Chúng ta biết rằng, quá trình sinh trưởng và phát triển của của lợn con giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày tuổi đòi hỏi đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, kể cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin, sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các giai đoạn tiếp theo.
105 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giảm protein thô trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn cai sữa - 56 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
LÊ THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU GIẢM PROTEIN THÔ
TRÊN CƠ SỞ CÂN ĐỐI MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA
LỢN CON GIAI ĐOẠN CAI SỮA - 56 NGÀY TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
LÊ THỊ HÀ
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LYSINE TRÊN NĂNG LƢỢNG
TRAO ĐỔI VÀ NGHIÊN CỨU GIẢM PROTEIN THÔ
TRÊN CƠ SỞ CÂN ĐỐI MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CỦA LỢN CON
GIAI ĐOẠN 28 ĐẾN 56 NGÀY TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS TRẦN VĂN PHÙNG
Thái Nguyên - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình tạo điều kiện
và đóng góp những ý kiến quý báu để trình và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng uỷ - Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau đại học,
Khoa Chăn nuôi - Thú y, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc
biệt là Thầy giáo, Phó Giáo sư - TS Trần Văn Phùng trực tiếp hướng dẫn tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ,
trường Trung học Nông nghiệp Phú Thọ, Phòng Thí nghiệm Trung tâm - Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Trại Chăn nuôi lợn nái ngoại Tân Thái, Trại Chăn nuôi lợn
Cương Hường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình
và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2007
Tác giả
Lê Thị Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2007
Tác giả
Lê Thị Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.1. Sử dụng con lai trong chăn nuôi lợn hiện nay 3
1.1.2. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con giai đoạn sau cai sữa 7
1.1.3. Axit amin và vai trò với cơ thể lợn. 10
1.1.4. Sản xuất và sử dụng axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn. 14
1.1.5. Protein lý tưởng và ứng dụng trong chăn nuôi lợn 17
1.1.6. Nhu cầu protein và lysine của lợn con: 27
1.1.7. Kỹ thuật sử dụng thức ăn cho lợn con theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa 28
1.1.8. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay. 32
1.1.9. Vấn đề sử dụng khẩu phần ăn giảm protein có bổ sung thêm axit amin
hiện nay
33
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 35
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 39
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 44
2.1.3.Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Nội dung nghiên cứu 44
2.3. Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm 45
2.3.1.1. Nguyên tắc chung 45
2.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
2.3.1.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2. 47
2.3.1.4. Phương pháp chế biến và phối trộn thức ăn thí nghiệm 52
2.3.1.5. Phương pháp nuôi dưỡng lợn nái và lợn con 52
2.3.2. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn 53
2.3.2.1. Phương pháp xác định vật chất khô. 53
2.3.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng protein thô 53
2.3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 53
2.3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng xelluloz tổng số 53
2.3.2.5. Phương pháp xác định hàm lượng lipit 53
2.3.2.6. Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 53
2.3.2.7. Phương pháp tính năng lượng trao đổi của thức ăn 54
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 54
2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 55
2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 56
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Kết quả thí nghiệm 1 57
3.1.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm. 57
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm 1 59
3.1.3. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn con từ 28 - 56 ngày tuổi (kg) 61
3.1.4 Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn 62
3.1.5. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn con từ 28 - 56 ngày tuổi
(đồng)
63
3.2. Kết quả thí nghiệm 2 66
3.2.1. Kết quả thí nghiệm 2a 66
3.2.1.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 2a 66
3.2.1.2. Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2a 67
3.2.1.3 Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 2a 69
3.2.1.4 Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn 70
3.2.1.5. Chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng giai đoạn lợn con cai sữa đến 56
ngày tuổi
72
3.2.1.6 Lượng nitơ thải ra trong phân, nước tiểu và nồng độ một số khí độc hại 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
trong chuồng nuôi
3.2.2. Kết quả thí nghiệm 2b 74
3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 74
3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm 2b 76
3.2.2.3. Tiêu tốn thức ăn, protein và lysine /1kg tăng khối lượng lợn con thí
nghiệm 2b
78
3.2.2.4. Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn con thí nghiệm 2b 80
3.2.2.5. Kết quả xác định hàm lượng nitơ thải ra trong phân và nước tiểu 81
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 85
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
KẾT QUẢ LUẬN VĂN
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
I. Tài liệu trong nước 88
II. Tài liệu nước ngoài 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Diễn giải Từ viết tắt
Cộng sự : cs
Đơn vị tính : ĐVT
Năng lượng tiêu hoá : DE
Năng lượng trao đổi/ME : NLTD
Năng lượng : NL
Megajun : MJ
Kilôgam : kg
Khối lượng : KL
Thí nghiệm : TN
Tiêu chuẩn Việt nam : TCVN
Tiêu tốn thức ăn : TTTA
Thức ăn : TA
Số thứ tự : STT
Vật chất khô : VCK
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
NỘI DUNG TRANG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 46
Bảng 2.2. Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 1
(%)
47
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2a 48
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2b 49
Bảng 2.5. Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 2a
(%)
50
Bảng 2.6. Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn
thí nghiệm 2b (%)
51
Bảng 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 1 57
Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1 60
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 1 60
Bảng 3.4. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng từ 28 - 56 ngày tuổi của
thí nghiệm 1
61
Bảng 3.5. Tiêu tốn protein và lysine/ 1 kg tăng khối lượng từ 28 - 56 ngày
tuổi của thí nghiệm 1
62
Bảng 3.6. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 1 65
Bảng 3.7. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 2a 66
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2a 68
Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 2a 68
Bảng 3.10. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng giai đoạn
cai sữa - 56 ngày tuổi thí nghiệm 2a
69
Bảng 3.11. Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng giai đoạn
cai sữa - 56 ngày tuổi thí nghiệm 2a
70
Bảng 3.12. Tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lượng giai đoạn cai sữa - 56 ngày
tuổi thí nghiệm 2a
71
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng giai đoạn
cai sữa đến 56 ngày tuổi thí nghiệm 2a
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
Bảng 3.14. Lượng nitơ thải ra trong phân, nước tiểu và nồng độ một số khí thải ra
trong chuồng nuôi (n=7) thí nghiệm 2a
73
Bảng 3.15. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 2b 75
Bảng 3.16. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2b 77
Bảng 3.17. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 2b 78
Bảng 3.18. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 2b 79
Bảng 3.19. Tiêu tốn protein/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 2b 79
Bảng 3.20. Tiêu tốn lysine/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 2b 80
Bảng 3.21. Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 2b 81
Bảng 3.22. Kết quả phân tích hàm lượng nitơ trong phân và nước tiểu của
lợn thí nghiệm 2b
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ LAI TẠO TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ. Hoạt động của men tiêu hoá ở giai đoạn lợn con .................................................... 9
Sơ đồ: Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC ................................................................................... 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chúng ta biết rằng, quá trình sinh trưởng và phát triển của của lợn con
giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày tuổi đòi hỏi đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng
đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu
về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn
con, kể cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin, sẽ dẫn đến sinh trưởng của
lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của
các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác nếu khẩu phần ăn cho lợn con trong giai
đoạn này có đủ hoặc dư thừa lượng protein mà không đủ về mặt số lượng và
tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào thải protein ra môi trường,
gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cả gia súc
lẫn con người.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 60, rất nhiều nghiên cứu về nhu
cầu của lysine và methionine cho gia súc và gia cầm đã được tiến hành với lý
do đây là những axit amin giới hạn đầu tiên và khả năng đáp ứng trong sản
xuất. Cho đến những năm 1980, việc sản xuất tryptophan và threonine mới có
khả năng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi, đây là khởi đầu cho
các nghiên cứu nhằm cung cấp đủ nhu cầu axit amin và giảm thiểu việc thừa
các axit amin trong phân và nước tiểu.
Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay mặc dù đã phát triển khá mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng, song còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các tỉnh
miền núi phía Bắc. Do giá sản phẩm thịt luôn giao động, thị trường tiêu thụ
hạn hẹp, giá sản phẩm có xu hướng giảm, nhưng giá các loại thức ăn giàu
đạm, như bột cá, đậu tương,...lại có xu hướng tăng khá cao, nên đã ảnh hưởng
lớn tới sản xuất chăn nuôi, phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát
triển sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Để giải quyết một phần khó khăn trên, hiện nay các cơ sở sản xuất thức
ăn thường áp dụng phương pháp nâng cao lượng protein trong thức ăn hỗn
hợp để đảm bảo nhu cầu axit amin, nhưng việc làm này ảnh hưởng lớn đến
môi trường (do một phần nitơ thừa mà cơ thể không sử dụng sẽ thải ra bên
ngoài hình thành nên các chất như nitrit, nitrat, SO4, NH3 ...) và giảm hiệu quả
kinh tế. Do đó việc nghiên cứu xác định tỷ lệ thích hợp protein trên cơ sở cân
bằng axit amin nhằm tiết kiệm thức ăn protein, nguồn thức ăn có xu hướng
ngày càng tăng giá trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề
cần thiết. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định tỷ lệ lysine trên năng lượng trao đổi và nghiên cứu giảm
protein thô trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn
hợp của lợn con giai đoạn 28 đến 56 ngày tuổi”.
2. Mục đích đề tài
- Xác định tỷ lệ lysine/NLTĐ thích hợp cho lợn con giai đoạn từ cai
sữa đến 56 ngày tuổi.
- Xác định mức giảm protein thô thích hợp trong thức ăn cho lợn con
trên cơ sở cân đối lysine, methionine, threonine và tryptophan nhằm tiết kiệm
thức ăn đạm, làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn con giai đoạn này.
- Giảm thiểu các chất thải ra bên ngoài môi trường như hàm lượng nitơ
trong phân, nước tiểu và một số khí H2S, NH3 , SO2 , … bằng việc giảm tỷ lệ
protein tổng số trong thức ăn có cân đối đủ một số axit amin thiết yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Sử dụng con lai trong chăn nuôi lợn hiện nay
Như chúng ta đều biết, trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung, chăn
nuôi lợn nói riêng thì công tác giống đóng vai trò rất quan trọng trong việc
thúc đẩy chăn nuôi phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Đồng thời
đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cao phẩm chất các giống lợn của nước ta, tạo
ra những con giống mới có năng suất cao. Để đạt được yêu cầu trên thì ngoài
việc tạo ra những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, chúng ta cần tiến hành
chọn phối, chọn giống, nhân giống một cách nghiêm túc và chính xác. Nhân
giống là bước tiếp theo của chọn lọc và cải tiến di truyền, nhân giống sẽ phát
huy được hiệu quả của chọn lọc. Bằng phương pháp chọn lọc và nhân giống
thuần chủng cũng nâng cao được năng suất chăn nuôi, nhưng đến một giai
đoạn nào đó thì hiệu quả chọn lọc sẽ bị hạn chế do tần số đồng hợp tử đạt tỷ
lệ cao. Muốn nâng cao năng suất lên nữa, thì chúng ta cần tiến hành lai tạo để
có tổ hợp gen mới.
Như vậy lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất
chăn nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai. Thuật ngữ
ưu thế lai lần đầu tiên được nhà khoa học người Mỹ tên là Shull đưa vào năm
1914. Theo ông ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức
phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn
ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay có nhiều nước chăn nuôi lợn phát
triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó, ưu thế lai được coi là
một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn
nuôi. Tuy nhiên trong thực tế có một số vấn đề, đó là: ưu thế lai bằng không
khi năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ và không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
phải bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền và
độ lớn của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền. Các tính trạng có hệ số di
truyền thấp sẽ có ưu thế lai cao và những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ
có ưu thế lai thấp.
Trong thực tế chăn nuôi lợn hiện nay thường sử dụng một số công
thức lai như:
+ Lai kinh tế: Kết quả của lai kinh tế là con lai F1 chỉ dùng vào mục
đích nuôi thịt hoặc cho cá thể khác dòng đã có sự phân hoá về di truyền giao
phối để tạo con lai, cũng chỉ sử dụng vào mục đích nuôi thịt. Có 3 phương
pháp lai kinh tế, đó là:
- Lai kinh tế đơn giản, đây là phương pháp lai đơn giản và sử dụng
được tối đa 100% ưu thế lai từ con lai bố mẹ nhằm nâng cao một số đặc điểm
tốt ở các giống, mục đích của hình thức lai này là sử dụng ưu thế lai tạo lợn
thịt thương phẩm.
- Lai kinh tế phức tạp 3 giống: Là lai từ 3 giống trở lên, tạo con lai
thương phẩm có 3 máu cho năng suất cao. Công thức lai chung là (C x AB).
Hiện nay công thức lai 3 giống phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ là dùng giống
Móng cái, Yorkshire và Landrace, hoặc chăn nuôi lợn ngoại Yorkshire,
Landrace và Duroc. Kết quả cuối cùng của công thức lai 3 máu là con lai
thương phẩm có khả năng tăng khối lượng cao, mức tiêu tốn thức ăn ít, độ
dày mỡ lưng thấp, sức sống cao…
- Lai kinh tế 4 giống: Sử dụng con bố là đực lai, con mẹ là cái lai, công
thức tổng quát là (AB x CD). Đây là phương pháp lai có sử dụng 4 giống
thuần để tạo lợn thịt thương phẩm theo cách 2 giống làm thành một cặp.
Hiện nay trong ngành chăn nuôi ở nước ta chưa ứng dụng rộng rãi phương
pháp lai kép này vì chúng ta chưa có cơ sở tạo được dòng thuần cao sản, gồm
các gen thuần trội để các con lai có thể phát huy ưu thế lai mạnh mẽ hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
+ Lai cải tiến: Là phương pháp dùng để sửa chữa khuyết, nhược điểm
của một giống nào đó, mà về cơ bản giống này đã đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất và người tiêu dùng. Ví dụ: Giống lợn Pietrain của Pháp là một giống tốt,
tăng khối lượng nhanh, tỉ lệ nạc cao,...nhưng khả năng sinh sản thấp, người ta
dùng lợn Á Đông để cải tiến nâng cao khả năng sinh sản của giống này.
+ Lai cải tạo: Phương pháp này thường dùng các giống nhập nội để cải
tạo đặc điểm di truyền của giống địa phương, như: dùng lợn Đại bạch để lai
cải tạo với giống lợn Móng Cái để tạo giống lợn mới mang đặc điểm chính
của giống Đại bạch, còn giống lợn Móng Cái thì giữ lại đặc điểm mắn đẻ, khả
năng sinh sản cao và chống chịu bệnh tật tốt.
Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều chương trình lai tạo ra lợn lai thịt
có 4 - 5 giống trong đó có hệ thống nhân giống hình tháp của công ty PIC
(công ty giống lợn nước Anh, hiện đã được chuyển giao cho Việt Nam). Đây
là một mô hình giống chiếm khoảng 30% thị phần sản xuất giống lợn ngoại
lai Hybrid của Việt Nam. Với 3 dòng thuần dòng cụ kỵ là dòng L11 (giống
Yorshire, chuyên hoá tăng theo khối lượng, tỷ lệ nạc), dòng L06 (giống
Landrace chuyên hoá theo khả năng sinh sản), và dòng L64 (giống Pietrain
chuyên hoá tỷ lệ nạc cao) và 2 dòng tổng hợp là L19 và L95.
Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 - 5 máu có năng suất, chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, người ta thường cho lợn đực giống
dòng 402 lai với lợn nái CA và C22. Lợn đực dòng 402 được tạo ra từ việc
cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và lợn nái dòng L11. Lợn nái C22 và CA
dòng bố mẹ được tạo ra bằng cách cho lai giữa đực dòng L19 với lợn nái
C1050 và C1230.
Lợn nái C22 có đặc điểm toàn thân màu trắng, bốn chân chắc khoẻ, thân
hình phát triển cân đối. Khả năng sinh sản cao, đẻ sai con (từ 10 - 12 con/ ổ), nuôi
con khéo. Khi cho lai với đực 402 sẽ tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Lợn nái CA có đặc điểm ngoại hình là toàn thân màu trắng, tầm vóc
trung bình đẻ sai con (từ 11 - 13 con/ ổ), nuôi con khéo. Khi cho lai với
đực 402 sẽ tạo ra con lai hybrid 5 giống để nuôi thịt. Lợn lai hybrid nuôi
thịt 4 hoặc 5 giống có năng suất chăn nuôi cao, phẩm chất thịt tốt (Tỷ lệ
nạc cao), phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, được
thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải đáp
ứng đầy đủ về dinh dưỡng (số lượng và chất lượng thức ăn), về chăm sóc
nuôi dưỡng ...
Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC
L19
Duroc lai
L95
Meishan
L06
Landrance
L11
Yorkshire L64
Pietran
L19 GP
(1230)
GP
(1050)
CA
C22
402
4 m¸u
4 m¸u
GGP
(Cô kþ)
GP
(¤ng bµ)
PS
(Bè mÑ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.2. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con giai đoạn sau cai sữa
Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ là làm thế nào
để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển
nhanh, đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức
sống của đàn con. Để đạt được mục đích trên, bên cạnh việc tao cho lợn con
điều kiện chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm của lợn con giai
đoạn theo mẹ, đặc biệt là đặc điểm của cơ quan tiêu hoá lợn con để từ đó phối
hợp được khẩu phần thức ăn phù hợp.
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển
nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá: Dung tích của dạ
dày lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
tuổi tăng gấp 8 lần lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần