Về lý luận và thực tiễn, từ lâu chúng ta đã biết phân bón cùng với một
số giải pháp kỹ thuật khác có thể làm giảm áp lực lên tài nguyên đất và góp
phần bảo vệ môi trường. Trước hết, phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng một cách đầy đủ và lâu dài để cây trồng có thể sinh
trưởng, phát triển, đạt năng suất cao và bền vững. Đồng thời, về lý thuyết khi
năng suất cây trồng tăng thì khối lượng các sản phẩm phụ cũng tăng lên và
nguồn hữu cơ được trả lại cho đất cũng tăng lên, góp phần làm tăng lỷ lệ chất
hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất đất, tăng lượng nước hữu hiệu và giảm
quá trình rửa trôi, xói mòn đất. Đặc biệt, trên một số loại đất có vấn đề như
đất phèn, đất lầy thụt, đất cát biển, đất bạc màu vùng trung du, miền núi,.thì
việc bón phân không chỉ đơn thuần là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà
còn chắc chắn cải tạo chất lượng đất trồng thông qua việc bổ sung các yếu tố
dinh dưỡng vốn thiếu trên các loại đất này, đồng thời hạn chế tác động của
các yếu tố độc hại có trong đất đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây trồng.
Là một tỉnh đồng bằng ở đỉnh tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
nhưng Vĩnh Phúc lại có đầy đủ 3 vùng địa hình là: Đồng bằng, trung du và
miền núi. Diện tích đất canh tác toàn tỉnh là 53.978, 51ha, bằng 57,83% diện
tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích các loại đất được xếp vào loại có vấn đề
(gồm các loại đất: Đất cát, đất loang lổ chua bạc màu, đất xám bạc màu)
15.722,8 ha, bằng 29,13%. Các nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có
thành phần cơ giới nhẹ; đất chua; chất hữu cơ, đạm, lân tổng số từ nghèo đến
trung bình; lân dễ tiêu, kali tổng số và ka li dễ tiêu nghèo; tổng Ca và Mg trao
đổi rất thấp; dung tích hấp thu thấp [8].
Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp của nông dân trong tỉnh đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất,
sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh không ngừng tăng qua các
năm.
Trong lĩnh vực sử dụng đất, phân bón, qua điều tra cho thấy nông dân
trong tỉnh đã biết sử dụng phân bón đúng cây, đúng đất và trong một số
trường hợp đã xem xét đến yêu cầu phân bón của từng giống. Tuy nhiên, cũng
như hầu hết nông dân trong cả nước, nông dân trong tỉnh cũng mới chỉ chú ý
đến các các yếu tố đa lượng như N, P, K thông qua sử dụng các loại phân đơn
như urê, lân super, kaliclorua hoặc phân tổng hợp NPK mà hầu như chưa chú
ý đến các yếu tố trung lượng như Ca, Mg, S,.và vi lượng như Bo, Mo, Zn,
Mn, ,.do đó phần nào vẫn còn hạn chế tới năng suất cây trồng và chưa cải
thiện được đồ phì đất canh tác [9].
Phân bón Silica là một loại phân bón có xuất xứ từ Hàn Quốc, với
thành phần chính là CaO = 40%; SiO
2
= 25%; MgO = 2% và một số nguyên
tố vi lượng khác. Qua kết quả nghiên cứu, sử dụng phân Silica ở một số nước
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,.và kết quả khảo nghiệm về hiệu quả
của phân bón Silica đối với cây lúa trên một số loại đất ở Miền Bắc Việt Nam
năm 2005 của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá –
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá cho thấy đây là một loại phân bón bên cạnh tác
dụng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với một
số tác động của điều kiện ngoại cảnh như điều kiện thời tiết bất thuận, sâu
bệnh, tăng năng suất của cây trồng thì còn có tác dụng cải tạo đất an toàn, đặc
biệt đây là loại phân chậm tan, có hiệu quả lâu dài trên các loại đất chua [11].
Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã quyết định đưa phân bón Silica vào “Danh mục bổ sung phân bón
được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Vệt Nam” theo Quyết định số
55/2006/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Để góp phần đa dạng hoá các loại phân bón phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp trong tỉnh, với mục tiêu vừa tăng năng suất cây trồng, vừa cải thiện và
nâng cao chất lượng đất canh tác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Silica đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc”
90 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù xa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ HẢI TRIỀU
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN SILICA
ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG LẠC
TRÊN ĐẤT PHÙ SA CŨ BẠC MÀU TỈNH VĨNH PHÚC”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60. 62. 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Minh
Thái Nguyên, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho
việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn
này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Đỗ Hải Triều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận
tình của:
Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đặng Văn Minh đã giúp đỡ tận tình về phương pháp
nghiên cứu cũng như quá trình hoàn thiện luận văn.
Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trung tâm Thổ nhưỡng Nông hoá tỉnh Vĩnh Phúc.
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Các hộ nông dân tại thôn Trại Lớn, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cho phép tôi đựơc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu
đó.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Đỗ Hải Triều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc 5
1.3. Yêu cầu về đất đai của cây lạc 6
1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 7
1.4.1 Vai trò và sự hấp thu đạm (N) 7
1.4.2. Vai trò và sự hấp thu lân (P) 7
1.4.3. Vai trò và sự hấp thu kali (K) 8
1.4.4. Vai trò và sự hấp thu canxi (Ca) của lạc 9
1.4.5. Vai trò và sự hấp thu Magiê (Mg) của lạc 10
1.4.6. Vai trò và sự hấp thu lưu huỳnh (S) của lạc 10
1.4.7. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với lạc 10
1.5. Những nghiên cứu về Silic 11
1.5.1. Giới thiệu chung về Silic 11
1.5.2. Tình hình sử dụng phân bón Silica 11
1.5.3. Những nghiên cứu về Silic ở nước ngoài 12
1.5.3.1. Silic với dinh dưỡng của con người 12
1.5.3.2. Silic trong đất 13
1.5.3.3. Silic trong nước 15
1.5.3.4. Vai trò của Silic đối với cây trồng 16
1.5.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón Silica ở Việt Nam 25
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 28
1.6.3. Tình hình sản xuất lạc ở Vĩnh Phúc 32
Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện 34
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.1. Công thức nghiên cứu 35
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
2.2.2.3. Các biện pháp kỹ thuật 36
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 37
2.2.3.1. Đối với cây lạc 37
2.2.3.2. Đất trồng 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu 40
3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây lạc
42
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chiều cao cây 42
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số cành cấp 1/cây 43
3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến các yếu tố cấu thành
năng suất lạc
45
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tổng số quả/cây 45
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số quả chắc/cây 47
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 quả 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 hạt 51
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tỷ lệ hạt/quả 52
3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến năng suất lạc 53
3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến mức độ nhiễm bệnh của lạc 56
3.5.1. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh ghỉ sắt 56
3.5.2. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm đen 58
3.5.3. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm nâu 58
3.6. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chất lượng lạc 60
3.7. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu hoá học đất 61
3.8. Hiệu quả kinh tế của bón phân Silica 63
3.9. Hiệu lực tồn dư của phân Silica 64
3.9.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các chỉ tiêu
sinh trưởng của cây lạc
65
3.9.1.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đến chiều cao cây 65
3.9.1.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số cành cấp 1 66
3.9.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các yếu tố
cấu thành năng suất lạc
66
3.9.2.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tổng số quả/cây 67
3.9.2.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số quả chắc/cây 68
3.9.2.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 quả 68
3.9.2.4. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 hạt 69
3.9.2.5. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tỷ lệ hạt/quả 69
3.9.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới năng suất lạc 70
3.9.4. Hiệu quả kinh tế tồn dư của phân Silica 71
Kết luận và đề nghị 73
1. Kết luận 73
2. Đề nghị 74
Tài liệu tham khảo 75
Phụ lục 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới và một
số nước
27
1.2 Diện tích trồng lạc của các vùng sản xuất chính trong nước (giai
đoạn 2001 – 2006)
29
1.3 Năng suất của các vùng sản xuất chính trong nước
(giai đoạn 2001 – 2006)
31
1.4 Sản lượng của các vùng sản xuất chính trong nước
(giai đoạn 2001 – 2006)
32
1.5 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tỉnh Vĩnh Phúc
(giai đoạn 2001-2007)
33
2.1 Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm 34
3.1 Đặc điểm thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm 41
3.2
Ảnh hưởng của bón phân Silica đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của cây lạc
43
3.3 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến các yếu tố cấu thành năng suất
lạc
46
3.4 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến năng suất lạc 53
3.5 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến mức độ
nhiễm bệnh của lạc
57
3.6 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến sự tích luỹ Silic
trong cây lạc (Vụ xuân 2007)
59
3.7 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến hàm lượng chất béo
trong hạt lạc (Vụ xuân 2007)
60
3.8 Kết quả phân tích đất sau thí nghiệm 61
3.9 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế sử dụng phân Silica
cho lạc trên đất bạc màu
64
3.10 Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các chỉ tiêu
sinh trưởng của cây lạc
66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
3.11 Hiệu lực tồn dư của phân Silica đến các yếu tố cấu thành năng suất
lạc
67
3.12 Hiệu lực tồn dư của phân Silica năng suất lạc 70
3.13 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế tồn dư của bón phân
Silica cho lạc trên đất bạc màu
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1 Ảnh hưởng của bón phân Silica đến số cành cấp 1/cây 44
3.2 Ảnh hưởng bón phân Silica đến số quả chắc/cây của lạc 47
3.3 Ảnh hưởng của phân bón Silica đến năng suất lạc 54
3.4 Hiệu lực tồn dư tới số quả chắc/cây 68
3.5 Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới năng suất lạc 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
N: Đạm
P: Lân
K: Kali
Ca
++
: Canxi trao đổi
Mg
++
: Magiê trao đổi
S: Lưu huỳnh
Mo: Molipden
B: Bo
pHKCl: Độ chu pHKCl
OM%: Chất hữu cơ tổng số
P2O5%: Lân tổng số
K2O%: Kali tổng số
P2O5dt: Lân dễ tiêu
K2Odt: Kali dễ tiêu
CT: Công thức
Đ/c: Đối chứng
+: Mức độ nhiễm bệnh rất nhẹ
++: Mức độ nhiễm bệnh nhẹ
+++: Mức độ nhiễm bệnh trung bình
++++: Mức độ nhiễm bệnh nặng
+++++: Mức độ nhiễm bệnh rất nặng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
PHỤ BIỂU
1. Số cây thực thu/ô thí nghiệm (10m2)
Công
thức
Lần nhắc lại
Trung bình
1 2 3
Vụ xuân 2007
1 302 308 310 306,7
2 300 300 304 301,3
3 300 286 296 294,0
4 300 288 294 294,0
5 298 300 312 303,3
6 304 306 274 294,7
7 296 298 286 293,3
8 296 312 280 296,0
9 284 298 284 288,7
10 296 306 284 295,3
Vụ đông 2007
1 298 290 286 291,33
2 294 302 294 296,67
3 301 286 295 294,00
4 285 294 291 290,00
5 300 292 296 296,00
6 285 297 287 289,67
7 296 283 298 292,33
8 301 294 283 292,67
9 289 297 286 290,67
10 287 289 297 291,00
Vụ xuân 2008
1 298 302 296 298,67
2 294 300 304 299,33
3 300 304 296 300,00
4 300 298 304 300,67
5 298 300 312 303,33
6 294 306 284 294,67
7 306 302 284 297,33
8 296 312 298 302,00
9 294 298 304 298,67
10 296 298 302 298,67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
2. Tỷ lệ quả 01 hạt
Công
thức
Lần nhắc lại
Trung bình
1 2 3
Vụ xuân 2007
1 21,4 20,8 19,4 20,5
2 18,1 24,3 21,6 21,3
3 19,3 21,4 20,4 20,4
4 20,5 20,8 20,8 20,7
5 25,2 19,1 22,7 22,3
6 16,4 23,5 21,7 20,5
7 21,2 31,5 24,5 25,7
8 16,9 24,4 18,6 20,0
9 20,6 20,7 24,1 21,8
10 20,2 24,5 24,6 23,1
Vụ đông 2007
1 19,5 18,6 21,7 19,93
2 19,1 23,6 21,6 21,43
3 18,3 21,8 24,3 21,47
4 18,6 25,4 18,6 20,87
5 21 21,4 17,5 19,97
6 17,6 22,5 20,4 20,17
7 20,4 24,2 21,9 22,17
8 16,8 20,5 20,7 19,33
9 18,7 21,8 21,8 20,77
10 19,3 23,4 23,4 22,03
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
3. Tỷ lệ quả 03 hạt
Công
thức
Lần nhắc lại
Trung bình
1 2 3
Vụ xuân 2007
1 0,3 0,4 0 0,2
2 0,8 0,4 0 0,4
3 0,3 0 0,4 0,2
4 0 0,4 0,4 0,3
5 0,7 0 0,4 0,4
6 0,4 0 0,4 0,3
7 0,8 0,5 0 0,4
8 0,3 0,7 0,4 0,5
9 1 0,4 0 0,5
10 0,7 0 0,4 0,4
Vụ đông 2007
1 0,6 0,8 0,5 0,6
2 0,8 0,6 0,3 0,6
3 1,0 0,2 0,9 0,7
4 0,6 0,5 0,4 0,5
5 1,3 0,2 0,6 0,7
6 0,6 0,1 0,2 0,3
7 1,0 0,6 0,2 0,6
8 0,5 0,8 0,3 0,5
9 0,3 0,7 0,3 0,4
10 0,8 0,3 0,3 0,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
4. Giá các loại vật tƣ (giống, phân bón) và giá lạc củ thƣơng phẩm
trong thời gian thực hiện thí nghiệm
STT Loại vật tƣ Vụ xuân 2007 Vụ đông 2007 Vụ xuân 2008
1 Lạc củ giống 14000 16500 20000
2 Phân đạm urê 5000 5200 6500
3 Lân super 1500 2000 2200
4 Kali Clorua 5200 5600 6300
5 Phân chuồng 400 400 400
6 Vôi 500 500 500
7 Phân Silica 1440 1440 1440
8 Lạc củ khô 10500 14500 12500
Ghi chú:
- Giá vật tư được tính tại thời điểm thực hiện thí nghiệm; giá lạc thương phẩm
được tính tại thời điểm thu hoạch.
- Tại Việt Nam chưa có phân bón Silica thương mại nên giá phân bón trong thí
nghiệm vẫn tính theo giá tham khảo từ nước ngoài.
- Lượng lạc củ giống sử dụng cho 01 sào:10kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Về lý luận và thực tiễn, từ lâu chúng ta đã biết phân bón cùng với một
số giải pháp kỹ thuật khác có thể làm giảm áp lực lên tài nguyên đất và góp
phần bảo vệ môi trường. Trước hết, phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng một cách đầy đủ và lâu dài để cây trồng có thể sinh
trưởng, phát triển, đạt năng suất cao và bền vững. Đồng thời, về lý thuyết khi
năng suất cây trồng tăng thì khối lượng các sản phẩm phụ cũng tăng lên và
nguồn hữu cơ được trả lại cho đất cũng tăng lên, góp phần làm tăng lỷ lệ chất
hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất đất, tăng lượng nước hữu hiệu và giảm
quá trình rửa trôi, xói mòn đất. Đặc biệt, trên một số loại đất có vấn đề như
đất phèn, đất lầy thụt, đất cát biển, đất bạc màu vùng trung du, miền núi,...thì
việc bón phân không chỉ đơn thuần là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà
còn chắc chắn cải tạo chất lượng đất trồng thông qua việc bổ sung các yếu tố
dinh dưỡng vốn thiếu trên các loại đất này, đồng thời hạn chế tác động của
các yếu tố độc hại có trong đất đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây trồng.
Là một tỉnh đồng bằng ở đỉnh tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
nhưng Vĩnh Phúc lại có đầy đủ 3 vùng địa hình là: Đồng bằng, trung du và
miền núi. Diện tích đất canh tác toàn tỉnh là 53.978, 51ha, bằng 57,83% diện
tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích các loại đất được xếp vào loại có vấn đề
(gồm các loại đất: Đất cát, đất loang lổ chua bạc màu, đất xám bạc màu)
15.722,8 ha, bằng 29,13%. Các nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có
thành phần cơ giới nhẹ; đất chua; chất hữu cơ, đạm, lân tổng số từ nghèo đến
trung bình; lân dễ tiêu, kali tổng số và ka li dễ tiêu nghèo; tổng Ca và Mg trao
đổi rất thấp; dung tích hấp thu thấp [8].
Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp của nông dân trong tỉnh đã đạt được những kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
đáng khích lệ, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất,
sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh không ngừng tăng qua các
năm.
Trong lĩnh vực sử dụng đất, phân bón, qua điều tra cho thấy nông dân
trong tỉnh đã biết sử dụng phân bón đúng cây, đúng đất và trong một số
trường hợp đã xem xét đến yêu cầu phân bón của từng giống. Tuy nhiên, cũng
như hầu hết nông dân trong cả nước, nông dân trong tỉnh cũng mới chỉ chú ý
đến các các yếu tố đa lượng như N, P, K thông qua sử dụng các loại phân đơn
như urê, lân super, kaliclorua hoặc phân tổng hợp NPK mà hầu như chưa chú
ý đến các yếu tố trung lượng như Ca, Mg, S,..và vi lượng như Bo, Mo, Zn,
Mn, ,...do đó phần nào vẫn còn hạn chế tới năng suất cây trồng và chưa cải
thiện được đồ phì đất canh tác [9].
Phân bón Silica là một loại phân bón có xuất xứ từ Hàn Quốc, với
thành phần chính là CaO = 40%; SiO2 = 25%; MgO = 2% và một số nguyên
tố vi lượng khác. Qua kết quả nghiên cứu, sử dụng phân Silica ở một số nước
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...và kết quả khảo nghiệm về hiệu quả
của phân bón Silica đối với cây lúa trên một số loại đất ở Miền Bắc Việt Nam
năm 2005 của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá –
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá cho thấy đây là một loại phân bón bên cạnh tác
dụng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với một
số tác động của điều kiện ngoại cảnh như điều kiện thời tiết bất thuận, sâu
bệnh, tăng năng suất của cây trồng thì còn có tác dụng cải tạo đất an toàn, đặc
biệt đây là loại phân chậm tan, có hiệu quả lâu dài trên các loại đất chua [11].
Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã quyết định đưa phân bón Silica vào “Danh mục bổ sung phân bón
được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Vệt Nam” theo Quyết định số
55/2006/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Để góp phần đa dạng hoá các loại phân bón phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp trong tỉnh, với mục tiêu vừa tăng năng suất cây trồng, vừa cải thiện và
nâng cao chất lượng đất canh tác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Silica đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của phân bón Silic tới sinh trưởng,
phát triển, năng suất, chất lượng đối với cây lạc; xác định lượng phân Silic
bón phù hợp cho lạc trên đất bạc màu của tỉnh.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón Silic tới một số tính chất hoá học
đất như: Độ chua, lân và kali dễ tiêu, cation trao đổi.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Góp phần đánh giá hiệu quả của
phân Silica đối với cây trồng nói chung và đối với cây lạc trên vùng đất bạc
màu nói riêng.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Góp phần vào việc khuyến cáo sử
dụng rộng rãi phân Silica vào trong sản xuất đối với các loại cây trồng và trên
các vùng đất. Góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng đất canh tác, nhất là
đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng vùng đồi núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Về cơ bản, mọi cây trồng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
đều phải lấy dinh dưỡng từ đất. Lượng dinh dưỡng mà cây trồng yêu cầu
trong cả một chu kỳ sinh trưởng, thậm chí trong từng giai đoạn sinh trưởng là
rất khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây trồng. Tuy nhiên,
do đặc điểm về nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành và quá trình sử
dụng đất, hiện nay hầu hết mọi loại đất đều không có khả năng đáp ứng yêu
cầu dinh dưỡng của cây trồng mà phải chủ yếu dựa vào phân bón.
Hiện nay, sử dụng phân bón cho cây trồng không chỉ là cung cấp và bổ
sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây trồng mà còn có vai trò cải thiện, nâng cao chất lượng đất trồng thông qua
việc bổ sung các chất dinh dưỡng vốn thiếu trên một số loại đất như đất chua
phèn, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng của vùng trung du, miền núi.
Phân bón Silica là một loại phân bón chậm tan, trong thành phần có
một hàm lượng lớn Silic, Canxi, Magiê, ngoài ra còn có một số nguyên tố vi
lượng cần thiết cho cây trồng đã và đang được sử dụng rộng rãi ở các nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, phân Silica đã được Viện Thổ nhưỡng, Nông hoá
tiến khảo nghiệm, đánh giá và kết luận là có hiệu quả tốt đối với cây lúa trong
việc làm tăng năng suất và khả năng chống chịu với một số loại sâu, bệnh và
điều kiện thời tiết, đặc biệt có hiệu quả cao trên các loại đất chua phèn và bạc
màu nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc khảo nghiệm đánh giá mới chỉ tiến
hành đối với cây lúa mà chưa tiến hành khảo nghiệm đối với các loại cây
trồng khác, nhất là đối với các loại cây trồng cạn, có nhu cầu về Canxi, Magiê
cao trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để
đánh giá hiệu quả của phân Silica đối với các loại cây trồng cạn, trên những
loại đất nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là đối với vùng trung du, miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc
Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan đến thời
gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của
cây lạc là khoảng 25-300C và thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ thích hợp cho lạc nảy mầm là 25-300C. Trong thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng, nhiệt độ trung bình phù hợp cho cây lạc là 20-300C, ở nhiệt độ
này các quá trình sinh trưởng sinh dưỡng được tiến hành thuận lợi, nhất là sự
phân cành và phát triển bộ rễ, đồng thời thời gian trước ra hoa của lạc được
kéo dài phù hợp (30-35 ngày). Quá trình ra hoa của lạc đòi hỏi nhiệt độ tương
đối cao. Thời gian ra hoa, tổng số hoa, tỷ lệ hoa được thụ tinh phụ thuộc nhiều
vào thời kỳ này. Quá trình chín của lạc đòi hỏi nhiệt độ giảm hơn thời kỳ
trước, trong thời kỳ này nhiệt độ trung bình 25-280C là phù hợp [1].
Ánh sáng: Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của
lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang
chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục
của lạc. Quá trình nở hoa của lạc thuận lợi khi khi số giờ nắng đạt khoảng 200
giờ/tháng. Trong thời kỳ nở hoa, trong những ngày nắng hoa nở sớm, nở tập
trung và quá trình thụ phấn, thụ tinh cũng thuận lợi hơn so với ngày không có
nắng. Nói chung, trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng
đến sự sinh