Trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý điều hành tỉ giá là một nội dung quan trọng mà ngân hàng nhà nước phải quan tâm nhằm mục đích ổn định tỉ giá và đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, tỉ giá đã bước đầu hình thành, phát triển trong một thời gian và có vai trò lớn đối với nền kinh tế đặc biệt trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Tỉ giá giúp so sánh sức mua, giá trị giữa các đồng tiền tạo điều kiện cho các giao dịch quốc tế; tỉ giá cũng ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia và là một công cụ điều tiết vĩ mô đầy hiệu quả. Với những tác động và vai trò to lớn của tỉ giá thì nhà nước cần thiết phải điều hành quản lý tỉ giá để đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng, phát triển cao; đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu như hiện nay.
113 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý điều hành tỉ giá là một nội dung quan trọng mà ngân hàng nhà nước phải quan tâm nhằm mục đích ổn định tỉ giá và đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, tỉ giá đã bước đầu hình thành, phát triển trong một thời gian và có vai trò lớn đối với nền kinh tế đặc biệt trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Tỉ giá giúp so sánh sức mua, giá trị giữa các đồng tiền tạo điều kiện cho các giao dịch quốc tế; tỉ giá cũng ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia và là một công cụ điều tiết vĩ mô đầy hiệu quả. Với những tác động và vai trò to lớn của tỉ giá thì nhà nước cần thiết phải điều hành quản lý tỉ giá để đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng, phát triển cao; đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu như hiện nay.
Nắm bắt được những yêu cầu đặt ra ở trên, chính phủ Việt Nam đã có chương trình hợp tác nghiên cứu kinh tế Fulbright phối hợp với Trung tâm Châu Á của Trường Harvard Kenedy School nhằm nghiên cứu và tìm ra được những hướng đi cho chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vậy bản cáo Harvard đã đề xuất những phương án như thế nào đối với chính sách quản lý tỷ giá hiện nay, cũng như những đề xuất của nhóm nghiên cứu Harvard có hoàn tòan phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam hay không? Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard” để hiểu biết thêm về tỉ giá, cũng như tình hình chính sách quản lỳ tỉ giá của Việt Nam trong tình hình hiện tại. Vì thời gian làm đề tài ngắn, kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế; Do đó, quá trình thực hiện chắc chắn còn có những sai sót, mong cô hiểu, thông cảm và đóng góp để đề tài của nhóm chúng em hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
TỶ GIÁ
Khái Niệm:
Ngày nay trong quan hệ thanh toán quốc tế hầu hết các nước, các tổ chức, cá nhân đều sử dụng ngoại tệ. Việc quy đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác được gọi là hối đoái quốc tế. Khi thực hiện quy đổi một đồng tiền nước này ra đồng tiền nước khác phải theo một tỉ lệ nhất định, được gọi là tỉ giá hối đoái.
Về hình thức, tỉ giá là giá cả của một đồng tiền của nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ biến đổi của nước khác.
Về bản chất, tỉ giá là quan hệ về mặt giá trị giữa các đồng tiền khác nhau với nhau, phản ánh về sự so sánh về sức mua của các đồng tiền đó. Ví dụ:
Tỉ giá giữa đồng đô la Mĩ với đồng Việt Nam như sau:
VNĐ=16 000 có nghĩa là 1 USD = 16 000 VNĐ.
Tỉ giá giữa đồng đô la Mĩ với đồng mác Đức như sau:
USD/DEM=1.8125 có nghĩa là 1 USD = 1.8125 DEM.
Với các khái niệm nêu trên, tỷ giá hối đoái là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường. Mọi sự biến động tỷ giá đều có thể dẫn đến sự thay đổi chính sách ngoại thương, giá cả, lãi suất… từ đó tác động trực tiếp đến tài sản và thu nhập… của các nước. Tỷ giá hối đoái ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của quốc gia và kinh tế thế giới trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Vai Trò Của Tỉ Giá:
Tỉ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Cụ thể chúng ta có thể xác định vai trò của tỉ giá như sau:
Thứ nhất, tỉ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiên cho các giao dịch quốc tế.
Thứ hai, tỉ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, xuất-nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác.
Thứ ba, chính phủ các nước đã lợi dụng các tác động của tỉ giá đến nền kinh tế để điều tiết nền kinh tế hay nói cách khác tỉ giá được sủ dụng với vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua các tác động sau đây:
Tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thương mại.
Tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát.
Tác động của tỷ giá hối đoái đối với đầu tư quốc tế.
Quá Trình Hình Thành Của Tỉ Giá:
Tỉ Giá Ngang Giá Vàng Trong Chế Độ Bản Vị Vàng:
Từ năm 1880 cho đến đầu chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914, chế độ tỉ giá được áp dụng là chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này, vàng được sử dụng làm nền tảng cơ sở của tiền tệ và một quốc gia sẽ xác định đơn vị tiền tệ của mình bằng hàm lượng vàng chứa bên trong một đơn vị ấy. Ví dụ:
. Hàm lượng vàng chứa trong 1 USD = 1.504g vàng (trước năm 1914).
. Hàm lượng vàng chứa trong 1 GBP = 7.320g vàng (trước năm 1914).
Còn tỉ giá được xác định trên cơ sở ngang giá hàm lượng vàng tức đông giá vàng. Ví dụ như tỉ giá giữa GBP và USD: 1 GBP/1 USD = 7.320/1.504 = 4.867, vậy 1GBP tương đương với 4.867 USD.
Tỉ giá giữa các đồng tiền được xác định một cách chính xác như vậy nhưng trên thực tế tỉ giá không cố định và luôn biến động xung quanh đồng giá vàng tuỳ theo quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Biến động của tỉ giá luôn nằm trong giới hạn nhất định đó là chi phí vận chuyển vàng. Điểm thấp nhất và điểm cao nhất của tỉ giá so với đồng giá vàng được gọi là điểm vàng.Vì trong điều kiện tièn giấy được tự do chuyển đổi ra vàng, vàng được tự do luân chuyển giữa các nước đã giữ cho tỉ giá biến động không vượt quá điểm vàng.
Phạm vi biến động của tỉ giá phụ thuộc vào chi phí vận chuyển vàng. Khi tỉ giá tăng đến điểm vàng cao nhất, tại thời điểm này vàng ở trong nước chạy ra nước ngoài nên được gọi là điểm xuất vàng. Ngược lại tỉ giá giảm đến điểm vàng thấp nhất, tại thời điểm này vàng chạy từ nước nước ngoài vào trong nước nên gọi là điểm nhập vàng. Điểm xuất vàng của nước này sẽ là điểm nhập vàng của nước kia.
Lợi thế của tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng là biên độ biến thiên của tỷ giá nhỏ nên quan hệ mua bán quốc tế cũng như hoạch định đầu tư thuận lợi dễ dàng giữa các nước.
Tỷ Giá Hối Đoái Trong Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods:
Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), chế độ bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ, các nước tư bản chủ nghĩa chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng không trọn vẹn, đó là chế độ bản vị hối đoái vàng thông qua đồng Bảng Anh (1924), sau đó là đồng USD của Mỹ (1944).
Cụ thể vào tháng 7-1944, để tránh tình trạng kinh tế yếu kém như trước chiến tranh, chính phủ các nước đồng minh vào cuối thế chiến thứ hai đã gặp nhau tại một cuộc hội nghị của Liên Hợp Quốc về tiền tệ và tài chính. Hội nghị được tổ chức tại Bretton Woods, New Hamphshire, Hoa Kì. Tại hội nghị hai tổ chức đã được thiết lập, đó là:
Quỹ tiền tệ quốc tế ( The International Monetary - IMF ).
Ngân hàng quốc tế nhằm mục đích tái thiết và phát triển ( thường gọi là ngân hàng thế giới - World Bank ).
Và cũng từ đó, đồng tiền USD của Mỹ được các nước chấp nhận sử dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế và được IMF xác định tiêu chuẩn giá cả với 1 USD = 0,888671 gam vàng. Chính vì vậy mà đã hình thành tỷ giá cố định giữa USD với đồng tiền các nước trong IMF. Để giữ vững tỷ giá cố định với USD, các nước trong IMF chỉ được mua bán ngoại tệ theo tỷ giá trong phạm vi biên độ ± 1% so với tỷ giá chính thức. Để giữ vững tỷ giá vàng IMF còn quy định giá vàng là 35 USD/ounce vàng. Như vậy trong trường hợp nếu giá vàng trên thị trường vượt qua 35 ounce vàng thì Mỹ tung vàng ra bán với giá 35 USD/ounce vàng và ngược lại, khi giá vàng dưới 35 USD/ounce vàng thì Mỹ tung USD ra và mua vàng về.
Với chế độ tiền tệ này, các nước đã duy trì được tỷ giá cố định trong thời gian tương đối dài cho đến năm 1960. Bắt đầu từ sau năm 1960, nền kinh tế Tây Âu và Nhật được phục hồi và có khả năng cạnh tranh với Mỹ, hơn nữa đồng USD của Mỹ đã bị khủng hoảng và suy yếu, các nước dự trữ USD ngày càng nhiều, đã lần lượt tấn công vào kho vàng của Mỹ, buộc Mỹ chuyển đổi USD ra vàng. Sau hai lần phá giá USD hàm lượng vàng của 1 USD là 0.736662 g vàng. Tình hình này làm cho kho dự trữ vàng của Mỹ tụt xuống thấp nhất và chính thức ngày 13. 2.1973 Mỹ đơn phương tuyên bố chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ và hầu hết các nước tư bản đều thi hành chính sách thả nổi của đồng tiền nước mình.
Tỉ Giá Hối Đoái Sau Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods:
Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ đến nay, các nước trên thế giới chủ yếu lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng trong lưu thông, hàm lượng vàng chỉ mang tính chất tượng trưng, giá trị tiền tệ luôn thay đổi, tỷ giá biến động không ngừng nên việc xác định tỷ giá không dựa trên đồng giá vàng mà trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền, bao gồm sức mua trong nước và sức mua quốc tế gọi là ngang giá sức mua.
Trên thực tế tỉ giá được hoàn toàn xác định do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, tại mỗi thời điểm nhất định ở mỗi thị trường khác nhau trên thế giới, tỉ giá biến động liên lục trong ngày, còn gọi là cơ chế tỉ giá thả nổi.
Tuy nhiên để tránh sự biến động thăng trầm quá mức của tỉ giá gây ảnh hưởng không tốt đến mọi hoạt động trong nền kinh tế như gây ra lạm phát hay suy thoái kinh tế, cần thiết phải có sự can thiệp quản lý của nhà nước. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nước chủ động điều chỉnh tỉ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển, còn gọi là cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý.
Các Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái:
Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Cố Định.
Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung – cầu, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Chính phủ. Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đóai hoặc được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá hối đoái bắt đầu dao động quá nhiều, các Chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này.
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các nhiệm vụ quản lý của một công ty đa quốc gia ít khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro là chính phủ sẽ thay đổi giá trị của một đồng tiền nào đó. Việc giảm giá đồng tiền có thể khuyến khích xuất khẩu, và qua đó tăng năng suất (và việc làm) của một nước, bởi vì nó khuyến khích người tiêu thụ và các công ty nước ngoài mua hàng hóa tính bằng đồng tiền bị giảm đó. Việc tăng giá (tăng giá trị) của một đồng tiền có thể làm tăng cạnh tranh của các công ty nước ngoài đối với các công ty địa phương, do đồng ngoại tệ có thể được mua với giá rẻ.
Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Thả Nổi Tự Do.
Trong một hệ thống tỷ giá thả nổi tự do, tỷ giá sẽ được các lực thị trường ấn định mà không có sự can thiệp của Chính phủ. Cơ sở cơ bản được sử dụng làm căn cứ xác định tỷ giá hối đoái thả nổi là quan hệ cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá thả nổi cho phép xác định một tỷ giá danh nghĩa gần với sức mua thực tế của đồng tiền các nước. Nó phản ánh tương đối xác thực những biến đổi kinh tế của mỗi nước và sự thay đổi trong tương quan kinh tế giữa các nước với nhau.
Một lợi điểm khác của tỷ giá thả nổi tự do là các ngân hàng trung ương không bị đòi hỏi phải liên tục duy trì tỷ giá hối đóai trong biên độ đã định. Vì vậy họ không bị bắt buộc phải thực hiện một chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động không thuận lợi đối với nền kinh tế chỉ để kiểm sóat tỷ giá. Hơn nữa, các chính phủ có thể thực thi những chính sách mà không cần bận tâm là các chính sách này sẽ duy trì được tỷ giá trong các biên độ quy định hay không. Cuối cùng, nếu tỷ giá không được phép thả nổi, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vốn của mình vào bất cứ nước nào có lải suất thấp, hạn chế vốn của các nhà đầu tư đem ra khỏi nuớc mình. Như vậy, sẽ có nhiều hạn chế dòng vốn và hiệu quả của thị trường tài chính sẽ giảm sút
Nhưng, bên cạnh đó, khi phản ánh được sự thay đổi trong sức mua thực tế của của đồng tiền, các khả năng thích ứng với các biến động lớn của nền kinh tế và tạo khả năng thực thi chính sách tiền tệ chủ động của các chính phủ thì tỷ giá hối đoái thả nổi lại gây ra những biến động tỷ giá hết sức thất thường, làm cho sự lên giá – xuống giá của các đồng tiền không sao dự đoán được (làm tăng tính rủi ro của tỷ giá hối đoái). Điều này làm tăng thêm những yếu tố gây mất ổn định của các nền kinh tế, cản trở khả năng kiểm soát quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các chính phủ.
Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Hỗn Hợp Giữa Cố Định Và Thả Nổi.
Tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của Chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái phục vụ chiến lược chung của nước mình. Đó là một chế độ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi, trong đó tỷ giá hối đoái cần phải có khả năng phản ảnh được những biến động thường xuyên và đột ngột của các nhân tố ngắn hạn để duy trì được khả năng ổn định trong dài hạn.
Một tỷ giá hối đoái như thế cần phải được điều chỉnh để duy trì ổn định xung quanh một vùng mục tiêu nhất định. Vùng mục tiêu này được xác định thay đổi ở những mức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và trạng thái nền kinh tế trong những thời kỳ khác nhau. Việc vận dụng chế độ tỷ giá hỗn hợp hiện nay ở các nước không chỉ khác nhau về mức độ của vùng mục tiêu mà còn khác nhau về sự lựa chọn các cực và cơ sở để xác định tỷ giá. Khi các nước sử dụng một hệ thống các công cụ để tác động vào thị trường ngoại hối nhằm đạt được các mục tiêu về tỷ giá hối đoái, chính là quá trình điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Hệ Thống Dãi Băng Tỷ Giá .
Một trong những sắp xếp tỷ giá hối đoái cố định nổi tiếng được Cộng Đồng Kinh tế Âu Châu (EEC) lập tháng 4 năm 1972, khi các nước thành viên cộng đồng ấn định rằng các đồng tiền của họ sẽ được duy trì trong vòng các giới hạn được thiết lập đối với nhau. Sắp xếp này được gọi là dải băng tỷ giá.
Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước thành viên cũng được duy trì trong các giới hạn cụ thể quy định và cũng ràng buộc với Đơn Vị Tiền Tệ Châu Âu (đồng ECU). Đồng ECU không phải là một đồng tiền, mà chỉ là đơn vị tính toán . Đó là bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên ,mỗi quyền số được ấn định bởi tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ Châu Âu tương ứng của nước thành viên. Các đồng tiền của các nước thành viên này có thể dao động không quá 2,25% (6%cho Ý) từ mức ngang giá được lập ban đầu. Để tránh việc giá trị đồng tiền biến động vượt khỏi biên độ đã quy định, các ngân hàng Trung ương can thiệp trong các thị trường ngoại hối. Các nước thành viên hoàn toàn của EMS là Bỉ, Đan Mạch, Pháp ,Đức ,Ý, Luxembourg và Hà Lan. Hy Lạp , Tây Ban Nha và Anh cũng ký hiệp định EMS nhưng lúc đầu quyết định không tham gia hệ thống tỷ giá hối đoái này.
Tháng 10/1990 Anh đồng ý gia nhập thể thức tỷ giá hối đoái của EMS . Theo thể thức này , đồng bảng sẽ được phép giao động +_ 6% so với tỷ giá 2,95 mark Đức mỗi bảng.
Các tỷ giá trung tâm của vài đồng tiền ràng buộc với đồng ECU đã được điều chỉnh nhiều lần giữa năm 1986 và 1991.
Mỗi đồng tiền ràng buộc với đồng ECU được phân bổ một tỷ giá gọi là tỷ giá hối đoái trung tâm tương ứng với đồng ECU. Các tỷ giá được giao này ta có thể xác định tỷ giá trung tâm giữa hai đồng tiền bất kỳ nào đó .Với tỷ giá trung tâm của hai đồng tiền này, có thể xác định các giới hạn trên và dưới bằng cách áp dụng biên độ +_ 2,25%.
Một vài chính phủ có thể không đồng ý về các tỷ giá hối đóai trung tâm thích hợp. Ngòai ra, một vài chính phủ có thể thích một vùng mục tiêu rộng hơn các chính phủ khác
Nếu các vùng mục tiêu được thực hiện ,các chính phủ sẽ chịu trách nhiệm can thiệp để giữ cho các đồng tiền của mình nằm trong các vùng này. Nếu các vùng vừa đủ rộng ,ít khi cần đến sự can thiệp của chính phủ . Tuy nhiên, các vùng rộng như vậy về cơ bản sẽ gần giống như hệ thống tỷ giá thả nổi tự do. Các chính phủ thường can thiệp khi giá trị của một đồng tiền biến động vượt khỏi một vùng ẩn có thể chấp nhận được nào đó
Nếu các vùng mục tiêu hẹp, các chính phủ sẽ bị buộc phải can thiệp liên tục, mà trong vòng một vài trường hợp sẽ làm trở ngại các chính sách kinh tế khác
Nếu các chính phủ không thể duy trì giá trị của một đồng tiền trong phạm vi mục tiêu, hệ thống này không thể tạo nên sự ổn định trong các thị trường quốc tế. Một quốc gia đang chịu một thâm hụt cán cân mâu dịch lớn có thể cố ý cho phép đồng tiền của mình thả nổi thấp hơn biên độ dưới để kích thích mức cầu của nước ngoài đối với xuất khẩu của mình. Kết quả là có thể có các thay đổi lớn trong các mẫu mực mậu dịch quốc tế. Hơn nữa , giá cả ở thị trường tài chính sẽ biến động nhiều hơn vì những người tham gia thị trường tài chính sẽ kỳ vọng một vài đồng tiền biến động vượt khỏi các vùng mục tiêu của chúng .Kết quả sẽ là một hệ thống không khác biệt gì với hệ thống tỷ giá thả nổi tự do
Hệ Thống Tỷ Giá Con Rắn Tiền Tệ .
Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ còn được gọi là neo tỷ giá có thể điều chỉnh hay là các ngang giá trượt. Trong hệ thống này , một quốc gia ấn định một ngang giá cho đồng tiền của mình và cho phép một thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá chẳng hạn như cộng trừ 1% so với ngang giá. Lưu ý trong hệ thống này là các giá trị danh nghĩa sẽ được thay đổi với số lượng nhỏ và thường là có thông báo trước với khoảng thời gian thật cụ thể, chẳng hạn như mỗi tháng một lần cho đến khi nào đạt đến tỷ giá cân bằng.
Các ngang giá này sẽ được điều chỉnh dần với số lượng nhỏ tuân theo những chỉ dẫn trong hành vi các biến số của nền kinh tế như vị thế dự trữ ngoại hối quốc gia, những thay đổi gần đây trong cung tiền hoặc giá cả hoặc những thay đổi gần đây của tỷ giá xoay quanh ngang giá. Khi những biến số này tạo ra những sức ép tiềm ẩn lên quốc gia chẳng han như dự trữ ngoại hối quốc gia suy yếu, giá trị ngang giá của đồng tiền sẽ được phá giá một cách chính thức với một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ. Tất nhiên khi giá trị ngang giá thay đổi thì biên độ 1% sẽ áp dụng cho ngang giá mới .
Để ngăn chặn khả năng đầu cơ gây mất ổn định trong tỷ giá hối đoái, chính phủ có thể điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để cách ly bất kỳ khoản lợi nhuận nào có thể có do những thay đổi trong tỷ giá đã được thông báo trước hay nhà đầu cơ có thể dự đoán được từ bản chất của hệ thống tỷ giá này. Chẳng hạn một thông báo phá giá tiền tệ 2% phải đi kèm theo 2% tăng lên trong lãi suất ngắn hạn , mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ
Những người ủng hộ hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ cho rằng ít nhất về mặt lý thuyết sự hiện hữu của mức trần và sàn tỷ giá có thể tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ . Ngoài ra , tỷ giá thay đổi một cách định kỳ cũng có nghĩa là vai trò của chính sách tỷ giá đối với việc điều chỉnh cán cân thanh toán sẽ được duy trì . Cuối cùng , bởi vì chỉ có mỗi thay đổi với tỷ lệ nhỏ cho nên ít có nguy cơ dẫn đến đầu cơ tiền tệ. Vào tháng 09/1996 ChiLê và Nicaragua đã áp dụng thành công chế độ tỷ giá con rắn tiền tệ
Những tranh luận chống lại hệ thống này là một thay đổi lớn trong vị thế cán cân thanh toán của một quốc gia do các cú sốc bên trong và bên ngoài sẽ cần có một thay dổi lớn để tái lập thế cân bằng cán cân thanh toán . Nếu cứ duy trì liên tục hệ thống con rắn tiền tệ một cách nghiêm ngặt thì quốc gia đó có thể hy sinh các mục tiêu bên trong như công ăn việc làm ,sức cạnh tranh hàng xuất khẩu … Ngoài ra , nếu những thay đổi ngang giá nhỏ xảy ra định kỳ và nếu như không dự đoán được sẽ làm phát sinh thêm những rủi ro trong đầu tư và thương mại quốc tế . Cuối cùng trong điều kiện nền kinh tế không ổn định và có lạm phát cao thì hệ thống này có thể chuyển sang giống như hệ thống tỷ giá thả nổi . Columbia là một điển hình về thất bại trong việc áp dụng hệ thống tỷ giá neo theo đồng đô la giai đoạn 1980-1990
Hệ Thống Tỷ Giá Thả Nổi Có Quản Lý .
Hệ thống tỷ giá hối đoái hiện hữu ngày nay đối với một vài đồng tiền nằm đâu đó giữa cố định và thả nổi