Đối với tỉnh Sơn La ngô là nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi
là chủ yếu, ngoài ra còn là nguồn lương thực của đồng bào các dân tộc
H’Mông, Thái . cho nên việc sản xuất ngô ở tỉnh chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nông nghiệp. Sơn La trồng ngô được nhiều vụ trong năm,
trong đó vụ xuân - hè là vụ sản xuất chính. Năm 2006 tổng diện tích trồng ngô
là 82402 ha, sản lượng là 269052 tấn. Tuy nhiên ngô được trồng chủ yếu trên
đất không chủ động nước, mặc dù mùa vụ trồng ngô đã được bố trí theo s ự
phân bố của lượng mưa. Nhưng do điều kiện thời tiết biến đổi thất thường,
bên cạnh đó hàng năm hạn hán thường xuyên xẩy ra ở Sơn La đã là m ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát tri ển và giảm năng suất v à sản lượng ngô. Vì vậy hạn
hán l à yếu tố chủ yếu hạn chế sản xuất ng ô của Việt Nam v à đặc biệt l à ở tỉnh Sơn
La.
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khản năng sinh trưởng, phát triển và chịu hạn của một số giống ngô lai tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THUẬN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG
NGÔ LAI TẠI TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS - LUÂN THỊ ĐẸP
2. TS - NGUYỄN HỮU PHÚC
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THUẬN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG
NGÔ LAI TẠI TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 5
1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nƣớc ........................ 5
1.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .............................................. 5
1.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .............................................. 7
1.1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La .................................................. 9
1.2. Tính chịu hạn ở thực vật ................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm về tính chịu hạn ......................................................... 10
1.2.2. Các loại hạn ................................................................................ 10
1.2.2.1.Hạn đất ................................................................................. 10
1.2.2.2. Hạn không khí...................................................................... 10
1.2.3. Cơ chế chống chịu hạn ở thực vật ............................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu vê ngô chịu hạn trên thế giới và ở Việt Nam .. 13
1.3.1. Ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây
ngô................................................................................................................ 13
1.3.1.1. Nhu cầu nước của cây ngô ................................................... 13
1.3.1.2. Sinh trưởng của ngô khi thiếu nước ..................................... 14
1.3.1.3. Hạn ảnh hưởng đến toàn cây ngô ......................................... 15
1.3.1.4. Hạn ảnh hưởng đến năng suất ngô ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau ......................................................................................... 17
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng chịu hạn của cây ngô .... 19
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
2.3.1. Điều tra và đánh giá về điều kiện khí hậu liên quan đến sản xuất
ngô ở Sơn La ........................................................................................ 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ....................... 27
2.3.2.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô lai ở thời kỳ
cây con bằng phương pháp của Lê Trần Bình và Lê Thị Muội [1]. .. 27
2.3.2.2. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống cây con bằng
phương pháp xác định hàm lượng prolin........................................... 28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng ................................ 29
2.3.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của
các giống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện tưới nước và không tưới
nước ................................................................................................. 29
2.3.3.2. Xây dựng mô hình trình diễn các giống ngô lai triển vọng ... 33
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 33
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 34
3.1. Kết quả điều tra và đánh giá về điều kiện khí hậu liên quan đến
sản xuất ngô ở Sơn La ............................................................................ 34
Năm 2007 ................................................................................................ 36
3.2. Kết quả đánh giá về khả năng chịu hạn của các giống ngô lai ở thời
kỳ cây con trong phòng thí nghiệm ....................................................... 37
3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm
thời kỳ cây con trong điều kiện gây hạn nhân tạo ................................. 37
3.2.1.1. Kết quả đánh giá tỷ lệ cây không héo của các giống ngô sau
gây hạn ............................................................................................. 38
3.2.1.2. Kết quả đánh giá khả năng phục hồi của các giống sau khi
tưới nước trở lại ................................................................................ 40
3.2.1.3. Kết quả xác định khối lượng chất khô của các giống ở thời kỳ
cây con. ............................................................................................ 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ASI : Chênh lệch thời gian phun râu và tung phấn
C. dài bắp : Chiều dài bắp
C. lệch : Chênh lệch
CLT : Chênh lệch tưới
CV : Hệ số biến động
D. bắp : Dài bắp
Đ. Kính bắp : Đường kính bắp
đc : Đối chứng
NS : Năng suất
NXB : Nhà xuất bản
LAI : Chỉ số diện tích lá
KL 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt
LSD0,5 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,5
LSD0,1 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,1
TB : Trung bình
TGST : Thời gian sinh trưởng
TN : Thí nghiệm
T. thái : Trạng thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
những thành tựu ứng dụng về ưu thế lai ở ngô.
Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi do địa hình phức tạp, giao thông đi lại
khó khăn đã gây ảnh hưởng lớn trong việc điều hoà và lưu thông lương thực
cùng với điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa phân bố không
đều, do vậy hạn hán xẩy ra thường xuyên, đây là 1 yếu tố làm giảm năng suất
ngô. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 25% diện tích ngô bị hạn, năm 1991
hạn làm năng suất giảm 1,4tạ/ha so với năm 1990, năm 2004 Đắc Lắc có >
28000 ha ngô bị hạn, mất trắng 60% và giảm 40% năng suất. Do đó lương
thực vẫn là nỗi lo thường nhật của đồng bào miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh,
việc giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ là một nhiệm vụ cấp bách thì việc
trồng ngô là giải pháp thiết thực.
Đối với tỉnh Sơn La ngô là nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi
là chủ yếu, ngoài ra còn là nguồn lương thực của đồng bào các dân tộc
H’Mông, Thái ... cho nên việc sản xuất ngô ở tỉnh chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nông nghiệp. Sơn La trồng ngô được nhiều vụ trong năm,
trong đó vụ xuân - hè là vụ sản xuất chính. Năm 2006 tổng diện tích trồng ngô
là 82402 ha, sản lượng là 269052 tấn. Tuy nhiên ngô được trồng chủ yếu trên
đất không chủ động nước, mặc dù mùa vụ trồng ngô đã được bố trí theo sự
phân bố của lượng mưa. Nhưng do điều kiện thời tiết biến đổi thất thường,
bên cạnh đó hàng năm hạn hán thường xuyên xẩy ra ở Sơn La đã làm ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển và giảm năng suất và sản lượng ngô. Vì vậy hạn
hán là yếu tố chủ yếu hạn chế sản xuất ngô của Việt Nam và đặc biệt là ở tỉnh Sơn
La.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn quĩ đất, góp phần xoá đói, giảm nghèo
tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo sản phẩm hàng hoá và vùng nguyên
liệu ổn định để phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nƣớc
Hiện nay ngô là cây lương thực đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và
lúa nước với diện tích khoảng 157,00 triệu ha, sản lượng khoảng 766,20 triệu
tấn (năm 2007).
Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật
việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản
lượng ngô lên đáng kể.
Bảng1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 5 năm 2003 – 2007
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2003 114,34 44,51 642,48
2004 146,94 49,29 724,23
2005 147,02 47,07 692,02
2006 148,06 47 704,20
2007 157 49 766,2
Nguồn: (FAOSTAT, 2/2008)
Qua bảng 1.1. chúng ta thấy rằng diện tích trồng ngô trên thế giới tăng
nhanh qua các năm (năm 2003 có 114,34 triệu ha đến năm 2007 có 157 triệu
ha), sản lượng tăng từ 642,48 triệu tấn (2003) lên 766,2 triệu tấn (2007).
Theo số liệu của FAO, năm 2007 diện tích trồng ngô trên thế giới đạt
trên 157 triệu ha, năng suất bình quân 49 tạ/ha và sản lượng đạt trên 766,2
triệu tấn, trong khi đó sản lượng lúa mì đạt khoảng 580 triệu tấn và sản lượng
luá nước chỉ mới đạt khoảng trên 390 triệu tấn. Nước có diện tích trồng ngô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 1.2.Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
1997
(triệu tấn)
2020
(triệu tấn)
% thay
đổi
Thế giới 586 852 45
Các nước đang phát triển 295 508 72
Đông Á 136 252 85
Mỹ Latinh 75 118 57
Cận Saha – Châu Phi 29 52 79
Tây và Bắc Phi 18 28 56
Nam Á 14 19 36
Nguồn : (IFPRI, 2003)[36 ].
Bảng 1.2 cho thấy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng từ 1997
đến 2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở các
nước đang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 508 triệu tấn vào
năm 2020), sự thay đổi lớn nhất thuộc về các nước Đông Á với sự tăng thêm
85% vào năm 2020.
Tại Việt Nam ngô đã được trồng khá lâu đời và nó trở thành cây lương
thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa và là cây mầu số một về năng suất.
Bảng 1.3. Tình hình Sản xuất ngô ở Việt Nam 5 năm gần đây( 2003 – 2007)
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
2003 912,7 34,4 3136,2
2004 990,4 34,9 3453,6
2005 1043,0 36,0 3757,0
2006 1031,6 37,0 3819,4
2007 1067,9 38,5 4107,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO, 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Số liệu bảng 1.3 cho thấy, diện tích trồng ngô của nước ta tăng dần từ
912700 ha (năm 2003), đến năm 2007 đạt 1067,9 nghìn ha, năng suất tăng từ
34,4 tạ/ha (2003), đến đạt 38,5 tạ/ha(năm 2007). Do vậy sản lượng ngô đã
tăng từ 3136,2 nghìn tấn (2003) lên 4107,5 nghìn tấn (2007).
Mặc dù sản lượng ngô ở nước ta tăng khá nhanh, song nhu cầu nguyên
liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi tăng với tốc độ cao hơn nên nước ta từ một
nước xuất khẩu ngô (250 nghìn tấn năm 1996) đã trở thành nước nhập khẩu
ngô kể từ năm 2005 nhập 300 nghìn tấn. Theo dự kiến, năm 2010 nước ta cần
10 - 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, tức là cần khoảng 5 - 5,5 triệu tấn ngô hạt
để chế biến. Như vậy, cũng như nhiều nước đang phát triển khác (kể cả Trung
Quốc). Việt Nam đang phải nhập khẩu ngô, mặc dù năng suất ngô năm 2007
đã đạt 38,5 tạ/ha, song nếu so với năng suất trung bình của thế giới, đặc biệt là
năng suất của các nước phát triển thì năng suất ngô của Việt Nam còn rất
thấp. Một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất ngô ở Việt
Nam là do ngô chủ yếu được trồng trên đất dốc (> 60% diện tích). Sản xuất ở
những vùng này phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, trong đó hạn hán là yếu tố
chính làm giảm năng suất ngô.
Theo TS. Phan Xuân Hào [8], sản lượng ngô nước ta thiệt hại do hạn
ước tính lên đến 30%. Số liệu thống kê cho thấy giai đoạn 1980 - 1990 có tới
10 vụ đông - xuân gieo trồng gặp hạn. Đặc biệt vào thời kỳ 1997 - 1998 có tới
56000 ha bị hạn và 1500 ha bị mất trắng. Theo Nguyễn Đình Ninh (Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2007) từ năm 1960 đến 2006 có tới 34/46
năm bị hạn. Chí phí cho giảm ảnh hưởng của hạn lên tới 38 tỷ đồng (Việt
Nam News, 2003). Nguyên nhân chính là có hơn 80% diện tích ngô Việt Nam
trồng nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau, thường là trên đất xấu, chủ yếu dựa
vào nước trời, trong đó có hơn 60% diện tích trồng trên vùng núi cao (Phan
Xuân Hào, 2005) [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
dẫn đến héo tạm thời từ lá ngọn đến gốc (Trần Kim Đồng, Nguyễn Quang
Phổ và Đinh Thị Hoa) [7].
Trong thực tế hạn đất và hạn không khí có thể phát sinh ở các thời kỳ
sinh trưởng khác nhau của cây nhưng cũng có khi xuất hiện cùng 1lúc, nếu
hạn đất và hạn không khí cùng xẩy ra, khi đó tác hại càng mạnh có thể dẫn
đến héo vĩnh viễn, cây không có khả năng phục hồi.
Cơ chế chống chịu hạn ở thực vật rất phức tạp. Hiện nay có nhiều quan
điểm khác nhau về vấn đề này. Một số tác giả cho rằng do yếu tố di truyền chi
phối trong khi một số trường phái khác thiên về đặc tính sinh lý... Theo
Paroda thì khả năng chịu hạn ở thực vật liên quan đến một số đặc trưng về
hình thái như chín sớm, mầu lá, diện tích lá, khả năng phát triển của hệ rễ, số
lượng lông hút, mầu sắc thân, độ phủ lông trên thân lá... Ngoài ra, khả năng
chịu hạn còn liên quan đến một số yếu tố sinh lý như khả năng đóng mở của
khí khổng, quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, nhiệt
độ tán cây...
Cơ chế chống chịu hạn của thực vật có mối quan hệ mật thiết với
những biến đổi về thành phần sinh hoá các chất trong tế bào như giảm tổng
hợp prôtein và các acid amin, giảm cố định CO2, tăng nồng độ các chất hoà
tan, tăng hàm lượng proline...
Khi gặp hạn, axit absisic (ABA) được sinh ra chủ yếu ở phần rễ rồi
chuyển hoá lên lá, gây hiện tượng héo lá, đóng khí khổng và đẩy nhanh tốc độ
già hoá bộ lá. Khi hàm lượng ABA được chuyển hoá tới hạt, làm hạt bị lép
trong quá trình đẫy hạt.
Trong điều kiện hạn nặng, tế bào không phân chia, không phát triển, thậm
chí sau đó được tưới nước trở lại, các bộ phận vẫn bị ảnh hưởng, dẫn đến bộ
lá không phát triển được, sau đó râu ngô ngừng sinh trưởng, không phun râu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
trưởng phát triển của cây ngô. Trên đất thịt nặng cần tưới khi độ ẩm xuống
đến 30% vào thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và 70% vào thời kỳ sinh thực và
kết hạt thì đạt được năng suất cực đại. Để ngô phát huy tiềm năng năng suất
thì cần 6 - 10 lượt tưới trong cả vụ ngô trên những diện tích thiếu ẩm. Trong
30 ngày đầu, cây ngô cần tưới nhẹ nếu đất thiếu ẩm. Khi cây cao khoảng đầu
gối đến khi chín sáp, ngô cần lượng nước tối ưu. Tần suất tưới phụ thuộc loại
đất, thời vụ gieo trồng và độ ẩm hiện tại. Khi tưới chú ý không để ngô bị úng,
đặc biệt giai đoạn 30 ngày đầu.
1.3.1.2. Sinh trưởng của ngô khi thiếu nước
Khí hậu nóng lên toàn cầu đang làm tăng tần suất hạn hán ở nhiều khu
vực trồng ngô trên thế giới và năng suất ngô sẽ bị ảnh hưởng bởi nồng độ CO2
tăng gấp đôi (Crosson and Anderson, 1992) [26]. Thời tiết nóng hơn có thể
dẫn đến ngô vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trở nên bất dục đực (Schoper,
1987) [46]. Một nghiên cứu dựa trên mô hình mô phỏng của 18 nước
(Rosenzweig C và Allen L. H., Harper, 1995) [44]. Đã kết luận, sản lượng cây
trồng ở vùng nhiệt đới có thể bị giảm 9 - 10% so với tiềm năng do khí hậu
thay đổi trong khi ở vùng ôn đới lại có xu hướng tăng lên. Một ngày bất thuận
hạn với cây ngô là ngày mà cây héo vào sáng sớm và không thể hồi phục
được từ việc thiếu nước hôm trước.
Nhiệt độ tăng lên sẽ tác động đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
nói chung và cây ngô nói riêng theo các chiều hướng:
- Thay đổi hiệu quả sử dụng nước: Do nhiệt độ khí quyển tăng lên, độ
ẩm tương đối (RH) sẽ giảm. Nồng độ CO2 cao có thể gây đóng khí khổng
từng phần, giảm tính dẫn nước của thành khí khổng. Điều này có thể có ích
trong việc tíết kiệm nước và tăng hiệu quả sử dụng nước của cây. Tuy nhiên,
tốc độ thoát hơi nước chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc làm mát bề mặt
lá và đẩy nhanh quá trình già hoá của lá. Dựa trên kết quả thí nghiệm Allen đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
trưởng không phân hoá, hoặc ảnh hưởng nặng tới quá trình phân hoá bắp và
cờ dẫn tới năng suất giảm.
Hạn nặng khi thụ phấn - kết hạt làm giảm sự vận chuyển các chất đồng
hoá về các cơ quan sinh trưởng, giảm sự sinh trưởng của râu, làm chậm hoặc
không phun râu được, tăng sự chênh lệch giữa tung phấn - phun râu. Nặng
hơn là xẩy ra tình trạng cây không có bắp hoặc bắp ít hạt.
Cấu trúc sinh sản hoa cái bị ảnh hưởng nhiều hơn là bông cờ. Nhưng khi
nhiệt độ vượt quá 380C xẩy ra hiện tượng cháy bông cờ. Trong giai đoạn trỗ cờ
phun râu nếu gặp hạn, nhiệt độ không khí > 350C, độ ẩm không khí <70% thì
hạt phấn bị chết dẫn đến ngô không hạt (Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn,
Lương Văn Hinh, 2000) [11]. Khả năng và tốc độ kéo dài của vòi nhuỵ rất
nhậy cảm với sự thiếu nước, tế bào non của vòi nhuỵ là bộ phận dễ thoát hơi
nước hơn tất cả các bộ phận khác, vì vậy sẽ bị héo nhanh nhất khi hạn không
khí và hạn đất diễn ra (Herrero and Johnson 1981) [35]. Ngoài ra năng suất ngô
giảm còn có thể do hạt phấn bị chết khi gặp hạn và nhiệt độ cao, hạn hán ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của cây dẫn đến quá trình phun râu bị đình trệ
và điều này có thể xác định dễ ràng thông qua việc theo dõi khoảng cách tung
phấn phun râu. Khoảng cách tung phấn phun râu trong điều kiện đầy đủ nước
có thể là 2 - 4 ngày nhưng khi gặp hạn khoảng cách này có thể kéo dài 13 ngày.
Một số tác giả cho rằng khi gặp hạn ASI tăng, năng suất giảm là do hạt phấn bị
thiếu, không đủ để thụ tinh cho nhuỵ của hoa cái hoặc do hạt phấn bị chết ở
nhiệt độ cao (Hall và Cộng sự, 1982) [34]. Giữa ASI và số bắp, số hạt trên cây
có mối quan hệ rất chặt chẽ, nếu ASI tăng thêm 1 ngày thì lượng hạt trên cây sẽ
bị ảnh hưởng trực tiếp và không có kết quả mong đợi nếu khả năng sản xuất hạt
phấn giảm 80% và khoảng cách tung phấn phun râu lớn hơn 8 ngày
(Banzinger, 2000) [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Thời kỳ cây ngô mẫn cảm nhất đối với hạn được Grant (1989) chỉ ra là
từ 2 - 22 ngày sau phun râu, đỉnh cao là ngày thứ 7 khi đó lượng hạt bị giảm
tới 45% so với đối chứng đầy đủ và có thể hoàn toàn không có hạt nếu cây
ngô gặp hạn trong khoảng thời gian từ lúc râu bắt đầu nhú đến giai đoạn bắt
đầu hình thành hạt. Ngô mẫn cảm hơn các cây trồng cạn khác ở thời kỳ ra hoa
vì các hoa cái của ngô phát triển đồng thời trên cùng 1 bắp, cùng 1 cây và
khoảng cách giữa hoa đực và hoa cái rất xa. Một điều đặc biệt quan trọng là
quá trình phát triển của hoa ngô cũng như số lượng hạt phụ thuộc trực tiếp
vào dòng vật chất, sản phẩm của quá trình quang hợp trong khoảng thời gian
3 tuần cực kỳ mẫn cảm của thời kỳ ra hoa Zinselmeier và các cộng sự (1995)
[51]. Còn cho rằng hạn ở thời kỳ ra hoa cũng ảnh hưởng đến quá trình trao
đổi Hidratcacbon của hạt mới được thụ phấn và làm giảm dòng sacaro vào
những hạt đang hình thành (trích theo Banzinger, 2000) [20].
(Lafitte, 1994) [38], các triệu chứng có thể thấy khi cây ngô bị hạn
được đúc kết như sau:
- Trước trỗ cờ các lá của cây bị cuộn lại hoặc bị héo sau trỗ cờ. Lá có
mầu xám xịt, không còn là mầu xanh sáng. Các phần lá xuất hiện trắng chuội
và vàng hoặc cờ bị cháy khô.
- Những lóng phía trên bắp ngắn hơn nhiều so với những lóng ngay
dưới bắp vì cây bị hạn vào giai đoạn cuối sinh trưởng sinh dưỡng
- Trong giai đoạn đẫy