Luận văn Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti)cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang
An Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu long. Cây lúa được xác định là cây lương thực chính yếu, chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm trở lại đây, An Giang là một trong những địa phương dẫn đầu về giátrị xuất khẩu lúa gạo. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu nông sản của An giang đạt 132 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, An Giang là địa phương có thế mạnh về thủy sản. Với đặc điểm là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, không tiếp giáp biển, nguồn lợi thủy sản AnGiang chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng vớiviệc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sảnAn Giang đang trên đà giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản của địa phương. Từ lâu, người dân An Giang đã biết tận dụng các loại hình mặt nước để nuôi cá với nhiều hình thức phong phú: nuôi bè, nuôi cá ao tăng sản, Đặc biệt, hoạt động nuôi cá ở An Giang mang tính chất sản xuất hàng hóa, hàng năm cung cấp một lượng lớn nguyên liệuphục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Basa (Pangasius bocourti)- chiếm 75-80% sản lượng nghề nuôi cá bè - cá tra (Pangasius hypopthalmus) và một số loài cá khác như cá hú (Pangasius conchophilus), cá he (Puntius altus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes), Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngườinuôi cá có kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, nghề nuôicá An Giang phát triển nhanh chóng. Sản lượng cá nuôi tăng từ 7.714 tấn (năm 1990) lên 47.933 tấn năm 1996. Việc phát triển nghề nuôi cá trong nhữngnăm qua tại An Giang đã thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề nuôi cá An Giang đã và đang gặp phải nhiều khó khăn lớn. Trước hết là nguồn cá giống thu vớt từ thiên nhiên ngày càng giảm sút, không đảm bảo chất lượng và số lượng, đồng thời giá cá giống ngày càng cao. Mặt khác, thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây biến động lớn theo chiều hướng không thuận lợi dẫn đến giáthu mua nguyên liệu của các cơsở chế biến xuất khẩu không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý và phương hướng đầu tư sản xuất của người nuôi cá. Đồng thời, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, cá bị bệnh sinh trưởng chậm,tỷ lệ sống thấp và thường bị hạ phẩm loại tại các cơ sở thu mua thủy sản chế biến xuất khẩu gây tổn thất lớn cho người nuôi cá. Trong cáctrở ngại nói trên, yếu tố dịch bệnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi cá tại An Giang. Tỷ lệ cá hao hụt do dịch bệnh trong quá trình ương nuôi cá giống cá basa đạt 30%, trong quá trình nuôi cá thương phẩm từ 5-10% (Phan Văn Ninh và cộng tác viên, 1991). Theo báo cáo số: 06/CV/TS ngày 01/4/1997 của Công ty Thủy sản An Giang (AGIFISH), gần 100% bè cá thu hoạch trong các tháng II và III năm 1997 đều có cá nhiễm bệnh đốm đỏ với các cường độ cảm nhiễm khác nhau. Cá nuôi bè nhiễm các loại bệnh đốm đỏ,đốm trắng, nấm thủy mi, trùng bánh xe ngày càng nhiều ”. Tại các cơ sở thu mua,cá bịbệnh thường bị hạ phẩm cấp (cá dạt). Tỷ lệ cá dạt trong quá trình chế biến trung bình là 20%, có thờiđiểm lên đến 30% lượng cá thu 2 mua. Trường hợp cá basa cung ứng cho các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, khi xẻ cá để làmphilê nếu phát hiện những đốm đỏ tụ huyết trong thịt cá, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị hạ loại hoặc trả lại toàn bộ nguyên liệu cho người nuôi. Nhằm khắc phục tác hại của bệnh đối với nghề nuôi cá An Giang, ngành thủy sản đã phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương tiến hành nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết quả các công trình nghiên cứu này đã từng bước được ứng dụng vào sản xuấtmang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh cá, đặc biệt là bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá basa và cá tra, vẫn chưa được khắc phục triệt để, và tiếp tục gây thiệt hạilớn cho nghề nuôi cá tại Angiang. Vì vậy, việc nghiên cứu về bệnh cá nuôi, tìm hiểu tácnhân và xác định phương thức phòng trị hữu hiệu là việc làmcần thiết và cấp bách nhằm góp phần ổn định và phát triển nghề nuôi cá An giang. Được sự chấp thuận của Trường Đại học Thủy sản, Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản và các cán bộ hướng dẫn khoa học, chúng tôiđã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệngcá Basa (Pangasius bocourti)cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang”