Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sửdụng hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết, hội nghị Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa.
113 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba Bể-Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
PHAN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đào Thanh Vân
NGƯỜI THỰC HIỆN
Học viên: Phan Thị Dung - K14TT
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giỳp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó được cảm ơn. Cỏc thụng tin, tài
liệu trỡnh bày trong luận văn này đó được ghi rừ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 thỏng 3 năm 2009
TÁC GIẢ
Phan Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PSG. TS. Đào Thanh Vân - Phó Trưởng
Khoa nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã t ận tình giúp đ ỡ,
hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn
tới các cán bộ thuộc chi nhánh điện Ba Bể - Điện lực Bắc Kạn, các sinh viên
thực tập tốt nghiệp K35TT, K36TT đã giúp đ ỡ tôi trong quá trình chăm sóc và
theo dõi thí nghiệm.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đ ạo Điện lực Bắc
Kạn, chi nhánh điện Ba Bể tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khoá học cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó.
TÁC GIẢ
Phan Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
M ỤC L ỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích 1
3. Yêu cầu 1
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST 3
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chu vi củ trồng 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới 7
1.3.1.1. Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới 7
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới 8
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 9
1.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới 9
1.3.2.2. Một số đặc điểm chung của ngành sản xuất hoa trên thế giới 12
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam 13
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 13
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14
1.4.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 15
1.4.2.3. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
1.4.2.4. Triển vọng của nghề trồng Lily ở nước ta 17
1.4.3. Những thụân lợi, khó khăn và phương hướng
sản xuất hoa ở Việt Nam 17
1.5. Đặc tính sinh vật học, yêu cầu sinh thái và phương pháp
nhân giống của cây hoa lily. 19
1.5.1. Đặc tính sinh vật học của cây hoa lily 19
1.5.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily 21
1.5.3. Thu hoạch và bảo quản hoa lily 24
1.5.4. Nhân giống hoa lily 25
1.6. Những nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá trong sản xuất hoa 26
1.6.1. Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh tr ưởng 26
1.6.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 30
1.7. Đặc điểm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng và
phân bón qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 32
Chương II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 35
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 35
2.2.1. Nội dung 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 37
2.2.3.1. Chỉ tiêu theo dõi 37
2.2.3.2. Phương pháp theo dõi 39
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến
sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne 40
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 40
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa lily sorbonne 42
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của hoa lily sorbonne 44
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily sorbonne 46
3.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily sorbonne 48
3.1.6. Thành phần vầ tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 50
3.1.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền hoa lily sorbonne 52
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST)
đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne. 54
3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 54
3.2.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của
giống hoa lily Sorbonne 55
3.2.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 57
3.2.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily Sorbonne 59
3.2.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 61
3.2.6 Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 63
3.2.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến độ bền hoa lily Sorbonne 64
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
3
chất lượng hoa lily Sorbonne. 66
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 66
3.3.2. Ảnh hưởng của cỡ củ trồng đến số lá cây của giống hoa lily sorbonne
3.3.3. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của giống hoa lily Sorbonne 67
3.3.4. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa
lily Sorbonne 69
3.3.5. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 70
3.3.6. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên các cỡ củ 71
3.3.7. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền giống hoa lily Sorbonne 72
3.4. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm
(tính cho 1 sào/vụ) 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2. Đề nghị 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha) 9
Bảng 1.2: Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng
yêu cầu trong giai đoạn trồng 22
Bảng 1.3: Quy cách củ giống trồng hoa cắt 26
Bảng 1.4: Phân loại các chất điều chỉnh sinh trưởng thực vật 28
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne vụ Thu Đông
năm 2006 - 2007, 2007 – 2008 41
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của
giống hoa lily sorbonne 43
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của hoa lily sorbonne 45
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily sorbonne 47
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu
chất lượng giống hoa lily sorbonne 49
Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne thí nghiệm 51
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền
giống hoa lily sorbonne 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 54
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá
của giống hoa lily Sorbonne 56
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa
giống hoa lily Sorbonne 60
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu
chất lượng giống hoa lily Sorbonne 61
Bảng 3.13: Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne
thí nghiệm 63
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đến độ bền
giống hoa lily sorbonne 64
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily
Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau 66
Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa lily Sorbonne
ở các cỡ củ khác nhau 67
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 68
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa
lily Sorbonne 69
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các chỉ tiêu chất lượng
giống hoa lily Sorbonne 70
Bảng 3.20 : Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne
thí nghiệm 71
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền hoa lily sorbonne 72
Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá của
giống hoa lily Sorbonne 74
Bảng 3.23: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng chế phẩm KTST
của giống hoa lily Sorbonne 75
Bảng 3.24: Sơ bộ hạch toán thu chi khi trồng các cỡ củ khác nhau
của giống hoa lily Sorbonne 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS: Cộng sự
USD: Đô la Mỹ
Euro: Đồng tiền châu Âu
KTST: Kích thích sinh trưởng
Đ/c: Đối chứng
TQ1: Trung Quốc 1
TQ2: Trung Quốc 2
SG: Sông gianh
GA3: Gibberellin
ppm: Phần triệu (parts per million)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong đời sống con người. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử
dụng hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi
thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong
các dịp lễ tết, hội nghị… Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh
thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất
hoa.
Lily là loại hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hương thơm quyến rũ mới
được du nhập và trồng tại nước ta. Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu từ
Hà Lan và phần lớn được trồng trong vụ đông đặc biệt là vụ đông ở các vùng
núi cao phía bắc như: Mộc Châu (Sơn La), Cao Bằng, Lạng Sơn...
Đồn Đèn – Ba Bể là vùng núi cao phía bắc có điều kiện tự nhiên như đất
đai, khí hậu… rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily.
Trong hai năm 2005-2006 tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành thử nghiệm trồng một số
loài hoa tại vùng này, kết quả thấy rằng, các giống hoa cơ bản phù hợp với
điều kiện sinh thái của địa phương, đặc biệt là hoa Lily, có hoa to, màu sắc
đẹp, mùi thơm giữ được lâu và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Do đó tỉnh
có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Lily ở những vùng có điều kiện sinh
thái phù hợp.
Tuy nhiên, Lily là giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật trồng,
chăm sóc, nhất là chu vi củ trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây...
chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi
triển khai đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn” làm cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc mở rộng sản xuất hoa Lily tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. Mục đích
Xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất, chất
lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn.
3. Yêu cầu
- Xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng và phát triển
của giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Xác định chế phẩm kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt đến sinh
trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
- Xác định được chu vi củ trồng cho năng suất và chất lượng cao nhất của
giống hoa lily sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thu thập được những
kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực
hiện một đề tài khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Xác định được một số biện pháp kỹ
thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa lily tại Ba Bể.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng trọt
có thu nhập cao tại Ba Bể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng dưới dạng khí: CO2 , O2 , SO2 ... đặc biệt là lá cây - các chất này được
hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể
thực hiện được, tuy nhiên khả năng hấp thu sẽ khó khăn hơn.
Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp
sau:
- Tầng đất mặt nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn
chế.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố trung
lượng như: Mg, S và vi lượng yêu cầu với liều lượng nhỏ, phương pháp dinh
dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của cây được sử dụng 2-3
lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút có thể hấp thụ ngay do vậy rất có hiệu
quả điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng (ngay cả đối với nguyên tố đa
lượng như: Đạm, kali) của cây khi chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng sang sinh trưởng sinh thực.
- Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, có
thể 90% so với 40-50% với đạm khi bón vào đất do đó hạn chế ô nhiễm đất và
nước ngầm.
- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện
tượng đối kháng ion giữa K+ và Mg+, khi đó dinh dưỡng vào đất không có
hiệu quả thậm chí còn làm cho cây chết do mất cân bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các nguyên tố
đó trong nông sản. Do đó dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong trường
hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khoáng chất trong nông sản, cải thiện chất
lượng nông sản là vấn đề đang được nhân loại cũng như các nhà dinh dưỡng
cây trồng quan tâm.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST
Ở thực vật bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào đều được điều
chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hormon trong chúng. Chính vì vậy sự cân bằng
giữa các hormon trong cây có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể chia
thành 2 loại đó là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hormon.
* Sự cân bằng chung:
Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở 2 nhóm phytohormon
có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và
nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xác định trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong quá trình phát triển cá thể của cây từ khi cây sinh ra cho đến khi
cây chết đi thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hưởng các
chất kích thích giảm dần và ảnh hưởng của chất ức chế tăng dần.
* Sự cân bằng riêng:
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ
quan khác như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự ch ín... đ ều được đ iều
chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ và chồi được điều chỉnh bởi tỷ lệ giữa Auxin v à Xytokinin
trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn
và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ
Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu
thế ngọn...
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định
được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều
chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh
Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994)[16].
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chu vi củ trồng
Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại. Vảy hình cầu dẹt, hình trứng dài, hình elip... Chất đất, kỹ
thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái thân. Kích
thước của thân vảy tuỳ thuộc vào các loài, giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi
6cm, nặng 7 – 8 gam, loại to chu vi 24 – 25cm, nặng trên 100gam, loại đặc
biệt chu vi 34 – 35cm, nặng 350gam.
Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ: giống lily
thơm chu vi thân vảy là 9 – 11cm có 1 – 2 nụ, chu vi thân vảy là 12 – 14cm có
từ 2 – 4 nụ, chu vi thân vảy là 14 – 16cm có trên 4 nụ. Các giống tạp giao
Phương Đông và tạp giao châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với chu vi thân
vảy...(Đặng Văn Đông – Đinh Thế Lộc)[7].
Theo Lin Line (1970) số lượng vảy tỷ lệ thuận với số lá và số hoa. Số
vảy càng nhiều thì số lá và số hoa càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì
tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan
sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn.
Việc lựa chọn củ giống to nhỏ phụ thuộc vào chất lượng của hoa mà ta
cần. Theo nguyên tắc thông thường, củ giống càng nhỏ thì nụ hoa trên mỗi
cành càng ít, thân càng ngắn thì cây càng nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
6
Trong điều kiện thích hợp, tức là trong thời kỳ sinh trưởng của thực vật
mà có ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thấp vừa đủ thì tốt nhất trồng củ giống hoa
lily loại nhỏ nhất. Nếu thời kỳ trồng là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3
năm sau, do ánh sáng thiếu và ngắn (mùa đông) hoặc ở giai đoạn nhiệt độ quá
cao (mùa hè) thì nên chọn loại củ giống hơi to một chút. Chúng ta nên chú ý
đến một số loại giống trong hệ lai châu Á và hệ lai Đông Phương nếu trồng củ
giống to quá sẽ có nguy cơ bị cháy lá. Bảng dưới đây sẽ thể hiện cỡ củ giống
trong từng hệ hoa lily
Hệ lai châu Á 9-10cm, 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ lai Đông
Phương
12-14cm, 14-16cm, 16-18cm, 18-20cm, 20-22cm, 22cm và
lớn hơn
Hệ lai
Longiflorum
10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn
Hệ L/A 10-12cm, 12-14cm, 14cm và lớn hơn
(Trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu – Trung tâm hoa thế giới)
1.2. Cơ sở thực tiễn
Bắc Kạn là tỉnh miền nú i, vùng cao nằm ở phía Bắc Việt Nam, có đ ịa
hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 500-600m, đặc biệt có một
số vùng có độ cao từ 700-1000m so với mặt biển như ở các huyện Ngân Sơn,
Ba Bể, Chợ Đồn...
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, á nhiệt đới và một số khu vực
mang đặc tính ôn đới, mùa đông đến sớm, mùa mưa đến muộn.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 485.943 ha. Trong đó: Đất Nông
nghiệp: 37.798 ha chiếm 7,78%, đất Lâm nghiệp: 333.059 ha, chiếm 68,53%,
còn lại là đất khác (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2007)[5].
Số hóa bởi Trun