Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê của hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng là 16%/năm và góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển công nghiệp là những vấn đề môi trường, sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên, dẫn đến sự lãng phí về kinh tế. Và theo thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất ít quan tâm hoặc thờ ơ với việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất. Phần lớn họ rất ngại thay đổi, ngại phải đối mặt với các vấn đề môi trường. Đây là vấn đề thật nan giải đối với các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Nắm được thực trạng đó, em đã chọn hướng nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho các cơ sở này nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải vừa giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường xung quanh. Sản xuất sạch hơn là phương pháp đúng đắn, tối ưu hoá nguồn tài nguyên, tiết kiệm trong sản xuất, là hướng đi mà ngành giấy phải hướng đến. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn do thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế . Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ” được thực hiện với mục tiêu tìm ra những giải pháp sản xuất tiết kiệm để phát triển ngành giấy tại quận theo hướng phát triển bền vững

doc96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Theo thống kê của hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng là 16%/năm và góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển công nghiệp là những vấn đề môi trường, sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên, dẫn đến sự lãng phí về kinh tế. Và theo thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất ít quan tâm hoặc thờ ơ với việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất. Phần lớn họ rất ngại thay đổi, ngại phải đối mặt với các vấn đề môi trường. Đây là vấn đề thật nan giải đối với các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Nắm được thực trạng đó, em đã chọn hướng nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho các cơ sở này nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải vừa giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường xung quanh. Sản xuất sạch hơn là phương pháp đúng đắn, tối ưu hoá nguồn tài nguyên, tiết kiệm trong sản xuất, là hướng đi mà ngành giấy phải hướng đến. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn do thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế…. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ” được thực hiện với mục tiêu tìm ra những giải pháp sản xuất tiết kiệm để phát triển ngành giấy tại quận theo hướng phát triển bền vững. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện những nội dung cơ bản sau đây: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và tổ hợp sản xuất sạch hơn. Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành sản xuất giấy tái chế ở Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn. Đề xuất những quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Các hoạt động cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liên tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lại bước đầu áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế - quận Bình Tân. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là một số cơ sở sản xuất giấy tái chế vừa và nhỏ trên địa bàn quận Bình Tân. Thời gian thực hiện đề tài Thời gian thực hiện là 3 tháng: Bắt đầu từ ngày: 30/05/2011 Kết thúc vào ngày: 21/08/2011 Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu liên quan đến sản xuất sạch hơn ở các tài liệu, giáo trình, bài giảng và tham khảo các thông tin được đăng tải trên các trang website có liên quan đến sản xuất sạch hơn, đến ngành giấy và tái chế giấy. Thu thập các tài liệu liên quan đến những đặc trưng ô nhiễm của ngành sản xuất giấy và tái chế giấy. b) Phương pháp khảo sát Khảo sát để thu thập các số liệu về nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, quy trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại cơ sở c) Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập được Tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được về nhu cầu nguyên nhiên liệu, năng lượng tại cơ sở. Trên cơ sở phân tích dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn cho cơ sở. d) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn phải phân tích, chứng minh những lợi nhuận mà khi cơ sở được khi áp dụng sản xuất sạch hơn một cách rõ ràng. Đồng thời xem xét tính khả thi về kinh tế và môi trường của các phương pháp áp dụng sản xuất sạch hơn mang lại. e) Phương pháp chuyên gia Đó là sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các nhóm sản xuất sạch hơn trong quá trình nghiên cứu. Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về ngành giấy tái sinh trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài cung cấp cơ sở khoa học để tính toán bài toán cân bằng vật chất, đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho các cơ sở tái sinh giấy. Ý nghĩa kinh tế: Đề tài đem lại các phương thức tiết kiệm cho các cơ sở, đem lại hiệu quả kinh tế. Ý nghĩa môi trường: Áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành giấy tái sinh giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tránh gây ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TỔ HỢP SẢN XUẤT SẠCH HƠN Sản xuất sạch hơn Định nghĩa sản xuất sạch hơn Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) sản xuất sạch hơn được định nghĩa như sau: “ SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả sinh thái, giảm nguy cơ cho con người và môi trường”. Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải tại nơi phát sinh. Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến thải bỏ sản phẩm không còn dùng được. Đối với dịch vụ, SXSH kết hợp những lợi thế về môi trường vào thiết kế và cung cấp dịch vụ. SXSH đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện quản lý môi trường có trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn Đánh giá SXSH là một quá trình tổng hợp nhằm nghiên cứu và triển khai các giải pháp SXSH, đánh giá hiệu quả của quá trình SXSH phục vụ cho việc duy trì và cải thiện hoạt động SXSH. SXSH là một quá trình liên tục. Do đó sau khi kết thúc một đánh giá SXSH, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa. Đánh giá SXSH là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ: Hình 2.1 : Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện - Thành lập nhóm đánh giá SXSH Trước tiên cần phải có cam kết của Ban lãnh đạo và chỉ định nhóm đánh giá SXSH, có thể bao gồm: Chủ các cơ sở Kế toán hoặc thủ kho Khu sản xuất Bộ phận kỹ thuật Các chuyên gia SXSH. - Liệt kê các công đoạn trong quy trình bao gồm toàn bộ các hoạt động, đầu vào, đầu ra, lượng nguyên vật liệu tiêu thụ, chất thải phát sinh - Xác định công đoạn có chất thải hay lãng phí: xác định mức tiêu thụ nguyên liệu hay năng lượng cao, ô nhiễm nặng, tổn thất nhiều nguyên liệu hoá chất, có nhiều cơ hội SXSH, được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong nhóm SXSH. Bước 2: Phân tích các công đoạn trong quy trình Chuẩn bị sơ đồ quy trình: xác định liệt kê các công đoạn, tập hợp tất cả đầu vào và đầu ra tương ứng Cân bằng vật chất năng lượng, cân bằng các cấu tử Xác định chi phí các dòng thải dựa vào chênh lệch giữa nguyên liệu đầu vào và đầu ra. Định lượng dòng thải, các thành phần của dòng thải, xác định chi phí. Thực hiện xem xét dây chuyền công nghệ để xác định nguyên nhân phát thải.Tìm nguyên nhân thực tế hay tiềm ẩn gây ra tổn thất, có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho vấn đề thực tế. Bước 3: Đưa ra các giải pháp SXSH. Đề xuất các giải pháp SXSH. Đề xuất của các thành viên trong nhóm, các ý tưởng của người ngoài nhóm, các cơ hội từ ví dụ bên ngoài, khảo sát công nghệ và định mức. Lựa chọn các giải pháp khả thi, các cơ hội cần được xem xét để xác định. Các cơ hội có thể thực hiện được ngay, cơ hội cần được nghiên cứu tiếp, các cơ hội bị thải bỏ vì không mang tính khả thi. Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH Tính khả thi về kỹ thuật, cần quan tâm đến các khía cạnh: chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất, yêu cầu của sản xuất, thời gian ngừng hoạt động, so sánh các thiết bị hiện có, yêu cầu bảo dưỡng, nhu cầu đào tạo, phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần nghiên cứu khả thi kỹ thuật: giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm nguyên liệu tiêu thụ, giảm chất thải. Tính khả thi về kinh tế dựa trên việc so sánh chi phí và lợi ích. Tính khả thi về mặt môi trường. Giảm tính độc hại và tải lượng chất ô nhiễm, giảm sử dụng vật liệu độc hại hay không thể tái chế. Giảm tiêu thụ năng lượng. Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Kết hợp giữa đánh giá kỹ thuật, kinh tế, môi trường để chọn ra giải pháp tốt nhất. Ghi nhận các kết quả và lợi ích ước tính của mỗi giải pháp để quan trắc các kết quả thực hiện Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH đã lựa chọn Chuẩn bị thực hiện Thực hiện các giải pháp, kế hoạch thực hiện cần nêu: cần làm gì, ai là người chịu trách nhiệm? Bao giờ hoàn thành? Kiểm tra hiệu quả như thế nào? Kiểm tra, giám sát và đánh giá các kết quả Bước 6: Duy trì SXSH Duy trì các giải pháp SXSH Duy trì SXSH sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi nó thành một phần của công việc quản lý hằng ngày. Cần kiểm tra định kỳ ở các cấp lãnh đạo và từng khâu hoạt động. Báo cáo kết quả SXSH với ban quản lý và toàn thể nhân viên Xác định các công đoạn có chất thải (tức là quay trở lại nhiệm vụ thứ 3). Bước 1: HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm thực hiện Nhiệm vụ 2: Lập bảng các dây chuyền công nghệ Nhiệm vụ 3: Nhận dạng, lựa chọn dây chuyền công nghệ có chất thải lớn b Bước 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ Nhiệm vụ 4: Sơ đồ công nghệ theo các công đoạn Nhiệm vụ 5: Lập bảng cân bằng vật chất Nhiệm vụ 6: Đánh giá chi phí chất thải Nhiệm vụ 7: Nhận dạng nguồn gốc chất thải Bước 6: DUY TRÌ SXSH Nhiệm vụ 17: Vận hành, quản lý, duy trì chương trình hạn chế chất thải Nhiệm vụ 18: Nhận dạng, lựa chọn các quá trình và nguồn gốc chất thải Bước 5: TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị các điều kiện khả thi Nhiệm vụ 15: Thực hiện giảm thiểu ô nhiễm Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả Bước 4: LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI Nhiệm vụ 10: Đánh giá những khả thi về kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế Nhiệm vụ 12: Đánh giá những ảnh hưởng về môi trường Nhiệm vụ 13: Lựa chọn khả năng để thực hiện Bước 3: CÁC KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU CHẤT THẢI Nhiệm vụ 8: Xác định những khả năng có thể làm giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 9: Lựa chọn những khả năng khả thi Hình 2.2 : Quy trình thực hiện SXSH 1.1.3 Lợi ích của việc áp dụng SXSH SXSH là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản xuất. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể tóm tắt sau: Nâng cao hiệu quả sản xuất SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa có nhiều sản phẩm sản xuất ra hơn trên một đơn vị nguyên liệu thô vào, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp. Giảm chi phí xử lý chất thải Mục tiêu của SXSH là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thất thải rắn … tại nơi phát sinh do đó tất cả các chi phí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm đi. Môi trường được cải thiện SXSH làm giảm thiểu khối lượng và mức độ độc hại của các chất thải phát sinh do đó tải lượng thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi trường được cải thiện. Cải thiện môi trường lao động SXSH không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở, doanh nghiệp mà còn cải thiện môi trường bên trong nhà máy. Nhà máy sẽ được sạch sẽ hơn, không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trực tiếp sản xuất. Cơ hội thị trường mới Nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng cao nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chứng tỏ sự gần gũi đối với môi trường của mình. Việc áp dụng SXSH sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngày nay những sản phẩm “ nhãn hiệu xanh” “ nhãn hiệu sinh thái” đã trở nên quên thuộc với người tiêu dùng và được mọi người ủng hộ. Tuân thủ tốt những quy định về môi trường Tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính Hiện nay có nhiều tổ chức quan tâm đến những vấn đề môi trường và có nhiều dự án tìm kiếm vốn vay hay hỗ trợ tài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động đến môi trường. SXSH sẽ tạo một hình ảnh tốt đẹp về môi trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính dễ dàng hơn, Tăng uy tính của công ty SXSH cải thiện bộ mặt và tăng uy tín của công ty. Tất nhiên một công ty luôn quan tâm đến môi trường, một công ty sản xuất xanh sẽ được xã hội và cơ quan quản lý chấp nhận tốt hơn. 1.1.4 Khó khăn hay rào cản của việc áp dụng SXSH Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm ô nhiễm trong công nghiệp. Tuy nhiên lại có nhiều rào cản trong áp dụng SXSH. Rào cản thuộc về nhận thức: + Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường. + Thiếu sự quan tâm và cam kết áp dụng SXSH từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp. + Không khuyến khích sự sáng tạo + Thiếu niềm tin, ngại có sự thay đổi. + Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng Các rào cản về tổ chức: + Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chờ chỉ đạo hoặc ra lệnh. + Sự tập trung quyền ra quyết định. + Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất. + Thiếu sự tham gia của nhân viên. + Hệ thống quản lý không hiệu quả. + Bộ máy quản lý điều hành yếu kém. + Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả. + Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất. Rào cản về kỹ thuật: + Năng lực kỹ thuật bị hạn chế, không có sẵn năng lực đã đào tạo, phương tiện kiểm tra và phương tiện bảo dưỡng bị hạn chế. + Thông tin kỹ thuật đầu vào bị giới hạn + Những hạn chế về công nghệ Các rào cản kinh tế: + Người ta quan tâm đến lượng sản phẩm ra hơn là chi phí sản xuất, + Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm + Chi phí cao, thiếu vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư không dự trù trước. Tổ hợp SXSH 1.2.1 Khái niệm chung Tổ hợp sản xuất sạch hơn ( Cleaner Production Circles- CPC) là một nhóm gồm các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, có quy trình sản xuất và tạo ra sản phẩm tương tự nhau. Tổ hợp sản xuất sạch hơn tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp có thể nhìn lại các sản phẩm và quy trình sản xuất của chính họ từ những quan điểm hoàn toàn khác. Thông qua quy trình CPC các doanh nghiệp sẽ nhìn lại quá trình sản xuất của mình cùng với các thành viên trong nhóm CPC- những doanh nghiệp có quá trình sản xuất tương tự nhau. Mặt khác, chủ doanh nghiệp sẽ có sự hiểu biết sau sắc hơn và có thể đề ra những ý tưởng hay cho các thành viên trong nhóm. Cuối cùng các cơ sở đó vào sản xuất thực tiễn. Kết quả đạt được từ nhóm CPC này là cơ sở và động lực thúc đẩy các nhóm công nghiệp khác tham gia vào CPC. Thông qua đó mà tổ hợp sản xuất sạch hơn sẽ được phổ biến và nhân rộng ra các ngành công nghiệp khác. 1.2.2 Phương pháp luận của việc thiết lập CPC Phương pháp luận của việc thiết lập CPC có thể tiến hành qua 3 bước: Nhận diện nhóm tiêu biểu Thiết lập nhóm CPC. Vận hành CPC. F Nhận diện nhóm công nghiệp CPC có thể thiết lập ra một danh sách bao gồm các nhóm công nghiệp để nhận diện. Để đảm bảo ý nghĩa tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm thì nhóm công nghiệp được lựa chọn có những đặc điểm sau: Đơn vị này phải có quy mô vừa hoặc nhỏ. Sản phẩm, quá trình sản xuất, cũng như quy mô sản suất của các đơn vị phải tương tự nhau. Các đơn vị này có vị trí gần nhau, dễ dàng tiến hành các cuộc gặp gỡ để giữ liên lạc và chia sẻ thông tin với nhau. F Mô tả sơ lược về ngành công nghiệp CPC chuẩn bị cho việc mô tả sơ lược các ngành công nghiệp mà chuyên gia đề xuất thiết lập CPC. Mô tả sơ lược ngành công nghiệp theo những khía cạnh sau: Mức độ hoạt động Vị trí nhóm công nghiệp Số thành viên nhóm Đề xuất tên các đơn vị muốn tham gia CPC. Biểu đồ về đầu vào, đầu ra Cơ hội thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. Hiệu quả Nếu việc thành lập CPC cho một nhóm công nghiệp riêng biệt thì tìm ra những điểm thích hợp, khả thi cho phép mang lại những thuận lợi ban đầu cho việc thiết lập CPC cho nhóm công nghiệp này. F Chọn người đứng đầu nhóm Người đứng đầu nhóm rất quan trọng trong những hoạt động kết hợp hoặc tác động lẫn nhau trong nhóm. Người đó sẽ kết hợp những hoạt động của CPC trong suốt quá trình thực hiện CPC. Nhiệm vụ của người đứng đầu nhóm cần có những tiêu chuẩn sau: Luôn sẵn sàng và chấp hành mọi hoạt động của nhóm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong nhóm, để đạt được mục đích của việc thực hiện CPC. Có những hiểu biết vững chắc về kỹ thuật và có vị trí tốt trong đơn vị Có khả năng lãnh đạo và hướng dẫn các thành viên trong nhóm, bảo đảm việc kết hợp đúng giữa các thành viên. Có sáng kiến, mong muốn hoàn thành và cải tiến tốt công việc. F Thiết lập CPC Người đứng đầu sẽ nhận diện các thành viên trong nhóm CPC. Các thành viên trong nhóm mở rộng tư tưởng và tiếp thu đảm bảo cuộc trao đổi thông tin một cách tự do và công bằng. Họ nên là những người thông thạo về kỹ thuật của quá trình sản xuất để có những phân tích thích hợp và năng lực thực hiện các giải pháp CPC khả thi. Lựa chọn và nhận dạng nhóm công nghiệp Tìm hiểu về khu vực/ nhóm công nghiệp đã chọn Thiết lập tổ hợp sản xuất sạch hơn Tổ chức cuộc hội thảo Lựa chọn đơn vị sản xuất tham gia CPC. Tổ chức chương trình huấn luyện Hình 2.3. Phương pháp luận của việc thiết lập CPC F Vận hành CPC Tham gia vào nhóm CPC là chấp nhận chương trình sản xuất sạch hơn giữa các thành viên trong nhóm bao gồm những hoạt động sau: Thông tin về từng nhóm SXSH Tiến hành cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong nhóm. Nhận diện và đưa ra các giải pháp khả thi Thực hiện các giải pháp SXSH Hỗ trợ nhau về kỹ thuật giữa các thành viên trong nhóm. Hỗ trợ về kỹ thuật và thăm viếng xưởng sản xuất Lập kế hoạch họp các thành viên CPC Thông tin về đội SXSH trong các đơn vị sản xuất Cuộc họp CPC: Nhận dạng các giải pháp CPC Thực hiện các giải pháp Ước lượng sự tác động Đánh giá quá trình Hình 2.4. Phương pháp luận của việc vận hành CPC CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1 Trên thế giới - Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên thế giới. - Năm 1990, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “ Công nghệ và Môi trường”. - Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tổ chức tuyên bố về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH. - SXSH được áp dụng thành công ở các nước như Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Mêxico…và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Ở Cộng Hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy các chất thải công nghiệp đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm gần 12.000m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ USD/năm. Ở Inđônêsia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm. Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm ở 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và gấp khoảng 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên doanh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ…Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000 USD. Bảng 2.1 Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới STT Doanh nghiệp ( ngành) Quốc gia Tiết kiệm Đầu tư (USD) Thời gian hoàn vốn 1 Hirsch GmbH (Da) Áo Tiết kiệm chi phí 450.000 USD Giảm: -Da mảnh vụn thừa 45% - Acetonce 85% 700.000 1,6 năm 2 Landskrona Galvanoverk (Mạ điện) Thuỵ Điển Tiết kiệm chi phí 80.300 USD. Trong đó: - Nước 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanin.doc.doc
  • pptBAO CAO.ppt
  • docbialuanvan.doc
  • docLOICAMDOAN.DOC
  • docloicamon.doc
  • docmucluc.doc
  • docPHIEUGIAODETAI.DOC