Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lƣợng gỗ keo lai ở huyện đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng diện tích rừng toàn quốc gần 12,840 triệu ha, trong đó có gần 10,284 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,553 triệu ha rừng trồng, độ che phủ của rừng đã tăng lên 38,2% (Bộ NN&PTNT, 2008)[2]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả nă ng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 20m 3 /ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước có hơn 1,4 triệu ha rừng trồng có khả năng cung cấp một lượng gỗ khoảng 30,6 triệu m 3 . Tuy nhiên, lượng gỗ này chủ yếu chỉ phục vụ cho ngành chế biến giấy và gỗ ván sàn. Phần lớn gỗ dùng để chế biến các sản phẩm đồ mộc, đặc biệt là đồ mộc gia dụng và đồ mỹ nghệ vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt sấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, phụ kiện sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2007) [35 ]. Trong quí I năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 691 triệu USD, nhưng chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã là 183,7 triệu USD. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước là đ áng kể (Chuyên trang gỗ- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008) [1]. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 ph ải đạt 5,56 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng trên 30%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010 v à đến năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội, ngành Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrids). Cây Keo lai là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenluylô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua công tác trồng rừng đã được các cấp chính quyền và người dân quan tâm nhiều hơn, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là rừng sản xuất. Theo bá o cáo về diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Thái Nguyên, năm 2007 toàn tỉnh có 164.355 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 100.509 ha, rừng trồng 63.846 ha, tổng trữ lượng gỗ trên 3 triệu m 3 và có khoảng 24 triệu cây tre nứa. Hàng năm toàn tỉnh khai thác khoảng 20.000 m 3 gỗ và 650 tấn tre nứa, lượng lâm sản này một phần phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân trong vùng, phần còn lại cung cấp nguyên liệu cho Công ty ván dăm Thái Nguyên và Nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương đẩy mạnh công tác trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được lựa chọn là cây Keo lai và Keo tai tượng. Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng rừng sản xuất là trồng 2 loài cây trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 16 - 18m 3 /ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao được năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp. Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ Keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết. Mục tiêu của đề tài là xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng Keo lai đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy của Nhà máy giấy Bãi Bằng và Công ty ván dăm Thái Nguyên. Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những số liệu ban đầu và mô hình trồng rừng thâm canh của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” do TS. Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Do điều kiện thời gian thực hiện của đề tài cấp Nhà nước có hạn (2001-2005) chưa thu thập và đánh giá được khả năng sinh trưởng của những năm tiếp theo, nên đề tài luận văn này đã kế thừa và tiếp tục đánh giá cả về số lượng và chất lượng gỗ rừng trồng của mô hình làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh ở Thái Nguyên.

pdf111 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lƣợng gỗ keo lai ở huyện đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM **************** TRẦN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GỖ KEO LAI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM **************** TRẦN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GỖ KEO LAI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, cán bộ phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật Chi cục Lâm nghiệp, cán bộ Khoa sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ quí báu đó. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Tiến sĩ Nguyễn Huy Sơn - người hướng dẫn khoa học cho tác giả đã tận tình chỉ bảo và dành nhiều thời gian quí báu giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong cả quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Trần Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị, ảnh ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 4 1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) ........................ 4 1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh ............ 6 1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng. ......................................................................... 6 1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng . 8 1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng .............................................................................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 10 1.2.1. Đặc điểm cây Keo lai (A. Hybrids) ............................................... 10 1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng ..... 11 1.2.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai ......... 19 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 22 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2. Đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................... 22 2.2.1. Đối tượng: ...................................................................................... 22 2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................... 23 2.3. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................... 23 2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ..................................................................................................... 23 2.3.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ............ 23 2.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ................................................................ 24 2.3.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý - hóa của đất sau khi trồng rừng Keo lai được 5 năm tuổi. ............................................................................................... 24 2.3.5. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai nhằm phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy ...................................................................................... 24 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp luận tổng quát .......................................................... 24 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 24 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....... 32 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Đồng Hỷ ...................... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của huyện ......................................... 34 3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm ................ 38 3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai ......................................................... 40 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 42 4.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai .................................................................................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và năng suất của rừng trồng Keo lai .............................................................................. 49 4.3. Ảnh hƣởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trƣởng, năng suất rừng trồng Keo lai ...................................... 57 4.4. Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý hóa của đất rừng sau khi trồng Keo lai đƣợc 5 năm tuổi ............................................................................................... 64 4.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai phục vụ công nghiệp bột giấy......................................................................................................... 68 4.5.1. Đặc điểm gỗ Keo lai ....................................................................... 68 4.5.2. Nghiên cứu qui trình nấu bột ......................................................... 72 Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Nội dung ký hiệu, chữ viết tắt Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn G Tổng tiết diện ngang D1.3m Đường kính ở vị trí 1.3m Hvn Chiều cao vút ngọn DT Đường kính tán RCFTI Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Fa Đất granit Fk Đất nâu đỏ bazan Fv Đất nâu vàng bazan Fs Đất đỏ vàng trên phiến sét Fp Đất phù sa cổ ÔTC Ô tiêu chuẩn VS Phân vi sinh R Hệ số tương quan Sig. Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra [1] Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo 1 Độ dày tầng đất cấp I > 100cm, kết von đá lẫn ở tầng A và B < 50% 2 Độ dày tầng đất cấp II : 50 - 100cm, kết von đá lẫn < 50% 3 Độ dày tầng đất cấp III 40% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG TT bảng Nội dung Trang 3.1 Kết quả phân tích đất tại xã Khe Mo 39 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 3 tuổi và 5 tuổi ở Khe Mo-Đồng Hỷ 44 4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên (trồng năm 2002, thu thập số liệu năm 2007) 51 4.3 Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng, năng suất của rừng trồng Keo lai ở Đồng Hỷ-Thái Nguyên. 61 4.4 Kết quả phân tích đất trồng rừng thâm canh Keo lai tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 65 4.5 Tỷ trọng gỗ của Keo lai 69 4.6 Kích thước xơ sợi 70 4.7 Thành phần hóa học của gỗ Keo lai 72 4.8 Ảnh hưởng của mức dùng kiềm đến hiệu suất bột và trị số Kappa của bột từ gỗ Keo lai 5 tuổi 73 4.9 Kết quả tách Lignin trong bột gỗ Keo lai 5 tuổi ở Thái Nguyên bằng ôxy kiềm 75 4.10 Điều kiện công nghệ của các giai đoạn tẩy trắng bột giấy 76 4.11 Tính chất cơ lý của bột gỗ Keo lai sau tẩy trắng 77 4.12 So sánh chất lượng bột giấy từ Keo lai 5 năm tuổi tẩy trắng theo qui trình ECF với qui trình C-EOP-H đối chứng 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 DANH MỤC CÁC HÌNH TT hình Nội dung Trang 4.1.1 Biểu đồ sinh trưởng D1.3 của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.2 Biểu đồ sinh trưởng Hvn của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.3 Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng M(m3/ha) của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.4 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 48 4.1.5 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 1.660 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 48 4.2.1 Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng cây đứng của các công thức bón phân Keo lai 5 năm tuổi 53 4.2.2 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức bón phân tốt nhất (CT 4 - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 56 4.2.3 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi - đối chứng công thức bón phân 56 4.3.1 Biểu đồ sinh trưởng D1.3 công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 62 4.3.2 Biểu đồ sinh trưởng Hvn công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 62 4.3.3 Biểu đồ trữ lượng gỗ cây đứng các công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 61 4.3.4 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi Trồng thâm canh giữa mùa mưa 63 4.3.5 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi trồng bán thâm canh giữa mùa mưa (Đối chứng thời vụ trồng) 63 4.4.1 Ảnh chụp phẫu diện lấy mẫu đất phân tích (đất trồng Keo lai sau 5 năm ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng diện tích rừng toàn quốc gần 12,840 triệu ha, trong đó có gần 10,284 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,553 triệu ha rừng trồng, độ che phủ của rừng đã tăng lên 38,2% (Bộ NN&PTNT, 2008)[2]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 20m3/ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước có hơn 1,4 triệu ha rừng trồng có khả năng cung cấp một lượng gỗ khoảng 30,6 triệu m3. Tuy nhiên, lượng gỗ này chủ yếu chỉ phục vụ cho ngành chế biến giấy và gỗ ván sàn. Phần lớn gỗ dùng để chế biến các sản phẩm đồ mộc, đặc biệt là đồ mộc gia dụng và đồ mỹ nghệ vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt sấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, phụ kiện sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2007) [35]. Trong quí I năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 691 triệu USD, nhưng chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã là 183,7 triệu USD. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước là đáng kể (Chuyên trang gỗ- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008) [1]. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 phải đạt 5,56 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 trên 30%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội, ngành Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrids). Cây Keo lai là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenluylô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua công tác trồng rừng đã được các cấp chính quyền và người dân quan tâm nhiều hơn, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là rừng sản xuất. Theo báo cáo về diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Thái Nguyên, năm 2007 toàn tỉnh có 164.355 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 100.509 ha, rừng trồng 63.846 ha, tổng trữ lượng gỗ trên 3 triệu m3 và có khoảng 24 triệu cây tre nứa. Hàng năm toàn tỉnh khai thác khoảng 20.000 m3 gỗ và 650 tấn tre nứa, lượng lâm sản này một phần phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân trong vùng, phần còn lại cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 cấp nguyên liệu cho Công ty ván dăm Thái Nguyên và Nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương đẩy mạnh công tác trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được lựa chọn là cây Keo lai và Keo tai tượng. Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng rừng sản xuất là trồng 2 loài cây trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 16 - 18m3/ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao được năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp. Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ Keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết. Mục tiêu của đề tài là xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng Keo lai đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy của Nhà máy giấy Bãi Bằng và Công ty ván dăm Thái Nguyên. Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những số liệu ban đầu và mô hình trồng rừng thâm canh của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” do TS. Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Do điều kiện thời gian thực hiện của đề tài cấp Nhà nước có hạn (2001-2005) chưa thu thập và đánh giá được khả năng sinh trưởng của những năm tiếp theo, nên đề tài luận văn này đã kế thừa và tiếp tục đánh giá cả về số lượng và chất lượng gỗ rừng trồng của mô hình làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh ở Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn tạo giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật này đã được các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu, điển hình là một số công trình được phân chia thành các chuyên đề sau: 1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999) [10]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006) [12]. Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988) [50]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991) [42] các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981) [38]. Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) [49] thì không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiê
Tài liệu liên quan