Luận văn Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà f1 (trống mông x mái ai cập) và f1(trống mông x mái lương phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37] cho rằng trong thực tế chăn nuôi không phải bất cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi chọn phối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp. khả năng phối hợp phụ thuộc vào mức độ chọn lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến bộ di truyền lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao

pdf89 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà f1 (trống mông x mái ai cập) và f1(trống mông x mái lương phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU QUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI CẬP) VÀ F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH VÂN THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37] cho rằng trong thực tế chăn nuôi không phải bất cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi chọn phối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp. khả năng phối hợp phụ thuộc vào mức độ chọn lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến bộ di truyền lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao. Giống gia súc, gia cầm là một quần thể lớn. Trong giống lại bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng lại có đặc điểm chung của giống, nhƣng lại có những đặc điểm di truyền riêng biệt. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định ƣu thế lai. Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phƣơng pháp lai giữa các giống nhƣ trƣớc đây phƣơng pháp lai giữa các dòng là phổ biến. Ngƣời ta lai các dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhƣng lại có khả năng kết hợp đƣợc trong cùng một cơ thể. Vì vậy, mà phải chọn các dòng gà có khả năng kết hợp tốt. Trong công tác nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống rất chặt chẽ, đàn giống đƣợc chọn ra từ những cá thể có năng suất cao hơn hẳn năng suất bình quân toàn đàn, nhƣng không phải tất cả các cá thể có năng suất cao đều có chất lƣợng di truyền tốt. Vì thế, muốn nâng cao năng suất chất lƣợng thì ngƣời ta phải thực hiện phƣơng pháp lai tạo. Nhƣng muốn đạt hiệu quả cao trong lai tạo thì chọn giống phải đi theo một hƣớng nhất định là chọn lọc có định hƣớng, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ dẫn đến kết quả năng suất và chất lƣợng con la i không đạt nhƣ mong muốn. Do đó, muốn gia cầm lai có năng suất cao thì không thể cho giao phối một cách ngẫu nhiên mà phải cho giao phối giữa các dòng đã đƣợc qui định, những dòng này đã đƣợc kiểm tra chất lƣợng, năng suất theo một phƣơng pháp chọn giống nhất định và đƣợc thực hiện nghiêm ngặt trong những cơ sở giống. Theo Hoàng Kim Loan, 1973 [23] gia cầm lai không những thể hiện đƣợc chất lƣợng tổng hợp của các dòng thuần mà còn đạt hiệu quả của ƣu thế lai từ 5-20%. Có thể nói đây là sự ƣu đãi của thiên nhiên mà con ngƣời có thể sử dụng tốt, nếu nắm đƣợc quy luật của phƣơng pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụng các gia cầm lai giữa các dòng là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1975 [36] thì trên thế giới, phƣơng pháp lai kinh tế đƣợc sử dụng rất nhiều, có những nƣớc 80% sản phẩm thịt là do lai kinh tế. Ở Việt Nam đã nghiên cứu công thức lai giữa các tổ hợp lai nhƣ: gà Tam Hoàng với gà Ri, gà Hồ, gà Mía với gà Tam Hoàng, gà Kabir với gà Ri, gà Rhode với gà Ri...thƣờng con lai F1 có khả năng cho thịt trứng cao hơn trung bình gà bố mẹ. Trong công tác giống gia cầm, khi lai kinh tế ngƣời ta có thể dùng phƣơng pháp lai đơn hoặc lai kép, nhƣng đôi khi cũng sử dụng phƣơng pháp lai ngƣợc. - Lai đơn: Là phƣơng pháp lai giữa con đực và con cái thuộc hai dòng, giống khác nhau để sản suất ra con lai F1, tất cả con lai F1 đều đƣợc sử dụng để nuôi thƣơng phẩm và không dùng để làm giống. Trong công tác giống gia cầm lai đơn thƣờng đƣợc sử dụng khi lai giữa các giống gà địa phƣơng với các giống gà ngoại nhập cao sản thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong sản suất gà kiêm dụng trứng thịt nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phƣơng và khả năng sinh trƣởng nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt của gà cao sản nhập nội. - Lai kép: Đây là phƣơng pháp lai kinh tế phức tạp. Trƣớc tiên cho lai giữa hai dòng hoặc hai giống A và B để tạo đời 1: FAB, lai giữa hai dòng hoặc hai giống C và D để tạo con đời 1: FCD. Sau đó cho lai con lai FAB với con lai FCD để đƣợc con lai đời 2: FABCD. Tất cả con lai đời 2 đều sử dụng nuôi thƣơng phẩm và không dùng để làm giống. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến để tạo gà thƣơng phẩm chuyên trứng, chuyên thịt, chẳng hạn đối với gà hƣớng trứng lai 4 dòng nhƣ Goldline 54, Hisex, ISA Brown, Lohmann Brown...với gà hƣớng thịt nhƣ BE88, Avian, Abor Acres, Lohmann meat...Theo kết luận của nhiều nhà khoa học thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hƣớng trứng và gà hƣớng thịt. Ngoài việc tạo ƣu thế lai với con lai thƣơng phẩm, còn có hiện tƣợng các gen liên kết với giới tính để phân biệt gà trống và gà mái từ lúc 1 ngày tuổi thông qua màu lông hoặc tốc độ mọc lông cánh. - Lai kinh tế ngƣợc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Là phƣơng pháp cho con đực và con cái thuộc hai giống khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai F1, sau đó dùng con lai F1 giao phối trở lại với một trong hai giống xuất phát để tạo con lai F2. Tất cả con lai F2 đều đƣợc sử dụng nuôi thƣơng phẩm và không dùng để làm giống. Khi muốn củng cố, phát huy những đặc tính tốt của một giống nào đó thì ngƣời ta thƣờng lai ngƣợc, vì con lai đời 2 mang 3/4 máu của giống đó. 1.1.2. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai Hiện tƣợng ƣu thế lai đã đƣợc biết và vận dụng từ lâu. Điểu hình là việc tạo con La, kết quả lai khác loài giữa con ngựa cái (Equus Caballus) và lừa đực (Equus asinus). Con La nổi tiếng về sức khoẻ, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng (Horn.P 1978 [81]), (Trần Đình Miên, 1994 [35]). Tuy nhiên việc nghiên cứu các hiện tƣợng trên một cách có hệ thống mới bắt đầu từ hơn 200 năm nay. Trong công tác giống, bên cạnh việc chọn lọc và nhân giống thuần chủng qua nhiều đời để cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi, thì thông qua con đƣờng lai tạo sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hơn. Ngày nay việc tạo ra các loại sản phẩm phần lớn đều đƣợc thông qua lai tạo và việc lai tạo đã ảnh hƣởng tốt đến sản lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm (Trần Đình Miên, 1994 [35]). Sự lai tạo đƣợc sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm khai thác thế mạnh của con lai. Bởi vì ƣu thế lai cho sản phẩm cao nên nó đuợc áp dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bán công nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Chính là lai giữa các giống khác nhau đã giúp cho việc quyết định chiến lƣợc thích hợp về công tác giống. Bouwman G.W, 2000 [74] cho rằng lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức mạnh ở con lai còn gọi là ƣu thế lai. Con lai thƣờng có sức chịu bệnh tật khoẻ hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn, khả năng thụ tinh cũng đƣợc nâng cao. Mặc dù vậy, ƣu thế lai không thể đoán trƣớc. Sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ƣu thế lai càng lớn. Ƣu thế lai chỉ có thể xẩy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 tiến hành nhiều công thức lai khác nhau, ƣu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối đời con lai với nhau thì kết quả sẽ là mất ƣu thế lai và mất sự đồng đều. Trong công thức lai tạo, ngƣời ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối hợp, đó là cách chọn những con giống gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhƣng ở mức độ cao hơn theo mục đích (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37]). Con lai F1 vƣợt hơn bố mẹ về sức sống, sự sinh trƣởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu cũng nhƣ khả năng sử dụng các chất dinh dƣỡng (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38]). Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm. Thuật ngữ “ƣu thế lai” đƣợc nhà khoa học ngƣời Mỹ G.H.Shull đề cập đến từ năm 1914, sau đó vấn đề ƣu thế lai đƣợc sử dụng khá rộng rãi ở động vật và thực vật. Tìm hiểu về bản chất của ƣu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] có ba thuyết chính để giải thích hiện tƣợng ƣu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng tác động của các gen không cùng lô cút. - Thuyết trội: Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài, các gen trội phần lớn là các gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn bố mẹ (AA = Aa > aa). Theo Davenport (1908), Keeble và Pelow (1910), Jones (1917) (Kushner.K.F, 1969 [20] ): nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trội thƣờng là gen có ích, đƣợc biểu hiện ra kiểu hình sinh vật. Biểu hiện kiểu hình của con lai là do các gen qui định, các gen này chính là sự tổ hợp các gen của bố mẹ. Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 tƣơng ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặn bao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu hiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn. Các tính trạng số lƣợng nhƣ khả năng sinh trƣởng, khả năng sinh sản...đƣợc nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử. Thế hệ con đƣợc tạo ra do lai giữa 2 cá thể sẽ đƣợc biểu hiện do tất cả các gen trội trong đó (một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ). Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thì xác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó dẫn đến ƣu thế lai càng tăng. Những giải thích của thuyết trội vẫn chƣa thoả đáng đối với một số hiện tƣợng khác nhƣ: bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay một hiện tƣợng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có con lai 4 dòng thì chúng lại có ƣu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng. - Thuyết siêu trội: Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác động của các alen đồng hợp tử AA và aa (Aa>AA>aa). Theo Kushner.K.F, 1969 [20] từ năm 1904 đã có quan niệm cho rằng: cơ sở của ƣu thế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tƣợng siêu trội là do hiệu ứng sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm phản ứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần sinh ra. Trong quá trình sinh hoá, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất khác nhau đã tạo ra các vật chất khác nhau. Do đó, phản ứng sinh hoá ở con lai sẽ mạnh hơn ở con thuần, tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể lai, tăng cƣờng sức sống cho cơ thể lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Tuy vậy, theo thuyết này ƣu thế lai đƣợc tạo nên do tác động của alen dị hợp tử cho nên không thể cố định đƣợc, nếu thuần hoá ƣu thế lai sẽ giảm vì ƣu thế lai không có khả năng di truyền. Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về trạng thái hoạt động sinh hoá của hệ thống enzim trong cơ thể sống đã tạo ra ƣu thế lai, đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới. - Thuyết gia tăng tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng lô cút: Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] nêu thuyết gia tăng tác động tƣơng hỗ. Thuyết này cho rằng sự tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên. Ví dụ: Đồng hợp tử AA và BB chỉ có một tác động tƣơng hỗ giữa A và B. Nhƣng trong dị hợp tử AA’ và BB’ có 6 loại tác động tƣơng hỗ: A-B, A’-B’, A-B’, A’-B, A-A’, B-B’ (trong đó A-A’ và B-B’ là tác động tƣơng hỗ giữa các gen cùng alen, còn 4 loại tác động tƣơng hỗ khác là tác động tƣơng hỗ giữa các gen không cùng alen). Ngoài ra còn có tác động tƣơng hỗ cấp 2 nhƣ: A-A’-B’, A-A’-B...và tác động tƣơng hỗ cấp 3 nhƣ: A-A’-B’-B, A-B’-B-A’... Ƣu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau: các tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc thể hiện, các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc thể hiện. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủng thấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di truyền cao thƣờng có ƣu thế lai thấp. Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ. Khi nghiên cứu về khả năng phối hợp Lebedev.M.N., 1972 [21] cho rằng: muốn đạt ƣu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhƣng lại phải có khả năng phối hợp với nhau tốt. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37] cho biết mức độ biểu hiện của ƣu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tƣơng quan âm hay dƣơng giữa môi trƣờng và kiểu di truyền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Khi nghiên cứu về ƣu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệm khả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này có đƣợc là do đặc tính của dòng bố mẹ đƣợc chọn đã có từ trƣớc. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] cho rằng ƣu thế lai là phần chênh lệch hơn hoặc kém của đời lai so với trung bình bố mẹ, mức độ biểu thị biểu hiện của ƣu thế lai đƣợc xác định theo công thức: H (%) = XF1 - XP1P2 x 100 Trong đó: - XF1: Là trung bình đời con. - XP1P2: Là trung bình đời bố mẹ - H: Là mức độ biểu hiện của ƣu thế lai (%) XP1P2 Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ yếu sau: Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ƣu thế lai càng cao. Điều này giải thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ƣu thế lai cao hơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống. Tính trạng nghiên cứu: Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ƣu thế lai càng cao, ngƣợc lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ƣu thế lai càng thấp. Các tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc biểu hiện còn các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc biểu hiện hơn. Công thức giao phối: Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào làm mẹ. Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa trên cơ sở về khả năng sản suất của giống ngƣời ta còn đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao, thành thục sớm, khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 * Ảnh hƣởng của tính biệt và tốc độ mọc lông: Tính biệt cũng có ảnh hƣởng rõ rệt tới khối lƣợng cơ thể: gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24-32%. Những sai khác này cũng đƣợc biểu hiện về cƣờng độ sinh trƣởng, đƣợc qui định không phải do hormon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trƣởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers.J.R, 1988 [75] ). North.M.O, 1990 [83] kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi >11%, 5 tuần tuổi >17%, 6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi > 23%, 8 tuần tuổi > 27%. Theo tài liệu tổng hợp của Kushner.K.F, 1969 [20] thì tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với sinh trƣởng, thƣờng gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn gà mọc lông chậm. * Độ tuổi và mức độ dinh dƣỡng: Sinh trƣởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể nhƣ thịt, xƣơng, da. Tỷ lệ sinh trƣởng của các phần này khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dƣỡng (Chambers.J.R, 1988, [75]). Trần công Xuân, 1995 [66] cho biết cùng tổ hợp lai broiler Ross - 208 và Ross - 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lƣợng và 3 mức Protein cho khối lƣợng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt. * Ảnh hƣởng của môi trƣờng chăm sóc nuôi dƣỡng: Khả năng sinh trƣởng của gia cầm bị ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố môi trƣờng và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dƣỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trƣởng nâng cao năng suất chăn nuôi. * Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng: Nhiệt độ môi trƣờng ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất cầm đảm bảo 32-340C; ngày thứ 2-7 là 300C; tuần thứ hai là 260C; tuần thứ 3 là 220C; tuần thứ 4 là 200C. Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [32] thì nhiệt độ tối ƣu chuồng nuôi với gà sau 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 tuần tuổi là 18-200C. Nhiệt độ môi trƣờng cao ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu năng lƣợng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trƣờng. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau. Theo Herbert.G.J và cộng sự, 1983 [78] thì khi nhiệt độ chuồng nuôi với gà sau 3 tuần tuổi thay đổi 10C tiêu thụ năng lƣợng của gà mái biến đổi tƣơng đƣơng 2 Kcal ME. Nhu cầu về năng lƣợng và các vật chất dinh dƣỡng khác cũng bị thay đổi theo môi trƣờng. Trong điều kiện khí hậu nƣớc ta thì gà broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10- 15% theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1993 [26] Thông thƣờng, khi nhiệt độ môi trƣờng cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nƣớc ta phải tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng cho phù hợp. * Ảnh hƣởng của ẩm độ và độ thông thoáng: Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hƣởng lớn tới sinh trƣởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ƣớt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hƣởng bất lợi đối với vật nuôi. Các yếu tố này làm tổn thƣơng hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm cầu trùng, mẫn cảm với bệnh Newcastle và các bệnh đƣờng ruột khác, làm giảm khả năng sinh trƣởng của gà. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhƣ ở nƣớc ta, thông thoáng chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng cƣờng lƣợng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật. * Ảnh hƣởng của chế độ chiếu sáng: Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres Farms Inc, 1993 [70]: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 + Với gà broiler giết thịt sớm 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cƣờng độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng 23/24 giờ. + Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng nhƣ sau: ngày thứ 1: 24/24h; ngày thứ 2: 20/24h; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15: 12/24h; ngày thứ 19-22: 14/24h; ngày thứ 23-24: 18/24h; ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h. Cƣờng độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm dần còn 5 lux. * Ảnh hƣởng của mật độ nuôi nhốt: Mỗi giai đoạn sinh trƣởng, mỗi phƣơng thức nuôi đều có qui định mật độ nuôi nhất định (phƣơng thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lƣợt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2m2/con...), nếu nuôi quá thƣa thì lãng phí diện tích, song nếu nuôi quá dày thì ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ nuôi cao thì chuồng nhanh bẩn, lƣợng NH3, CO2, các loại vi sinh vật phát triển làm cho gà dễ nhiễm bệnh, độ đồng đều kém, tỷ lệ loại thải cao ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng. Nguyễn Hữu Cƣờng và Bùi Đức Lũng, 1996 [6] làm thí nghiệm trên gà broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi với sự khác nhau về mật độ nuôi nhốt, kết quả thí nghiệm cho thấy: với gà BE11, V35
Tài liệu liên quan