Luận văn Nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho Công ty TNHH Đại Thành tỉnh Tiền Giang
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với tốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản. được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu của con người. Nhưng chính quá trình sản xuất đã gây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ con người, làm cho môi trường suy thoái do chất thải sản xuất không được quan tâm và xử lý đúng mức. Trong đó nghành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thủy sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị Công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các nghành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường. Theo báo cáo: “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản ” thì tác động gây hại cho môi trường được xác định tổng lượng chất thải rắn ( đầu, xương, da , vây, vẩy ) ước tính khoảng 200.000 tấn/ năm. Số liệu điều tra cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể đông lạnh >4 tấn. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu ( lúc mcá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến ít dẫn đến chế biến ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải ) .kết hợp của hai yêis tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều lúc quá ít chất thải, đó cũng là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp. Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường bên trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ngoài ra nước thải của nghành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rữa , và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến sự phát triển bền vững của nghành. Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của nghành đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khỏe nhân dân, người lao động và những người sản xuất ra vật nguyên liệu cho nhà máy thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường qui định. Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hơn, đầu tư thiết bị xử lý chất thải thực hành tiết kiệm nước , năng lượng nhằm giảm thiểu chất thải cần xử lý. Sản xuất sạch hơn là một công cụ giúp giải quyết ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Công ty TNHH Đại Thành là một trường hợp cụ thể cần áp dụng SXSH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van dai thanh hoan chinh nhu.doc
- BIA LOT.DOC
- BIA LOT.pdf
- BIA.DOC
- BIA.pdf
- luan van dai thanh hoan chinh nhu.pdf