Nước là chất không thể thiếu đối với sự sống trên trái đất. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa loài người đang đứng trước hiểm họa của vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Để tiến tới một xã hội phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chương trình và hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sinh thái của nước mình cũng như môi trường toàn cầu.
94 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4333 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Bể UASB : Bể lọc kỵ khí có lớp cặn lơ lửng
BOD5 : Biologycal Oxygen Demand- Nhu cầu oxy sinh hoá trong 5
ngày( mgO2/l H2O)
COD : Chemical Oxygen Demand- Nhu cầu oxy hoá học (mg O2/l
H2O)
DO : Dissolved Oxygen- Lượng oxy hoà tan
MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
SVI : Sludge Volume Index- Chỉ số thể tích bùn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Nồng độ các iôn hữu cơ và vô cơ trong nước thải sinh hoạt. 6
Bảng 2.2 : Thành phần trung bình của nước thải sinh hoạt 7
Bảng 2.3 : Lưu lượng nước thải ở một số nhà máy điển hình 8
Bảng 2.4:Thành phần hoá học trung bình của một số nước thải công nghiệp.9
Bảng2.5 : thành phần tính chất nước thải sản xuất công ty VISSAN 10
Bảng 2.6 : kết quả phân tích tính chất nước thải ở một số cơ sở sản xuất trên địa bàn Tp.HCM (2005) 11
Bảng 2.7 : Ứng dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải 19
Bảng 2.8 : Hệ thống các phương pháp và công trình xử lý sinh học nước thải theo nguyên lý oxy hoá. 27
Bảng 2.9: Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải 28
Bảng 2.10: Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật để xử lý nước thải
( theo M. X. Moxitrep 1982) 30
Bảng 3.1 Một số giống chính trong quần thể vi khuẩn 54
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Đường cong sinh trưởng của sinh vật 13
Hình2.2: Sàng chắn rác thô 16
Hình 2.3: Sàng chắn rác tinh 16
Hình 2.4: Sơ đồ cánh đồng tưới 20
Hình 2.5: Hồ sinh học 20
Hình 2.6: Một số loại vi khuẩn trong nước thải 38
Hình 2.7: Hình dạng của virus 40
Hình 2.8: Một số nguyên sinh động vật 42
Hình 3.1: Cấu tạo của màng lọc sinh học 46
Hình 3.2: Đĩa quay sinh học 47
Hình 3.3: Lọc sinh học nhỏ giọt 48
Hình 3.4: Cấu tạo bể lọc sinh học có vật liệu ngập nước 49
Hình 3.5 : Sơ đồ chi tiết bể lọc sinh học 40
Hình 3.6: Hạt lọc nổi PS 51
Hình 3.7: Vật liệu đệm cho vi sinh vật dính bám 51
Hình 3.8 : Vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacter 59
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Biểu diễn hiệu quả khử COD theo thời gian trong giai đoạn thích nghi 71
Đồ thị 4.2: Biểu diễn hiệu quả khử COD với thời gian lưu nước 24h 72
Đồ thị 4.3: Biểu diễn hiệu quả xử lý COD với thời gian lưu nước 12h 73
Đồ thị 4.4: Biểu diễn hiệu quả khử COD với thời gian lưu nước 6h 74
Đồ thị 4.5: Biểu diễn hiệu quả khử COD với thời gian lưu nước 4h 75
Đồ thị 4.6: : Biểu diễn hiệu quả khử COD với thời gian lưu nước 2h 76
Đồ thị 4.7: Đồ thị Ln (CODra/CODvao) theo H ở tải trọng thể tích 1.244 m3/m2.ngày 77
Đồ thị 4.8: Đồ thị Ln (CODra/CODvao) theo H ở tải trọng thể tích 2,488 m3/m2.ngày 78
Đồ thị 4.9: Đồ thị Ln (CODra/CODvao) theo H ở tải trọng thể tích 4,976 m3/m2.ngày 79
Đồ thị 4.10: Biểu diễn mối liên hệ Ln(s) và Ln(QL) 80
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU trang
Đặt vấn đề 1
Mục đích 3
Đối tượng nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 4
Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 Nước sạch là gì? 5
2.2 Nước thải là gì? 5
2.2.1 Nước mưa 5
2.2.2. Nước thải sinh hoạt 5
2.2..3 Nước thải công nghiệp 8
2.3 Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật 13
2.4 Các phương pháp xư ûlý nước thải 15
2.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 15
2.4.1.1 Thiết bị chắn rác 15
2.4.1.2 Thiết bị nghiền rác 16
2.4.1.3 Bể điều hoà 16
2.4.1.4 Bể lắng cát 17
2.4.1.5 Bể lắng 17
2.4.1.6 Lọc 18
2.4.1.7 Tuyển nổi, vớt dầu mỡ 18
2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học 18
2.4.2.1 Phương pháp Ozon hoá cũng thuộc loại phương pháp hoá 19
học 20
2.4.2.2 Phương pháp trung hoà 20
2.4.2.3 Phương pháp oxy hoá- khử 20
2.4.2.4 Khử trùng nước thải 21
2.4.2.5 Phương pháp Chlor hoá 21
2.4.2.6 Phương pháp Chlor hoá nước thải bằng Clorua vôi 21
2.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý 22
2.4.3.1 Phương pháp keo tụ 22
2.4.3.2 Phương pháp tuyển nổi 22
2.4.3.3 Phương pháp hấp phụ 23
2.4.3.4 Phương pháp trao đổi ion 23
2.4.3.5 Các quá trình tách bằng màng 24
2.4.3.6 Phương pháp điện hoá 25
2.4.3.7 Phương pháp trích ly 25
2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 26
2.4.4.1 Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên 28
2.4.4.1.1 Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc 28
2.4.4.1.2 Cánh đồng tưới nông nghiệp 29
2.4.4.1.3 Hồ sinh học 30
2.4.4.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 31
2.4.4.2.1 Bể Aeroten 31
2.4.4.2.2 Bể lọc sinh học- Biôphin 33
2.4.4.2.3 Đĩa quay sinh học 33
2.4.4.2.4 Bể lọc kỵ khí có lớp cặn lơ lửng( UASB) 33
2.4.4.2.5 Bể khí sinh học: 34
2.4.4.3 Vi sinh học trong nước thải công nghiệp 35
2.4.4.3.1 Vi khuẩn 37
2.4.4.3.2 Virut 39
2.4.4.3.3 Nấm men 40
2.4.4.3.4 Tảo đơn bào 41
2.4.4.3.5 Nguyên sinh động vật 41
2.4.4.3.6 Các sinh vật khác 43
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC NGẬP NƯỚC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1 Tổng quan về bể lọc sinh học 44
3.1.1 Định nghĩa bể lọc sinh học 44
3.1.2 Phân loại lọc sinh học 47
3.2 Lọc sinh học bởi lớp vật liệu lọc ngập trong nước. 48
3.2.1 Cấu tạo và quy trình vận hành 48
3.2.2 Tính chất của vật liệu lọc nổi 50
3.2.3 Vi sinh vật trong xử lý 52
3.2.4 Cấu tạo và hoạt động của màng vi sinh vật 55
3.2.4.1 Cấu tạo màng vi sinh 55
3.2.4.2 Quá trình tiêu thụ cơ chất và làm sạch nước thải 56
3.2.4.2.1 Quá trình tiêu thụ cơ chất diễn ra như sau 56
3.2.4.2.2 Quá trình nitrat hóa 57
3.2.4.2.3 Quá trình khử nitrat 59
3.2.4.2.4 Quá trình khử phostpho 59
3.2.5 Quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái của màng vi
sinh vật 60
3.2.6 Tắc màng và các biện pháp khắc phục 60
3.2.6.1 Hiện tượng tắc màng 60
3.2.6.2 Cách khắc phục 61
3.2.7 Ưu điểm và nhược điểm 63
3.2.7.1 Ưu điểm 63
3.2.7.2 Nhược điểm 63
3.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới xử lý 63
3.3 Mô hình thí nghiệm 64
3.3.1 Chuẩn bị 65
3.3.2 Các bước tiến hành 65
3.3.2.1 TN1: xác định các thông số bùn 65
3.3.2.2 TN2: chạy giai đoạn thích nghi 66
3.3.2.3 TN3: giai đoạn chạy tĩnh 66
3.3.2.4 TN4: giai đoạn chạy động 67
3.4: Công thức tính thông số động học 67
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định thông số đầu vào của bùn 70
4.2 Giai đoạn thích nghi 70
4.3 Giai đoạn chạy tĩnh 71
4.3.1 Tải trọng 24 giờ 71
4.3.2 Tải trọng 12 giờ 72
4.3.3 Tải trọng 6 giờ 73
4.3.4 Tải trọng 4 giờ 74
4.3.5 Tải trọng 2 giờ: 76
4.4 Giai đoạn chạy động: 77
4.4.1 Tải trọng 24 giờ với lưu lượng28 lít/ngày 77
4.4.2 Tải trọng 12 giờ với lưu lượng 56 lít/ngày 78
4.4.3 Tải trọng 6 giờ với lưu lượng 112 lít/ ngày 79
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng tiêu chuẩn nước thải Việt Nam 5945:2005
PHỤ LỤC 2: Hình ảnh một số vật liệu lọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực rất lớn của bản thân sinh viên thì sự tận tình hướng dẫn và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình hết sức quan trọng.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khoá luận, em đã được thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học giúp đỡ rất nhiều. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô – những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức quý báu cho em có được ngày hôm nay.
Em cũng cảm ơn sự chia sẻ của các bạn cùng khoá và các anh chị lớp trên. Chính nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy cô và các bạn em đã vượt qua những khó khăn trong thời gian qua. Hơn nữa trong quá trình thực hiện khoá luận em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH : Phạm Thị Huyền
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC CÓ LỚP VẬT LIỆU NGẬP TRONG NƯỚC TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG MÀNG VI SINH
GVHD : Ths. Lâm Vĩnh Sơn
SVTH : Phạm Thị Huyền
MSSV : 207111020
TP.HCM, tháng 8 năm 2010
CHƯƠNG I
MƠ ÛĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước là chất không thể thiếu đối với sự sống trên trái đất. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa loài người đang đứng trước hiểm họa của vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Để tiến tới một xã hội phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chương trình và hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sinh thái của nước mình cũng như môi trường toàn cầu. Trong xu thế đó ở nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường và các quy luật cũng như triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể để bảo vệ môi trường.
Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thì ngoài việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tại nguồn sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì giải pháp xử lý cuối đường ống luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng. Chính vì lẽ đó nhiều nhà khoa học, công nghệ đã được tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường do các hoạt động của đời sống và sản xuất gây nên. Một trong những xu hướng nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học đó là xử lý nước thải. Nước thải được tạo ra từ nhiều loại hoạt động khác nhau của xã hội và vì vậy chúng có tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn thải. Nhưng có một điểm chung là khả năng gây ô nhiễm nguồn nước đe dọa trực tiếp tới con người cũng như môi trường sinh thái.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên đã có nhiều biện pháp. Trong đó có:
Aùp dụng công nghệ mới không có hoặc có ít nước thải.
Loại trừ hoặc giảm phế thải công nghiệp vào nước thải sản xuất.
Aùp dụng hệ thống tuần hoàn, tái sử dụng nước sản xuất.
Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Tùùy thuộc vào từng loại nước thải và dựa trên những yêu cầu nhất định mà người ta lựa chọn sử dụng một phương pháp nào đó hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Mỗi phương pháp xử lý nước thải đều có những ưu việt và hạn chế. Không thể nào có duy nhất một phương pháp duy nhất cho tất cả các loại nước thải. Để lựa chọn một phương pháp cần phải có những hiểu biết chung về môi trường và những kiến thức về các nguyên lý cơ bản cũng như công nghệ của phương pháp đó. Trên cơ sở đó mới có thể đưa ra giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển thiên thiện, hài hòa với môi trường và những ưu điểm vượt trội của phương pháp sinh học, điều đầu tiên phải tính đến là sử dụng phương pháp sinh học.
Nhiều nơi thế giới như hệ thống xử lý bằng hoạt tính, hệ thống xử lý kỵ khí kiểu UASB; các kiểu dạng khác nhau của lọc sinh học kỵ khí và hiếu khí; hệ thống xử lý kết hợp kỵ khí/ hiếu khí; hệ thống kết hợp xử lý bằng bùn hoạt tính với thực vật thủy sinh, hệ thống sử dụng tảo xử lý nước thải thu sinh khối. Tuy nhiên, những hệ thống này được nghiên cứu và đưa vào thực tế ứng dụng cho các cơ sở xử lý quy mô lớn với cơ sở hạ tầng tốt, công việc thu gom nước thải thực hiện dễ dàng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt về các cơ sở xử lý tập trung quy mô lớn là rất tốn kém và có thể nói khó có thể thực hiện trong tương lai gần. Thêm vào đó nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư nhỏ thì việc thu gom lại càng trở nên khó khăn hơn do khoảng cách lớn từ nguồn thải tới trạm xử lý. Đối với các cơ sở công nghệ quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đặc biệt là cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường do nước sản xuất gây ra. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trình độ công nghệ của những cơ sở này thấp, thiết bị lạc hậu, chắp vá nên lượng nước thải ra trên một đơn vị sản phẩm lớn.
Trong phạm vi của bài tiểu luận tốt nghiệp “ nghiên cứu công nghệ lọc sinh học với vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh” . Tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra mô hình xử lý nước thải ứng dụng lọc sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải thực phẩm.
1.2 Mục đích
Để bảo vệ môi trường cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của con người. Trong đó, môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân đòi hỏi nước phải sạch sẽ đảm bảo yêu cầu y tế. Do đó, việc xử lý nước thải là rất cần thiết đối với các nước cũng như Việt Nam. Công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước nhằm loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong nước thải mang lại nguồn nước sạch nhằm bảo vệ môi trường và con người.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện qua việc tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải trong công nghệ xử lý nước thải. Các phương pháp xử lý nước thải sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Nghiên cứu quá trình lọc sinh học có vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp vi sinh ứng dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải thực phẩm mang lại hiệu quả cao
Bài khoá luận bao gồm các chương sau:
Chương I: Mở đầu
Chương II: Tổng quan về xử lý nước thải
Chương III: Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học ngập nước trong xử lý nước thải.
Chương IV: Kết quả thực nghiệm và thảo luận
Chương V: Kết luận và kiến nghị
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
Phương pháp luận: Nghiên cứu tư liệu đọc và thu thập số liệu về tình hình nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các hệ thống xử lý nước thải được sử dụng vào xử lý nước.
Phương pháp phân tích thực nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 5945 : 1995)
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Mỗi loại nước thải đều có đặc tính riêng khác nhau, do đó cũng có những phương pháp xử lý khác nhau. Do thời gian thực hiện khoá luận tương đối ngắn nên tôi mới chỉ thực hiện mô hình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM mà thôi.
Công nghệ lọc sinh học có vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh ứng dụng cho nước thải sinh hoạt và thực phẩm
Chương II
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Khái niệm nước cấp.
Nước sạch là nước không chứa các tác nhân gây bệnh, các độc tố hoà tan có độ đục, màu, mùi và vị khó chịu.
2.2 Khái niệm nước thải.
Nước thải là nước đã qua sử dụng, làm biến đổi tính chất lý học, hoá học và sinh học. Tuỳ theo phương pháp sử dụng vàtuỳ theo nguồn gốc mà nước thải có những tính chất lý học, hoá học và sinh học rất khác nhau. Nhìn chung, nước thải là những loại nước thường chứa các hợp chất hoá học cao hơn nước tự nhiên, có sự biến đổi màu sắc về bản chất vật lý và khu hệ sinh vật trong đó.s
Nước mưa
Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ…khi đi vào hệ thống thoát nước.
Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: Nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể chảy tràn qua nắp nay các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên đến 470 m3/ ha.ngày.
Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm xâm nhập và một phần nước mưa.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như tắm gội, giặt giũ, tẩy rửa…chúng đã được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học… Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào mùa, tháng trong năm, giờ trong ngày. Các loại nước thải sinh hoạt chứa nhiều tạp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân huỷ và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc tính của nước sinh hoạt tương đối ổn định. Tập quán sinh hoạt của dân ở mỗi địa phương ảnh hưởng tới thành phần tính chất, khối lượng nước thải và chế độ thải nước. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt là: thành phần tính chất hoá lý của nước cấp, tiêu chuẩn thải nước, các loại thức ăn, thành phần chế độ ăn uống sinh hoạt, mức sống và nền văn minh xã hội, khí hậu từng nơi.
Thành phần, tính chất của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều các chất hữu cơ, vô cơ. Nồng độ các iôn vô cơ trong nước thải có thể biến động từ 300- 3000 mg/l, trung binh 500 mg/l. Theo Mackinney Ross E, tỷ lệ về trọng lượng các iôn vô cơ trong nước thải như sau:
Bảng 2.1: Nồng độ các iôn hữu cơ va øvô cơ trong nước thải sinh hoạt.
Iôn vô cơ
%
Iôn hữu cơ
%
Natri
25
Sắt
< 1
Kali
2
Bicacbonat
40
Amon
4
Sulfat
10
Canxi
5
Clorua
10
Magie
1
Phosphat
1
( nguồn: GTZ (1989) wastewater technology springer verlag berlin Heidelberg)
Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành 3 nhóm chính: Protein, hydrocacbon và chất béo. Trong 300 mg/l chất hữu cơ thì 40- 50% là protein, 40- 50% là hydrocacbon và5- 10% là chất béo. Protein là phức hợp các axit amin là nguồn dinh dưỡng chính của các vi sinh vật. Hydrocacbon có thể chia thành 2 nhóm chính là tinh bột- đường và xenluloza. Tinh bột và đường rất dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật còn xenluloza bị phân huỷ chậm hơn nhiều. Chất béo ít tan và sinh vật phân giải với tốc độ rất chậm. Trong nước thải khoảng 20- 40% lượng chất hữu cơ không bị phân huỷ bởi vi sinh vật.
Bảng 2.2: Thành phần trung bình của nước thải sinh hoạt.
Các chất có trong nước thải( mg/l)
Mức độ ô nhiễm
Cao
Trung bình
Thấp
- Tổng chất rắn
- Chất rắn hoà tan