khẩu phần thấp. Có nhiều biện pháp nâng cao khả năng tiêu hoá của lợn giai đoạn này, trong đó việc sử dụng enzyme tiêu hoá bổ sung vào khẩu phần chăn nuôi lợn. Các enzyme này cùng với các enzyme có sẵn trong đường tiêu hoá sẽ giúp cho lợn tiêu hoá được tốt hơn đặc biệt đối với các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật. Việc nghiên cứu và sản xuất các enzyme trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong đó, công nghệ sản xuất enzyme từ vi sinh vật có vai trò đặc biệt quan trọng với các sản phẩm đang được nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi, nhằm làm tăng quá trình tiêu hoá, giảm chi phí thức ăn, tăng khối lượng vật nuôi và đôi khi còn cải thiện một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể động vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và năng lượng cho lợn chủ yếu có nguồn gốc thực vật, khả năng tiêu hoá các loại thức ăn này kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá như protease, amylase trong phần đầu của đường tiêu hoá, protein và tinh bột có nguồn gốc thực vật sẽ bị giảm mức độ tiêu hóa. Vì vậy việc bổ sung thêm các enzyme vào khẩu phần thức ăn nuôi lợn giai đoạn này là cần thiết, đặc biệt với các khẩu phần giảm protein. Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, việc nghiên cứu sử dụng bổ sung enzyme vào khẩu phần thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định được ảnh hưởng của enzyme protease và amylase bổ sung vào khẩu phần có mức protein khác nhau được cân đối một số axit amin thiết yếu đến khả năng tiêu hoá protein, tinh bột toàn phần biểu kiến và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI * Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu các khẩu phần có mức protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, một thách thức lớn của chăn nuôi lợn tập trung hiện nay không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Việc sử dụng các enzyme tiêu hoá protease và amylase vào khẩu phần thức ăn có mức protein thấp được cân đối các axit amin của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa nhằm cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thiện khả năng tiêu hoá, hạn chế tình trạng tiêu chảy và góp phần nâng cao sinh trưởng của lợn con. * Ý nghĩa thực tiễn Các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường do việc đào thải các chất có chứa nitơ và lưu huỳnh trong phân và nước tiểu của lợn. Việc nâng cao khả năng sinh trưởng bằng các khẩu phần có hàm lượng protein cao, kéo theo các vấn đề như tình trạng lợn con bị tiêu chảy, do không tiêu hoá hết các chất dinh dưỡng, lợi nhuận chăn nuôi bị giảm thấp do giá thành thức ăn cao... Đề tài góp phần đưa ra giải pháp về vấn đề này, trên cơ sở xây dựng khẩu phần có mức protein hợp lý được cân đối axit amin thiết yếu có sử dụng các enzyme tiêu hoá, để xây dựng công thức thức ăn cho lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu là một tài liệu dùng để tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng thức ăn và chăn nuôi lợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Sức sản xuất của các dòng lợn lai hybrid Trong chăn nuôi lợn, thì công tác giống đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chăn nuôi phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Hiện nay, việc cải tạo và nâng cao phẩm chất các giống lợn ở trên thế giới và Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các doanh nghiệp nhằm tạo ra những con giống mới có năng suất cao. Để đạt được yêu cầu trên, chúng ta cần tiến hành chọn phối, chọn giống, nhân giống một cách nghiêm túc và chính xác đồng thời tạo những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Nhân giống là bước tiếp theo của chọn lọc và cải tiến di truyền, nhân giống sẽ phát huy được hiệu quả của chọn lọc. Bằng phương pháp chọn lọc và nhân giống thuần chủng cũng nâng cao được năng suất chăn nuôi, nhưng đến một giai đoạn nào đó thì hiệu quả chọn lọc sẽ bị hạn chế do tần số đồng hợp tử đạt tỷ lệ cao. Muốn nâng cao năng suất lên nữa, thì chúng ta cần tiến hành lai tạo để có tổ hợp gen mới, việc tạo tổ hợp gen mới sẽ làm tăng năng suất chăn nuôi. Như vậy lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai. Thuật ngữ ưu thế lai lần đầu tiên được nhà khoa học người Mỹ tên là Shull đưa vào năm 1914. Theo Ông ưu thế lai là tập hợp của những tính trạng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay có nhiều nước chăn nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó, ưu thế lai được coi là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên trong thực tế có một số vấn đề, đó là: ưu thế lai bằng không khi năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ và không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 phải bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền và độ lớn của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp sẽ có ưu thế lai cao và những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ có ưu thế lai thấp. Để nhận được ưu thế lai tối đa, cần đảm bảo chắc chắn là con bố và con mẹ là 2 giống thuần khác nhau. Nếu con bố và con mẹ là con lai thì ưu thế lai sẽ bị giảm đi. Trong thực tế chăn nuôi lợn hiện nay thường sử dụng một số công thức lai như: + Lai kinh tế: Kết quả của lai kinh tế là con lai F1 chỉ dùng vào mục đích nuôi thịt hoặc cho cá thể khác dòng đã có sự phân hoá về di truyền giao phối để tạo con lai, cũng chỉ sử dụng vào mục đích nuôi thịt. Có 3 phương pháp lai kinh tế, đó là: - Lai kinh tế đơn giản, đây là phương pháp lai đơn giản và sử dụng được tối đa 100% ưu thế lai từ con lai bố mẹ nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt ở các giống, mục đích của hình thức lai này là sử dụng ưu thế lai tạo lợn thịt thương phẩm. - Lai kinh tế phức tạp 3 giống: Là lai từ 3 giống trở lên, tạo con lai thương phẩm có 3 máu cho năng suất cao. Công thức lai chung là (C x AB). Hiện nay công thức lai 3 giống phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ là dùng giống Móng cái, Yorkshire và Landrace, hoặc chăn nuôi lợn ngoại Yorkshire, Landrace và Duroc. Kết quả cuối cùng của công thức lai 3 máu là con lai thương phẩm có khả năng tăng khối lượng cao, mức tiêu tốn thức ăn ít, độ dày mỡ lưng thấp, sức sống cao,… - Lai kinh tế 4 giống: Sử dụng con bố là đực lai, con mẹ là cái lai, công thức tổng quát là (AB x CD). Đây là phương pháp lai có sử dụng 4 giống thuần để tạo lợn thịt thương phẩm theo cách 2 giống làm thành một cặp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Hiện nay trong ngành chăn nuôi ở nước ta chưa ứng dụng rộng rãi phương pháp lai kép này vì chúng ta chưa có cơ sở tạo được dòng thuần cao sản, gồm các gen thuần trội để các con lai có thể phát huy ưu thế lai mạnh mẽ hơn. + Lai cải tiến: Là phương pháp dùng để sửa chữa khuyết nhược điểm của một giống nào đó, mà về cơ bản giống này đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và người tiêu dùng. Ví dụ: Giống lợn Pietrain của Bỉ là một giống tốt, tăng khối lượng nhanh, tỉ lệ nạc cao,... nhưng khả năng sin
Tài liệu liên quan