Luận văn Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và Huyện Điện Biên

Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi tên, có thể một địa danh có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu địa danh giúp nghiên cứu lịch sử một vùng đất, giúp khám phá sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử tộc người Trong hoàn cảnh một vùng đất có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh có nhiều dấu tích từ vựng của các ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất định và còn lưu dấu mãi về sau. Nhiều địa danh thường mang tên người, cây cỏ, cầm thú, sự vật, địa hình thiên nhiên

pdf170 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và Huyện Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––– TRẦN THỊ PHƢƠNG HẰNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––– TRẦN THỊ PHƢƠNG HẰNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Tác giả luận văn Trần Thị Phƣơng Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Hà Quang Năng, người đã nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người đã cùng sẻ chia, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn này. Điện Biên, tháng 09 năm 2009 Tác giả luận văn Trần Thị Phƣơng Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5 5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu ...................................................................... 5 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 6 Chƣơng 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC .......................................................................... 8 1.1. Khái niệm về địa danh ...................................................................................... 8 1.2. Phân loại địa danh............................................................................................11 1.3. Đặc điểm của địa danh .....................................................................................12 1.4. Các phương diện nghiên cứu địa danh .............................................................14 1.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu liên quan đến địa danh và địa danh học ....................................................................................................15 1.5.1. Về địa lí ........................................................................................................15 1.5.2. Về lịch sử ......................................................................................................18 1.5.3. Về văn hóa ....................................................................................................20 1.5.4. Về dân cư ......................................................................................................21 1.5.5. Về ngôn ngữ..................................................................................................23 1.6. Kết quả thu thập và phân loại địa danh ............................................................24 1.6.1. Kết quả thu thập địa danh .............................................................................24 1.6.2. Kết quả phân loại địa danh ...........................................................................25 1.7. Tiểu kết ...........................................................................................................26 Chƣơng 2: CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ...................................................................28 2.1. Cấu trúc phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .............28 2.1.1. Vài nét về mô hình cấu trúc phức thể địa danh..............................................28 2.1.2. Cấu trúc phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .....................................................................................................30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2. Thành tố chung ................................................................................................32 2.2.1. Khái niệm thành tố chung .............................................................................32 2.2.2. Thành tố chung trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ....................................................................................................33 2.3. Địa danh (tên riêng) .........................................................................................38 2.3.1. Khái niệm địa danh .......................................................................................38 2.3.2. Số lượng yếu tố trong địa danh .....................................................................39 2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ......................................................................................................44 2.4.1. Địa danh có cấu tạo đơn ...............................................................................45 2.4.2. Địa danh có cấu tạo phức .............................................................................46 2.5. Các phương thức định danh trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ...........................................................................................51 2.5.1. Khái niệm về phương thức định danh ............................................................51 2.5.2. Các phương thức định danh trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ............................................................................................53 2.5.3. Tổng hợp kết quả ..........................................................................................62 2.5.4. Nhận xét về các phương thức định danh trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ................................................................63 2.6. Tiểu kết ...........................................................................................................65 Chƣơng 3: ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIÊN BIÊN .....68 3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa ...........................................................68 3.1.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................................68 3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ........................................................69 3.1.3. Vài nét về văn hóa thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện qua các địa danh .............................................................................72 3.2. Ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh ...........................................74 3.3. Nghĩa của các yếu tố trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ ...............................79 3.3.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa ..........................................................................80 3.3.2. Các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa .................................................................82 3.4. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí qua các yếu tố địa danh của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ..........................................83 3.4.1. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí ............................................83 3.4.2. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét ............................................84 3.5. Phân loại ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh .............................................87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 3.6. Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa........................................................90 3.6.1. Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với những đối tượng địa lí ...............................................................................................90 3.6.2. Nhóm ý nghĩa phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của con người ........... 103 3.7. Một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ...................................................................... 107 3.7.1. Điện Biên Phủ............................................................................................. 107 3.7.2. Thành Bản Phủ và đền Hoàng Công Chất................................................... 115 3.7.3. Hồ U Va...................................................................................................... 121 3.7.4. Đồi A1 ........................................................................................................ 124 3.8. Tiểu kết ......................................................................................................... 129 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 132 Những bài báo của tác giả có liên quan đến luận văn đã được công bố ................. 135 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 136 Phụ lục ................................................................................................................. 140 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐD ĐHTN : Địa danh địa hình thiên nhiên ĐD ĐVDC : Địa danh đơn vị dân cư ĐD CTNT : Địa danh công trình nhân tạo ĐBP : Thành phố Điện Biên Phủ ĐB : Huyện Điện Biên P : Phường X : Xã YT : Yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả thu thập địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ..............................................................................................25 Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ...................................................................................31 Bảng 2.2. Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung ..........................................34 Bảng 2.3. Thống kê sự phân bố của các thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh ..............................................................38 Bảng 2.4. Thống kê địa danh theo số lượng các yếu tố ...........................................40 Bảng 2.5. Thống kê địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên theo kiểu cấu tạo ....................................................................................44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Địa danh là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu địa danh một vùng cung cấp cho ta những cơ sở để tìm hiểu những cơ chế định danh của một sự vật, hiện tượng. Mỗi ngôn ngữ có cách định danh riêng. 1.2. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hoá, cư dân của một vùng nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tích của lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán cư dân của một vùng đất. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp nghiên cứu văn hóa, lịch sử của vùng đất ấy. 1.3. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi tên, có thể một địa danh có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu địa danh giúp nghiên cứu lịch sử một vùng đất, giúp khám phá sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử tộc người… Trong hoàn cảnh một vùng đất có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh có nhiều dấu tích từ vựng của các ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất định và còn lưu dấu mãi về sau. Nhiều địa danh thường mang tên người, cây cỏ, cầm thú, sự vật, địa hình thiên nhiên… 1.4. Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói riêng là một trong những mảnh đất giàu ý nghĩa lịch sử. Khảo sát địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên giúp chúng ta nghiên cứu một chặng đường lịch sử lâu dài và hào hùng của dân tộc ta; giúp chúng ta học tập, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và mở rộng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 2. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên và đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của một số địa danh thuộc hai địa bàn này. 2.2. Nội dung nghiên cứu Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến việc nghiên cứu địa danh và địa danh học. Nội dung của luận văn, chúng tôi tập trung vào các mặt sau: - Nghiên cứu những đặc điểm về phương diện cấu tạo của các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. - Tìm hiểu về phương thức định danh các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đồng thời qua đó bước đầu tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa địa danh. - Ở một chừng mực nhất định tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá và lịch sử trong những địa danh nổi tiếng của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới. Ở Trung Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32 - 39 sau Công nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, trong đó một số đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa. Ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học được chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J. Êgi (Thuỵ Sĩ) viết “Địa danh học” và năm 1903, J.W. Nagl (người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm “Địa danh học”. Thời kỳ đầu, các tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh. Từ thế kỷ XX, bước vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh, J. Gilliron đã viết “Átlát ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 phát triển địa lí học. Năm 1926, A. Dauzat (người Pháp) đã viết “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp văn hoá địa lí học để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh. Từ sau năm 1960 đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được ra đời. Chẳng hạn, A.V. Superanxkaja trong cuốn “Địa danh là gì?” (1985) và E.M. Murzaev với “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” (1964) đã cùng quan tâm đến vấn đề khuynh hướng nghiên cứu chung. Tác giả Iu.A. Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa danh học về mặt đồng đại, N.V. Podonxkaja trong phân tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì cũng đã góp thêm những ý kiến cho sự nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng. Những công trình nghiên cứu địa danh ở các quốc gia khác nhau đã góp phần minh chứng sự phong phú, đa dạng của địa danh cũng như những vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Ch. Rostaing (1965) với “Les noms de lieux” đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Đây là một chuyên khảo bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I. Popov đã đưa ra trước đó. 3.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm. Các tài liệu “Tiền Hán thư”, “Địa lí chí”, “Hậu Hán thư”, “Tấn thư” trong thời Bắc thuộc có đề cập đến địa danh Việt Nam. Các tài liệu này đều do người Hán viết, phục vụ trực tiếp cho cuộc xâm lược nước ta. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm của các nhà nghiên cứu Việt Nam như vào khoảng thế kỉ XV có tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, khoảng thế kỉ XVIII có tác phẩm “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn. Tuy không nhiều nhưng những công trình này đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu địa danh Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu địa danh Việt Nam có được những bước tiến đáng kể hơn là từ những năm 1960 trở đi. Hoàng Thị Châu với “Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” (1964) được xem như là người cắm cột mốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 đầu tiên trong nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Lê Trung Hoa với “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” (1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa… của thành phố Hồ Chí Minh. Đến 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS “Những đặc điểm chính địa danh Hải Phòng” đã bổ sung thêm những vấn đề lý thuyết mà Lê Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Tiếp sau là luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai với “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” (2004), Phan Xuân Đạm với “Địa danh Nghệ An” (2005)… Một loạt các luận văn thạc sĩ khảo sát địa danh ở nhiều địa phương đã được công bố. Những công trình này đều có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngôn ngữ học. Ngoài ra còn một số công trình ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay như các công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân Vịnh… Các công trình này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lý thuyết chưa cao. 3.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Địa danh Điện Biên nói chung, địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói riêng là đối tượng hết sức mới mẻ, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Hiện mới chỉ có tác phẩm “Sông núi Điện Biên” (2000) của Trần Lê Văn là tác phẩm ghi lại những câu chuyện về một vài vùng đất ở Điện Biên mà tác giả có dịp đặt chân đến. Và rải rác trong một số cuốn sách hay bài báo có đề cập đến một vài địa danh nổi tiếng trong tỉnh, chẳng hạn bài báo “Thành Bản Phủ” (1991) của Đỗ Văn Ninh trong tạp chí Khảo cổ học, tác phẩm “Di tích lịch sử và văn hóa Điện Biên Phủ” (2008) của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hay tác phẩm “Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam” (2009) của Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ V. Nhìn chung các khuynh hướng nghiên cứu địa danh ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Chính sự phong phú, đa dạng ấy đã giúp chúng ta nhìn nhận địa danh ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về địa danh theo góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trước chúng tôi đã có một số công t