Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
phát triển chăn nuôi trâu, bò. Tỉnh đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi là
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, toàn diện vững chắc, ưu tiên những
loại gia súc ăn cỏ có khả năng thích ứng cao với địa hình bãi chăn thả và
nguồn thức ăn đa dạng, đặc biệt là phát triển bò sữa, bò thịt chất lư ợng cao,
phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi đạt từ 30-35% trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Do có cơ chế chính sách thích hợp và việc áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi số lượng đàn trâu, bò tăng bình quân
hằng năm: trâu 2,9%, bò 5,8% [22] Chăn nuôi trâu, bò ngoài cung cấp thịt,
sữa, sức kéo, còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình, nhiều hộ
đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu bò. Song song với việc phát triển đàn trâu
bò, việc phòng và trị bệnh cũng luôn được coi trọng. Trong khi một số các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt
thán . đã được khống chế thì bệnh tiêu chảy ít được quan tâm cho nên đã gây
thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trâu bò, nhất là bê, nghé. Theo số
liệu dịch tễ của Chi cục Thú y tỉnh từ năm 2005-2007 [1] số bê, nghé bị tiêu
chảy trung bình hằng năm trên 2.000 con trong đó tỷ lệ chết là 8,30%/ năm
trong số con bị mắc bệnh.
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở bê, nghé nói riêng là một
hiện tượng bệnh lý rất phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân, bao gồm các nhân tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi gây ra các
stress cho cơ thể như: chăm sóc, quản lí kém, thời tiết. và do bản thân con
vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho việc xâm nhập các vi sinh vật gây
bệnh vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hoá dẫn tới
sự nhiễm khuẩn loạn khuẩn. Theo Lê Minh Chí (1995) [2] thì ở bê, nghé 70 -80% tổn thất trong thời kỳ nuôi dưỡng và 80 - 90% trong số đó là hậu
quả của bệnh tiêu chảy gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở bê,
nghé như: E. coli, Salmonella, C. perfringens, Streptococcus . Trong
đó vi khuẩn E. coli đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là
một trong các nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh
tiêu chảy ở bê, nghé.
Vì vậy nghiên cứu xác định dịch tễ của bệnh để có một cách nhìn tổng
quát về nguyên nhân gây bệnh theo mùa, tuổi có liên quan đến bệnh đồng thời
đề ra những biện pháp phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong
những năm gần đây việc dụng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị
bệnh tiêu chảy ở bê, nghé không được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ,
phần lớn phụ vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tuỳ tiện
của người chăn nuôi dẫn tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiệu
quả điều trị không cao, thậm chí còn một số thuốc không còn tác dụng.
Như vậy, đã có hiện tượng một số vi khuẩn chính gây bệnh trong đó có
E. coli đã kháng lại kháng sinh dùng để điều trị. Để góp phần hạn chế
thiệt hại bệnh tiêu chảy do v i khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé và giải
quyết yêu cầu cấp thiếp cho chăn nuôi trâu, bò ở địa phương chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ , yếu
tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé
tại S ơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị".
110 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại sơn la và thử nghiệm phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỪ VĂN TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI
SƠN LA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỪ VĂN TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI
SƠN LA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất cứ cong trình
nghiên cứu nào khác.Các tài liệu tham lhaor trích dẫn đều được ghi tên tác giả
và tên tài liệu trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn
Lừ Văn Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên,
Viện Thú y, Chi cục Thú y Sơn La đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn: GS.TS. Cù Hữu Phú; TS. Nguyễn Văn Sửu đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Bộ môn Vi trùng Viện Thú y, cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức
Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, đặc biệt là KS. Lò Văn Tăng Chi cục trưởng Chi
cục Thú y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn trạm Thú y, cán bộ Thú y xã thuộc các
huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Sông Mã đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Để góp phần thực hiện thành công luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ đáng kể của gia đình và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn
Lừ Văn Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 4
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn 4
1.1.2. Nguyên nhân do vi rút 6
1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng 6
1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu 7
1.1.5. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật 8
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê, nghé 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 14
1.3. Một số đặc tính của Vi khuẩn E. coli 16
1.3.1. Đặc tính về hình thái 16
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy 16
1.3.3. Đặc tính sinh hoá 18
1.3.4. Sức đề kháng 18
1.3.5. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli 19
1.3.5.1. Kháng nguyên O (Somatic-kháng nguyên thân) 19
1.3.5.2. Kháng nguyên H (flagellar-kháng nguyên lông) 20
1.3.5.3. Kháng nguyên K (Capsular-kháng nguyên bề mặt) 21
1.3.5.4. Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc) 21
1.3.5.5. Kháng nguyên K (Fimbriae-kháng nguyên bám dính) 22
1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.4.1. Các yếu tố không phải là độc tố 24
1.4.1.1. Khả năng bám dính của vi khuẩn 24
1.4.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn 26
1.4.1.3. Khả năng dung huyết 26
1.4.1.4. Khả năng kháng kháng sinh 27
1.4.1.5. Yếu tố kháng khuẩn của vi khuẩn 30
1.4.2. Độc tố-yếu tố gây bệnh của vi khuẩn 30
1.4.2.1. Ngoại độc tố (Exotoxin) 30
1.4.2.2. Nội độc tố (Endotoxin) 31
1.5. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli 33
1.6. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra ở bê, nghé 36
1.6.1. Triệu chứng 36
1.6.2. Bệnh tích 37
1.6.3. Chẩn đoán bệnh 37
1.6.4. Phòng bệnh 38
1.6.5. Điều trị bệnh 39
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
40
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 40
2.2.1. Mẫu bệnh phẩm 40
2.2.2. Môi trường, hoá chất, dụng cụ và động vật thí nghiệm 40
2.2.2.1. Các loại hoá chất môi trường 40
2.2.2.2. Động vật dùng cho thí nghiệm 41
2.2.2.3. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E.
coli phân lập được
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
2.2.2.4. Các loại hoá chất và môi trường dùng trong phản ứng PCR 41
2.2.2.5. Máy móc thiết bị 41
2.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.3.1. Điều tra hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé nuôi tại Sơn La 41
2.3.2. Nuôi cấy phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli gây
bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
42
2.3.3. Xác định đặc tính sinh vật, hoá học các chủmg vi khuẩn E. coli
phân lập được
42
2.3.4. Xác định serotype vi khuẩn E. coli phân lập được 42
2.3.5 Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 42
2.3.6. Xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được trên động
vật thí nghiệm
42
2.3.7. Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được
42
2.3.8. Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi
khuẩn gây ra tại Sơn La
42
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 42
2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 42
2.4.1.2. Các phương pháp đo lường trong dịch tễ 42
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 43
2.4.3. Phương pháp phân lập và xác định của vi khuẩn E. coli 43
2.4.3.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli 43
2.4.3.2. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn E. coli 45
2.4.3.3. Giám định một số đặc tính sinh hoá chủ yếu của các chủng E. coli
phân lập được
45
2.4.3.4. Xác định type của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
2.4.3.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
2.4.4. Phương pháp xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập
được trên động vật thí nghiệm
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2.4.5. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
các chủng E. coli phân lập được
51
2.4.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do
vi khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La
52
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại
Sơn La
53
3.1.1. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại Sơn La 53
3.1.2. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi tại
Sơn La
55
3.1.3. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa tại
Sơn La
58
3.1.4. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy tại Sơn La 60
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy bê, nghé tại
Sơn la
61
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé bị tiêu chảy
và bình thường
61
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ một số loại bệnh phẩm bê,
nghé bị chết do tiêu chảy
63
3.2.3. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli ở phân bê, nghé bị tiêu
chảy và bình thường
64
3.3. Kết quả giám định đặc tính sinh vật hoá học của các chủng E.
coli phân lập được
65
3.4. Kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được 66
3.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân
lập được
69
3.5.1. Xác định khả năng dung huyết 69
3.5.2. Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố chịu nhiệt và không 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chịu nhiệt của một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
3.5.3. Kết quả xác định yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli phân
lập được
71
3.5.4. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng E. coli phân
lập được
72
3.6. Kết quả xác định độc lực vi khuẩn E. coli phân lập được bằng
tiêm truyền chuột bạch
73
3.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli phân
lập được với một số loại kháng sinh
76
3.8. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi
khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La
77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
4.1. Kết luận 80
4. 2. Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng việt 83
B. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1. Các serotype và yếu tố gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn E. coli
ở bò, bê
13
Bảng 2.1. Chu trình của phản ứng PCR 50
Bảng 3.1. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy tại một số địa bàn Sơn La
54
Bảng 3.2. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy theo lứa tuổi tại một số địa bàn Sơn La
55
Bảng 3.3. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy theo mùa tại một số địa bàn Sơn La
59
Bảng 3.4. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy tại Sơn La 61
Bảng 3.5. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé tiêu
chảy và bình thường tại Sơn La
62
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ một số nội tạng bê,
nghé chết do tiêu chảy tại Sơn La
64
Bảng 3.7. Kết quả xác định biến động số lượng vi khuẩn E. coli ở
phân bê, nghé bị tiêu chảy và bình thường
65
Bảng 3.8. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
66
Bảng 3.9. Kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được tại
Sơn La
68
Bảng 3.10. Kết qủ xác định khả năng gây dung huyết của vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
69
Bảng 3.11. Kết quả xác định độc tố đường ruột các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
70
Bảng 3.12. Kết quả xác định yếu tố bám dính vi khuẩn E. coli phân 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
lập được
Bảng 3.13. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được
72
Bảng 3.14. Các yếu tố gây bệnh các chủng vi khuẩn E. coli được lựa
chọn để thử độc lực
74
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực một số chủng vi khuẩn E. coli
trên chuột bạch
75
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli
phân lập được với một số loại kháng sinh
77
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thực nghiệm một số phác đồ điều trị
bệnh tiêu chảy bê, nghé tại Sơn la
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi 56
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa 58
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được 67
Biểu đồ 3.4. So sánh các yêu tô gây bệnh trong các chủng vi khuẩn E.
coli phân lập được
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN : Acid Deboxy nucleic
AEEC : Adhereneia Enteropathogenic E. coli
AMP : Adenosine Monophosphate
ATP : Adenosin Triphosphate
BHI : Brai-heart infusion
Colv : Colicin V
C. perfrigens : Clostridium perfringens
E. coli : Escherichia coli
EMB : Eosin Methylene Blue Agar
EPEC : Enteropathogenic E. coli
ETEC : Eneterotoxigenic E. coli
ETEE : Enterotoxinic E. coli
F : Fimbriae
GTP : Guanosin 5-Triphosphate
Hly : Heamolyzin
LT : Heat-Labile-Toxin
LTa : Heat-Labile-Toxin a
LTb : Heat-Labile-Toxin b
NTEC : Nectrotoxigenic E. coli
PCR : Polymerase Chain Reaction
TLCTLT : Tỷ lệ chết theo lứa tuổi
TLTCTLT : Tỷ lệ tiêu chảy theo lứa tuổi
ST : Heat-Stable-Toxin
VTEC : Verotoxigenic E. coli
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
phát triển chăn nuôi trâu, bò. Tỉnh đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi là
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, toàn diện vững chắc, ưu tiên những
loại gia súc ăn cỏ có khả năng thích ứng cao với địa hình bãi chăn thả và
nguồn thức ăn đa dạng, đặc biệt là phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao,
phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi đạt từ 30-35% trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Do có cơ chế chính sách thích hợp và việc áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi số lượng đàn trâu, bò tăng bình quân
hằng năm: trâu 2,9%, bò 5,8% [22] Chăn nuôi trâu, bò ngoài cung cấp thịt,
sữa, sức kéo, còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình, nhiều hộ
đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu bò. Song song với việc phát triển đàn trâu
bò, việc phòng và trị bệnh cũng luôn được coi trọng. Trong khi một số các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt
thán ... đã được khống chế thì bệnh tiêu chảy ít được quan tâm cho nên đã gây
thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trâu bò, nhất là bê, nghé. Theo số
liệu dịch tễ của Chi cục Thú y tỉnh từ năm 2005-2007 [1] số bê, nghé bị tiêu
chảy trung bình hằng năm trên 2.000 con trong đó tỷ lệ chết là 8,30%/ năm
trong số con bị mắc bệnh.
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở bê, nghé nói riêng là một
hiện tượng bệnh lý rất phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân, bao gồm các nhân tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi gây ra các
stress cho cơ thể như: chăm sóc, quản lí kém, thời tiết... và do bản thân con
vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho việc xâm nhập các vi sinh vật gây
bệnh vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hoá dẫn tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
sự nhiễm khuẩn loạn khuẩn. Theo Lê Minh Chí (1995) [2] thì ở bê, nghé 70 -
80% tổn thất trong thời kỳ nuôi dưỡng và 80 - 90% trong số đó là hậu
quả của bệnh tiêu chảy gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở bê,
nghé như: E. coli, Salmonella, C. perfringens, Streptococcus ... Trong
đó vi khuẩn E. coli đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là
một trong các nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh
tiêu chảy ở bê, nghé.
Vì vậy nghiên cứu xác định dịch tễ của bệnh để có một cách nhìn tổng
quát về nguyên nhân gây bệnh theo mùa, tuổi có liên quan đến bệnh đồng thời
đề ra những biện pháp phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong
những năm gần đây việc dụng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị
bệnh tiêu chảy ở bê, nghé không được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ,
phần lớn phụ vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tuỳ tiện
của người chăn nuôi dẫn tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiệu
quả điều trị không cao, thậm chí còn một số thuốc không còn tác dụng.
Như vậy, đã có hiện tượng một số vi khuẩn chính gây bệnh trong đó có
E. coli đã kháng lại kháng sinh dùng để điều trị. Để góp phần hạn chế
thiệt hại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé và giải
quyết yêu cầu cấp thiếp cho chăn nuôi trâu, bò ở địa phương chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu
tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé
tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị".
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé.
- Phân lập, giám định đặc tính, vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli
trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La.
- Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi khuẩn
E. coli gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy do vi khuẩn
E. coli gây ra ở bê, nghé trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đồng thời xác định được
nguyên nhân chính gây bệnh để có cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp
phòng trị hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé.
- Xây dựng và áp dụng quy trình phòng chống bệnh tiêu chảy bê, nghé
phù hợp với điều kiện ở Sơn La, góp phần thúc đẩy chăn nuôi trâu bò phát
triển về cả số lượng và chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng này tuỳ theo đặc điểm, tính chất diễn
biến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh, tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân
chính mà nó được gọi theo nhiều tên khác nhau: chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hoá, Colibacillosis…
Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến rất
nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, ký sinh trùng,
vi khuẩn, vi rút trong đó có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là
nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rõ ràng nguyên nhân gây tiêu chảy là
rất khó khăn. Cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả
của nó cũng là gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối
cùng là quá trình nhiễm khuẩn (Trịnh Văn Thịnh, 1964) [28], (Hồ Văn Nam
và cộng sự, 1997) [11]. Dù nguyên nhân nào thì tiêu chảy cũng dẫn đến triệu
chứng chung là: tiêu chảy, mất nước, mất chất điện giải, suy kiệt, nếu trầm
trọng dễ bị trụy tim mạch và có thể chết.
Bằng nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, người ta đã tìm ra những nguyên
nhân chính gây hội chứng tiêu chảy ở bê nghé, bao gồm:
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của bê, nghé nói riêng có
rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có
lợi cho cơ thể vật chủ. Dưới tác động của sự bất lợi nào đó, trạng thái cân
bằng của khu hệ vi sinh vật trong đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một
loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột
bị rối loạn, hậu quả là bê, nghé bị ỉa chảy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Fetisova K, (1989) [51], Contrepois M, (1990) [43] đã nghiên cứu hội
chứng viêm dạ dày, ruột ở bê sơ sinh và vai trò của E. coli và Salmonella
trong bệnh viêm dạ dày, ruột ở bê.
Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [11] khi nghiên cứu trâu bị ỉa chảy, đã
cho thấy: thấy số lượng vi khuẩn thường gặp trong phân trâu như: E. coli,
Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus tăng lên rất rõ so với
bình thường, nhất là trâu già và nghé bị bệnh.
Nguyễn Ngã và cộng sự (2000) [15] qua theo dõi 425 bê, nghé dưới 12
tháng tuổi tại 2 tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận cho thấy có 115 bê, nghé bị ỉa
chảy (26,71%) chủ yếu tập trung vào tháng 9-10 và tháng 4-5 và ở bê, nghé 1-
9 tháng tuổi. Xác định lượng vi khuẩn trong phân bê, nghé ỉa chảy cho thấy
nhiều gấp 3 lần so với bê, nghé khoẻ mạnh. Phân lập và giám định vi khuẩn
trong 189 mẫu phân ỉa chảy cho thấy có 4 loài chính: E.coli, Salmonella,
Klebsienlla và Shigella, trong đó cao nhất là E. coli (72,48%) và Salmonella
(51,32%).
Nguyễn Văn Quang (2004) [20] khi nghiên cứu vai trò của Salmonella
và E. coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê đã cho biết khi bò, bê bị tiêu
chảy E. coli và Salmonella bội nhiễm với số lượng cao (vi khuẩn /1g phân).
E. coli gấp 3 lần, Salmonella gấp 1, 98 lần.
Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [23] khi nghiên cứu ở 3 tỉnh miền núi
phía Bắc đã kết luận: vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. Perfringens thấy ở
bê, nghé bị tiêu chảy cao hơn bê, nghé ở trạng thái bình thường.
Trương Văn Quang và cộng sự (2006) [21] khi bê nghé bị tiêu chảy thì
số lượng và tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mang các yếu gây
bệnh và sản sinh độc tố tăng rất cao so với bê nghé bình thường. Điều này
khẳng định vi khuẩn E. coli có vai trò đặc biệt quan trọng và thực sự là tác
nhân làm cho qu