Luận văn Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện hiệp hoà, tỉnh Bắc Giang

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa khoa học kỹ thuật đến người nông dân nhằm tăng lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt đối với vùng nông thôn các tỉnh Trung du và Miền núi. Để làm được điều đó cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây trồng có năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh, đa đạng sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức cấp thiết. Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum, vừa là cây lương thực, cây thực phẩm và thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao, vừa là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến. Tính đến năm 1998, trên thế giới đã có 130 nước trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3 triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn (Nguyễn Quang Thạch, 2005) [21]. Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỷ 70 do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa xuân thay lúa chiêm nên diện tích trồng khoai tây được mở rộng nhanh chóng (Trương văn Hộ, 1990) [7]. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông nghiệp đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa, có vai trò vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm, đồng thời là cây xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Với điều kiện khí hậu của vụ đông đồng bằng Bắc Bộ, khoai tây là một cây trồng lý tưởng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay sản xuất khoai tây chưa phản ánh đúng tiềm năng của nó. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng khoai tây ngày càng tăng nhưng năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp,chỉ đạt khoảng 8- 10 tấn/ha trong khi đó một số nước trên thế giới năng suất đạt tới 40 - 50 tấn/ha, vì thế, sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khoai tây trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003)[3]. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do vấn đề giống và kỹ thuật trồng khoai tây, từ nhiều năm nay người trồng khoai tây đa số vẫn sử dụng củ không đảm bảo chất lượng để làm giống, đó là nh ững củ ở trong nước hoặc nhập từ Trung Quốc đã bị thoái hoá do bị già sinh lý hoặc bị nhiễm bệnh virus nên đã làm giảm đáng kể năng suất khoai tây, vì thế hiệu quả kinh tế đem lại cho người trồng khoai tây còn rất thấp. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, màu và cây ăn quả. Trong những năm qua, diện tích trồng cây lương thực nói chung và cây khoai tây nói riêng ngày càng được mở rộng. Phát triển cây khoai tây trên vùng đất này có nhiều lợi thế bởi lẽ: Khoai tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ 80 - 90 ngày); nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25-30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Mặt khác rất phù hợp trong công thức luân canh truyền t hống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Với điều kiện khí hậu, thời tiết, đât đai khá thích hợp cho sự phát triển cây khoai tây trong vụ đông. Một số huyện có diện tích trồng khoai tây lớn như: Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng. Diện tích khoai tây hàng năm của Bắc Giang đạt trên 3.000 ha, chiếm khoảng 12% diện tích khoai tây của cả nước và có khả năng mở rộng diện tích. Tuy nhiên, tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Giang trong những năm gần đây lại giảm sút cả về diện tích trồng trọt lẫn năng suất. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, nông dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các giống khoai tây chủ yếu đang trồng bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 50% đến 60%. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách mà thực tế đang đòi hỏi. Vì vậy, để sớm góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

pdf125 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện hiệp hoà, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ---------------------- HOÀNG TIẾN HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng Trọt Mã số: 60.62.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Tiến Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Trồng trọt (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên); Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp, Trạm Khí tượng – Thuỷ văn đóng trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; UBND các xã, thị trấn và bà con nông dân huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang); các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tác giả Hoàng Tiến Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài ................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây............................................................ 5 1.1.1 Một số nghiên cứu về guồn gốc cây khoai tây ....................................... 5 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây ....................... 7 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 9 1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................................. 9 1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ............................................ 12 1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc ................. 14 1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam .................. 16 1.3.1. Một số nghiên cứu về giống................................................................ 16 1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây ................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 1.4 Tình hình sản xuất và phát triển sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Giang qua một số năm qua. ........................................................................................... 36 1.4.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Giang .......................................... 36 1.4.2. Vị trí cây khoai tây trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang ................ 39 1.4.3. Một số hạn chế đến sản xuất khoai tây tại Bắc Giang ......................... 40 1.5. Những kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu .................................... 41 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 43 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 43 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 43 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 43 2.2.2. Thiết kế thí nghiệm đồng ruộng, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..... 43 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 49 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 51 3.1. Điều kiện tự nhiên – Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang ........................... 51 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ........................................................................... 51 3.1.2. Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang ......................................................... 52 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang .............................. 53 3.3 Kết quả các thí nghiệm ........................................................................... 55 3.4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 55 3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. ............................................................................................ 66 3.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ............................................................................................. 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 3.4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của lượng phân bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 74 3.4.5 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn vụ đông năm 2008 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 83 Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 86 4.1. Kết luận ................................................................................................. 86 4.2. Đề nghị .................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT LĐ : Lao động GTSX : Giá trị sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng CPTG : Chi phí trung gian Ha : Héc ta Đ : Đồng Kg : Kilogam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii DANH MỤC CÁC BẢNG 1.1. Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm ................................................. 7 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................................... 9 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu ........................ 10 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á .......................... 11 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đông Nam Á .......... 11 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam.............................................. 12 1.7. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc năm 2005 ... 14 1.8. Liều lượng Phospho khuyến cáo dựa trên cơ sở hàm lượng phospho và vôi có ở trong đất ......................................................................................... 30 1.9. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây tỉnh Bắc Giang qua các năm từ 2000 - 2006 .................................................................................................. 36 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang ............................ 52 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2006 và dự kiến đến năm 2010 của tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 54 3.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm ............. 55 3.4 Đặc điểm hình thái của một số giống khoai tây thí nghiệm .................... 61 3.5 Tình hình bệnh hại chính của các công thức thí nghiệm ........................ 62 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm ... 63 3.7 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây giống Solara ở các mật độ trồng khác nhau ............................................................................................ 66 3. 8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình bệnh hại khoai tây giống Solara ........................................................................................................... 67 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai tây giống Solara của các công thức thí nghiệm .............................................................................. 68 3.10 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm ............................................................................................ 70 3.11 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại ..................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii 3.12 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai tây ............................................................................................... 73 3.13 Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm .................................................................................... 76 3.14 Tình hình bệnh hại chính của các công thức thí nghiệm....................... 78 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm .............................................................................. 80 3.16 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ................................... 82 3.17 Nội dung xây dựng mô hình trình diễn ................................................ 83 3.18 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình ................... 83 3.19 Hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn .............................................. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1.1 Diện tích trồng khoai tây giai đoạn 2000-2006 của tỉnh Bắc Giang ....... 38 1.2 Thời vụ của cây khoai tây trong các công thức luân canh ...................... 39 3.1 Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang .............................. 51 3.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở Hiệp Hoà, Bắc Giang ...................... 53 3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hoà năm 2006 và dự kiến năm 2010 .............................................................................................. 55 3.4 Chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm .................................. 57 3.5 Năng suất củ tươi của một số giống khoai tây nhập nội vụ Đông năm 2007 tại Bắc Giang ....................................................................................... 65 3.6 Chiều cao cây và số thân chính/m2 của các công thức thí nghiệm .......... 67 3.7 Chiều cao cây và số thân chính/khóm của các công thức thí nghiệm ........... 71 3.8 Chiều cao cây và số thân chính/khóm của các công thức thí nghiệm ........... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa khoa học kỹ thuật đến người nông dân nhằm tăng lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt đối với vùng nông thôn các tỉnh Trung du và Miền núi. Để làm được điều đó cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây trồng có năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh, đa đạng sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức cấp thiết. Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum, vừa là cây lương thực, cây thực phẩm và thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao, vừa là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến. Tính đến năm 1998, trên thế giới đã có 130 nước trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3 triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn (Nguyễn Quang Thạch, 2005) [21]. Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỷ 70 do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa xuân thay lúa chiêm nên diện tích trồng khoai tây được mở rộng nhanh chóng (Trương văn Hộ, 1990) [7]. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông nghiệp đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa, có vai trò vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm, đồng thời là cây xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Với điều kiện khí hậu của vụ đông đồng bằng Bắc Bộ, khoai tây là một cây trồng lý tưởng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay sản xuất khoai tây chưa phản ánh đúng tiềm năng của nó. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng khoai tây ngày càng tăng nhưng năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp,chỉ đạt khoảng 8- 10 tấn/ha trong khi đó một số nước trên thế giới năng suất đạt tới 40 - 50 tấn/ha, vì thế, sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khoai tây trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003)[3]. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do vấn đề giống và kỹ thuật trồng khoai tây, từ nhiều năm nay người trồng khoai tây đa số vẫn sử dụng củ không đảm bảo chất lượng để làm giống, đó là những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 củ ở trong nước hoặc nhập từ Trung Quốc đã bị thoái hoá do bị già sinh lý hoặc bị nhiễm bệnh virus nên đã làm giảm đáng kể năng suất khoai tây, vì thế hiệu quả kinh tế đem lại cho người trồng khoai tây còn rất thấp. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, màu và cây ăn quả. Trong những năm qua, diện tích trồng cây lương thực nói chung và cây khoai tây nói riêng ngày càng được mở rộng. Phát triển cây khoai tây trên vùng đất này có nhiều lợi thế bởi lẽ: Khoai tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ 80 - 90 ngày); nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25-30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Mặt khác rất phù hợp trong công thức luân canh truyền thống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Với điều kiện khí hậu, thời tiết, đât đai khá thích hợp cho sự phát triển cây khoai tây trong vụ đông. Một số huyện có diện tích trồng khoai tây lớn như: Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng. Diện tích khoai tây hàng năm của Bắc Giang đạt trên 3.000 ha, chiếm khoảng 12% diện tích khoai tây của cả nước và có khả năng mở rộng diện tích. Tuy nhiên, tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Giang trong những năm gần đây lại giảm sút cả về diện tích trồng trọt lẫn năng suất. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, nông dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các giống khoai tây chủ yếu đang trồng bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 50% đến 60%.. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách mà thực tế đang đòi hỏi. Vì vậy, để sớm góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số giống khoai tây nhập nội, có năng suất cao phù hợp với điều kiện vụ Đông để đưa ra sản xuất đại trà. - Xác định biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông . - Xây dựng mô hình trình diễn về canh tác khoai tây vụ Đông, 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Bước đầu xác định và bổ sung cứ liệu khoa học để xây dựng quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông huyện Hiệp Hoà. - Kết quả nghiên cứu và lựa chọn được giống và biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây trong điều kiện vụ Đông huyện Hiệp Hoà là tài liệu tham khảo cho cán bộ trong ngành nông nghiệp của huyện Hiệp Hoà nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định một số giống khoai tây có triển vọng trong điều kiện vụ Đông góp phần nâng cao năng suất, sản lượng khoai tây của huyện Hiệp Hoà. - Thúc đẩy mở rộng diện tích cây khoai tây trong cơ cấu 3 vụ: 2 lúa 1 màu tại tỉnh Bắc Giang để nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài đánh giá khả năng thích ứng của 8 giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông trên đất ruộng hai lúa một màu tại huyện Hiệp Hoà. - Thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông bao gồm: các thí nghiệm về mật độ, thời vụ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 phân bón. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm, mô hình được nghiên cứu tại huyện Hiệp Hoà. Kết quả nghiên cứu được áp dụng cho sản xuất khoai tây trên đất ruộng hai lúa một màu tại huyện Hiệp Hoà tỉnh BắcGiang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây 1.1.1 Một số nghiên cứu về guồn gốc cây khoai tây * Nguồn gốc phân loại: Cây khoai tây thuộc genus solanum sectio potato gồm 180 loài có khả năng cho củ. Có khoảng 20 loại khoai tây thương phẩm. Cây khoai tây thuộc nhóm cây thân thảo, họ cà (Solanaceae), thuộc loài Solanum tuberosum L., Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng theo Hawkes J.G thì cây khoai tây được phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể như sau: - Loại nhị bội thể (2n=24) gồm
Tài liệu liên quan