Hiện nay ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào GDP
cũng như vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đã không ngừng phát triển
trong những năm vừa qua. Theo sốliệu thống kê mỗi năm các doanh nghiệp may
Việt Nam nhập khoảng 20.000 đến 30.000 máy may từnước ngoài, phần lớn là từ
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan Vì khảnăng công nghệcủa Việt Nam về: cơ
khí chính xác, chế tạo điện tử .chưa đủ đáp ứng việc chế tạo máy may công
nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp may VN phải hoàn toàn nh ập khẩu máy
móc từnước ngoài nên đã nảy sinh những vấn đềsau đây:
Các nhà cung cấp hiện đang cạnh tranh trong môi trường “ cạnh tranh độc quyền
“ nên có hiện tượng “ công ty dẫn đầu giá“ vd: cty JUKI là công ty có chất lượng
máy tốt nhất và chiếm thịphần lớn nhất tựđịnh ra giá cho các loại máy của mình,
các công ty khác tùy theo chất lư ợng sản phẩm của mình tựxác định mức giá phù
hợp, và các công ty này theo một góc độnào đó tựthỏa thuận thịphần. Ngoài ra ở
một s ốdoanh nghiệp may nhà nước có khảnăng đầu tư máy bằng vốn tựcó (
không qua đấu thầu), một s ốnhà quản lý nhận hoa hồng với tỷlệkhá cao từnhà
cung cấp. Điều này dẫn đến giá mua máy khá cao, đặc biệt là cao hơn so với một
sốquốc gia khác khác trong khu vực. Vd: giá bán cùng một loại máy đi qua 2 –3
trung gian từHồng Kông hoặc Đài Loan vẫn rẻhơn giá bán do nhà chếtạo JUKI
bán tại VN
Mỗi năm các doanh nghiệp nhập rất nhi ều máy may do nhu cầu tăng trưởng
cũng như do nhu cầu thay thế, vì vậy họcũng thải ra rất nhiều máy cũ không còn
đáp ứng được nhu cầu kỹthuật, những máy này tùy theo thời gian sửdụng vẫn có
thểchỉnh tu đểsửdụng lại tuy nhiên cũng do “ tính độc quyền “ nên giá của phụ
tùng thay thếcủa chính hãng rất cao với mục đích hỗtrợchính sách bán hàng của
họ, nên đã hạn chếviệc đại tu tái sửdụng các thiết bịcũ.
Phần lớn các máy móc được nhập trong thời gian vừa qua đều ởmức độcơ bản,
chưa được tựđộng hóa nên năng suất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng
đều. Các doanh nghiệp may nhận thức được lợi ích kinh tếcủa việc tựđộng hóa
mang lại nhưn g vì kinh phí đầu tư các máy này rất cao cũng như họcòn e ngại về
vấn đềkhảnăng kỹthuật như: khảnăng vận hành máy của công nhân, khảnăng
bảo trì của nhân viên kỹthuật, và khảnăng phục vụcủa nhà cung cấp
Từnhững phân tích trên chúng ta có thểnhận diện cơ hội: Các doanh nghiệp
Việt Nam nên tham gia vào việc chếtạo và sản xuất máy may công nghiệp tại
Việt Nam.Các phương án có thểđược thực hiện là:
- Phương án 1: Chếtạo máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 2: Lắp ráp máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 3: Đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp tại Việt Nam
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN CAO HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN THÀNH LẬP NHÀ MÁY ĐẠI
TU VÀ NÂNG CẤP TỰ ĐỘNG HÓA MÁY MAY CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HCM
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào GDP
cũng như vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đã không ngừng phát triển
trong những năm vừa qua. Theo số liệu thống kê mỗi năm các doanh nghiệp may
Việt Nam nhập khoảng 20.000 đến 30.000 máy may từ nước ngoài, phần lớn là từ
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…Vì khả năng công nghệ của Việt Nam về: cơ
khí chính xác, chế tạo điện tử ...chưa đủ đáp ứng việc chế tạo máy may công
nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp may VN phải hoàn toàn nhập khẩu máy
móc từ nước ngoài nên đã nảy sinh những vấn đề sau đây:
Các nhà cung cấp hiện đang cạnh tranh trong môi trường “ cạnh tranh độc quyền
“ nên có hiện tượng “ công ty dẫn đầu giá “ vd: cty JUKI là công ty có chất lượng
máy tốt nhất và chiếm thị phần lớn nhất tự định ra giá cho các loại máy của mình,
các công ty khác tùy theo chất lượng sản phẩm của mình tự xác định mức giá phù
hợp, và các công ty này theo một góc độ nào đó tự thỏa thuận thị phần. Ngoài ra ở
một số doanh nghiệp may nhà nước có khả năng đầu tư máy bằng vốn tự có (
không qua đấu thầu), một số nhà quản lý nhận hoa hồng với tỷ lệ khá cao từ nhà
cung cấp. Điều này dẫn đến giá mua máy khá cao, đặc biệt là cao hơn so với một
số quốc gia khác khác trong khu vực. Vd: giá bán cùng một loại máy đi qua 2 – 3
trung gian từ Hồng Kông hoặc Đài Loan vẫn rẻ hơn giá bán do nhà chế tạo JUKI
bán tại VN
Mỗi năm các doanh nghiệp nhập rất nhiều máy may do nhu cầu tăng trưởng
cũng như do nhu cầu thay thế, vì vậy họ cũng thải ra rất nhiều máy cũ không còn
đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật, những máy này tùy theo thời gian sử dụng vẫn có
thể chỉnh tu để sử dụng lại tuy nhiên cũng do “ tính độc quyền “ nên giá của phụ
tùng thay thế của chính hãng rất cao với mục đích hỗ trợ chính sách bán hàng của
họ, nên đã hạn chế việc đại tu tái sử dụng các thiết bị cũ.
Phần lớn các máy móc được nhập trong thời gian vừa qua đều ở mức độ cơ bản,
chưa được tự động hóa nên năng suất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng
đều. Các doanh nghiệp may nhận thức được lợi ích kinh tế của việc tự động hóa
mang lại nhưng vì kinh phí đầu tư các máy này rất cao cũng như họ còn e ngại về
vấn đề khả năng kỹ thuật như: khả năng vận hành máy của công nhân, khả năng
bảo trì của nhân viên kỹ thuật, và khả năng phục vụ của nhà cung cấp…
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận diện cơ hội: Các doanh nghiệp
Việt Nam nên tham gia vào việc chế tạo và sản xuất máy may công nghiệp tại
Việt Nam. Các phương án có thể được thực hiện là:
- Phương án 1: Chế tạo máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 2: Lắp ráp máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 3: Đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp tại Việt Nam
Theo phân tích định tính:
Với khả năng công nghệ hiện tại thì không thể thực hiện được phương án 1
Hiện nay Trung Quốc đã thực hiện chế tạo và lắp ráp máy may công nghiệp
với tỷ lệ nội địa hóa cao nên giá rẻ. Do đó nếu thực hiện ‘phương án 2’ thì khả
năng cạnh tranh không cao vì không tận dụng được những cơ hội đã nêu
Khả năng công nghệ của chúng ta có thể thực hiện ‘Phương án 3’, với việc
thực hiện theo phương án này thì trong tương lai chúng ta có thể mở rông để thực
hiện kết hợp cả ‘Phương án 2’. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp”.
Ngòai việc đem lại lợi ích cho nhà đầu tư dự án sẽ mang lại một số đóng góp sau
đây cho Xã Hội
1.2 ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN
Nếu dự án được đưa vào thực tế thì ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân
nhà đầu tư, dự án còn đóng góp vào việc tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như
kinh phí đầu tư cho các doanh nghiệp may Việt Nam do:
Phục hồi máy cũ với chi phí rất thấp so với đầu tư máy mới
Các doanh nghiệp có thể đầu tư với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng
với các máy móc được nâng cấp tự động hóa tại Việt Nam với giá thành rẻ,
hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tham gia vào thị trường cung cấp máy may bằng cách đưa ra thêm 1 lựa
chọn cho khách hàng, nhằm chống lại phần nào hiện tượng độc quyền giá và
một số tiêu cực
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy của toàn ngành may do việc thu
lại máy của các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc thừa máy và bán lại
cho các doanh nghiệp có nhu cầu
Góp phần gắn kết công việc nghiên cứu công nghệ của các trường đại học,
cụ thể là khoa cơ khí và khoa điện tử của trường Đại Học Bách Khoa với nhu
cầu thực tế qua việc đặt hàng và chuyển giao công nghệ.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà
máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại TP.HCM”, bao
gồm:
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật
Đánh giá dự án ( đánh giá khả thi về kinh tế ):
+ Phân tích tài chánh: xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhà
đầu tư, giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư
+ Phân tích kinh tế : xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhà
nước, gíup nhà đầu tư củng cố quyết định đầu tư, xin giấy phép thành lập, làm
luận chứng vay vốn
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - PHẠM VI NGHIÊN CỨU – THỜI GIAN
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.4.1 Giới hạn của đề tài:
Trong 3 mục tiêu của đề tài được nêu ở trên thì 2 công việc: “Nghiên cứu nhu cầu
thị trường” và “Đánh giá dự án” sẽ được học viên thực hiện độc lập và tương đối
hoàn chỉnh, còn công việc “Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật” sẽ được thực hiện như
sau:
Thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế xây dựng nhà máy: đặt hàng, nhận chuyển
giao từ: khoa cơ khí trường ĐH Bách Khoa, các công ty khác.
Thiết kế qui trình sản xuất : học viên thực hiện theo lý thuyết “Qủan lý sản
xuất”
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về vị trí địa lý: khảo sát ở Thành phố HCM và một số tỉnh lân cận
Về đối tượng nghiên cứu nhu cầu: tất cả các lọai hình doanh nghiệp
1.4.3 Thời gian thực hiện dự án
Thời gian thực hiện dự án được dự kiến là 8 năm ( dựa theo: thời gian khấu hao
máy móc dự kiến 8 năm) và thời điểm bắt đầu là năm 2005
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện trong ( hình 1.1 )
- Nhu cầu thị trường được xác định thông qua việc thống kê-dự báo và khảo sát
trực tiếp bằng bảng câu hỏi, đặc trưng cho nhu cầu thị trường là ‘Đường cầu’
- Từ việc thiết kế qui trình sản xuất có thể xác định được mối quan hệ giữa chi phí
và sản lượng, được biểu diễn bằng ‘Trường giá trị đóng góp’ ( GTĐG )
- Kết hợp đồ thị ‘Đường cầu’ và ‘Trường giá trị đóng góp’có thể xác định ‘Qui
mô sản xuất tối ưu’, từ đó xác định ‘Lượng bán tối ưu’ và ‘Giá bán tối ưu ‘
- Từ các số liệu: dự báo nhu cầu, doanh thu, các chi phí tiến hành phân tích tài
chính, phân tích kinh tế dự án
Qui trình nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu
tiềm năng
Khảo sát bằng
questionairs
Ch-III: NHU CẦU THỊ
TRƯỜNG
Thống kê các chi tiết
cần thay thế
Nhận chuyển giao
công nghệ Tự động
hóa
Xây dựng qui trình
công nghệ
Ch-IV: THIẾT KẾ QUI
TRÌNH SX
Đường cầu Trường
GTĐG
Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU
2.1.1 Phương pháp hồi qui [ 8 ]
Phương pháp hồi qui đa biến là một kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng phổ biến
trong kinh tế lượng nhằm xây dựng mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố kinh tế.
Phương pháp này cho phép xác định sự thay đổi của biến cần nghiên cứu (biến
Ch-V: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Ch-V: PHÂN TÍCH KINH TẾ
Sản lượng bán Gía bán
Các chi phí Doanh thu Dự báo nhu cầu
Ch-VI: KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT
Qui mô sản
xuất tối ưu
phụ thuộc) dựa vào sự thay đổi của một hoặc nhiều biến nguyên nhân (biến độc
lập). Các biến trong mô hình hồi qui được thu thập theo thời gian.
Mô hình toán
Yt = A0 + AiXt + t ( 2.1 )
Trong đó : Yt : biến phụ thuộc
Xt : biến độc lập
A0 : tung độ gốc
Ai : hệ số độ dốc
t : sai số ngẫu nhiên.
Việc ước lượng các hệ số A0, Ai trong phương trình hồi qui theo phương pháp
bình phương tối thiểu dựa trên cơ sở các dữ liệu thống kê trong quá khứ. Mức độ
chính xác của phương pháp này thể hiện ở tổng bình phương độ lệch giữa giá trị lý
thuyết hàm hồi quy và giá trị thực tế của chuỗi các tham số theo thời gian là nhỏ
nhất.
Mức độ thích hợp của mô hình được đánh giá dựa trên chỉ số R2, Khi R2 càng tiến
tới 1 thì mô hình hồi qui càng thích hợp với các giá trị thực nghiệm.Việc kiểm
định mô hình dựa trên tstat, hoặc P-value, với n dữ liệu, bậc tự do là k, độ tin cậy (1
- ) thì mô hình phù hợp khi tstat > tn-k,/2 hoặc P-value < .
Xây dựng phương trình hồi quy và kiểm định được thực hiện bằng phần mềm
E.View
2.1.2 Phương pháp chuỗi thời gian [ 8 ]
Phương pháp dự báo dựa vào chuỗi thời gian của dữ liệu, dùng để biểu thị những
thay đổi của một đại lượng nghiên cứu theo thời gian qua việc phân tích và dự
đoán xu thế của biến số trong tương lai dựa trên những dữ liệu theo thời trong quá
khứ. Phương pháp này chỉ cho phép tiến hành các dự báo ngắn hạn. Mô hình chuỗi
thời gian được cấu thành từ ba yếu tố :
Xu thế phát triển dài hạn của đại lượng nghiên cứu
Những dao động có tính chu kỳ
Yếu tố ngẫu nhiên.
Trong các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian, mô hình trung bình trượt kết
hợp tự hồi qui – ARIMA hay phương pháp Box –Jenkins được sử dụng phổ biến.
2.1.3 Phương pháp dự báo theo tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô
Căn cứ vào dữ liệu của năm gốc thường chọn là năm hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng
dự báo. Kết quả dự báo là số liệu của năm gốc cộng với mức tăng trưởng đến năm
cần dự báo. Để dự báo tỷ lệ tăng trưởng người ta dựa vào kết quả thống kê trong
quá khứ, xu thế phát triển và ý kiến của các chuyên gia trong ngành về lĩnh vực
cần dự báo. Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tế để dự báo ngắn
hạn và trung hạn, dễ ước lượng, tính toán. Khó xác định chính xác tỷ lệ tăng
trưởng khi số liệu trong quá khứ biến thiên nhiều.
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH [ 4 ]
Phân tích tài chính là đánh giá triển vọng tài chính, khả năng thành công và hiệu
quả của dự án dưới góc độ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án. Trong
phân tích tính khả thi của dự án người ta thường sử dụng ba nhóm phương pháp
phân tích là: giá trị tương đương, suất thu lợi và tỷ số lợi ích/chi phí. Trong luận
văn này chỉ sử dụng hai nhóm phương pháp phổ biến là giá trị tương đương và
suất thu lợi.
2.2.1 Các phương pháp phân tích tài chính
Nhóm phương pháp giá trị tương đương: Nhóm phương pháp giá trị tương đương
gồm ba phương pháp là:
Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
Chuỗi giá trị đều hàng năm (AW – Annual Worth)
Giá trị tương lai (FW – Future Worth).
Nội dung của nhóm phương pháp này là quy đổi toàn bộ dòng tiền tệ thu nhập và
dòng tiền tệ chi phí của dự án về một giá trị hiện tại, hoặc thành một chuỗi giá trị
đều hàng năm, hoặc một giá trị tương lai với mức chiết khấu được chọn. Trong
thực tế chiết khấu được chọn thường là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được
MARR (Minimum Attractive Rate of Return). Dự án được xem là đáng giá khi
NPV, AW, FW 0.
Trong luận văn này phương pháp giá trị hiện tại ròng được sử dụng để phân tích
hiệu quả tài chính của dự án, phương pháp này được giới thiệu chi tiết dưới đây.
Phương pháp giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiện
tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất yêu cầu thích hợp. NPV
được tính theo công thức :
N
t
ti
CtBtNPV
0 )1(
( 2.2 )
Trong đó : Bt : lợi ích ở năm thứ t
Ct : chi phí ở năm thứ t
i : suất chiết khấu yêu cầu
t : thứ tự năm hoạt động của dự án
N : số năm hoạt động của dự án.
Đánh giá dự án theo NPV: dự án đáng giá khi NPV 0
So sánh nhiều dự án theo NPV: nếu có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án có NPV
dương lớn nhất sẽ được chọn.
2.2.2 Các quan điểm phân tích tài chính
Phân tích tài chính dự án được xây dựng theo những quan điểm khác nhau của các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án cho phép đánh giá dự án có hấp dẫn
những nhà đầu tư và những nhà tham gia thực hiện dự án hay không. Do đó luận
văn tập trung phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (ngân hàng) và quan
điểm chủ đầu tư.
2.2.2.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư còn gọi là quan điểm ngân hàng. Theo quan điểm này, dự
án được xem như một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu
hút những nguồn chi phí tài chính rõ ràng. Các nhà phân tích xem xét toàn bộ
dòng chi phí, lợi ích thu được trong đó có tính đến chi phí cơ hội của những thành
phần tài chính đóng góp vào dự án.
Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau :
A = Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực tiếp - Chi
phí cơ hội của tài sản hiện có đóng góp vào dự án. ( 2.3 )
Suất chiết khấu được sử dụng trong phân tích theo quan điểm tổng đầu tư là giá sử
dụng vốn trung bình WACC của dự án. Trong đó WACC là trung bình trọng của
giá sử dụng vốn của chủ đầu tư và lãi vay.
2.2.2.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư
Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư hay quan điểm cổ đông, các nhà phân tích
xem xét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được, đi kèm với chi phí cơ
hội của vốn cổ đông góp vào dự án; coi vốn vay là khoản thu, trả vốn vay và lãi là
khoản chi.
B = A + Vốn vay - Trả lãi và nợ vay. ( 2.4 )
Suất chiết khấu được sử dụng theo quan điểm này là giá sử dụng vốn của chủ đầu
tư.
2.2.3 Phân tích rủi ro
Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trị ước tính hay kế hoạch so với giá trị thực tế. Việc
phân tích rủi ro của dự án nhằm cung cấp thông tin về các khả năng có thể xảy ra
ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Nguồn gốc của rủi ro là do sai số dự báo của các
yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án, sự không chắc chắn liên quan đến loại
hình đầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội, sự thay đổi của công
nghệ và thiết bị. Do đó, các dự án đều có rủi ro nhất định tùy vào sự thay đổi của
môi trường và mức độ tin cạây của các thông tin dự báo. Phần này chúng tôi giới
thiệu ba phương pháp phân tích rủi ro đang được sử dụng phổ biến hiện nay là
phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.
2.2.3.1 Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố đầu
vào đến hiệu quả của dự án. Trước hết, ta chọn các tham số có khả năng ảnh
hưởng đến kết quả dự án, sau khi tiến hành phân tích xác định các tham số nhạy
cảm, là những tham số mà khi thay đổi sẽ tác động nhiều đến kết quả dự án.
2.2.3.2 Phân tích tình huống
Trên cơ sở phân tích độ nhạy, chúng ta xác định các tham số quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả dự án. Phân tích tình huống nhằm giúp cho việc đánh giá tác
động đồng thời của nhiều tham số và sự tương tác của chúng lên kết quả cần
nghiên cứu. Sau đó chọn ra các tình huống tốt nhất, trung bình và xấu nhất có thể
xẩy ra đối với các tham số để phân tích hiệu quả dự án mà cụ thể là giá trị NPV và
IRR.
2.2.3.3 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng
Trong phần này chúng tôi dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để phân tích
rủi ro của dự án. Việc phân tích bằng mô phỏng cho phép nghiên cứu đồng thời
ảnh hưởng của các tham số liên quan đến kết quả dự án trên cơ sở phân phối xác
suất. Đầu tiên chúng ta phải xây dựng mô hình của dự án, sau đó xác định phân
phối xác suất cho cho tham số không chắc chắn tham gia trong mô hình dựa trên
các dữ liệu thu thập được trong quá khứ và cuối cùng là chọn số lần chạy mô
phỏng đủ lớn để kết quả đạt được độ tin cậy mong muốn. Kết quả mô phỏng cho
phép xác định xác suất thành công của dự án dựa trên các tiêu chuẩn đã chọn. Khi
chạy mô phỏng mô hình trên máy tính, máy sẽ thực hiện tạo chuỗi ngẫu nhiên cho
các tham số để xác định giá trị thử nghiệm của mô hình. Tiến trình trên sẽ được
thực hiện đến số lần thử mong muốn. Để thực hiện phân tích rủi ro bằng mô phỏng
chúng tôi sử dụng phần mềm @RISK ( Tài liệu tham khảo 9 )
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ [ 7 ]
Phân tích kinh tế là một nội dung quan trọng trong phân tích dự án. Phân tích kinh
tế có các tác dụng sau đây:
Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư
thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục ngân
hàng cho vay vốn.
Đối với Nhà nước: phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy
phép đầu tư hay không
Đối với các ngân hàng: phân tích kinh tế là cơ sở để ngân hàng quyết định có tài
trợ vốn hay không.
Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những điểm khác biệt nhất
định. Xét về mặt quan điểm, giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những
khác biệt sau đây:
- Phân tích tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô còn phân tích kinh tế sẽ phải xét
trên tầng vĩ mô.
- Phân tích tài chính mới xét trên góc độ của chủ đầu tư còn phân tích kinh tế
phải xuất phát từ quyền lợi của cả quốc gia.
- Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận nhưng không đảm bảo
mang lại giá trị kinh tế cho quốc gia thậm chí còn có thể có hại.
Do đó mặc dù đã tiến hành phân tích tài chính rồi, dự án đôi lúc cần phải tiến
hành phân tích kinh tế, và như đã trình bày đây chính là căn cứ để Nhà nước cấp
giấy phép đầu tư và ngân hàng tài trợ cho dự án.
Như vậy khi phân tích kinh tế dự án, người phân tích phải đặt mình vào vị trí
của người thẩm định dự án để xem xét vấn đề.
Do có sự khác nhau về mặt quan điểm nên trong tính toán cũng có nhiều điểm
khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích kinh tế không
tách rời khỏi phân tích tài chính mà giữa chúng có những mối liên hệ nhất định vì
các yếu tố đầu vào và đầu ra nói chung là giống nhau.
2.3.1 Phương pháp xác định tỷ lệ sinh lời kinh tế ERR (Economic Rate of
Return)
Đối với các dự án thay thế nhập khẩu, sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế
chính là giá trị mà xã hội đáng lẽ phải trả cho sản phẩm của dự án thay vì phải
nhập khẩu. Khi tính toán, các khoản thu nhập, chi phí được đưa về hiện giá vì các
khoản này xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cách tính được dựa vào các kết quả
phân tính tài chính và tiến hành một số điều chỉnh cần thiết sau:
a. Doanh thu kinh tế:
Để tính doanh thu kinh tế, giá bán sản phẩm lấy theo giá CIF cảng Việt Nam
của sản phẩm cùng loại nhập khẩu cộng thêm các lệ phí phải trả cho các ngân
hàng.
b. Chi phí kinh tế
- Nguyên liệu: với nguyên liệu nhập khẩu tính theo giá CIF, nguyên liệu xuất
khẩu tính theo giá FOB và không tính các loại thuế trong các chi phí này.
- Nhân công trực tiếp: đối với nhân công có chuyên môn, chi phí vẫn để
nguyên, còn đối với nhân công không chuyên môn, chỉ tính bằng 50%.
- Nhiên liệu năng lượng: tính theo giá CIF trừ đi thuế, chi phí nước được giữ
nguyên.
- Chi phí bao bì: chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, không điều chỉnh.
- Nhân công gián tiếp: được xem như có chuyên môn nên để nguyên.
- Các chi phí khác như: thuê mướn nhà cửa, bảo hiểm xã hội, quản lý hành
chánh, chuyên chở, bốc xếp không phải điều chỉnh.
c. Chi phí đầu tư:
- Chi phí ban đầu: không điều chỉnh
- Chi phí về đất: nếu đất đang sử dụng thì giữ nguyên (như đất công nghiệp,
nông nghiệp,…) còn nếu là đất hoang thì lấy giá trị bằng 0.
- Chi phí xây dựng cơ bản. Nếu chi phí này lớn thì chia thành hai phần để
điều chỉnh. Vật liệu, xe máy lấy theo giá mua, thuê trừ các khoản thuế. Nhân
công được điều chỉnh như trên.
- Chi phí máy móc thiết bị: đối với máy móc thiết bị nhập khẩu lấy theo giá
CIF, các thiết bị nội địa lấy bằng giá mua trừ đi các khoản thuế.
- Chi phí lắp đặt thiết bị: không điều chỉnh vì