Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh Yên Bái

Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

pdf106 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------- LƯƠNG THỊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT THỨ SINH TẠI VÙNG ĐẦU NGUỒN HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------- LƯƠNG THỊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊNTRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT THỨ SINHTẠI VÙNG ĐẦU NGUỒN HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI Chuyên nghành: Sinh thái học Mã số: 60.42.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGỌC CÔNG THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa có ai công bố. TÁC GIẢ Lƣơng Thị Thanh Huyền ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Ngọc Công người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn kĩ sư lâm nghiệp Vương Quốc Đạt – Giám đốc Lâm trường Thác Bà và các cán bộ, nhân viên phòng kĩ thuật - Lâm trường Thác Bà – Yên Bái đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN và các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái; Trường THPT Thác Bà – Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi yên tâm học tập và công tác. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2009 TÁC GIẢ Lƣơng Thị Thanh Huyền iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………. 2 3. Giới hạn nghiên cứu…………………………………………………. 3 Chương 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………….. 4 1.1 Một số khái niệm có liên quan……………………………………… 4 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………………… 6 1.2.1. Trên thế giới…………………………………………………….. 6 1.2.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng……………………………. 6 1.2.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng…………………………….. 8 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………. 12 1.2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng............................................... 12 1.2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh......................................................... 15 1.2.2.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật rừng ở Yên Bái.................... 18 Chương 2 - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 20 2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 20 2.1.1. Đặc điểm hệ thực vật và thảm thực vật vùng đầu nguồn hồ Thác Bà....... 20 2.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ của hai trạng thái TTV….. 20 iv 2.1.3. Một số đặc điểm cấu trúc ngang của hai trạng thái TTV………….. 20 2.1.4. Một số đặc điểm cấu trúc đứng của hai trạng thái TTV………….. 20 2.1.5. Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của hai trạng thái TTV……….. 20 2.1.6. Để xuất một số giải pháp để phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực hồ Thác Bà........................................................................................ 20 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 20 2.2.1. Phương pháp luận…………………………………………………. 20 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………… 21 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu…………………………… 24 Chương 3 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 31 3.1. Điều kiện tự nhiên 31 3.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................ 31 3.1.2. Địa hình…………………………………………………………… 31 3.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn ……………………………………………….. 32 3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng……………………………………………. 32 3.1.5. Thảm thực vật – Cây trồng………………………………………… 33 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội…………………………………………….. 33 3.2.1. Dân số và lao động……………………………………………….. 33 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành………………………………….. 34 Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….. 40 4.1. Hiện trạng thảm thực vật khu vực hồ Thác Bà…………………. 40 4.1.1.Hệ thực vật………………………………………………………… 40 4.1.2. Thảm thực vật…………………………………………………….. 41 * Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau nương rẫy……………….. 45 * Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau khai thác kiệt…………….. 47 4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ của hai trạng thái TTV…………………………………………………………. 51 4.2.1. Chỉ số IVI và công thức tổ thành sinh thái trong quần hợp cây gỗ……. 52 4.2.2. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây………. 60 v 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học ở hai TTV…………………….. 62 4.2.4. Đặc điểm dạng sống thực vật…………………………………….. 63 4.3. Một số đặc điểm cấu trúc ngang của hai trạng thái TTV………. 65 4.3.1. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện ……………………. 65 4.3.2. Sự phân bố số loài cây theo cấp đường kính…………………….. 68 4.3.3. Sự phân bố số cây theo cấp đường kính …………………………. 70 4.4. Một số đặc điểm cấu trúc đứng của hai trạng thái TTV 72 4.4.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao………………………………… 72 4.4.2. Phân bố loài theo cấp chiều cao …………………………………. 74 4.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong hai trạng thái TTV…………… 76 4.5.1. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh……………… 77 4.5.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh…………………. 78 4.5.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao …………………………. 80 4.5.4. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang…………………. 81 4.5.5. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh……………………………. 82 Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 88 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Hvn Chiều cao vút ngọn D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m H VN Chiều cao vút ngọn trung bình D 1,3 Đường kính trung bình OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản N/ha Mật độ cây/ha N% Tỷ lệ mật độ G/ha Tiết diện ngang/ha G% % tiết diện ngang IVI Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ SI Chỉ số tương đồng về thành phần loài cây Shannon Chỉ số đa dạng sinh học TTV Thảm thực vật TN Tự nhiên NR Nương rẫy KTK Khai thác kiệt […] Trích dẫn tài liệu vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 3.1 Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi 28 4.1 Số lượng và sự phân bố các taxon thực vật tại KVNC 40 4.2 Tổng số loài và loài ưu thế sinh thái ở hai TTV 52 4.3 Kết quả các loài cây gỗ có chỉ số IVI > 5% ở hai TTV 53 4.4 Tổ thành, mật độ tầng cây cao TTV sau NR 54 4.5 Tổ thành, mật độ tầng cây nhỡ TTV sau NR 55 4.6 Tổ thành, mật độ tầng cây cao TTV sau KTK 57 4.7 Tổ thành, mật độ tầng cây nhỡ TTV sau KTK 59 4.8 Chỉ số tương đồng về thành phần loài ở hai TTV 61 4.9 Chỉ số tương đồng về thành phần loài của TTV sau NR 61 4.10 Chỉ số tương đồng về thành phần loài của TTV sau KTK 61 4.11 Kết quả chỉ số đa dạng sinh học ở hai TTV 63 4.12 Dạng sống của thực vật tại khu vựu hồ Thác Bà 64 4.13 Phân bố số loài theo cấp đường kính ở hai TTV 69 4.14 Phân bố số cây theo cấp đường kính ở hai TTV 70 4.15 Phân bố số cây theo cấp chiều cao ở hai TTV 73 4.16 Phân bố số loài theo cấp chiều cao ở hai TTV 75 4.17 Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh ở hai TTV 77 4.18 Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở hai TTV 78 4.19 Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai TTV 80 4.20 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở hai TTV 82 4.21 Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang ở hai TTV 83 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 3.1 Sơ đồ ô tiêu chuẩn cấp I với các ô cấp II và cấp III 23 4.1 Đồ thị đường tổng góp loài trên diện tích của TTV sau NR 45 4.2 Ảnh TTV sau NR đã phục hồi tự nhiên được 20 năm 46 4.3 Đồ thị đường tổng góp loài trên diện tích của TTV sau KTK 48 4.4 Ảnh TTV sau KTK đã phục hồi tự nhiên được 20 năm 49 4.5 Phổ dạng sống của hai kiểu TTV tại khu vực nghiên cứu 65 4.6 Phân bố số loài theo nhóm tần số ở TTV sau NR 66 4.7 Phân bố số loài theo nhóm tần số ở TTV sau KTK 67 4.8 Đồ thị phân bố số loài theo cấp đường kính ở hai TTV 69 4.9 Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính của hai TTV 71 4.10 Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao ở hai TTV 73 4.11 Đồ thị phân bố số loài theo cấp chiều cao ở hai TTV 75 4.12 Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai TTV 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giời có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy [18]. Từ khi Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (02/05/1997) về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ phục hồi rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm 2003 tổng diện tích rừng nước đã là 12 triệu ha, tương đương với và độ che phủ là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên có 10 triệu ha và rừng trồng có 2 triệu ha. Để đạt được kết quả như trên, Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất rừng cho các tổ chức, các cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ. Những chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích rừng, giảm diện tích đất trống đồi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Có được kết quả đó là do những cơ chế chính sách trên của Chính phủ đã bước đầu tạo được sự chuyển biến theo hướng xã hội hoá nghề rừng, làm cho rừng có chủ và người dân đã chủ động tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng. Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết trong đó nghiên cứu cấu trúc và tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng là một khâu cơ bản không thể thiếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo do ngăn dòng sông Chảy năm 1970 để làm Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở nước ta. Hồ nằm ở địa giới hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, có diện tích mặt nước khoảng 23.400 ha, có 1.331 đồi đảo lớn nhỏ với thảm thực vật và cảnh quan đa dạng. Nhưng do tình trạng khai thác và sử dụng bừa bãi rừng phòng hộ đầu nguồn nên thảm thực vật ở khu vực này đã bị suy thoái nghiêm trọng. Từ đó gây ra hậu quả làm đất bị xói mòn rửa trôi, gây bồi lắng lòng hồ, hạn chế khả năng chứa nước... Mặt khác, rừng sau khai thác hầu như bị đảo lộn toàn bộ về cấu trúc, quá trình tái sinh diễn thế theo chiều hướng thoái bộ so với ở tình trạng nguyên sinh hoặc trước khi khai thác, nhất là ở các lâm phần không được quản lý tốt. Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái ” làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ở địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Về lý luận Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại vùng đầu nguồn Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái làm góp phần vào việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất các biện pháp tác động thích hợp nhằm từng bước đưa rừng về trạng thái có cấu trúc hợp lý, ổn định hơn. 2.2. Về thực tiễn Trên cơ sở các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên đã phát hiện, đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác phòng hộ và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại vùng đầu nguồn Hồ Thác Bà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Giới hạn về khu vực nghiên cứu Là xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đây là vùng rừng đầu nguồn của Hồ Thác Bà. 3.2. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu Là hai trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy và sau khai thác kiệt tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các thảm cây bụi, cây trồng nông nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái (tần số xuất hiện, độ phong phú, độ ưu thế của các loài cây gỗ) để đánh giá vai trò sinh thái của từng loài cây gỗ trong quần xã cây gỗ rừng; quy luật phân bố số loài, số cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao; xác định tính đa dạng của quần hợp cây gỗ và đặc điểm tái sinh tự nhiên trong hai trạng thái thảm thực vật rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Thảm thực vật Thảm thực vật (Vegetation) là toàn bộ lớp phủ thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất. Như vậy thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo như: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật trên đất cát ven biển, thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên,... [24] 1.1.2. Tái sinh rừng Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo, hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ “ Restoration” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Schereckenbeg, Hadley và Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “Rehabitilation” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái... Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng. Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau: - Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo giống trực tiếp. - Tái sinh bán nhân tạo nguồn giống được con người tạo ra bằng cách trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ là tạo ra nguồn hạt cho quá trình tái sinh. - Tái sinh tự nhiên: nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên. Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [20], tái sinh được coi là một quá trình sinh học mang tính đặc thù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn cảnh rừng. Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khằng định tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Bàn về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) [38]cho rằng nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác. Ngược lại, nếu thành phần loài cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra. Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây conđều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó. Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm.Vì đặc trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái rừng. 1.1.3. Phục hồi rừng Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý; 1995), [22] Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng) phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Trên thế giới Đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa học và lí luận phục vụ cho công tác kinh doanh rừng. 1.2.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. * Cơ sở sinh thái về cấu trúc rừng Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học, sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng, thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần xã. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P. W. Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971)… tiến hành. Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. G. N. Baur (1964) [64] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa