Với tốc độ phát triển nhanh chóng các Khu công nghiệp (KCN) trong cả nước đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và ngày càng ổn định. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực về nhiều mặc của xã hội, trong đó có sự tác động lớn đến môi trường. Việc bố trí tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN đã góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường do các cơ sở công nghiệp riêng lẻ gây ra. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, rộng khắp các khu công nghiệp trên cả nước mang nhiều tiềm ẩn các vấn đề môi trường.
Hiện nay, quan điểm về bảo vệ môi trường còn chú trọng nhiều vào việc xử lý chất thải đã phát sinh. Giải pháp xử lý chất thải phát sinh đã, đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế chất lượng môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các hệ thống xử lý chất thải chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi và đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý. Trong một số trường hợp đặc biệt việc xử lý còn tạo ra các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Xu hướng hiện nay của việc kiểm soát ô nhiễm được đổi mới sang kiểm soát theo chuỗi hệ thống thay thế cho cách tiếp cận kiểm soát đầu - cuối như trước đây. Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có, cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý chất thải đã phát sinh.
Ở nước ta, vấn đề phát triển bền vững cho khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm từ khi quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp có hiệu lực vào năm 2003 và đặc biệt Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam) năm 2004. Định hướng chung cho một nền công nghiệp hóa phát triển bền vững.
Tỉnh Bình Phước là 1 trong 7 tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Là tỉnh biên giới miền núi xa các trung tâm đô thị và mới được tái lập nhưng trong những năm gần đây (năm 1997), nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến lớn, đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp càng nhanh càng đè nặng lên khả năng tự phục hồi của môi trường. Do đó, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp quan tâm và đặc biệt chú trọng để hướng đến phát triển bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu công nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm duy trì phát triển bền vững và đưa ra được mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực.
Trên cơ sở đó đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước” với mong muốn góp một phần đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Bình Phước nói riêng và cho các khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam nói chung.
115 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAT : Kỹ thuật tốt nhất hiện có (Best Available Techniques)
BVMT : Bảo vệ môi trường
BQL : Ban Quản lý
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSSX : Cơ sở sản xuất
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KCNST : Khu công nghiệp sinh thái
KCNTTMT : Khu công nghiệp thân thiện môi trường
KCN : Khu công nghiệp
STMT : Sinh thái môi trường
SXSH : Sản xuất sạch hơn
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
TTMT : Thân thiện môi trường
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 11: So sánh các mô hình KCN
Bảng 12: Phân loại KCNTTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1)
Bảng 13: Phân lọai KCNTTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường KCN khác nhau (Phân cấp 2)
Bảng 14: Phân lọai KCNTTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (Phân cấp 3)
Bảng 15: Hệ thống thang bậc xây dựng KCNTTMT (EFIP)
Bảng 16: Tiêu chuẩn về nhân lực trong KCNTTMT
Bảng 17: Thang điểm đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN
Bảng 2-1: Danh mục các KCN đã được điều chỉnh và phê duyệt
Bảng 2-2: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Bảng 2-3: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 2-4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc đợt 1 (tháng 6/2010) và đợt 2 tháng (10/2010)
Bảng 2-5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 1, 06/2010)
Bảng 2-6: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 2, 10/2010)
Bảng 2-7: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của KCN
Bảng 2-8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 2-9: Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 2-10: Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 2-11: Kết quả điều tra số lò hơi của một số cơ sở sản xuất KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 2-12: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường vi khí hậu bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc
Bảng 31: Đánh giá mức độ TTMT của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Bảng 32: Mức tiêu thụ nước và điện trong các nhà máy giấy theo công nghệ của Việt Nam và BAT
Bảng 33: Ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn thực tế
Bảng 41: Khả năng cộng sinh công nghiệp trong KCN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 11: Sơ đồ ô nhiễm môi trường do yếu tố công nghệ 9
Hình 12: Sơ đồ quá trình công nghệ vận hành theo hệ thống khép kín 10
Hình 13: Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (Theo C.K.N. Patel,1992) 29
Hình 14: Quy trình xử lý cuối đường ống 30
Hình 21: Sơ đồ phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước 44
Hình 2-2: Cổng vào KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 61
Hình 31: So sánh trình độ công nghệ theo mức độ môi trường 83
Hình 32: Các hình thức năng lượng có thể tái tạo và giải pháp tương ứng 86
Hình 4-1: Mô hình kỹ thuật tổng quát 100
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với tốc độ phát triển nhanh chóng các Khu công nghiệp (KCN) trong cả nước đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và ngày càng ổn định. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực về nhiều mặc của xã hội, trong đó có sự tác động lớn đến môi trường. Việc bố trí tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN đã góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường do các cơ sở công nghiệp riêng lẻ gây ra. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, rộng khắp các khu công nghiệp trên cả nước mang nhiều tiềm ẩn các vấn đề môi trường.
Hiện nay, quan điểm về bảo vệ môi trường còn chú trọng nhiều vào việc xử lý chất thải đã phát sinh. Giải pháp xử lý chất thải phát sinh đã, đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế chất lượng môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các hệ thống xử lý chất thải chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi và đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý. Trong một số trường hợp đặc biệt việc xử lý còn tạo ra các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Xu hướng hiện nay của việc kiểm soát ô nhiễm được đổi mới sang kiểm soát theo chuỗi hệ thống thay thế cho cách tiếp cận kiểm soát đầu - cuối như trước đây. Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có, cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý chất thải đã phát sinh.
Ở nước ta, vấn đề phát triển bền vững cho khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm từ khi quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp có hiệu lực vào năm 2003 và đặc biệt Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam) năm 2004. Định hướng chung cho một nền công nghiệp hóa phát triển bền vững.
Tỉnh Bình Phước là 1 trong 7 tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Là tỉnh biên giới miền núi xa các trung tâm đô thị và mới được tái lập nhưng trong những năm gần đây (năm 1997), nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến lớn, đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp càng nhanh càng đè nặng lên khả năng tự phục hồi của môi trường. Do đó, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp quan tâm và đặc biệt chú trọng để hướng đến phát triển bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu công nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm duy trì phát triển bền vững và đưa ra được mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực.
Trên cơ sở đó đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước” với mong muốn góp một phần đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Bình Phước nói riêng và cho các khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam nói chung.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Bắc Mỹ,… đã và đang áp dụng thành công các kỹ thuật và hệ thống bền vững nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng tài nguyên không thể tái tạo, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, tái chế, tái sử dụng chất thải, tuần hoàn nước, thu hồi năng lượng, tăng khả năng trao đổi chất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với mục tiêu là tiến đến khái niệm phát thải bằng không. Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường hầu như còn thiếu rất nhiều.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bước đầu đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật để góp phần xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Góp phần giảm thiểu sự phát sinh chất thải do hoạt động công nghiệp và xây dựng một Khu công nghiệp không ô nhiễm môi trường.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, Đồ án tốt nghiệp thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:
- Cơ sở lý thuyết của các giải pháp, kỹ thuật bền vững áp dụng cho KCN thân thiện môi trường.
- Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc.
- Đề xuất các tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN.
- Dựa vào các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN.
- Tiềm năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững cho KCN Minh Hưng – Hàn Quốc để xây dựng thành KCN thân thiện môi trường.
- Lộ trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí chuyển đổi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một số phương pháp nghiên cứu thường được áp dụng trong nghiên cứu về môi trường được áp dụng:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về thực trạng môi trường, quy hoạch môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và BVMT,...
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
Nghiên cứu về hiện trạng môi trường, chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng các loại hình công nghệ đã được sử dụng trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia:
Các chuyên gia sẽ tư vấn, đóng góp ý kiến để đưa ra định hướng áp dụng các giải pháp kỹ thuật, góp phần xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường phù hợp với địa phương.
Ngoài ra các phương pháp khác được đề xuất áp dụng nghiên cứu:
- Phương pháp sử dụng các kỹ thuật và hệ thống bền vững (Sustainable Techniques and Systems) trong bảo vệ môi trường sản xuất công nghiệp. Bộ kỹ thuật/hệ thống này bao gồm các nhóm nội dung như: sản xuất sạch hơn (cleaner production), cộng sinh công nghiệp (industrial symbiosis), hóa học xanh (green chemistry), tái chế và tái sử dụng (upsizing – recycling), kỹ thuật sinh thái công nghiệp (ecoindustrial techniques),…
- Phương pháp nghiên cứu về sinh thái công nghiệp (industrial ecology).
- Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (ecodesign) và thiết kế vì môi trường (design for environment – DfE).
- Phương pháp nghiên cứu về hệ sinh học thống nhất (integrated biosystem - IBS) và sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (renewable resources) trong các khu đô thị và công nghiệp…
VI. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN
Dựa trên nền các kỹ thuật để đánh giá, nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường. Chúng ta không thể áp dụng các kinh nghiệm sinh thái công nghiệp của các nước khác do không phù hợp về trình độ kỹ thuật, quy mô, quy hoạch. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong đề tài là cơ sở kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý mới cho các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Đây sẽ là tài liệu tham khảo áp dụng vào thực tế để đưa ra các giải pháp xây dựng các khu công nghiệp mới theo hướng thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cho nền công nghiệp Bình Phước. Bên cạnh đó, Đồ án cũng đã xây dựng tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của khu công nghiệp và biện pháp áp dụng với một trường hợp cụ thể.
VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
Kết cấu của Đồ án có 4 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết của các giải pháp kỹ thuật áp dụng cho KCN thân thiện môi trường.
- Chương 2: Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN tỉnh Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc.
- Chương 3: Đánh giá mức độ áp dụng hiện tại, tiềm năng và những đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường.
- Chương 4: Đề xuất lộ trình chuyển đổi KCN Minh Hưng – Hàn Quốc 1 thành KCN TTMT hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về KCN thân thiện môi trường
Khái niệm khu công nghiệp thân thiện môi trường (KCNTTMT) mới xuất hiện ở nước ta nói chung và thế giới nói riêng, cho tới nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu, đã tham khảo một số tài liệu đề cập đến khái niệm KCN và KCNTTMT xin trích ra một số khái niệm liên quan như sau:
- KCN là "một vùng đất rộng, được phân lô và phát triển cho nhiều cơ sở sản xuất nằm gần nhau và sử dụng chung cơ sở hạ tầng" (UNEP, 1997).
- Mô hình KCN hệ cổ điển là mô hình tổ chức xây dựng KCN tập trung ở trình độ thấp, ô nhiễm và áp lực môi trường cao, trao đổi chất một chiều, kết cấu tự do về thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghề và mức phát thải ô nhiễm công nghiệp theo khả năng đầu tư thực tế, hiệu quả hoạt động thấp và trung bình, nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. [7]
- Khái niệm “thân thiện môi trường” có thể được hiểu như sau: “Thân thiện môi trường là sự thể hiện mục đích và mức độ thân thiện cụ thể trong hành động, trách nhiệm, hành vi ứng xử hoặc tính chất, tác động, định hướng hoạt động của con người và các sản phẩm sản xuất sáng tạo của con người đối với môi trường xung quanh”. [15]
- Áp dụng khái niệm “thân thiện môi trường“ cho KCN tập trung, sẽ có khái niệm KCN thân thiện môi trường (Environmental Friendly Industrial Park –EFIP), là KCN đạt tiêu chí phân loại thân thiện môi trường. Trong đó, phụ thuộc vào trình độ quản lý môi trường, trình độ công nghệ sản xuất tiêu thụ, trình độ và mức độ tổ chức sinh thái công nghiệp KCN theo nhu cầu phát triển bền vững, sẽ có các hệ khu công nghiệp tập trung khác nhau theo mức độ thân thiện môi trường thực tế. [7]
- Mô hình KCN thân thiện với môi trường: Hiểu đơn giản là các KCN lấy mục tiêu môi trường là định hướng phát triển gồm: không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; giảm đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng các giải pháp tối ưu hoá dòng vật chất và năng lượng trong từng XNCN và trong KCN.(TCXD, số 2/2008)
Ngoài khái niệm KCNTTMT chúng còn được hiểu với một khái niệm là KCNST, tuy 2 khái niệm này không hoàn toàn giống nhau nhưng trong một mức độ nào đó chúng có thể là một. KCNST là một mức cao hơn KCNTTMT hay nói đúng hơn đó là mức cao nhất có thể đạt được của thân thiện môi trường.
- Mô hình KCNST định nghĩa một cách đơn giản: Chất thải từ một quá trình này có thể được sử dụng như nguyên liệu thô, đầu vào cho một quá trình khác. Sau đó được bổ sung và đi đến những khái niệm khá thống nhất: "KCNST là cộng đồng các XNCN và dịch vụ kinh doanh được sắp đặt trên cùng địa điểm vì lợi ích chung. Các DN thành viên cố gắng đạt tới việc cải thiện môi trường, hiệu quả kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội thông qua công tác quản lý môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng cách cùng làm việc, cộng đồng các DN đạt được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích riêng lẻ mỗi công ty thực hiện bằng tối ưu hoá mọi hoạt động tại từng cơ sở của mình". (TCXD, số 2/2008)
Dựa trên những khái niệm đã tham khảo và quá trình nghiên cứu, sẽ đưa ra cách nhìn nhận khái niệm về KCNTTMT như sau: “KCNTTMT là một KCN có các cơ sở sản xuất cùng hoạt động như một cộng đồng các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau thông qua một số trao đổi chất trong các quá trình sản xuất và giải quyết các vấn đề môi trường để hướng đến một mục đích cuối cùng là sản xuất hiệu quả nhất, sử dụng ít nguyên vật liệu và năng lượng nhất, ít ô nhiễm môi trường nhất và bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân. Ngoài ra, KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh”.
Trong đó, “các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau” là các nhà máy có sự trao đổi chất thải với nhau, nhà máy này sử dụng chất thải của nhà máy kia làm nguyên vật liệu đầu vào tạo thành một chuỗi mắc xích tạo thành quá trình cộng sinh công nghiệp. “KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh” tác động lan toả của KCN được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển KCN.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về KCNTTMT có một khái niệm được các tài liệu nghiên cứu đã đề cập tới là KCNTTMT chuyển đổi: “ KCNTTMT chuyển đổi là KCN hệ cổ điển được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCNTTMT”. [4]
Mô hình kỹ thuật chuyển đổi KCN hiện hữu sang KCNTTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính như sau: (Trần Thị Mỹ Diệu, 2004).
- Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu;
- Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn;
- Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN;
- Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý chất thải rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này.
1.1.2. So sánh mô hình KCN truyền thống với Mô hình KCNTTMT
* Mô hình KCN truyền thống
- Bản chất mô hình KCN truyền thống có những đóng góp cụ thể:
+ Tăng trưởng kinh tế - xã hội. Thông thường đóng góp của công nghiệp đạt từ 30 - 40% và đặc biệt ở nhiều quốc gia cho thấy sản xuất công nghiệp chiếm từ 60% - 70% tỷ trọng kinh tế.
+ Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 12%/năm.
+ Sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển hạ tầng công cộng. Một xí nghiệp công nghiệp hoặc KCN được thiết kế, quy hoạch hợp lý sẽ đem lại những lợi ích:
1) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất khai thác các công trình tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, đường sá, viễn thông, thu gom xử lý chất thải, an ninh, các dịch vụ y tế, giải trí cho người lao động;
2) Các KCN đóng góp đáng kể cho diện mạo kiến trúc đô thị được diễn đạt bằng ngôn ngữ kiến trúc nổi bật tính thời đại công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật.
- Những hạn chế của mô hình KCN truyền thống: Mặt trái của sản xuất công nghiệp hiện tại là những bất ổn về môi trường, như:
+ Ô nhiễm môi trường không khí từ: Lò đốt nhiên liệu hoá thạch; Hoạt động giao thông vận tải, thải các chất ô nhiễm khí CO2, muội khói, bụi, chì. Năm 2000, lượng khí CO2 tăng từ 365 ~ 380 ppm, thải vào khí quyển gây ra các biến đổi vật lý và hoá học, mà trước hết là "hiệu ứng nhà kính".
+ Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải CN là nguồn nước gây ô nhiễm lớn nhất đối với tài nguyên nước. Hiện nay, hàng năm trên thế giới có trên 500 tỷ tấn nước thải bẩn vào khu vực thiên nhiên và cứ 10 năm, số nước thải này tăng gấp đôi.
+ Ô nhiễm môi trường đất: Khai thác khoáng sản là tác động chính gây ra ô nhiễm môi trường đất, chiếm khu vực đất lớn ở các mỏ than, Apatít, thiếc, Cromit, Vàng, đá quý. Chặt phá, khai thác rừng làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm diện tích rừng che phủ, đất bị thoái hoá, đẩy nhanh tốc độ sa mạc hoá.
+ Ô nhiễm ánh sáng: ánh sáng nhân tạo xâm nhập vào không gian của người khác, khi họ không mong muốn. Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng.
+ Yếu tố công nghệ: các nguyên liệu và năng lượng qua chế tác phần lớn đã chuyển hoá thành sản phẩm hàng hoá, một phần trở thành chất thải. Các sản phẩm hàng hoá được con người sử dụng cuối cùng cũng trở thành rác thải. Cả hai loại chất thải này không có cơ hội tái chế, tái sử dụng, cuối cùng bị thải bỏ trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Những yếu tố này dẫn tới những bức xúc về chất thải CN và gây tác động môi trường, kéo theo sự xuống cấp chất lượng môi trường.
Năng lượng
Sản xuất
chế tạo
Năng lượng
thừa
Nguyên liệu
tự nhiên
Sản
phẩm
Phế
phẩm
Tiêu
thụ
Môi trường
Hình 11: Sơ đồ ô nhiễm môi trường do yếu tố công nghệ
+ Quy hoạch địa điểm xây dựng CN bất hợp lý: Nhiều vị trí CN ở trước hướng gió, hoặc đầu nguồn nước so với khu dân cư. Nhiều trường hợp địa điểm xây dựng CN ngay trong khu dân cư.
- Mô hình hoạt động: Quá trình công ngh