Rừng tự nhiên hỗn loài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người. Ngoài chức năng cung cấp gỗ củi và lâm đặc sản - thực vật quí hiếm, chúng
còn đóng vai trò chủ đạo trong phòng hộ, chống xói mòn rửa trôi đất, điều hoà khí
hậu bảo vệ môi trường sống.
Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay hầu hết là rừng thứ sinh ở mức độ thoái
hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là con người khai thác lạm dụng, đốt nươn g
làm rẫy. Độ che phủ của rừng đã giảm từ 43 % năm 1943 xuống 27,2 % năm 1993;
thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng bị mất (Chiến lược
phát triển lâm nghiệp).
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi từ lâm nghiệp nhà
nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội, chính phủ đã giao quyền sử dụng đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ. Các chủ
trương chính sách này đã có tác dụng tích cực, rừng đã được bảo vệ và dần dần
phục hồi trở lại, diện tích rừng ngày càng tăng, đất trống đồi núi trọc giảm, theo số
liệu công bố của Bộ Nông Nghiệp & PTNT năm 2007, độ che phủ toàn quốc đã đạt
38,2% . Các giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở lợi dụng triệt để khả năng tái sinh,
diễn thế tự nhiên của thảm thực vật, cùng với các giải pháp đúng đắn về chính sách
đất đai, vốn, lao động đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, do những nghiên cứu về rừng tự nhiên, đặc biệt về rừng thứ sinh
nghèo còn ít, thiếu tính hệ thống cho nên thiếu các biện pháp kỹ thuật áp dụng cụ
thể với từng vùng sinh thái khác nhau.
Xét về tổng quan diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa
dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi tiếp tục bị suy giảm, nhiều loài thực vật quí
hiếm đã bị mất, tạo nê n các khu rừng tự nhiên kém chất lượng và chỉ còn tồn tại
những loài cây không có giá trị kinh tế.
Cùng với sự phát triển lâm nghiệp của cả nước nói chung với xu thế hội
nhập quốc tế, sản xuất lâm nghiệp phải bền vững và có tính cạnh tranh cao. Bắc
Kạn là tỉnh miền núi là nơi đầu nguồn của lưu vực các con sông: Sông cầu, Sông
năng, Sông bằng giang, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 80% diện tích đất tự
nhiên, để sử dụng rừng có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nguồ n nước, bảo vệ đất, bảo tồn đa dạng sinh học, ngoài việc
đầu tư trồng rừng mới còn một diện tích rừng tự nhiên khá lớn 224.151,4 ha (báo
cáo qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn 2007) đa số là rừng nghèo, và rừng phục
hồi, biện pháp tác động khoanh nuôi bảo vệ là chủ yếu chưa có những giải pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động hợp lý để nâng cao chất lượng của rừng, trong khi đó hiện
nay trên địa bàn tỉnh các công trình khoa học nghiên cứu về lâm nghiệp hầu như
không có đặc biệt là lĩnh vực rừng tự nhiên nghèo. Xuất phát từ những hạn chế nói
trên, tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông
tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở một phần của đề tài khoa
học về rừng tự nhiên tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tác giả luận văn
là cộng tác viên chính của đề tài
126 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện chợ đồn, bạch thông tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU ĐỨC VĂN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT LÂM SINH PHỤC HỒI RỪNG THỨ SINH NGHÈO TẠI
HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ : 60 62 60
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Sỹ Trung
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU ĐỨC VĂN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT LÂM SINH PHỤC HỒI RỪNG THỨ SINH NGHÈO TẠI
HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả sau ba năm đào tạo cao học lâm nghiệp 2006-2009,
được sự nhất trí của Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ
Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn”
Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S. Lê Sỹ Trung đã hướng
dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những ý tưởng trong nghiên
cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Khoa đào tạo Sau đại học, các giảng viên, các anh chị em đồng nghiệp ở
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành bản
Luận văn này.
Do hạn chế về trình độ, thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu,
bản luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8/2009
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
TRIỆU ĐỨC VĂN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Cấu trúc rừng 3
1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên 5
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi: 5
1.1.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng 5
1.1.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật
phục hồi rừng
8
1.2. Ở Việt Nam 13
1.2.1. Cấu trúc rừng 13
1.2.2. Tái sinh rừng tự nhiên 14
1.2.3. Nghiên cứu về phục hồi 16
1.2.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng ở Việt Nam 16
1.2.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật
phục hồi rừng
17
1.2.3.3. Nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam 19
1.2.3.4. Thống kê các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng 24
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
27
2.1. Huyện Chợ Đồn 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn 27
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 28
2.1.2. Xã Quảng Bạch 30
2.1.3. Xã Yên Mỹ 30
2.2. Huyện Bạch Thông 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội 31
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.2.2. Xã Dương Phong 34
2.2.3. Xã Lục Bình 34
2.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 35
CHƢƠNG III: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37
3. 1. Mục tiêu nghiên cứu 37
3.1.1. Về lý luận 37
3.2.2. Về thực tiễn 37
3.2. Phạm vi nghiên cứu 37
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 37
3.4. Nội dung nghiên cứu 37
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 38
3.5.1. Ngoại nghiệp 38
3.5.2. Nội nghiệp 40
3.5.2.1. Nghiên cứu cây tầng cao 40
3.5.2.2. Nghiên cứu đặc điểm cây tái sinh. 41
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1.Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu 42
4.1.1. Thực trạng về quy hoạch sử dụng rừng 42
4.1.2. Quản lý rừng 43
4.1.3. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang áp dụng cho các loại rừng. 44
4.2. Một số chính sách liên quan đến tái tạo rừng 45
4.2.1. Chính sách về đất đai 45
4.2.2. Chính sách về hỗ trợ tài chính 46
4.2.3. Chính sách về quyền và trách nhiệm của chủ rừng tham gia quản
lý phát triển rừng.
48
4.3. Một số đặc trƣng của các trạng thái rừng nghèo 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
4.3.1. Đặc điểm tầng cây cao 50
4.3.1.1. Tính đa dạng của tầng cây cao 50
4.3.1.2. Tổ thành cây tầng cao 51
4.3.1.3. Trữ lượng gỗ có trong các trạng thái rừng 53
4.3.2 Đặc điểm cây tái sinh 54
4.3.2.1. Tổ thành cây tái sinh 54
4.3.2.2. Mật độ và chất lượng cây tái sinh 55
4.3.3. Điều kiện đất đai tại khu vực nghiên cứu 57
4.4. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 58
4.4.1. Lựa chọn các loài cây mục đích 58
4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng 61
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật 68
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 76
5.1. Kết luận 76
5.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng 76
5.1.2. Về hình thức quản lý 76
5.1.3. Về cơ chế chính sách đối với phát triển lâm nghiệp 76
5.1.4. Lựa chọn loài cây mục đích 77
5.1.5. Cấu trúc rừng 77
5.1.6. Các giải pháp lâm sinh 78
5.2. Tồn tại 78
5.3. Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79-81
PHỤ LỤC 82-115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
C/ha : Cây/ha
D1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)
DT : Đường kính tán cây (m)
G : Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2/ha)
G% : % tiết diện ngang
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Hdc : Chiều cao dưới cành
HTPB : Hình thái phân bố
N-ha : Mật độ (cây/ha)
N% : Tỷ lệ % mật độ
N-D1.3 : Phân bố số cây theo cỡ kính
N-DT : Phân bố số cây theo đường kính tán
OTC : Ô tiêu chuẩn
ODB : Ô dạng bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
DANH MỤC KÝ HIỆU TÊN CÂY
TT Ký hiệu Tên loài TT Ký hiệu Tên loài
1 Tb Thôi ba 17 Tta Thẩu tấu
2 Trt Trám trắng 18 Bh Bồ hòn
3 Ck Cánh kiến 19 Lv Lim vang
4 Dt Dẻ trắng 20 Kld Kháo lá dài
5 Du Du 21 Ss Sau sau
6 Ch Chẹo 22 Ml Mò lông
7 V Vạng 23 Tn Thành ngạnh
8 Bs Ba soi 24 Xn Xoan nhừ
9 Dg Dẻ gai 25 Xđ Xoan đào
10 Mđ Mán đỉa 26 Ch Chẹo
11 Vt Vối thuốc 27 Tti Trâm tía
12 Cm Chòi mòi 28 Cl Cáng lò
13 Tra Trẩu 29 Lm Lòng mang
14 Ln Lá nến 30 Ph Phay
15 Kct Kháo cuống to 31 Sr Sung rừng
16 Re Re 32 Lk Loài khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
DANH LỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH VẼ
Danh mục các bảng và hình vẽ
TT Nội dung Trang
4.1. Quy hoạch sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu 42
4.2. Các hình thức quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu 43
4.3. Các biện pháp lâm sinh đã và đang áp dụng 44
4.4. Thống kê thành phần loài tại các trạng thái rừng nghèo 50
4.5. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIa 51
4.6. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIb 51
4.7. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIIa1 52
4.8. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái Vầu +Gỗ 52
4.9. Thống kê trữ lượng của một số trạng thái rừng nghèo 53
4.10 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái Ic 54
4.11 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIa 54
4.12 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIb 54
4.13 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIIa1 55
4.14 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái Vầu + Gỗ 55
4.15 Thống kê mật độ và tỷ lệ chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái 56
4.16 Tổng hợp kết quả điều tra phấu diện đất 57
4.17 Thống kê cây mục đích được lựa chọn cho các trạng thái 59
4.18 Kết quả điều tra thuận lợi, khó khăn trong Qlý P.Triển rừng 62
Hình vẽ
4.1 Thành phần loài 50
4.2 Trữ lượng rừng 53
4.3 Chất lượng cây tái sinh 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng tự nhiên hỗn loài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người. Ngoài chức năng cung cấp gỗ củi và lâm đặc sản - thực vật quí hiếm, chúng
còn đóng vai trò chủ đạo trong phòng hộ, chống xói mòn rửa trôi đất, điều hoà khí
hậu bảo vệ môi trường sống.
Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay hầu hết là rừng thứ sinh ở mức độ thoái
hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là con người khai thác lạm dụng, đốt nương
làm rẫy. Độ che phủ của rừng đã giảm từ 43 % năm 1943 xuống 27,2 % năm 1993;
thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng bị mất (Chiến lược
phát triển lâm nghiệp).
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi từ lâm nghiệp nhà
nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội, chính phủ đã giao quyền sử dụng đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ. Các chủ
trương chính sách này đã có tác dụng tích cực, rừng đã được bảo vệ và dần dần
phục hồi trở lại, diện tích rừng ngày càng tăng, đất trống đồi núi trọc giảm, theo số
liệu công bố của Bộ Nông Nghiệp & PTNT năm 2007, độ che phủ toàn quốc đã đạt
38,2% . Các giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở lợi dụng triệt để khả năng tái sinh,
diễn thế tự nhiên của thảm thực vật, cùng với các giải pháp đúng đắn về chính sách
đất đai, vốn, lao động đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, do những nghiên cứu về rừng tự nhiên, đặc biệt về rừng thứ sinh
nghèo còn ít, thiếu tính hệ thống cho nên thiếu các biện pháp kỹ thuật áp dụng cụ
thể với từng vùng sinh thái khác nhau.
Xét về tổng quan diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa
dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi tiếp tục bị suy giảm, nhiều loài thực vật quí
hiếm đã bị mất, tạo nên các khu rừng tự nhiên kém chất lượng và chỉ còn tồn tại
những loài cây không có giá trị kinh tế.
Cùng với sự phát triển lâm nghiệp của cả nước nói chung với xu thế hội
nhập quốc tế, sản xuất lâm nghiệp phải bền vững và có tính cạnh tranh cao. Bắc
Kạn là tỉnh miền núi là nơi đầu nguồn của lưu vực các con sông: Sông cầu, Sông
năng, Sông bằng giang, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 80% diện tích đất tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
nhiên, để sử dụng rừng có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo tồn đa dạng sinh học, ngoài việc
đầu tư trồng rừng mới còn một diện tích rừng tự nhiên khá lớn 224.151,4 ha (báo
cáo qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn 2007) đa số là rừng nghèo, và rừng phục
hồi, biện pháp tác động khoanh nuôi bảo vệ là chủ yếu chưa có những giải pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động hợp lý để nâng cao chất lượng của rừng, trong khi đó hiện
nay trên địa bàn tỉnh các công trình khoa học nghiên cứu về lâm nghiệp hầu như
không có đặc biệt là lĩnh vực rừng tự nhiên nghèo. Xuất phát từ những hạn chế nói
trên, tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông
tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở một phần của đề tài khoa
học về rừng tự nhiên tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tác giả luận văn
là cộng tác viên chính của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Cấu trúc rừng
Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Nghiên cứu cơ sở sinh thái cấu trúc rừng điển hình là Baur G.N. (1964) đã
nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp
dụng cho rừng mưa tự nhiên [1].
Catinot (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn
các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả
phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...tác giả cho rằng muốn ổn định
hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững quy luật vận động, biết cách điều tiết
mối qua hệ trong sự phức tạp [6].
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh
thái học [35].
Theo các quan điểm trên, các tác giả đã làm sáng tỏ các khái niện về hệ sinh
thái rừng và đây là những cơ sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan
điểm sinh thái học.
Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, như:
Catinot R. (1965), Plaudy J... Các tác giả đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng
những phẫu diện đồ ngang và đứng. Các nhân tố cấu trúc được mô tả theo các khái
niệm: dạng sống, tầng phiến... Rollet (1971) đã đưa ra hàng loạt phẫu đồ mô tả cấu
trúc hình thái rừng mưa, như tương quan giữa chiều cao với đường kính D1.3,
tương quan giữa đường kính tán với đường kính D1.3 và biểu diễn chúng bằng các
hàm hồi quy [1], [6].
Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Với xu thế chuyển từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng,
thông kê toán học đã trở thành công cụ cho các nhà khoa học lượng hóa các quy
luật của tự nhiên và xã hội.
Trong các nghiên cứu về rừng tự nhiên, nghiên cứu định lượng quy luật phân
bố số cây theo đường kính (N-D1.3), phân bố số cây theo chiều cao (N-H) phân
chia tầng thứ được nhiều tác giả thực hiên có hiệu quả, ngoài việc phản ánh cấu
trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đề xuất các biện pháp kinh doanh còn làm cơ
sở để điều tra, thống kê tài nguyên rừng.
Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rừng tự nhiên có rất nhiều quan điểm:
Rừng tự nhiên có tầng tán không phân biệt rõ ràng, nên việc phân chia tầng
tán còn hạn chế: Đối với rừng mưa nhiệt đới nhiều tác giả chia 3 tầng: Tầng cây
cao (tầng vượt tán), tầng tán chính, tầng dưới tán. Một số tác giả khác chia tầng tán
rừng thành 5 tầng: Tầng trội, tầng chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi và trảng cỏ
(Walton, Myutt Smith 1955) [6], [24].
Một nghiên cứu khác, Raunkiaer (1934) đã đưa ra công thức xác định phổ
dạng sống chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng
dạng sống so với tổng số cá thể trong một khu vực [1].
Phân bố số cây theo đường kính (N/D)
Nhà khoa học đầu tiên đề cập đến là Mayer (1934), Ông đã mô tả phân bố số
cây theo đường kính bằng phương trình toán học có dạng đường cong liên tục
giảm, về sau phương trình này lấy tên Ông (Phương trình Mayer). Ngoài ra còn có
khá nhiều tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm
Beta để nắm phân bố thực nghiệm, J.L.F Batista & H.T.Z Docouto (1992) nghiên
cứu rừng nhiệt đới ở Marsanboo – Brazin dùng hàm toán Weibull để mô tả phân bố
N/D [9], [10].
Phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Phương pháp kính điển được nhiều nhà khoa học sử dụng là vẽ phẩu diện đồ.
Qua đó sẽ nhận thấy sự phân bố, sắp xếp trong không gian của các loài cây điển
hình là Richards (1950) [24]. Có nhiều dạng hàm toán học khác nhau để mô tả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
phân số này, tùy thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm mà các tác giả sử dụng các
hàm toán học khác nhau
1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của thế
giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo năng suất
cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nhưng sau thất bại về tái sinh nhân tạo ở
Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) đã gọi là "bệnh sởi trồng rừng" do
thiếu yếu tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã nghĩ tới việc quay trở lại với tái
sinh tự nhiên [28].
Trong phương thức áp dụng cho rừng đều tuổi của Malayxia (MUS, 1945),
nhiệm vụ đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000
mẫu Anh (4 m2), để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các
tác động tiếp theo [18].
Van steens (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng mưa
nhiệt đới: Tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của loài
cây ưa sáng [18], [23].
Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng
bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đã kết lúận cây tái sinh có dạng
phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poisson. Để giảm sai số trong khi thống kê
tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán"
mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của
cây tái sinh [24].
Baur G.N (1962) [1] Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố như ánh sáng, độ
ẩm của đất, kết cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến tái sinh, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con,
nhưng đối với sự nầy mầm thì ảnh hưởng đó không rõ.
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi:
1.1.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng
Trước khi tìm hiểu thế nào là phục hồi rừng chúng ta cần hiểu rõ về quá trình
suy thoái rừng. Sự suy thoái rừng được hiểu một cách khái quát: là quá trình dẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng của loài cây bản địa, các quá trình sinh
thái đặc trưng nên hiện trạng rừng tự nhiên và năng suất của chúng.
Sự suy thoái rừng có thể xẩy ra ở nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều
qui mô khác nhau. Sự suy thoái xẩy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những
xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số
tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả năng
sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt
là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc khái niệm
suy thoái rừng (Serna,1986). Một số khác quan niệm suy thoái rừng bao gồm cả sự
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và sử dụng rừng theo kiểu bóc lột, dù cho nó
thoả mãn các lợi ích kinh tế và xã hội (Wil de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn
Hùng, 2006). Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng
cách định nghĩa đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc,
tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật. Sự suy thoái có thể là kết quả của
các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật (như khai thác, đốt cháy rừng,
gió bão) hoặc các thành phần trong hệ sinh thái rừng nhưng không ảnh hưởng trực
tiếp đến rừng (như nước, tính chất đất và không khí). Trong môi trường nhiệt đới,
suy thoái rừng ở qui mô lớn và cường độ cao là hiện tượng thường xẩy ra do sự
bùng nổ về dân số và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm gỗ nhiệt đới trong
quá trình phát triển của các quốc gia. Rừng nhiệt đới đang trong quá trình giảm sút
với tốc độ chưa từng thấy và dẫn đến sự suy thoái của các hệ sinh thái. Dù cho có
sự khác nhau về quan điểm trong việc định nghĩa về suy thoái rừng nhưng các tác
giả đều công nhận kết quả của quá trình suy thoái rừng là rừng thứ sinh nghèo
(degraded secondary forests).
Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại của
sự suy thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự
nhiên phá vỡ bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân
bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới
(gần giống với trạng thái ban đầu), quá trình này được gọi là diễn thế phục hồi.
Nhưng với những tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra.
Lúc này cần những hoạt động của con người nhằm thúc đẩy quá trình đó hoạt động
mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất.