Trong dự án trồng mớ i 5 triệu hecta rừng, có 2 triệu hecta rừng phòng hộ, 3 triệu hecta rừng sản xuất (trong đó có gần 2 triệu hecta rừng nguyên liệu). Loài cây dùng để trồng rừng nguyên li ệu là loài cây có giá trị kinh tế, sinh trưởng nhanh, năng xuất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mau cho thu ho ạch sản phẩm. Những loài cây này cần có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, dễ gây trồng, sản phẩm phong phú và đa dạng, thích hợp với quy trình công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ.
86 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn nội sinh để phòng trừ bệnh đốm lá, khô cành ngọn keo lai (acacia auriculiformis x acacia mangium) do nấm colletotrichum gloeosporioides (penz.) sacc . gây hại tại lâm trường Tam Thắng, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------- ----------
VŨ VĂN ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH ĐỂ PHÒNG TRỪ
BỆNH ĐỐM LÁ, KHÔ CÀNH NGỌN KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium) DO NẤM Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. GÂY HẠI TẠI
LÂM TRƢỜNG TAM THẮNG, HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên, 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------- ----------
VŨ VĂN ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH
ĐỐM LÁ, KHÔ CÀNH NGỌN KEO LAI (Acacia auriculiformis x
Acacia mangium) DO NẤM COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES
(PENZ.) SACC. GÂY HẠI TẠI LÂM TRƢỜNG TAM THẮNG , HUYỆN
THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60. 62. 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. PHẠM QUANG THU
Thái Nguyên, 2008
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng ...................................................................................i
Danh mục các hình ...................................................................................ii
Kí hiệu, chữ viết tắt .................................................................................iii
Đặt vấn đề .................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...............................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước………………………………………..6
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU………………………………………………………………..10
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu…………………………………...10
2.2. Địa hình, thổ nhưỡng............................................................................. .......10
2.3. Khí hậu thuỷ văn..........................................................................................10
2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................11
2.4.1. Điều kiện kinh tế.......................................................................................11
2.4.2. Điều kiện xã hội........................................................................................13
Chƣơng 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - NỘI
DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................14
3.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………14
3.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………14
3.2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………14
3.2.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………14
3.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………15
3.3.1. Xác định nấm gây bệnh đốm lá, khô cành ngọn keo lai và đánh giá ảnh
hưởng của bệnh đối với keo lai tại khu vực nghiên cứu.....................................15
3.3.2. Phân lập các chủng vi khuẩn nội sinh ở cây keo lai theo các cấp bệnh....15
3.3.3. Thử hiệu lực khả năng kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn phân lập
được. ............................................................................................................. ......15
3.3.4. Đánh giá mối quan hệ giữa vi khuẩn nội sinh với cây chủ ở các cấp bị
bệnh khác nhau để tìm hiểu về cơ chế.................................................................15
3.3.5. Ứng dụng vi khuẩn nội sinh trong phòng chống bệnh đốm lá, khô cành
ngọn keo lai.........................................................................................................15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................16
3.4.1. Xác định nấm gây bệnh đốm lá, khô cành ngọn keo lai và đánh giá ảnh
hưởng của bệnh đối với keo lai tại khu vực nghiên cứu.....................................16
3.4.2. Phân lập các chủng vi khuẩn nội sinh ở cây keo lai theo các cấp
bệnh…………………………………………………………………………….23
3.4.3. Thử hiệu lực khả năng kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn phân lập
được............................................................................................................... ...25
3.4.4. Đánh giá mối quan hệ giữa vi khuẩn nội sinh với cây chủ ở các cấp bị
bệnh khác nhau để tìm hiểu về cơ chế.................................................................26
3.3.5. Ứng dụng vi khuẩn nội sinh trong phòng chống bệnh đốm lá, khô cành
ngọn keo lai........................................................................... ..............................27
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................31
4.1. Xác định nấm gây bệnh khô cành ngọn keo lai và đánh giá ảnh hưởng của
bệnh đối với keo lai tại khu vực nghiên cứu.......................................................31
4.1.1. Triệu chứng bệnh đốm lá, khô cành ngọn keo lai.....................................31
4.1.2. Kết quả phân lập nấm bệnh……………………………………………...32
4.1.3. Kết quả thí nghiệm gây bệnh nhân tạo…………………………………..33
4.1.4. Giám định nguyên nhân gây bệnh.............................................................34
4.1.5. Sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi
trường dinh dưỡng PDA......................................................................................36
4.1.6. Đánh giá ảnh hưởng của bệnh đối với keo lai tại khu vực nghiên
cứu.......................................................................................................................36
4.2. Phân lập các chủng vi khuẩn nội sinh ở cây keo lai theo các cấp
hại………………………………………………………………………………38
4.3. Thử hiệu lực khả năng kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn phân lập
được…………………………………………………………………………….40
4.3.1. Xác định cơ chế kháng bệnh thông qua chủng loại và mật độ vi khuẩn nội
sinh…………………………………………………………………………......40
4.3.2. Mật độ tế bào của các chủng vi khuẩn có hiệu lực cao………………….42
4.3.3. Một số đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn có hiệu lực
cao…………………………………………………………………………........42
4.4. Đánh giá mối quan hệ giữa vi khuẩn nội sinh với cây chủ ở các cấp bị bệnh
khác nhau để tìm hiểu về cơ chế ………………………………………………47
4.5. Ứng dụng vi khuẩn nội sinh trong phòng chống bệnh đốm lá, khô cành ngọn
keo lai…………………………………………………………………………..48
4.5.1. Nhân sinh khối sản xuất chế phẩm ………………………………….......48
4.5.2. Hiệu lực kháng nấm bệnh của khuẩn nội sinh trong phòng thí
nghiệm………………………………………………………………………….49
4.5.3. Thử nghiệm hiệu lực của vi khuẩn nội sinh trong giai đoạn vườn
ươm……………………………………………………………………………..52
4.5.4. Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến cây keo lai ở giai đoạn rừng non (1
tuổi).......................................................................................................... ...........56
Chương 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………………………60
5.1. Kết luận……………………………………………………………………60
5.2. Tồn tại và kiến nghị………………………………………………………..62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................63
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
4.01 Kết quả gây bệnh nhân tạo keo lai 33
4.02 Sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường PDA. 36
4.03
Ảnh hưởng của bệnh đối với keo lai ở Lâm trường Tam
Thắng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
37
4.04 Số lượng chủng khuẩn ở các mức độ bị bệnh 38
4.05
Khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides của
các chủng khuẩn nội sinh
41
4.06
Kết quả gây bệnh nhân tạo của các chủng khuẩn nội sinh
đối kháng nấm bệnh
49
4.07
Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến tỷ lệ bị bệnh và mức
độ bị bệnh của keo lai ở giai đoạn vườn ươm
50
4.08
Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến sinh trưởng của keo
lai trong giai đoạn vườn ươm
54
4.09 Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến keo lai 1 tuổi 57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
3.01 Cây bị bệnh cấp 0 20
3.02 Cây bị bệnh cấp 1 21
3.03 Cây bị bệnh cấp 2 21
3.04 Cây bị bệnh cấp 3 21
3.05 Cây bị bệnh cấp 4 21
4.01 Thân cành keo lai bị bệnh 31
4.02 Rừng trồng keo lai b ị bệnh đốm lá, khô cành ngọn 32
4.03 Thể quả nấm gây bệnh 32
4.04 Sự sinh trưởng của sợi nấm trên môi trường PDA 33
4.05 Thí nghiệm gây bệnh nhân tạo 34
4.06 Bào tử vô tính của nấm gây bệnh 35
4.07
Tỷ lệ các chủng khuẩn phân lập được trên các vị trí khác
nhau của cây chủ
49
4.08(a,b)
Khuẩn và bào tử B01 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
42
4.09(a,b)
Khuẩn và bào tử B02 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
43
4.10(a,b)
Khuẩn và bào tử B03 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
44
4.11(a,b)
Khuẩn và bào tử P01 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
45
4.12(a,b)
Khuẩn và bào tử X01 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
45
4.13(a,b)
Khuẩn và bào tử X02 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
46
4.14
Khuẩn và bào tử X1.1 đối kháng với nấm Colletotrichum
gloeosporioides
47
4.15 Mức độ bị kháng bệnh của các chủng khuẩn 51
4.16
(a,b,c,d)
Khả năng kháng nấm của các chủng khuẩn B01, B02,
B03
51
4.17(a,b) Khả năng kháng nấm của các chủng khuẩn P01 và X1.1 52
4.18 Khả năng ứcc chế nấm của các chủng khuẩn X01 và X02 52
4.19
Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến tỷ lệ bị bệnh và mức
độ bị bệnh của keo lai ở giai đoạn vườn ươm
54
4.20
Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến đường kính gốc của
keo lai trong giai đoạn vườn ươm
54
4.21 Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến keo lai ở giai đoạn
vườn ươm
56
4.22
Ảnh hưởng của khuẩn nội sinh đến tỷ lệ bị bệnh và mức
độ bị bệnh của keo lai ở giai đoạn rừng tuổi 1
bị bệnh của keo lai ở giai đoạn rừng tuổi 1 độ
58
4.23
Ảnh hưởng của thể tích dịch khuẩn B03 khi tiêm vào cây
keo lai trong giai đoạn rừng non 1 tuổi
58
KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu, chữ viết tắt Chữ đầy đủ
HVN Chiều cao vút ngọn
D1.3 Đường kính ngang ngực
Dg Đường kính cổ rễ
CT1 Công thức 1
CT2 Công thức 2
CT3 Công thức 3
CT4 Công thức 4
CT5 Công thức 5
ĐC Công thức đối chứng
M Trọng lượng của cây
B Bark
P Phloem
X Xylem
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau
Đại học, thầy giáo hướng dẫn Phạm Quang Thu tác giả đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn nội sinh để phòng trừ bệnh đốm lá, khô
cành ngọn keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) do nấm
Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. gây hại tại lâm trƣờng Tam
Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phạm Quang Thu và sự giúp đỡ của các cơ
quan, ban ngành và sự góp ý chân tình của các bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm
Quang Thu thầy giáo trực tiếp hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các cán bộ,
công nhân viên của Viện nghiên cứu khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, các thầy,
cô giáo trong khoa Sau đại học, khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lào Cai
nơi tôi công tác.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng nghiên cứu bảo vệ rừng
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, các bạn sinh viên trường Đại học Lâm
Nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội và các cán bộ, công nhân viên lâm trường Tam
Thắng (huyện Thanh Sơn - Phú Thọ), các bạn bè đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành
luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng10 năm 2008
Vũ Văn Định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, có 2 triệu hecta rừng phòng hộ,
3 triệu hecta rừng sản xuất (trong đó có gần 2 triệu hecta rừng nguyên liệu). Loài
cây dùng để trồng rừng nguyên liệu là loài cây có giá trị kinh tế, sinh trưởng
nhanh, năng xuất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mau cho thu hoạch sản phẩm.
Những loài cây này cần có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh có thể trồng
trên đất trống đồi núi trọc, dễ gây trồng, sản phẩm phong phú và đa dạng, thích
hợp với quy trình công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ. Mặt khác cũng cần
phải đề cập đến khía cạnh vừa phải đáp ứng về mặt kinh tế nhưng vẫn đảm bảo
tác dụng phòng hộ, cải tạo cảnh quan môi trường và có khả năng chống chịu
được các loài sâu bệnh hại [1].
Các loài keo sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn có thể dùng làm
gỗ củi, làm giấy, làm đồ xây dựng, đồ gỗ và đồ mỹ nghệ. Điều đó chứng tỏ gỗ
keo đang được dùng rộng rãi và được người dân chấp nhận khi gỗ của một số
loài như Đinh, Lim, Lát … ngày càng hiếm và đắt [3]. Ngoài ra keo là loài cây
có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khi quyển rất cao (Dart, và C.S, 1991), có
khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển
tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m, đây là loài cây cải tạo đất, tăng
độ phì, độ xốp và các tính chất lý, hóa khác của đất.
Do nhu cầu sử dụng vào các mục đích khác nhau của gỗ keo như làm bột
giấy, dăm xuất khẩu, gỗ xây dựng, gỗ củi và cả chế biến đồ mộc xuất khẩu mà
nhiều năm nay, một số loài keo Acacia đã được gây trồng rộng rãi trên khắp cả
nước ở quy mô rừng trồng tập trung và trồng cây phân tán. Theo thống kê đến
tháng 12 năm 2005, diện tích rừng trồng cả nước ta là 2.333.000 ha, trong đó
diện tích rừng trồng các loài keo chiếm tỷ lệ lớn nhất [2]
Trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích, các rừng trồng keo đã xuất hiện
nhiều bệnh gây khó khăn không nhỏ cho một số địa phương trong cả nước. Tại
Bầu Bàng, Bình Dương một số dòng keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (pink
disease) với tỷ lệ và mức độ bị bệnh khá cao, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần loài với tổng diện tích
hơn 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59 % trong đó có một số
diện tích bị hại rất nặng. Tại Kon Tum, năm 2001 có khoảng 1000 ha rừng keo
lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn, với tỷ lệ bị bệnh
khác nhau ở các địa phương. Tỷ lệ bị bệnh nặng nhất ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi, Kon
Tum lên đến 90% cây b ị chết ngọn. Trong đó, nấm Colletotrichum
gloeosporioides (Penz.) Sacc là một loài nấm gây bệnh khá phổ biến ở các vùng
trồng keo lai của cả nước, với triệu chứng đốm lá, khô cành ngọn đã ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng và năng suất của rừng trồng [18], [21].
Áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ bệnh cho rừng trồng là không
khả thi khi diện tích rừng trồng lớn và gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh bằng biện pháp chọn giống và sinh
học đã được các nhà khoa học quan tâm.
Vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn tiền nhân, sống trong mô của thực vật mà
không gây bệnh cho cây chủ (Willson 1995) Một số vi sinh vật nội sinh có hoạt
tính sinh học tạo ra các chất kháng sinh đối kháng với các sinh vật gây bệnh cho
cây chủ cũng đã được nghiên cứu (Phạm Quang Thu và Trần Thanh Trăng năm
2002) [20]. Để góp phần quản lý dịch bệnh hại keo Acacia có hiệu quả, trong
khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp tôi đã tiến hành nghiên cứu, điều tra về
chủng loại và mật độ của các vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối kháng với nấm
gây bệnh trên các cây chủ ở các cấp bệnh hại khác nhau từ đó làm sáng tỏ vai trò
của vi khuẩn nội sinh trong việc bảo vệ cây chủ từ sự xâm nhiễm của sinh vật gây
bệnh và ứng dụng chúng trong phòng trừ bệnh đốm lá, khô cành ngọn keo lai do
nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. gây hại. Trên cơ sở đó tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn nội sinh để phòng trừ bệnh đốm lá,
khô cành ngọn keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) do nấm
Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. gây hại tại Lâm trƣờng Tam
Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn
khoa học có nhiều cống hiến cho công tác nghiên cứu, phục vụ cho đời sống sản
xuất thực tiễn.
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung
vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát
triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, Roger L. (1953) [36] đã nghiên
cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các
nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một số bệnh hại
lá của thông, keo, bạch đàn ….
John Boyce (1961) [30] xuất bản sách Bệnh cây rừng (Forest pathology) đã
mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều nước
như: Anh, Mỹ, Canada.
1.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Roger L. (1954) [36] đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây keo. Cây
keo khô héo làm lá rụng và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm
hại lá Glomerella cingulata (giai đoạn vô tính là Collectotrichum
gloeosporioides) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo tai
tượng Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO, 1981).
Tại Malaysia, theo nghiên cứu của Lee (1993) [33] loài nấm này còn gây hại
với các loài keo khác.
Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng
công bố nhiều loại nấm bệnh hại keo. Roger L. (1953) [36] Tại hội nghị lần thứ
III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài Acacia, họp tại Đài Loan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả các tổ chức Quốc tế như CIFOR
cũng như đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài keo Acacia.
Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng đã được tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam Á
và Ấn Độ” bản tiếng Anh có tên là A Manual of Diseases of Tropical Acacias
in Australia, South-east Asia and India (Old, K.M. et al, 2000) [35]. Cuốn sách
đã đề cập đến các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh phấn
trắng (powdery mildew), bệnh đốm lá, bệnh phấn hồng (pink disease) và rỗng
ruột (heart rot).
1.1.2. Nghiên cứu về vi khuẩn nội sinh
Đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vi khuẩn và đặc biệt là
vi khuẩn sống nội sinh trong mô của thực vật. Phần lớn các loài vi khuẩn nội
sinh có hoạt tính sinh học, tạo ra chất kháng sinh quan trọng để ngăn chặn sự
xâm nhập của sinh vật gây bệnh gây ra đối với cây chủ, trong đó có cây lâm
nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các chủng vi khuẩn nội
sinh để bảo vệ cây trồng là vấn đề rất quan trọng và đã được nhiều nước trên thế
giới quan tâm.
Năm 1955 trên thế giới chỉ tìm ra được 500 chất kháng sinh thì 20 năm sau,
năm 1975 đã tìm ra được 5.000 chất kháng sinh. Hiện nay nói chung trên thế
giới đã biết được hơn 13.000 chất kháng sinh được sản xuất từ thiên nhiên
(Berdy 1984). Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vi khuẩn nội
sinh có khả năng sản sinh ra chất kháng sinh trong quá trình trao đổi chất được
dùng để phòng trừ bệnh hại cây trồng.
Theo Willson (1995) vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn tiền nhân sống trong mô
của thực vật mà không gây bệnh cho cây chủ. Vi khuẩn nội sinh tìm thấy ở
nhiều loài cây và cũng giống như các loài vi khuẩn sống trong đất, nước như:
Pseudomonas, Bacillus và Azospirillum.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chanway (1996) [31] tiến hành phân lập và định danh các loài vi khuẩn
sống ở trong mô của thực vật của 2 loài thông: thông (Pinus radiata) và thông
đỏ (Thuija plicata).
L. Araujo và cộng sự (2002) đã tiến hành biện pháp phòng trừ sinh học
bằng việc sử dụng sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn Bacillus sp., được phân
lập từ mô thực vật. Ông và cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu các