Đề tài được hình thành với mục tiêu nghiên cứu về mô hình VCSI và áp dụng mô hình này vào việc đánh giá và xếp hạng mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.
Dựa vào mô hình VCSI do tác giả Lê Văn Huy đề xuất, công cụ SERQUAL và bộ tiêu chuẩn TCN 86-168:2006 của bộ bưu chính viễn thông,
128 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự hài lòng của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP.HOÀ CHÍ MINH
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA
KHOA QUAÛN LYÙ COÂNG NGHIEÄP
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC
NGHIEÂN CÖÙU SÖÏ HAØI LOØNG CUÛA
NGÖÔØI TIEÂU DUØNG ÑOÁI VÔÙI CAÙC NHAØ CUNG CAÁP DÒCH VUÏ THOÂNG TIN DI ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM
Sinh vieân : Vaên Thieân Quoác Duõng
MSSV : 70203536
GVHD : TS. Nguyeãn Thieân Phuù
Tp.HCM, 12/2006
Đại học quốc gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------- ----------------
Số:………………/BKĐT
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN: TÀI CHÍNH
HỌ VÀ TÊN: VĂN THIÊN QUỐC DŨNG MSSV: 70203536
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL02BK03
Đầu đề luận văn:
“NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỐI VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM”
Nhiệm vụ luận văn:
Nghiên cứu về mô hình VCSI và áp dụng mô hình này vào việc đánh giá và xếp hạng mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.
Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 17/09/2007
Ngày hoàn thành: 28/12/2007
Họ và tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
Ts. Nguyễn Thiên Phú 100%
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua khoa
Ngày tháng năm 2007
CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ): __________________________
Đơn vị: __________________________________________
Ngày bảo vệ: ____________________________________
Điểm tổng kết: ____________________________________
Nơi lưu trữ luận văn: _______________________________
LỜI CẢM ƠN
********
Sau gần 5 năm ngồi trên ghế giảng đường Đại học, kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt sẽ là hành trang quý báu cho chúng em bước vào cuộc sống. Trước khi rời khỏi giảng đường đại học, em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong khoa Quản lý công nghiệp. Cảm ơn thầy cô đã giáo dục chúng em trở thành những người công dân tốt cho xã hội.
Đặc biệt, trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy Nguyễn Thiên Phú. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Tài chính- Khoa Quản lý công nghiệp đã tạo điều kiện tốt để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân và các bạn sinh viên Khoa Quản lý công nghiệp đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực hiện đề tài.
Kính chúc các thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
Văn Thiên Quốc Dũng
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài được hình thành với mục tiêu nghiên cứu về mô hình VCSI và áp dụng mô hình này vào việc đánh giá và xếp hạng mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.
Dựa vào mô hình VCSI do tác giả Lê Văn Huy đề xuất, công cụ SERQUAL và bộ tiêu chuẩn TCN 86-168:2006 của bộ bưu chính viễn thông, bộ thang đo của nghiên cứu đã được xây dựng với 7 yếu tố và 29 biến quan sát: Các yếu tố nguyên nhân là (1) hình ảnh thương hiệu, (2) chất lượng mong đợi, (3) chất lượng cảm nhận, (4) giá trị cảm nhận; yếu tố trung tâm là (5) sự thỏa mãn của khách hàng và yếu tố kết quả là (6) sự phàn nàn và (7) lòng trung thành của khách hàng.
Thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu là 287. Kết quả phân tích dữ liệu đã thực hiện được việc kiểm định những biến không phù hợp và đã xây dựng được bộ thang đo sau cùng của nghiên cứu với 7 yếu tố và 23 biến đo lường. Nghiên cứu còn đồng thời chỉ ra rằng trong các yếu tố nguyên nhân, yếu tố chất lượng cảm nhận là có tác động tích cực nhất lên sự hài lòng của khách hàng. Về mặt đo lường, nghiên cứu cũng đã thực hiện được việc đánh giá và xếp hạng mức độ hài lòng của người tiêu dùng với các vị trí lần lượt từ cao nhất đến thấp nhất là: Mobifone, Vinaphone, Viettel, Sphone, EVNTelecom và HT Mobile.
Nghiên cứu có một vài hạn chế về cỡ mẫu cũng như kỹ thuật phân tích nhưng kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở tham khảo để đề xuất một số kiến nghị trong hoạch định chính sách cũng như quản trị dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành thông tin di động Việt Nam trước khi mở cửa thị trường để hội nhập.
MỤC LỤC
Nhiệm vụ của luận văn
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách bảng biểu vi
Danh sách hình vẽ viii
Danh sách các chữ viết tắt ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
Lý do hình thành đề tài. 1
Mục tiêu của đề tài. 2
Phạm vi giới hạn. 2
Ý nghĩa thực tiễn. 3
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VIỆT NAM 4
Tổng quan về thị trường. 4
Tốc độ tăng trưởng 5
Thị phần các nhà cung cấp 5
Đối tượng sử dụng 6
Công nghệ sử dụng 6
Các loại hình dịch vụ 7
Sự canh tranh bằng khuyến mãi 8
Sự quản lý của nhà nước 9
Sơ lược về các các nhà cung cấp dịch vụ. 10
Vinaphone 10
Mobifone 10
Viettel 11
Sphone 12
EVNtelecom 13
HT Mobile 14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15
Định nghĩa dịch vụ và chất lượng dịch vụ. 15
Định nghĩa dịch vụ. 16
Định nghĩa chất lượng dịch vụ. 16
Các cách đánh giá chất lượng dịch vụ. 17
Sự thỏa mãn chất lượng dịch vụ. 18
Đo lường chất lượng dịch vụ. 19
Sự than phiền và lòng trung thành 20
Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng VCSI 22
Nguồn gốc và việc sử dụng chỉ số hài lòng khách hàng. 22
Mục tiêu của việc sử dụng chỉ số hài lòng khách hàng. 22
Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng của một số nước 23
Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng của Việt Nam. 27
Phương pháp đo lường. 29
Lý do sử dụng mô hình. 30
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
Chọn phương pháp. 32
Quy trình nghiên cứu 33
Phương pháp nghiên cứu 34
Nghiên cứu định tính 34
Nghiên cứu định lượng 34
Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin. 35
Thông tin thứ cấp. 35
Thông tin sơ cấp. 35
Xây dựng bộ thang đo. 36
Thang đo dự kiến 36
Bảng câu hỏi dự kiến. 40
Thiết kế mẫu. 40
Phương pháp và công cụ thu thập thông tin. 44
Thiết kế bảng câu hỏi. 45
Quy trình thiết kế. 46
Nghiên cứu định tính 46
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi 50
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh 52
Phương pháp phân tích dữ liệu. 56
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 57
Thống kê mô tả dữ liệu. 57
Mô tả khung mẫu 58
Các yếu tố nhân khẩu học 60
Các yếu tố sử dụng 62
Các yếu tố đo lường của mô hình VCSI. 64
Kiểm định bộ thang đo. 73
Kiểm định độ tin cậy 73
Phân tích nhân tố 75
Kết quả thống kê mô tả các yếu tố VCSI sau kiểm định 78
Phân tích hồi quy 83
Phân tích sự khác biệt. 86
Sự khác biệt theo nhà cung cấp dịch vụ. 86
Sự khác biệt theo loại hình thuê bao. 87
Sự khác biệt theo độ tuổi. 88
Sự khác biệt theo giới tính. 89
Sự khác biệt theo mức thu nhập. 89
Sự khác biệt theo nghề nghiệp. 90
Tổng hợp sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau 92
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 93
Tóm tắt kết quả nghiên cứu. 93
Kết luận. 96
Hạn chế của nghiên cứu. 97
Kiến nghị. 97
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 102
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam 5
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ điện thoại di động TCN 68-186: 2006 9
Bảng 3.1: Các yếu tố cần đo lường của mô hình VCSI 30
Bảng 3.2: Thống kê chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng trong lĩnh vực
thông tin di động của Mỹ. 31
Bảng 4.1: Thang đo dự kiến yếu tố cá nhân 37
Bảng 4.2: Thang đo dự kiến yếu tố sử dụng 37
Bảng 4.3: Thang đo dự kiến yếu tố nhận diện hình ảnh thương hiệu 38
Bảng 4.4: Thang đo dự kiến yếu tố chất lượng mong đợi 38
Bảng 4.5: Thang đo dự kiến yếu tố chất lượng cảm nhận 39
Bảng 4.6: Thang đo dự kiến yếu tố giá trị cảm nhận 39
Bảng 4.7: Thang đo dự kiến yếu tố mức độ hài lòng 40
Bảng 4.8: Các phương pháp chọn mẫu 41
Bảng 4.9: Khung mẫu dự kiến 42
Bảng 4.10: Các câu hỏi và thang đo đưa vào khảo sát yếu tố sử dụng 52
Bảng 4.11: Các câu hỏi và thang đo đưa vào khảo sát các yếu tố mong đợi 52
Bảng 4.12: Các câu hỏi và thang đo đưa vào khảo sát các yếu tố cảm nhận 54
Bảng 4.13: Các câu hỏi và thang đo đưa vào khảo sát yếu tố thông tin cá nhân 56
Bảng 5.1: Khung mẫu thực tế thu thập được 58
Bảng 5.2: Xếp hạng các nhà cung cấp dịch vụ theo 7 yếu tố của mô hình VCSI. 65
Bảng 5.3: Giá trị trung bình của các yếu tố hình ảnh thương hiệu theo nhà cung cấp 66
Bảng 5.4: Giá trị trung bình của các yếu tố chất lượng mong đợi theo nhà cung cấp 68
Bảng 5.5: Giá trị trung bình của các yếu tố chất lượng cảm nhận theo nhà cung cấp 69
Bảng 5.6: Giá trị trung bình của các yếu tố giá trị cảm nhận theo từng nhà cung cấp 70
Bảng 5.7: Giá trị trung bình của các yếu tố mức độ hài lòng theo từng nhà cung cấp 71
Bảng 5.8: Giá trị trung bình của yếu tố mức độ than phiền với nhà cung cấp 72
Bảng 5.9: Giá trị trung bình của yếu tố mức độ trung thành với nhà cung cấp 72
Bảng 5.10: tổng hợp kết quả phân tích Cronbach Alpha 74
Bảng 5.11: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố. 76
Bảng 5.12: KMO and Bartlett’s Test. 78
Bảng 5.13: Thống kê giá trị trung bình của các yếu tố 78
Bảng 5.14: Phân tích hồi quy- Model Summary với biến phụ thuộc là
mức độ hài lòng 83
Bảng 5.15: Các thông số của phương trình hồi quy với biến quả là Chi so hai long 84
Bảng 5.16: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo nhà cung cấp dịch vụ 86
Bảng 5.17: Tổng hợp sự khác biệt theo nhà cung cấp dịch vụ 86
Bảng 5.18: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo nhà cung cấp dịch vụ 87
Bảng 5.19: Tổng hợp sự khác biệt theo nhà cung cấp dịch vụ 87
Bảng 5.20: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo độ tuổi 88
Bảng 5.21: Tổng hợp sự khác biệt theo độ tuổi 88
Bảng 5.22: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo giới tính 89
Bảng 5.23: Tổng hợp sự khác biệt theo giới tính 89
Bảng 5.24: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo mức thu nhập 89
Bảng 5.25: Tổng hợp sự khác biệt theo mức thu nhập 90
Bảng 5.26: Thống kê chỉ số phân tích sự khác biệt theo nghề nghiệp 90
Bảng 5.27: Tổng hợp sự khác biệt theo nghề nghiệp 91
Bảng 5.28: Tóm tắt kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng. 92
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình chất lượng nhận thức được 18
Hình 3.2: Các cấp độ mong đợi và mức độ thỏa mãn của khách hàng 19
Hình 3.3: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Mỹ 24
Hình 3.4: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU. 24
Hình 3.5: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Trung Quốc 25
Hình 3.6: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Malaysia 25
Hình 3.7: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Hồng Kông 26
Hình 3.8: Mô hình lý thuyết chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Việt Nam 27
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu. 33
Hình 4.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi 45
Hình 5.1: Biểu đồ tỷ lệ thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ trong mẫu. 59
Hình 5.2: Biểu đồ tỷ lệ loại hình thuê bao trong mẫu. 59
Hình 5.3: Biểu đồ tỷ lệ mức thu nhập hàng tháng của mẫu. 60
Hình 5.4: Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi của mẫu 60
Hình 5.5: Biểu đồ tỷ lệ giới tính của mẫu. 61
Hình 5.6: Biểu đồ tỷ lệ nghề nghiệp trong mẫu. 61
Hình 5.7: Biểu đồ tỷ lệ sử dụng nhiều hay duy nhất một simcard trong mẫu. 62
Hình 5.8: Biểu đồ tỷ lệ về mục đích sử dụng dịch vụ thông tin di động của mẫu. 63
Hình 5.9: Biểu đồ về tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của mẫu. 63
Hình 5.10: Biểu đồ tỷ lệ mức tiêu dùng dịch vụ của mẫu 64
Hình 5.11: Biểu đồ so sánh hình ảnh thương hiệu. 79
Hình 5.12: Biểu đồ so sánh chất lượng mong đợi. 79
Hình 5.13: Biểu đồ so sánh chất lượng cảm nhận. 80
Hình 5.14: Biểu đồ so sánh giá trị cảm nhận. 81
Hình 5.15: Biểu đồ so sánh chỉ số hài lòng. 81
Hình 5.16: Biểu đồ so sánh sự than phiền. 82
Hình 5.17: Biểu đồ so sánh lòng trung thành. 82
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
CSI
Customer Satisfaction Index, Chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng
YTSD
Yếu tố sử dụng
HATH
Hình ảnh thương hiệu
CLMD
Chất lượng mong đợi
CLCN
Chất lượng cảm nhận
GTCN
Giá trị cảm nhận
CSHL
Chỉ số hài lòng, mức độ hài lòng
DN
Doanh nghiệp
NCCDV
Nhà cung cấp dịch vụ
TTDĐ
Thông tin di động
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương 1 bao gồm các nội dung sau:
Lý do hình thành đề tài.
Mục tiêu của đề tài.
Phạm vi giới hạn.
Ý nghĩa thực tiễn.
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua, thị trường thông tin di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về TTDĐ, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 23 triệu thuê bao/84 triệu người.
Trong năm 2006, ngoài các NCCDV thông tin di động quen thuộc với người tiêu dùng như: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sphone; thị trường TTDĐ còn có thêm sự góp mặt của hai mạng mới là EVNtelecom và HT Mobile. Mặc dù còn nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào khai thác thị trường cực kỳ “béo bở” này, nhưng theo công văn 6323 của văn phòng chính phủ (08/2005) về việc ngừng cấp phép thành lập các mạng di động mới thì thị trường TTDĐ Việt Nam sẽ tạm thời ổn định với 6 NCCDV. Ba nhà cung cấp theo công nghệ GSM là Vinaphone, Mobifone, Viettel chiếm 85% tổng số lượng thuê bao toàn quốc và ba nhà cung cấp theo công nghệ CDMA là Sphone, EVNtelecom và HT Mobile - được đánh giá là hiện đại hơn GSM- chỉ chiếm 15% tổng số thuê cả nước nhưng lại có lợi thế hơn về giá cước dịch vụ.
Cả 6 nhà cung cấp này đang ra sức cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Hàng loạt gói cước mới được tung ra như: MobiQ- nhắn tin giá rẻ của MobiFone; Couple- dành cho các cặp tình nhân, Forever- mãi mãi của Sphone, Tomato- nghe mãi mãi của Viettel, Ecom- di động nội vùng của EVNtelecom… Các loại dịch vụ cộng thêm mới Webportal, Syncml, MCA… được triển khai. Các chương trình khuyến mãi như: tặng tiền và ngày gọi cho thuê bao hòa mạng mới, cho thuê bao nạp thẻ… liên tiếp và dồn dập ra đời.
Thị trường TTDĐ Việt Nam đang trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, sôi nổi đến mức không kiểm soát được: Một nhóm người tiêu dùng thì thay simcard như thay áo; các nhà cung cấp thì luôn tự cho mình là số một, nhưng không dám công bố số lượng thuê bao thực của mình; bộ bưu chính viễn thông thì chưa có các chính sách quản lý phù hợp đối với các cuộc chạy đua khuyến mãi.
Theo nhận định của giới chuyên môn, với hơn 84 triệu dân thì số lượng mạng di động như vậy là hơi nhiều và thị trường TTDĐ của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo xu hướng chung mà các nước khác trong khu vực đã từng trải qua như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Giới chuyên môn dự báo trong tương lai, thị trường TTDĐ Việt Nam sẽ có sự sát nhập của một số mạng và trở nên ổn định hơn khi hình thành thế “chân vạc” với khoảng 3 nhà cung cấp (Theo ông Trần Mạnh Hùng - phó tổng giám đốc VNPT dự báo- Pcworld Việt Nam số 06/2005). Dự báo sẽ có 2 đại diện của GSM và 1 đại diện của CDMA.
Ai sẽ tồn tại, ai sẽ phải ra đi? Có rất nhiều quan điểm đã được đưa ra để dự báo cho tương lai này. Ông Trần Mạnh Hùng cho rằng: “Trong tương lai doanh nghiệp nào sẽ tồn tại phụ thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính có đủ mạnh hay không”. Đồng tình với quan điểm trên, nhưng một quan chức của Viettel lại cho rằng, thị trường TTDĐ ở Việt Nam sẽ tồn tại với 3 hoặc 4 nhà khai thác. Ông lý giải việc phá sản hay bị sát nhập của mạng di động nào đó, tuy bị phụ thuộc vào quy luật của thị trường, nhưng tại Việt Nam phải tính đến yếu tố chi phối của nhà nước.
Khi Việt Nam hoàn thành lộ trình hội nhập WTO, tính độc quyền trong lĩnh vực này sẽ bị phá bỏ, rào cản thay đổi mạng di động của người tiêu dùng sẽ giảm đi nhiều, việc tồn tại của các NCCDV thông tin di động chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự hài lòng của người tiêu dùng. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam” đã được thực hiện nhằm đưa ra những nhận định khách quan về vị trí số một trong mắt người tiêu dùng, cũng như dự báo về tương lai cho thị trường TTDĐ Việt Nam.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Đề tài này được tiến hành nhằm vào 2 mục tiêu sau:
Nghiên cứu và áp dụng mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng (CSI) vào ngành TTDĐ của Việt Nam.
Đánh giá và xếp hạng mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các NCCDV thông tin di động trong năm 2007.
PHẠM VI GIỚI HẠN:
Do bị hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn lực, đề tài được giới hạn trong phạm vi sau:
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là thuê bao của 6 NCCDV thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam là Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sphone, EVNTelecom, HT Mobile.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi các quận huyện của Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/2007->12/2007.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
Về mặt vĩ mô: nghiên cứu phản ảnh thực trạng thị trường ngành TTDĐ Việt Nam, (1) giúp Chính phủ xây dựng hệ thống luật kinh tế và điều chỉnh cấu trúc cạnh tranh trong thị trường, (2) giúp cải thiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, của cả ngành, (3) giúp khách hàng dễ dàng về thông tin và am hiểu hơn khi ra những quyết định mua sắm.
Về mặt vi mô: lợi ích của nghiên cứu là nhận diện tiêu chuẩn (biến số) tác động đến sự thoả mãn của khách hàng cùng với những thông tin tương tự về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do là một nghiên cứu được chuẩn hóa cho cả ngành TTDĐ, chúng ta có thể so sánh các nhãn hiệu, các doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành. Thực hiện nghiên cứu này hằng năm, doanh nghiệp sẽ nhận diện được những nhân tố quan trọng nhất với sự thoả mãn của khách hàng và chính sự nhận biết này sẽ giúp các công ty điều tiết nguồn lực hợp lý nhất để thoả mãn “thượng đế mục tiêu” của mình.
Về phía quyền lợi khách hàng: kết quả của nghiên cứu sẽ là một cơ sở quan trọng để tư vấn về chất lượng của các NCCDV.
Về phía các nhà đầu tư: Theo quy hoạch của chính phủ, đến 2010 ngành TTDĐ của Việt Nam sẽ được mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, bảng xếp hạng này sẽ là cơ sở tham khảo để các nhà đầu tư xem xét quyết định đầu tư của mình vào thị trường TTDĐ Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VIỆT NAM
Chương 2 bao gồm các nội dung sau:
Tổng quan về thị trường.
Tốc độ tăng trưởng
Thị phần các nhà cung cấp
Công nghệ sử dụng
Đối tượng sử dụng
Các loại hình dịch vụ
Sự canh tranh bằng khuyến mãi
Sự quản lý của nhà nước
Sơ lược về các các nhà cung cấp dịch vụ.
Vinaphone
Mobifone
Viettel
Sphone
EVNtelecom
HT Mobile
2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG:
Trong những năm qua, thị trường TTDĐ Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về TTDĐ, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 23 triệu thuê bao/84 triệu người.
Thị trường hiện đang ổn định với 6 NCCDV. Ba nhà cung cấp theo công nghệ GSM là Vinaphone, Mobifone, Viettel chiếm 85% tổng số lượng thuê bao toàn quốc và ba nhà cung cấp theo công nghệ CDMA là Sphone, EVNtelecom và HT Mobile - được đánh giá là hiện đại hơn GSM- chỉ chiếm 15% tổng số thuê cả nước nhưng lại có lợi thế hơn về giá cước dịch vụ.
Cả 6 nhà cung cấp này đang ra sức cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của các nhà cung cấp là chạy đua khuyến mãi giảm giá. Điều này dẫn đến việc chất lượng dịch vụ giảm đáng kể và người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, bộ bưu chính viễn thông đã ban hành tiêu chuẩn TCN 68-186:2006 nhằm quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp.
Sau đây là phần nội dung mô tả chi tiết thị trường TTDĐ Việt Nam:
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng
Thông tin từ hãng nghiên cứu Hot Telecom của Canada cho biết, đến năm 2010, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thị trường di động sẽ đạt tới 1,5 tỷ thuê bao. Và trên tổng số 15 quốc gia khu vực này, Việt Nam được đánh giá cao bởi tiềm năng và tốc độ phát triển vượt bậc, đạt 45 triệu thuê bao di động, vượt qua cả Thái Lan (40 triệu thuê bao); Hàn Quốc (42 triệu thuê bao); Malaysia (32 triệu thuê bao); Úc (21 triệu thuê bao) và Hồng Kông (8 triệu thuê bao)...
Đến tháng 5/2006,