Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp

Trong xu thếtoàn cầu hoá, Việt Nam đã mởrộng quan hệ đối ngoại theo nền kinh tếthịtrường, đồng thời đang từng bước gia nhập vào nền kinh tếthếgiới. Mặt khác, sựkiện Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra yêu cầu xã hội cần có một đội ngũ nhân lực trí tuệ đểhội nhập nền kinh tếquốc tế. Muốn đạt được mục tiêu đó bước đầu của khâu đào tạo là cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được nhu cầu phát triển các mặt của xã hội. Trong hoạt động của con người, đểthực hiện có hiệu quảcông việc con người cần có một sốphẩm chất tâm lý đặc trưng phù hợp với hoạt động nghềnghiệp của mình. Nhưvậy, vấn đề đặt ra đối với các cơsở đào tạo, nhất là đối với các trường đại học – nơi đào tạo các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học công nghệcần tổ chức chương trình đào tạo phát triển năng lực nghềnghiệp của mỗi ngành nghềcụ thể. Có nhưvậy, sinh viên ra trường mới có những phẩm chất nghềnghiệp phù hợp và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thịtrường lao động xã hội. Cùng với sựnghiệp đổi mới và phát triển đất nước, trường Đại học Kinh tế Thành phốHồChí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tếquốc dân cũng như đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tếxã hội. Với vịtrí là một trường đại học đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quy mô đào tạo rất lớn, hơn 45.000 sinh viên hàng năm (chính quy và không chính quy), vì vậy, vấn đềnghiên cứu tìm hiểu những phẩm chất nghềnghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tếlà cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy đềtài “Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tếThành phốHồChí Minh vềphẩm chất nghềnghiệp” cần được thực hiện.

pdf68 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _________________ NGUYỄN THỊ MỸ LINH NGHIÊN CỨU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo nền kinh tế thị trường, đồng thời đang từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra yêu cầu xã hội cần có một đội ngũ nhân lực trí tuệ để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Muốn đạt được mục tiêu đó bước đầu của khâu đào tạo là cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được nhu cầu phát triển các mặt của xã hội. Trong hoạt động của con người, để thực hiện có hiệu quả công việc con người cần có một số phẩm chất tâm lý đặc trưng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của mình. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo, nhất là đối với các trường đại học – nơi đào tạo các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học công nghệ cần tổ chức chương trình đào tạo phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi ngành nghề cụ thể. Có như vậy, sinh viên ra trường mới có những phẩm chất nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động xã hội. Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Với vị trí là một trường đại học đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quy mô đào tạo rất lớn, hơn 45.000 sinh viên hàng năm (chính quy và không chính quy), vì vậy, vấn đề nghiên cứu tìm hiểu những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy đề tài “Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp” cần được thực hiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tự đánh giá của sinh viên Đại học Kinh tế về phẩm chất nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các phẩm chất nghề nghiệp, từ đó đề xuất một số biện pháp để hình thành một số phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu để xác định một số vấn đề lý luận về đặc điểm tâm lý của sinh viên và phẩm chất nghề nghiệp - Khảo sát thực trạng tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế về phẩm chất nghề nghiệp của ngành kinh tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức nội dung giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế 4. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể: Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Đối tượng: Sự tự đánh giá một số phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Mặc dù đa số sinh viên tự đánh giá về các phẩm chất nghề nghiệp một cách tích cực và các yếu tố như giới tính, nơi cư trú và việc đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả tự đánh giá, nhưng các phẩm chất nghề nghiệp trên cơ sở tự đánh giá của sinh viên vẫn khác so với yêu cầu mục tiêu đào tạo của trường. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp dưới đây được sử dụng: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, tham khảo tài liệu và các vấn đề có liên quan, phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận. 6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, gồm: - 1 phiếu thăm dò mở nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các phẩm chất nghề nghiệp, được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ ban đầu qua trao đổi với sinh viên, giáo viên và tham khảo tài liệu - 1 phiếu thăm dò kín (thang đo) nhằm tìm hiểu mức độ tự đánh giá của sinh viên về các phẩm chất nghề nghiệp. 6.3. Phương pháp thống kê: phục vụ cho việc xử lý kết quả thu được từ bảng phỏng vấn, thang đo, bao gồm: - Thống kê tần số (Frequency) - Tính điểm trung bình (Mean) - Phân tích biến lượng (Anova) - So sánh trung bình (F - test) trong phần mềm SPSS for Win 11.0 7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung tự đánh giá của sinh viên qua các khía cạnh đặc biệt chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này là những phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề nghiệp tương lai của họ như: đạo đức, học tập, giao tiếp xã hội, ý chí, đặc điểm cá nhân, xu hướng nhân cách và cảm xúc. Sinh viên được chọn là những người đang chuẩn bị vào Giai đoạn chuyên ngành (Sinh viên năm thứ 2). 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài nội dung của phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2. Thực trạng tự đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ lâu trong xã hội đã chú trọng đến việc đảm bảo cho lao động nghề có được những phẩm chất phù hợp với nghề. Để xác định những phẩm chất tâm lý phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp cá nhân, cần phải tính đến những thiên hướng và năng lực của bản thân; phải biết những phẩm chất cá nhân có phù hợp với những yêu cầu mà nghề đó quy định hay không; trong đó phải xét đến các khả năng về thể chất, đặc điểm tính cách, hứng thú, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… và bao hàm cả lĩnh vực tình cảm và ý chí. Để đảm bảo cho con người tham gia vào hoat động nghề nghiệp có được các phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề cao, người ta đã quan tâm ngay từ khâu tuyển chọn. Năm 1883, nhà Tâm lý học Anh F.Galton đã dùng test chẩn đoán nhân cách để phục vụ cho việc tư vấn nghề; năm 1908, nhà Tâm lý học Mỹ F.Parsons cũng dùng test và angket để nghiên cứu năng lực học sinh nhằm mục đích hướng nghiệp; năm 1912, giáo sư G.Munsterberg – Giám đốc phòng thí nghiệm trường Đại học tổng hợp Harward- đã soạn thảo bảng hướng dẫn tuyển chọn về mặt tâm lý những người làm nghề điện thoại viên. Ơ Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, từ những năm 20 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu tâm lý phục vụ cho tuyển chọn, tư vấn và đào tạo nghề rất được chú trọng. Năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu nhân cách học sinh phục vụ hướng nghiệp được thành lập trong Viện nghiên cứu lao động trung ương và Viện nghiên cứu lao động toàn Ucraina; năm 1927, Hội nghị toàn liên bang về tâm sinh lý lao động và tuyển chọn nghề được tổ chức ở Mátxcơva, nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như E.A.Climôp, V.I.Segurôva… đã đi sâu nghiên cứu về xu hướng, về hứng thú nghề nghiệp như là phẩm chất quyết định hiệu quả hoạt động nghề [23, tr.52]; ngoài ra còn có nghiên cứu về mặt tâm lý của một loạt các nghề phổ biến và xây dựng những phương pháp xác định sự phù hợp nghề nghiệp của con người. Những nghiên cứu này được tiến hành cho học sinh trước khi bước vào chọn nghề, để tránh sự lãng phí trong đào tạo khi các em lựa chọn nghề không đúng với hoàn cảnh thực tế của mình. Từ năm 1970 ở các trường Lêningrat, tiến hành nghiên cứu nhân cách của học sinh lớn bằng cách phát hiện thiên hướng nghề nghiệp của các em với sự giúp đỡ của Viện bồi dưỡng Giáo viên,… Riêng đối với ngành sư phạm, tác giả Ph.N.Gôlôbin có công trình nghiên cứu về “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”, ông đã vạch ra được những phẩm chất tâm lý chủ yếu quyết định sự thành công trong công tác của người giáo viên, qua đó đề ra những yêu cầu nghề nghiệp làm cơ sở giúp cho sinh viên, giáo viên rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm phù hợp. Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp và kết quả học tập của sinh viên học viện Quân y” của tác giả Nguyễn Sinh Phúc được đăng trên Tạp chí Tâm lý học 5/1999, bàn về mối quan hệ giữa phẩm chất nghề nghiệp và kết quả học tập. Tác giả tập trung khảo sát mối quan hệ giữa 3 yếu tố khuynh hướng nghề, hứng thú nghề và kết quả học tập. Tuy nhiên phần tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp trên sinh viên của tác giả khá đơn giản, chỉ điều tra bằng những câu hỏi về mức độ yêu thích đối với nghề nghiệp chớ không bàn gì đến các phẩm chất nghề nghiệp. Đề tài “Nghiên cứu mức độ phù hợp của kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí minh với kết quả học tập của học sinh ở lớp 12 và kỳ thi tú tài” do tác giả Đoàn Văn Điều làm chủ nhiệm. Đây là đề tài cấp cơ sở mã số 2000- 06, ĐHSP TPHCM, 2001, do một số giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm thực hiện, cũng đề cập đến sự tự đánh giá của sinh viên về xu hướng nghề nghiệp và kết quả học tập. Công trình tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh đầu vào của sinh viên trúng tuyển vào Đại học Sư phạm năm 2000, trong đó có vấn đề “tự đánh giá phù hợp với nghề”, “tự đánh giá các phẩm chất sư phạm” của sinh viên và chỉ số tương quan giữa các yếu tố trên với kết quả học tập bậc phổ thông và kết quả tuyển sinh đại học. Do khách thể nghiên cứu của đề tài là những sinh viên năm thứ nhất, nên những đánh giá cũng chưa khái quát cao về các phẩm chất đặc trưng của nghề sư phạm. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B91-38-06, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục năm 1993, tác giả Mạc Văn Trang có nghiên cứu những yêu cầu tâm lý cơ bản đối với một số nghề và nghiên cứu trắc đạc tâm lý của cá nhân phù hợp nghề. Đi từ phân tích hoạt động nghề nghiệp đến những yêu cầu tâm sinh lý của cá nhân, để đáp ứng đòi hỏi của nghề cần vận dụng nghiên cứu phẩm chất tâm lý phù hợp nghề. Người lao động phù hợp nghề có ý nghĩa kinh tế và nhân văn to lớn mà trong thực tế nhiều khi cả xã hội lẫn cá nhân đều chưa ý thức được tầm quan trọng của nó. Phù hợp nghề sẽ giúp cho giáo dục đào tạo nghề đạt hiệu quả hơn; cá nhân có phẩm chất tâm lý phù hợp nghề sẽ làm việc với chất lượng, năng suất lao động cao, người lao động cảm thấy hứng thú, sáng tạo và gắn bó với nghề hơn. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học giáo dục, tác giả Nguyễn Bá Huy nhận thấy rằng: Quá trình đào tạo học viên sư phạm ở các nhà trường quân đội hiện nay, cần tập trung giáo dục những phẩm chất cơ bản sau: Thế giới quan khoa học và niềm tin cộng sản chủ nghĩa, phẩm chất trí tuệ; phẩm chất xúc cảm, tình cảm; phẩm chất ý chí, phẩm chất tổ chức kỷ luật và đề ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất nghề nghiệp nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện đội ngũ giáo viên cũng như hình thành các phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên trong các nhà trường quân đội hiện nay [17]. Tác giả Đỗ Văn Thọ, Học viện Cảnh sát nhân dân, trong nghiên cứu “Nâng cao những phẩm chất tâm lý phù hợp nghề cho sinh viên bằng tác động trực tiếp trong quá trình giảng dạy-tổ chức học tập” trên tạp chí Tâm lý học số 6/2006, ông nhận xét rằng nếu tạo được sự thống nhất đồng bộ trong giảng dạy các môn học và trong tổ chức các hoạt động của sinh viên, thì hiệu quả nâng cao các phẩm chất tâm lý phù hợp nghề cho sinh viên sẽ cao hơn nhiều. Mặc dù phẩm chất nghề nghiệp đặc trưng cho từng ngành, từng nghề rất quan trọng và cần thiết để làm cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhưng trên thực tế rất ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề này, riêng với lĩnh vực ngành nghề kinh tế hầu như chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, qua đề tài này tác giả muốn góp phần xác định những phẩm chất tâm lý phù hợp với ngành nghề kinh tế, để tạo điều kiện trong công tác giáo dục đào tạo nghề đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.2.1. Khái niệm đánh giá và tự đánh giá Để tìm hiểu khái niệm tự đánh giá, trước hết cần phải định nghĩa đánh giá là gì? Đánh giá có nghĩa là nhận xét, bình phẩm về giá trị của một sự vật, một sự việc hay một người nào đó [30, tr.589]. Như vậy, nội dung của đánh giá là làm rõ giá trị của một người hay một sự vật. Theo giáo sư Trần Bá Hoành, “đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc [1, tr.5]. Tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003), trong nghiên cứu “Tìm hiểu sự đánh giá bản thân ở trẻ 10-15 tuổi” ở Tạp chí Tâm lý học, số 7, 7/2003 cho rằng Tự đánh giá của cá nhân được xem như là “Ý thức về giá trị của cái Tôi” [5, tr.19] Việc tự đánh giá của con người thích hợp và khách quan đến mức nào và thuộc tính đó thay đổi ra sao theo lứa tuổi? Những khác biệt về đối tượng và phương thức đánh giá đã gây ra nhiều khó khăn cho việc kiểm tra tính thích hợp của các ý kiến tự đánh giá. Trong một số trường hợp sự tự đánh giá được kiểm tra bằng phương pháp so sánh mức độ kỳ vọng được biểu hiện trong đó với các kết quả hoạt động thực tế như những thành tích thi đấu thể thao, điểm số trong học tập, các số liệu trắc nghiệm,… Ở những trường hợp khác, sự tự đánh giá được đem đối chiếu với sự đánh giá của những người xung quanh (thầy cô giáo, cha mẹ,…) với tư cách là những giám định viên của cá nhân đó. Bản thân quá trình tự đánh giá đó có những chức năng khác nhau. Một mặt sự tự đánh giá là một quá trình nhận thức muốn đạt tới một hoạt động có kết quả, cá thể phải có những hiểu biết khách quan về mình và những phẩm chất của mình. Mặt khác, sự tự đánh giá thường được dùng làm phương tiện tự vệ tâm lý; nguyện vọng muốn có hình ảnh “cái Tôi” tích cực, thường kích thích con người cường điệu những ưu điểm của mình. Mối tương quan giữa hai chức năng này và động thái phát triển theo lứa tuổi vẫn còn là vấn đề các nhà hoa học rất quan tâm nghiên cứu. Nói chung, xét về toàn bộ từ tính phù hợp của tự đánh giá, rõ ràng là tăng theo lứa tuổi. Xét về đa số các chỉ số thì tự đánh giá của người lớn thực tế hơn, khách quan hơn thanh niên, còn thanh niên thì lại khách quan hơn thiếu niên. Ơ đây có dấu ấn của kinh nghiệm sống, của sự phát triển trí tuệ, tính ổn định của mức độ kỳ vọng. Mà thực tế những xu hướng này không đi theo đường thẳng, cần chú ý đến sự thay đổi của chính các tiêu chuẩn đánh giá theo lứa tuổi [3, tr.95]. Qua các định nghĩa trên, tác giả chấp nhận “tự đánh giá là sự đánh giá của cá nhân về các giá trị của bản thân với tư cách là một con người trong mối quan hệ với người khác; trên cơ sở tự đánh giá cá nhân sẽ biết rõ được các nhu cầu của bản thân, những điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại ở bản thân, những phán đoán rõ ràng về sự đúng sai, từ đó giúp cá nhân có thêm sức mạnh để duy trì trạng thái cân bằng tâm lý làm động lực để vươn lên trong mọi hoàn cảnh” 1.2.2. Quan hệ tự đánh giá với tự ý thức và cái Tôi Theo Đỗ Ngọc Khanh, tự đánh giá là một hình thức phát triển cao của sự tự ý thức, là sự đánh giá tổng thể của một cá nhân về cá giá trị bản thân với tư cách là một con người trong hoạt động và giao tiếp với những người khác [16, tr.33]. Như vậy, tự đánh giá là mức độ phát triển cao của tự ý thức; giữa tự đánh giá và tự ý thức có mối liên kết chặt chẽ. Tự đánh giá được hình thành trên cơ sở của tự ý thức. Tự ý thức là sự tri giác cái diễn ra trong tâm hồn con người. Ơ đây, tính dễ hiểu của kinh nghiệm đối với một cá nhân người trực tiếp trải nghiệm kinh nghiệm của mình trở nên rõ ràng. Chỉ có chính tôi và một mình tôi quan sát và tri giác các phản ứng thứ cấp của tôi – Còn được xem như là một quá trình tri giác bên trong nội quan cá nhân [28, tr.72]. Còn theo định nghĩa của Vưgotxki, tự ý thức là ý thức xã hội được chuyển vào bên trong [22, tr.182]. Tự ý thức còn được xem như là một quá trình ý thức về chính mình, về bản thân mình. Tự ý thức của cá nhân biểu hiện ra ở các dấu hiệu sau: - Tự nhận thức về mình: vẻ bề ngoài, nội dung tâm hồn, vị trí và các quan hệ xã hội của cá nhân,… - Có thái độ đối với mình như: tự phê bình, tự đánh giá, tự nhận định,… - Có dự định về đường đời của mình: chọn thần tượng, chọn mẫu người để bắt chước, có lý tưởng, chí hướng,… - Và có khả năng tự kiềm chế, tự thúc đẩy, tự kiểm tra,… Tất cả những biểu hiện đó được kết tinh lại ở hoạt động tự giáo dục của cá nhân [12, tr.82]. Ơ trình độ phát triển cao nhất của ý thức là tự ý thức; con người có khả năng tự biến đổi chính bản thân mình bằng việc tự điều chỉnh, tự điều khiển hoạt động bản thân để thích ứng với hoàn cảnh. Khi đã có ý thức về bản thân mình, chủ thể tự phản ánh bản thân mình theo một mẫu mực nhất định của cái Tôi và chỉ đạo hành động của mình theo khuôn mẫu ấy. Cũng theo những lý giải về nội dung tự ý thức, các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ và Đinh Văn Vang, trong Giáo trình Tâm lý học đại cương đã khái quát “Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý giải,… thì lúc đó con người đang tự ý thức. Tự ý thức biểu hiện ở những mặt sau: Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá. Từ đó có thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác, qua đó chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình. Trong Tâm lý học nhân cách, cái Tôi được nghiên cứu như một thành phần quan trọng của nhân cách. Để hình thành một con người như một chỉnh thể trọn vẹn có cá tính, giúp cá nhân phân biệt với những người khác nhờ cái Tôi của mình, vì vậy quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành hình ảnh “cái Tôi” tương đối bền vững, tức là một quan niệm toàn vẹn về bản thân mình. Hình ảnh “cái Tôi” (đôi khi còn đươc gọi là “khái niệm cái Tôi” hoặc là “cái Tôi quan điểm”), đó là một hiện tượng tâm lý phức tạp, không chỉ quy vào việc hiểu một cách đơn giản những phẩm chất của mình hoặc toàn bộ những ý kiến của sự tự đánh giá. Hình ảnh cái Tôi đó không đơn giản là sự phản ánh “dưới hình thức biểu tượng hoặc khái niệm” những thuộc tính đã có một cách khách quan nào đó và không phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mình, mà còn là tâm thế xã hội, thái độ của cá nhân,… Theo quan điểm của Shibutani (S.L.Albrecht,1980), khi cá nhân tham dự vào một hoạt động xã hội, thì cái Tôi bao gồm năm khía cạnh: tính đồng nhất, quá trình tự ý thức, tính ổn định, tự đánh giá về bản thân và ý thức xã hội. Theo ông, tính đồng nhất là một nhân tố trong cấu trúc của cái Tôi. Nó thể hiện bản thân qua cách ứng xử. Tính đồng nhất của mỗi cá nhân là khác nhau. Điều này giúp chúng ta có thể nhận thấy được một cách chính xác hành vi đó là của ai và người đó sẽ xử sự ra sao [20, tr.141]. Xét theo phương diện phát triển lứa tuổi, hình ảnh cái Tôi cá nhân sẽ thay đổi theo lứa tuổi. Các công trình Tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này đã đi theo một số hướng. Trước hết người ta nghiên cứu những chuyển biến trong nội dung hình ảnh cái Tôi và các bộ phận cấu thành của nó – những phẩm chất nào được nhận thức rõ nhất, mức độ và tiêu chuẩn tự đánh giá thay đổi như thế nào theo lứa tuổi, vẻ bề ngoài có ý nghĩa như thế nào, những phẩm chất trí tuệ, đạo đức có ý nghĩa như thế nào…. Tiếp theo người ta nghiên cứu mức độ tin cậy và tính chất khách quan của nó. Cuối cùng nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc của hình ảnh cái Tôi nói chung, tức là nghiên cứu mức độ phân hoá của nó (tính phức tạp về mặt nhận thức), tính nhất quán bên trong (tính hoàn chỉnh), độ bền vững (tính ổn định theo thời gian), giá trị chủ quan, độ tương phản cũng như mức độ tự trọng. Xét theo tất cả các chỉ số nói trên, các độ tuổi khác nhau, hình ảnh cái Tôi cũng thay đổi khác nhau [3, tr.91]. Tuỳ thuộc vào sự giáo dục và lối sống của cá nhân, mà các phẩm chất của cái Tôi được xác định, cùng các khả năng tự điều chỉnh, các sức mạnh của bản thân được xác định. Nó là một
Tài liệu liên quan