Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất v tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn mường khương nuôi tại Lào Cai

Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như da, mỡ

pdf106 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất v tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn mường khương nuôi tại Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÙ THỊ LỪU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN NHẰM NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GIỐNG LỢN MƯỜNG KHƯƠNG NUÔI TẠI LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÙ THỊ LỪU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN NHẰM NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GIỐNG LỢN MƯỜNG KHƯƠNG NUÔI TẠI LÀO CAI Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. HOÀNG TOÀN THẮNG 2. TS. TRẦN TRANG NHUNG THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng được bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này, đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Ngƣời viết cam đoan Lù Thị Lừu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi triển khai đề tài, nhân dịp này tôi xin bày tỏ biết ơn tới: - Thầy giáo TS.Hoàng Toàn Thắng, cô giáo TS.Trần Trang Nhung là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài. - Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Ban chủ nhiệm khoa và các thầy giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã góp ý để việc làm đề tài thuận lợi. - Ban lãnh đạo Trạm Thú y, cán bộ các xã và bà con nhân dân của huyện Mường Khương. - Tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ. Một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mọi sự giúp đỡ đó. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2007 Tác giả Lù Thị Lừu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................ 4 1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn .......... 4 1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà .................................................... 4 1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành giống lợn .......................................................... 4 1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài lợn .............................................................................................. 5 1.1.2.1. Đặc điểm về di truyền ................................................................ 5 1.1.2.2. Đặc điểm về về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá ............. 7 1.1.2.3. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, năng suất thịt cao và phẩm chất thịt tốt ........................................................... 8 1.1.2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện ........... 8 1.1.2.5. Đặc điểm sinh học về sự sinh sản của lợn ................................. 9 1.1.2.6. Tập tính sinh sản của lợn ........................................................... 9 1.1.2.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu ......... 10 1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn ... 12 1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn ............................................. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất thịt của lợn ........................................................ 14 1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn ..................................................................... 17 1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái ............................................ 17 1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn ....................................................... 22 1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mƣờng Khƣơng - nơi hình thành nên giống lợn Mƣờng Khƣơng .................................. 27 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ............................ 30 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................. 30 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 31 1.3.2.1. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam ..................................... 33 1.3.2.2. Một số đặc điểm giống và kết quả nghiên cứu về lợn Mường Khương ....................................................................... 39 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 41 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 41 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 41 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 41 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 41 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 41 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 41 2.4.1. Phương pháp điều tra ...................................................................... 41 2.4.2. Phương pháp khảo sát ................................................................... 42 2.4.3. Phương pháp thí nghiệm trên lợn nuôi thịt .................................... 42 2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt và các chỉ tiêu khảo sát ........... 44 2.4.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc ......................... 45 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi .................................... 46 2.5.1. Chỉ tiêu điều tra tình hình chăn nuôi lợn của huyện Mường Khương ....... 46 2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn Mường Khương .......... 46 2.5.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn cái Mường Khương ............................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 2.5.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn thịt nuôi thả rông và lợn thí nghiệm nuôi thịt .................................................................. 48 2.5.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu bổ sung thức ăn cho lợn thí nghiệm ........ 49 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 50 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 51 3.1. Kết quả đều tra tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Mƣờng Khƣơng ...... 51 3.1.1. Diễn biến đàn lợn của huyện Mường Khương qua các năm .......... 51 3.1.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra ............. 54 3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Mƣờng Khƣơng ........................................................ 56 3.2.1. Đặc điểm sinh học về màu sắc lông ............................................... 56 3.2.2. Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn Mường Khương ............. 58 3.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương . 58 3.2.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương ...................... 60 3.2.3. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của lợn Mường Khương ..... 64 3.2.3.1. Sinh trưởng của lợn con theo mẹ giai đoạn bú sữa .................. 64 3.2.3.2. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thả rông ........ 69 3.2.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông ... 70 3.2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Mường Khương trưởng thành nuôi thịt .......................................................................... 73 3.2.3.5. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thí nghiệm........ 75 3.3. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm nuôi từ 3 - 7 tháng tuổi ............ 81 3.4. Kết quả phân tích thành phần hoá học thịt lợn ......................................... 84 3.5. Kết quả của biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mƣờng Khƣơng nuôi thịt từ 3 - 7 tháng .............................................................................. 85 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 88 1. Kết luận .................................................................................................... 88 2. Đề nghị ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ đƣợc viết tắt Chữ viết tắt Cộng sự CS Cộng tác viên CTV Chiều dài C. dài Dung tích DT đơn vị tính ĐVT Đại bạch Ỉ ĐBI Follicte Stimulating Hormone FSH Gam g Gam % g% Hemoglobin Hb Axit clohydric HCl Khối lượng KL Kilôgam kg Luteinizing Hormone LH Móng cái MC Mường khương MK Năng suất NS Nhiễm sắc thể NST Nhà xuất bản nông nghiệp NXBNN Nhà xuất bản giáo dục NXBGD Protein pr Phát triển nông thôn PTNT Sơ sinh SS Somato trophin Hormone STH Thức ăn TĂ Trung bình TB Thời gian TG Viện chăn nuôi VCN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................... 42 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc 6688 ................... 43 Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần nuôi lợn thí nghiệm ..................... 43 Bảng 3.1. Diễn biến đàn lợn qua các năm ................................................... 51 Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra .......... 54 Bảng 3.3. Tỷ lệ màu sắc lông của lợn Mường Khương .............................. 56 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương ..... 59 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Mường Khương ................. 61 Bảng 3.6. Khối lượng lợn con từ ss - 8 tuần tuổi (kg/con) .......................... 65 Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn giai đoạn bú sữa ..... 67 Bảng 3.8. Khối lượng qua các tháng tuổi của lợn thịt Mường Khương nuôi thả rông ................................................................................ 69 Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông .... 71 Bảng 3.10. Kết quả xác định chỉ tiêu sinh lý máu ....................................... 73 Bảng 3.11. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt từ 3 - 7 tháng tuổi .................. 75 Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt ........................ 78 Bảng 3.13. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 6 con) ................................... 81 Bảng 3.14. Các chỉ tiêu khảo sát nội tạng.................................................... 83 Bảng 3.15. Thành phần hoá học của lợn thịt Mường Khương .................... 84 Bảng 3.16. Hiệu quả của biện pháp tác động thức ăn ................................. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi ................. 66 Đồ thị 3.2. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt nuôi thả rông ......................... 70 Đồ thị 3.3. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm từ từ 3 - 7 tháng tuổi .. 77 Biểu đồ 3.1. Sinh trưởng đối của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi ..................... 67 Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi ........... 67 Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thả rông ....................... 72 Biểu đồ 3.4: Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thả rông ...................... 72 Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ 3 - 7 tháng tuổi .. 80 Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ 3 - 7 tháng tuổi ...... 80 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ Vị trí địa lý huyện Mường Khương ................................ 29 Ảnh 1: Hình thức giao phối tự do giữa đực con, mẹ và đàn con sinh ra ..... 55 Ảnh 2: Màu sắc lông và phương thức nuôi lợn ........................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như da, mỡ… Sở dĩ con lợn có những vị trí quan trọng như trên là nhờ có nó đặc điểm sinh học ưu việt như: Khả năng sinh sản, khả năng cho thịt, mỡ cao, ăn tạp, chi phí thức ăn trên một kg tăng khối lượng thấp. Mặt khác thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, tỷ lệ tiêu hoá của con người đối với thịt lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97% và phù hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng. Vì vậy lợn được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Để cải tiến giống lợn và nâng cao năng suất chăn nuôi chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: Đại bạch, Landrace, Yorkshire, New Hampshire, Pietrain… để lai kinh tế với một số giống lợn nội tốt như: Lợn Móng Cái, lợn Ỉ và hiệu quả của các cặp lai này đã được nhiều tác giả thông báo. Năm 1981, Viện Chăn Nuôi đã tạo được giống lợn ĐBI - 81, (Hoàng Gián và CS, 1985) [12]: Edel x Lang Hồng cho tỷ lệ nạc 43,14%. Tuy nhiên ở các cộng đồng dân cư Việt Nam vẫn có nhiều giống lợn nội tốt như: Lợn Mẹo ở vùng Tây Nghệ An, lợn Ba Xuyên ở Nam Bộ, lợn Mường Khương ở Lào Cai. Các giống lợn này đều có chung đặc điểm là thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm, ăn tạp, khéo nuôi con… Lợn Mường Khương là một giống lợn bản địa được nuôi nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Việt - Trung trong đó có nhiều nhất là ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Đây là một giống lợn nội tốt, tầm vóc to, sinh trưởng nhanh hơn so với một số giống lợn nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 khác. Hơn nữa, lợn Mường Khương có khả năng cho nhiều nạc, ngon thịt lại chịu đựng kham khổ và thích ứng rất tốt với tập quán chăn nuôi còn lạc hậu. Trong những năm 1960 - 1970 các số liệu cơ bản về giống lợn Mường Khương đã được cục Chăn nuôi gia súc nhỏ tổ chức điều tra, đánh giá và thông báo để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. Trải qua mấy chục năm các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều biến đổi, vì vậy sự đánh giá một cách toàn diện về giống lợn này cần được đặt ra. Hiện nay vị trí của giống lợn Mường Khương trong cơ cấu giống lợn nuôi ở khu vực thay đổi như thế nào? Các đặc điểm sinh vật học và các chỉ tiêu sản xuất như sức sinh trưởng, sinh sản của giống lợn này thay đổi ra sao? Nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra xung quanh giống lợn này hiện vẫn là những vấn đề chưa sáng tỏ. Mặt khác, trong xu thế tiêu dùng hiện nay thịt lợn nội nói chung, lợn Mường Khương nói riêng đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có giá trị trên thị trường bởi ưu thế về chất lượng. Điều này đã được khẳng định trong các kết quả nghiên cứu quỹ gen vật nuôi Việt Nam, lợn Mường Khương được xác định là một giống quý của quốc gia cần phải giữ gìn, bảo vệ để khai thác các gen tốt của giống lợn này cho việc phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi lợn Mường Khương còn bị hạn chế bởi đặc điểm năng suất thấp. Hầu như người dân không chú ý đến các biện pháp kỹ thuật mà chủ yếu chăn nuôi theo phương thức quảng canh. Do vậy, để nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn này cần có các giải pháp kỹ thuật như tác động thức ăn nhằm tăng năng suất thịt đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân tại địa phương. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống lợn Mường Khương. - Bước đầu xác định hiệu quả biện pháp kỹ thuật tác động thức ăn để nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn này. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về giống lợn Mường Khương. - Có cơ sở thực tiễn để khuyến cáo sử dụng biện pháp tác động thức ăn nhằm tăng khả năng sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn 1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà Giống lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành và bắt nguồn từ hai nhóm lợn rừng hoang dại. Đó là lợn rừng Châu Âu (Sus scrofa ferus) và lợn rừng Châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus sus vittatus) được con người thuần hoá trong thời gian dài mà thành. Căn cứ vào hình dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ Châu Âu và Châu Á thành hai loại: Lợn tai dài và lợn tai ngắn. Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu và nguyên thuỷ Châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các nước dọc theo Địa Trung Hải. Trong đó lấy giống lợn lông xoăn La Mã và lợn ở bán đảo Ban Căng lai với lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm chất thịt ngon, mềm, ở đời sau cho tự giao và hình thành giống lợn lai cổ đại. Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các giống lợn Cổ đại trước kia thông qua các phương pháp tạp giao cải lương khác nhau mà dần hình thành nên, (Trần Văn Phùng và CS 2004), [35]. 1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành giống lợn Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng khác nhau, điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không giống nhau dẫn đến việc hình thành các giống lợn khác nhau. Để giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã cải thiện các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thuỷ Châu Á từ lợn rừng Châu Á có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở Châu Âu, cũng do điều kiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 tự nhiên đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu có đặc điểm như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao. Nguyễn Thiện và CS (2005) [50] cho biết khi đã được thuần hoá, lợn hoang đã có nhiều thay đổi. Điều trông thấy rõ rệt là thân hình bé hẳn đi, nên các loại lợn nhà nguyên
Tài liệu liên quan