Luận văn Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của trung quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này

lũy thấp, khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu, theo kịp và sánh vai với các nước khác trong khu vực và trong các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên (mới nhất là tổ chức WTO), chủ trương của Đảng: ”Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Trong đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rất được quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nguồn vốn này dễ dàng đi vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nguồn vốn này vào Việt Nam cũng chưa phải là khả quan lắm, đối với một số nước có tiềm năng kinh tế lớn và đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều, nhưng Việt Nam chúng ta với một số điều kiện thuận lợi vẫn chưa thu hút nguồn vốn này hiệu quả, đó là nước láng giềng Trung Quốc. Nếu không tính Hồng Kông thì đến cuối năm 2005, Trung Quốc đứng thứ 16 trong các nước có vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo tờ “Đông Phương” dẫn bình luận của các học giả Mỹ cho rằng hiện nay thực lực kinh tế của Trung Quốc rất lớn, tới năm 2015 có thể đuổi kịp và vượt Nhật Bản, tới năm 2039 có thể đuổi kịp và vượt Mỹ, xu thế Trung Quốc trỗi dậy rất mạnh mẽ. Một số nhà kinh tế thuộc Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) còn đưa ra dự kiến lạc quan hơn, tức tới năm 2030, Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ và vượt Mỹ. Vừa qua trong một cuộc hội thảo ở Mỹ, các nhà kinh tế Mỹ cho rằng Trung Quốc hiện nay đã vươn lên vị trí thứ hai sau Mỹ. Điều đó cho thấy, Trung Quốc là quốc gia có tiềm lực kinh tế rất lớn. 9 Mặc khác, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia nằm kề nhau, có biên giới chung rất dài, có chế độ chính trị gần giống nhau và từ lâu dân cư hai nước đã có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, quan hệ thương mại, Cuối năm 2004, đầu năm 2005, Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” và xây dựng mối quan hệ 4 tốt là “đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt” mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải làm sao để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư FDI từ Trung Quốc nhiều hơn nữa bổ sung vào nguồn vốn của mình nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướ

pdf96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của trung quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan