Luận văn Nghiên cứu lên men acid acetic bằng dịch ép trái điều

Đề tài thực hiện trên đối tượng là quả điều. Hiện nay, ở nước ta diện tích trồng điều tăng rất nhanh do nhu cầu về chế biến hạt điều tăng. Nhưng lượng hạt điều thu hoạch chỉ chiếm khoảng 15%, trong khi 85% còn lại là quả điều thì không được tận dụng một cách có hiệu quả. Quả điều có hàm lượng đường, khoáng vi lượng, đa lượng và hàm lượng vitamin rất thích hợp cho lên men. Tuy nhiên, trong quả điều có chứa lượng tanin lớn (0,2 – 0,4%) ảnh hưởng đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm nên cần phải được loại bỏ.

doc79 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu lên men acid acetic bằng dịch ép trái điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ************* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU LÊN MEN ACID ACETIC BẰNG DỊCH ÉP TRÁI ĐIỀU Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2001 – 2005 Sinh viên thực hiện: BÙI HOÀNG VĂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ************* NGHIÊN CỨU LÊN MEN ACID ACETIC BẰNG DỊCH ÉP TRÁI ĐIỀU Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.TRỊNH VĂN DŨNG BÙI HOÀNG VĂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2005 i LỜI CẢM TẠ Chúng tôi xin chân thành cảm tạ: Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công nghệ sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. TS. Trịnh Văn Dũng – giảng viên Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Thầy Nguyễn Sĩ Xuân Ân, cùng tất cả thầy cô trong phòng thí nghiệm Bộ Môn Máy và Thiết bị – Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây. Chân thành cảm ơn bạn bè thân yêu của lớp CNSH 27 cùng tất cả các bạn ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt trong thời gian thực hiện đề tài này. Sinh viên thực hiện Bùi Hoàng Văn ii TÓM TẮT BÙI HOÀNG VĂN, Đại học Nông Lâm TP. Hồ CHí Minh. Tháng 9/2005. “NGHIÊN CỨU LÊN MEN ACID ACETIC BẰNG DỊCH ÉP TRÁI ĐIỀU”. Hội đồng hướng dẫn: TS. TRỊNH VĂN DŨNG Đề tài thực hiện trên đối tượng là quả điều. Hiện nay, ở nước ta diện tích trồng điều tăng rất nhanh do nhu cầu về chế biến hạt điều tăng. Nhưng lượng hạt điều thu hoạch chỉ chiếm khoảng 15%, trong khi 85% còn lại là quả điều thì không được tận dụng một cách có hiệu quả. Quả điều có hàm lượng đường, khoáng vi lượng, đa lượng và hàm lượng vitamin rất thích hợp cho lên men. Tuy nhiên, trong quả điều có chứa lượng tanin lớn (0,2 – 0,4%) ảnh hưởng đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm nên cần phải được loại bỏ. Phương pháp lên men giấm sử dụng trong đề tài là: phương pháp chậm và phương pháp nhanh. Trong đề tài sẽ khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lên men trong quá trình sản xuất. Trong phương pháp lên men nhanh có sử dụng vật liệu bám cho vi khuẩn giấm là phoi gỗ sồi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì không có gỗ sồi. Cho nên chúng tôi khảo sát khả năng thay thế của thân tre làm vật liệu bám cho vi khuẩn giấm. Những kết quả đạt được: Hàm lượng gelatin thích hợp nhất để tách tanin ra khỏi dịch ép quả điều là 1,5g/l. Hàm lượng tanin có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lên acid acetic. Hàm lượng chất khô (độ Brix) trong dịch lên men thích hợp nhất là 9%. Phương pháp lên men nhanh có thời gian lên men ngắn hơn nhiều so với phương pháp chậm. Lưu lượng lỏng thích hợp nhất cho quá trình lên men giấm theo phương pháp lên men nhanh là 80 ml/phút. iii Khả năng dùng thân tre làm vật liệu bám cho vi khuẩn giấm . MỤC LỤC TRANG Lời cảm ơn i Tóm tắt ii Mục lục iii Danh sách các bảng vii Danh sách các hình và sơ đồ viii Danh sách các phụ lục viii 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục đích, yêu cầu 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tính chất và ứng dụng của acid acetic 3 2.1.1 Tính chất hóa lý của acid acetic 3 2.1.1.1 Tính chất vật lý 3 2.1.1.2 Tính chất hóa học 3 2.1.2 Ứng dụng của acid acetic 5 2.1.2.1 Ứng dụng trong ngành cao su 5 2.1.2.2 Ứng dụng trong ngành công nghiệp khác 5 2.1 Các phương pháp sản xuất acid acetic 6 2.2.1 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp hóa học 6 2.2.2 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp hóa gỗ 7 2.2.3 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp vi sinh 8 2.2.4 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp hỗn hợp 9 2.2.5 Phân tích – lựa chọn phương pháp sản xuất acid acetic 9 2.3 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp vi sinh 11 iv 2.3.1 Quá trình lên men acid acetic 11 2.3.2 Cơ chế quá trình lên men acid acetic 11 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men acid acetic 12 2.3.3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng Oxy 12 2.3.3.2Ảnh hưởng của nhiệt độ 13 2.3.3.3 Hàm lượng acid 13 2.3.3.4 Hàm lượng rượu 14 2.3.3.5 Các chất dinh dưỡng 14 2.3.3.6 Các chất gây độc và các kim loại nặng 15 2.3.3.7 Chất lượng nước pha dịch 15 2.3.4 Các phương pháp sản xuất acid acetic bằng cách lên men 15 2.3.4.1 Phương pháp chậm 15 2.3.4.2 Phương pháp nhanh 16 2.3.4.3 Phương pháp chìm 17 2.3.4.4 Phương pháp tổ hợp 17 2.3.4.5 Chọn phương pháp lên men 18 2.3.5 Chọn chủng vi khuẩn acid acetic 18 2.3.6 Nguồn nguyên liệu sản xuất acid acetic 22 2.4 Sản xuất acid acetic theo phương pháp nhanh 22 2.4.1 Các phương pháp sản xuất acid acetic theo phương pháp nhanh 22 2.4.1.1 Phương pháp trống quay 22 2.4.1.2 Phương pháp nhúng 23 2.4.1.3 Phương pháp dịch chuyển 23 2.4.1.4 Phương pháp cố định 24 2.4.2 Chất mang vi khuẩn acid acetic 25 2.4.2.1 Yêu cầu đối với chất mang vi khuẩn acid acetic 25 2.4.2.2 Lựa chọn chất mang 25 2.4.3 Sự hình thành và phát triển của màng sinh học trên chất mang trong v Fermenter sử dụng màng sinh học cố định để lên men acid acetic 26 2.4.3.1 Trạng thái vi khuẩn acid acetic trong fermenter 26 2.4.3.2 Cấu tạo màng vi khuẩn acid acetic 27 2.4.3.3 Sự phát triển của màng vi khuẩn acid acetic 27 2.4.3.4 Bề dày màng vi khuẩn acid acetic 28 2.5 Khái quát về nguồn nguyên liệu điều 29 2.5.1 Cây điều – đặc điểm thực vật học của cây điều 29 2.5.1.1 Nguồn gốc và tên gọi 29 2.5.1.2 Đặc điểm thực vật học 30 2.5.1.3 Thành phần hóa học của quả điều 31 2.5.1.4 Tình hình ở Việt Nam 32 2.5.2 Hợp chất polyphenol – tanin 33 3.5.2.1 Một số tính chất cơ bản của tanin 33 3.5.2.2 Các phương pháp tách tanin ra khỏi dịch quả điều 34 3 – VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 38 3.2 Vật liệu 38 3.2.1 Thiết bị 38 3.2.1.1 Thiết bị chính 38 3.2.1.2 Các thiết bị phụ 39 3.2.1.3 Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác 39 3.2.2 Nguyên liệu 40 3.2.2.1 Giống vi khuẩn giấm 40 3.2.2.2 Thành phần môi trường cấy giống 40 3.2.2.3 Nguyên liệu trái điều 41 3.2.2.4 Gelatin 42 3.2.2.5 Phương pháp xử lý nguyên liệu trái điều 42 3.3 Phương pháp thí nghiệm 42 vi 3.3.1 Cấy giống 42 3.3.2 Lên men 44 3.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ acid acetic 45 3.3.4 Bố trí thí nghiệm 45 3.3.4.1 Tách tanin ra khỏi dịch trái điều bằng gelatin 45 3.3.4.2Ảnh hưởng của hàm lương tanin lên hiệu quả lên men acid acetic 46 3.3.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của hàm luợng chất kho hoà tan (độ Brix) đến hiệu quả lên men acid acetic theo phương pháp lên men chậm 46 3.3.4.4 Thí nghiệm lên men acid acetic bằng dịch ép nước trái điều theo phương pháp nhanh 47 3.3.4.5 Khảo sát lên men đối chứng giữa hai phương pháp nhanh và phương pháp chậm 47 3.3.4.6 Khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng lỏng (ml/phút) đến hiệu quả lên men acid acetic 48 3.3.4.7 Khảo sát khả năng thay thế của thân tre làm chất mang vi khuẩn acid acetic 48 3.4 Phương pháp xử lý số liệu 49 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiệu quả xử lý tanin trong dịch quả điều bằng gelatin 50 4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng tanin còn sót lên hiệu quả lên men acid acetic 51 4.3Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô (độ Brix) đến hiệu quả lên men acid acetic 54 4.4 Thí nghiệm lên men acid acetic dịch ép quả điều theo phương pháp nhanh 56 4.5 So sánh giữa hai phương pháp lên men acid acetic theo phương pháp nhanh và phương pháp chậm 57 4.6Ảnh hưởng của lưu lượng lỏng đến hiệu quả lên men acid acetic 59 4.7 Khảo sát khả năng thay thế của thân tre làm chất mang vi khuẩn acid acetic trong phương pháp lên men nhanh 62 vii 5 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64 6 – TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH SÁCH CÁC BẢNG TRANG Bảng 2.1: Thành phần hóa học của quả điều 31 Bảng 2.2: Lượng vitamin C và muối khoáng trong một số loại quả 32 Bảng 3.1: Thành phần của môi trường cấy giống 41 Bảng 4.1: Kết quả xử lý gelatin trong dịch quả điều bằng gelatin 50 Bảng 4.2: Kết quả lên men acid acetic các dịch nước điều có hàm lượng tanin còn sót khác nhau 52 Bảng 4.3: Nồng độ acid acetic (%) ở các dịch lên men có độ Brix khác nhau 54 Bảng 4.4: Độ Brix trước và sau khi lên men 54 Bảng 4.5: Nồng độ acid acetic (%) theo phương pháp lên men nhanh và độ tích lũy acid acetic theo thời gian 56 Bảng 4.6: Nồng độ acid acetic (%) thu được theo phương pháp nhanh và phương pháp chậm 58 Bảng 4.7: Nồng độ acid acetic (%) theo phương pháp nhanh với các lưu lượng lỏng khác nhau 60 Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra định tính các tính chất của chất mang chế tạo từ tre 63 viii DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ HÌNH TRANG Hình 2.1: Thiết bị lên men nhanh bằng phương pháp trống quay 23 Hình 2.2: Thiết bị lên men nhanh bằng phương pháp nhúng 23 Hình 2.3: Thiết bị lên men nhanh bằng phương pháp cố định 24 Hình 2.4: Biểu diễn màng sinh học bám trên các vật rắn trơ 27 Hình 3.1: Vật liệu mang vi khuẩn acid acetic làm từ thân tre 39 Hình 3.2: Nguyên liệu trái điều 41 Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nguyên liệu trái điều 42 Hình 3.4: Tháp lên men trước và sau khi cấy giống vi khuẩn acid acetic 43 Hình 3.5: Hệ thống lên men acid acetic theo phương pháp nhanh 44 ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Hiệu quả tách tanin bằng gelatin 51 Đồ thị 4.2: Đồ thị biểu diễn nồng độ acid acetic (%) do lên men các dịch nước quả điều có hàm lượng tanin còn sót khác nhau 52 Đồ thị 4.3: Đồ thị biểu diễn nồng độ acid acetic từ ngày thứ 4 đế ngày thứ 9 53 Đồ thị 4.4: Nồng độ acid acetic (%) do lên men nhanh theo thời gian 55 Đồ thị 4.5: Độ tích lũy acid acetic theo thời gian 57 Đồ thị 4.6: Nồng độ acid acetic theo phương pháp nhanh và phương pháp chậm 58 Đồ thị 4.7: Đồ thị biểu diễn nồng độ acid acetic theo thời gian ở các lưu lượng lỏng khác nhau 61 Đồ thị 4.8: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lưu lượng lỏng đến kết quả lên men acid acetic theo phương pháp nhanh 62 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC TRANG Phụ lục 1: Phương pháp phân tích xác định nồng độ acid acetic 68 Phụ lục 2: Phương pháp xác định hàm lượng tanin 69 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Acid acetic là một hoá chất có giá trị kinh tế cao, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: công nghiệp tổng hợp hữu cơ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến mủ cao su,… cho nên nhu cầu ngày càng tăng. Ở nước ta hiện nay, việc sản xuất acid acetic chủ yếu chỉ bằng phương pháp truyền thống với qui mô nhỏ phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Với qui mô này thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ở nước ta trong các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến mủ cao su. Vì thế việc tìm kiếm phương pháp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất acid acetic là điều cần thiết. Nguồn nguyên liệu để sản xuất acid acetic rất phong phú như: mật rỉ, nước hoa quả chín, tinh bột, cồn và các loại có chứa cellulose như gỗ,…. Việt Nam là nước nông nghiệp có khí hậu nhiệt đới nên các nguyên liệu này rất dồi dào, đặc biệt là quả điều. Điều được trồng chủ yếu để lấy hạt, nhưng hạt chỉ chiếm 15% khối lượng cả trái điều còn phần trái chiếm tỷ lệ lớn (85%) nhưng không được sử dụng một cách có hiệu quả. Nước ép quả điều có hàm lượng đường, khoáng vi lượng, đa lượng, các vitamin cao rất thích hợp cho các quá trình lên men vi sinh, vì thế có thể dùng để sản xuất acid acetic rất thích hợp. Tuy nhiên, nước điều chứa hàm lượng tanin cao (0,2 – 0,4%) ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật, gây vị chát mạnh cho sản phẩm, cho nên cần phải loại bỏ ra khỏi dịch ép trái điều. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước (nước ép trái điều) và tìm kiếm vật liệu ở trong nước làm chất mang vi khuẩn giấm để thay thế cho gỗ sồi trong phương pháp lên men nhanh, được sự đồng ý của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn tận tình của TS. Trịnh Văn Dũng – giảng viên Trường Đại Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài “nghiên cứu lên men acid acetic bằng dịch ép trái điều” 2 1.2 Mục đích yêu cầu - Khảo sát phương pháp xử lý nguyên liệu: tách tanin ra khỏi dịch ép trái điều bằng gelatin nhằm tìm ra hàm lượng gelatin thích hợp, có hiệu quả trong xử lý nguyên liệu cho quá trình lên men giấm. - Khảo sát lên men giấm từ nước ép trái điều theo phương pháp lên men chậm và lên men nhanh. - Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men giấm theo phương pháp chậm và lên men nhanh. - Khảo sát khả năng thay thế của thân tre làm chất mang vi khuẩn acid acetic. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tính chất và ứng dụng của acid acetic 2.1.1 Các tính chất hoá lý của acid acetic 2.1.1.1 Các tính chất vật lý - Acid acetic (ethanoid acid) có công thức phân tử CH3COOH, khối lượng phân tử 60,5 kg/mol. Nó là một chất lỏng không màu, có mùi hăng, vị chua, có khả năng hút ẩm từ không khí. Nhiệt độ nóng chảy 16,63oC, nhiệt độ sôi 118,1oC, tỷ trọng d20=1,0492, chỉ số khúc xạ nb20=1,3718, độ nhớt ở 20oC là 1,21.10-3 N.s/m2, acid acetic là acid yếu có hằng số phân ly nhiệt động ở 25oC là k=1,75.10-5 - Acid acetic tan trong nước và các dung môi thường (rượu, aceton, cloruafooc,…) với bất kỳ tỷ lệ nào. Và chính nó cũng là dung môi tốt cho nhiều hợp chất hữu cơ (nhựa, tinh dầu,…), đặc biệt acid acetic hòa tan tốt ngay cả cellulose và các hợp chất của nó, tính chất này không có ở các acid cùng dãy đồng đẳng với nó. - Acid acetic có tác dụng phân hủy da, gây bỏng, ăn mòn nhiều kim loại và hợp kim, hòa tan tốt nhiều chất vô cơ. Trong dung dịch acid acetic tồn tại các dạng (CH3COOH)2, (CH3COOH)3, sự tồn tại các phân tử kép như trên là do các liên kết hydro giữa các phân tử với nhau. Khi hòa tan trong nước thì tỷ trọng tăng do giảm thể tích, sự giảm thể tích lớn nhất xảy ra khi cho1 mol acid tác dụng với 2 mol nước, nhận được dung dịch chứa 62,5% acid có công thức CH3COOH.(H2O)2. 2.1.1.2 Tính chất hóa học Các tính chất hóa học của acid acetic được qui định bởi sự có mặt của nhóm cacboxyl trong phân tử. Acid acetic có khả năng trung hoà các bazơ, oxit bazơ, đẩy acid cacbonic ra khỏi muối của nó: CH3COOH à CH3COO- + H+ 2CH3COOH + Ca(OH)2 à (CH3COO)2Ca + 2H2O 4 2CH3COOH + CaO à (CH3COO)2Ca + H2O 2CH3COOH + CaCO3 à (CH3COO)2Ca + CO2ä + H2O Các kim loại tự do có thể thay thế hydro trong acid acetic: CH3COOH + Na à CH3COONa + 1/2H2ä Acid acetic bền với các tác nhân oxi hóa mạnh như cromit, permanganat kali. Tính chất được ứng dụng để tinh chế acid acetic ra khỏi các tạp chất hữu cơ. Hơi acid có thể chịu nhiệt đến 400oC, khi đun nóng quá 420oC thì hơi này bị phân huỷ thành aceton, cacbonic và nước: CH3COOH à (CH3)2CO + CO2 + H2O (to > 420oC) Khi có mặt các muối của acid sunfuric thì hơi acid acetic bị phân huỷ mạnh trên 300oC tạo thành methanol và oxit cacbon: CH3COOH à CH3OH + CO Hơi acid acetic cháy trong không khí với ngọn lửa sáng xanh tạo thành cacbonic và nước: CH3COOH + 2O2 à 2CO2 + 2H2O (xúc tác, to > 300oC) Acid acetic tạo với các acid mạnh thành một hợp chất kép dạng [CH3COOH].X, trong đó X là cation acid, và pha loãng thì phản ứng với acid nitric bốc khói tạo thành diacetylnitric CH3COOH + H2SO4 à[ CH3COOH].[SO4H2] CH3COOH + SO3 àCH2SO3HCOOH 2CH3COOH + HNO3 à( CH3COO)2N(OH)3 Acid acetic tạo với acid hypocloric phức chất có thành phần CH3COOH.HClO4 và 2CH3COOH.HClO4, tạo với bậc ba các muối acid có dạng R3NCH3COOH, đồng thời nó phản ứng với cacbonat amon và xyanua| 5 2CH3COOH + H2NCONH2 à 2CH3CONH2 + H2O + CO2 CH3COOH + H2NCN àCH3CONHCONH2 2.1.2 Ứng dụng của acid acetic 2.1.2 Ứng dụng trong ngành cao su Trong ngành công nghiệp cao su, acid acetic là chất có vai trò quan trọng dùng để đông tụ mủ cao su. Để bảo vệ mủ nước không bị đông đặc trước khi về đến nhà máy chế biến, người ta cho thêm vào mủ nước những chất chống đông, thường là dung dịch NH3. Thời điểm cho amoniac vào mủ là lúc trút mủ vào xô, thùng,….Tuỳ theo chủng loại yêu cầu sản xuất mà ta chọn cách đánh đông khác nhau. Mủ được pha loãng với nước đến nồng độ cao su khô (DRC) khoảng 14%, pH = 7. Tuy nhiên, tùy theo hệ thống máy cán ép mà có thể thay đổi độ pH hoặc DRC theo yêu cầu của từng tấm cao su cán ra. Sau khi đã pha loãng và khuấy trộn mủ, người ta thêm vào một lượng dung dịch acid acetic (có nồng độ 2,5%). Lượng acid acetic được dùng thay đổi từ 3,5 - 10 kg/tấn cao su khô. Trong khi đánh đông phải luôn khuấy dung dịch mủ nước để acid phân tán đều trong mủ. Bọt được vớt đi trước khi cho mủ vào đánh đông. Ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm sản xuất khoảng 172.000 tấn cao su, như vậy lượng acid sử dụng là rất lớn. 2.1.2.2 Ứng dụng trong ngành công nghiệp khác Acid acetic được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất như: làm sản phẩm trung gian để tổng hợp acid monocloacetic, etylacetat, butylacetat, cellulose acetat, aceton, trong công nghiệp cao su (điều chế vinylacetat) tổng hợp nhựa PVA, trong dược phẩm (điều chế aspirin), trong công nghiệp thực phẩm (dùng làm giấm ăn, sản xuất bánh kẹo,…) 6 Khi các ngành công nghiệp thực phẩm và hoá học càng phát triển thì acid acetic càng được sử dụng rộng rãi, nhất là những năm gần đây. Ví dụ như sản xuất màng tơ nhân tạo trên cơ sở acetat cellulose, các chất tẩy màu, thuốc sát trùng, dược phẩm chất thơm, nhựa, sơn, … trên cơ sở các muối và dẫn xuất của nó. Và ngày nay, acid acetic và các dẫn xuất của nó đã được nghiên cứu và ứng dụng cho các ngành công nghệ như sản xuất phim ảnh không cháy, thuỷ tinh không vỡ 2.2 Các phương pháp sản xuất acid acetic Acid acetic được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu bằng bốn phương pháp sau: -Phương pháp hóa học -Phương pháp hóa gỗ -Phương pháp vi sinh -Phương pháp hỗn hợp 2.2.1 Sản xuất acid acetic bằng phương pháp hóa học Từ C2H2 hay C2H5OH, C2H4 tiến hành tổng hợp có xúc tác sẽ thu được acetaldehyt, oxy hóa acetaldehyt nhờ có xúc tác ở nhiệt độ và áp xuất cao sẽ thu được acid acetic à CH3CHO CH3COOH Giai đoạn oxy hoá acetaldehyt thành acid, dùng xúc tác Mangan, to = 50 - 80oC để điều chế acid có hiệu suất cao. Phương ph