Luận văn Ngôn ngữ chát: tiếng việt và tiếng anh

Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủnhanh, làm việc nhanh, suy nghĩnhanh, nói nhanh và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản, khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời. Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trởthành phổ biến, thếlà một ngôn ngữchat-trò chuyện qua mạng ra đời. Xu hướng này không chỉdiễn ra đơn thuần ởnhững ngôn ngữphổbiến nhưtiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữkhác, trong đó có tiếng Việt. Thực tếcho thấy, ngôn ngữchat không chỉcó mặt trong những văn bản chat, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet mà còn xuất hiện trong bài thi, bài luận của học sinh sinh viên. Ngôn ngữchat xâm nhập vào học đường không đơn thuần là chỉtạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp nhưmột sốý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chếnhất định trong tưduy ngôn ngữcủa học sinh. Cách nghĩtắt, viết tắt, lâu dần sẽtrởthành thóiquen và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sựtrong sáng của tiếng Việt. Đểgiúp các em biết trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữViệt truyền thống, làm chủ được một ngôn ngữgiao tiếp trong sáng, khúc chiết, giàu sức biểu cảm mà vẫn phù hợp với xu thếhiện đại là “cải tiến” và ngắn gọn, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu ngôn ngữchat của tuổi teen đểtìm hiểu vềnguồn gốc phát sinh, bối cảnh sửdụng các từbiến thểvà tâm lý sửdụng những từ đã được “cải tiến” này của các em. Chúng ta cần đồng hành, cần thấu hiểu và biết cách chia sẻmới có thểgiúp trẻ chỉnh sửa các “biến thể” của từngữmột cách hữu hiệu. Trong giới hạn của những biểu hiện khác biệt so với tiếng Việt chuẩn, người viết muốn tiếp cận một khía cạnh nhỏcủa ngôn ngữchat, mà cụthểlà tìm hiểu những thay đổi trong cấu trúc so với ngôn ngữgốc, đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh, đưa ra biện pháp khắc phục Chắc hẳn trong quá trình tiếp cận sẽcòn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô hướng dẫn, góp ý đểluận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn.

pdf141 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3059 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ chát: tiếng việt và tiếng anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh, làm việc nhanh, suy nghĩ nhanh, nói nhanh … và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản, khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời. Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trở thành phổ biến, thế là một ngôn ngữ chat-trò chuyện qua mạng ra đời. Xu hướng này không chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ chat không chỉ có mặt trong những văn bản chat, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet mà còn xuất hiện trong bài thi, bài luận của học sinh sinh viên. Ngôn ngữ chat xâm nhập vào học đường không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của học sinh. Cách nghĩ tắt, viết tắt, lâu dần sẽ trở thành thói quen và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt. Để giúp các em biết trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt truyền thống, làm chủ được một ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, khúc chiết, giàu sức biểu cảm mà vẫn phù hợp với xu thế hiện đại là “cải tiến” và ngắn gọn, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu ngôn ngữ chat của tuổi teen để tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, bối cảnh sử dụng các từ biến thể và tâm lý sử dụng những từ đã được “cải tiến” này của các em. Chúng ta cần đồng hành, cần thấu hiểu và biết cách chia sẻ mới có thể giúp trẻ chỉnh sửa các “biến thể” của từ ngữ một cách hữu hiệu. Trong giới hạn của những biểu hiện khác biệt so với tiếng Việt chuẩn, người viết muốn tiếp cận một khía cạnh nhỏ của ngôn ngữ chat, mà cụ thể là tìm hiểu những thay đổi trong cấu trúc so với ngôn ngữ gốc, đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh, đưa ra biện pháp khắc phục… Chắc hẳn trong quá trình tiếp cận sẽ còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô hướng dẫn, góp ý để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ chat là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin. Ngôn ngữ này xuất hiện khi máy tính ra đời. Với những biểu tượng, ký hiệu, con số … có sẵn trên máy, người dùng vi tính sử dụng chúng để cho ra đời thứ ngôn ngữ nhanh, gọn … Sự ra đời của ngôn ngữ chat có cả một quá trình hình thành lâu dài và tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do phần mềm phục vụ chat không có phần hỗ trợ tiếng Việt nên những người chat (chatter) đã tùy biến từ ngữ mình dùng để tránh bị hiểu lầm. Ngôn ngữ chat thường ngắn gọn (tiết kiệm được thời gian), chứng tỏ người sử dụng là sành điệu, hợp thời (đặc biệt với tuổi “teen”). Không những thế, ngôn ngữ chat dễ đánh máy, ít tốn kém thời gian, dí dỏm - phù hợp với những suy nghĩ thức thời của lứa tuổi mới lớn (chatter đôi lúc có thể sáng tạo cho mình cách đánh). Trong vài trường hợp, ngôn ngữ này còn dùng để trêu đùa người đọc và tránh sự kiểm soát của người lớn. Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới nên việc tham khảo ý kiến và tìm tài liệu là rất khó khăn. Nó không mới mẻ đối với người sử dụng vi tính nhưng hệ thống lại sự hình thành và tìm nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ này, cũng như nhận ra và thấu hiểu những tiện ích, tác hại của chat thì thực sự người viết chưa tìm thấy luận văn nào đề cập đến, ngoài đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008 “Hiện tượng dị thường trong tiếng Việt qua 100 văn bản ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ chat trên internet ở Việt nam hiện nay” của ba sinh viên: Nguyễn Tấn Thu Tâm, Nguyễn Thùy Nương, Đỗ Lan Phương. Cho nên, đây có thể xem là đề tài khá mới mẻ. 3. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài Ngôn ngữ là một trong những thứ tài sản chung vo cùng quý báu của ông cha để lại, là bản sắc văn hóa riêng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước luôn đề cao chủ trương phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong thực tế hiện nay, việc xuất hiện những hiện tượng biến thiên trong việc sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta, hơn bao giờ hết, phải thống nhất về quan điểm, sự đánh giá khả năng kiểm soát và khắc phục đối với những sự biến đổi trong ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Trong các bài bình luận, nhận xét và phân tích có tính chất cá nhân đã có từ trước đến nay, ngôn ngữ chat mới chỉ được tìm hiểu ở một vài khía cạnh thông qua những trường hợp cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp lại những quy luật chuyển đổi căn bản về mặt ngữ âm, từ vựng … của ngôn ngữ chat, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ chat tuy là một hiện tượng không mới nhưng sự phổ biến và mức độ ảnh hưởng của nó đang ngày càng phát triển rất sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi của ngôn ngữ chat so với ngôn ngữ đúng chuẩn thông thường là cả một quá trình lâu dài. Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về dạng hình ngôn ngữ này, vừa mong những kết quả sẽ trở thành một cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu sâu và rộng hơn về sau. Ngoài ra, đề tài cũng muốn gởi đến người đọc cái nhìn, cách nghĩ của giới trẻ thông qua yếu tố ngôn ngữ để thấu hiểu phần nào tâm lí của lớp trẻ và có phương cách hòa hợp các mối quan hệ trong xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các trao đổi trên mạng, các trang web, các bài báo có liên quan đến ngôn ngữ chat… Phạm vi nghiên cứu: người viết nghiên cứu trong thời gian từ năm 2006 đến 2009, chủ yếu là ngôn ngữ trên mạng (tiếng Việt và tiếng Anh), không nghiên cứu tin nhắn. Hướng nghiên cứu thứ nhất từ cái nhìn tổng thể của ngôn ngữ. Từ đó làm tiền đề để đào sâu vào những biến thể của ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Hướng nghiên cứu thứ hai đi từ những yếu tố liên quan trực tiếp đến văn bản chat: biểu tượng cảm xúc, yếu tố phương ngữ, tiếng bồi.… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi dựa trên hệ thống quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng tài liệu của một số ngành khoa học có liên quan như: kí hiệu học, tâm lý học, xã hội học, địa lý học… Về phương pháp nghiên cứu, đầu tiên, chúng tôi thu thập tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, sau đó, lựa chọn dữ liệu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu. - Các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh-đối chiếu, phân tích. - Phương pháp miêu tả: giúp chỉ ra những đặc điểm của đối tượng, giúp cho việc đối chiếu dễ dàng hơn. - Phương pháp đối chiếu: tìm hiểu những nét giống và khác nhau của ngôn ngữ chat giữa những vùng miền trong nước, giữa tiếng Việt và tiếng Anh… - Phương pháp phân tích: từ nhiều cứ liệu, chúng tôi phân tích để tìm ra điểm chung và riêng của ngôn ngữ chat, giải thích nguyên nhân, tìm ra quy luật chung … - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng thêm các phương pháp giải thích, khảo sát thực nghiệm… Chương 1 NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ CHAT 1.1. Ngôn ngữ và chữ viết 1.1.1. Khái niệm về chữ viết Hệ thống chữ viết là một hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết là phương tiện để văn bản hóa ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn nói, vẫn dùng ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người, trong khi đó, cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, loài người mới có chữ viết. F Engels, triết gia người Đức - Nhà cách mạng vĩ đại đã viết: “Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời đại văn minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chữ để ghi lời văn” (Dẫn F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Nxb Sự thật, năm 1961) Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được.Khả năng truyền âm thanh và tiếp nhận âm thanh của tai người là hữu hạn. Ở cùng một chỗ, có thể nghe nhau nói được nhưng lại có những hạn chế khác. Các cụ ta thường nói: “Lời nói gió bay”. Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó không còn nữa. Như vậy ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn không gian và thời gian. Nhưng liệu người ta có thể hiểu được lời nói của nhau, khi gián cách về không gian và thời gian, bằng con đường truyền mieng hay không? Hiển nhiên là có nhưng rất hạn chế. Khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau và trí nhớ của con người cũng có hạn nên tình trạng “tam sao thất bản” không thể nào tránh khỏi. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay người ta đã dùng điện thoại, vô tuyến điện, radio… nhưng những biện pháp đó không phải là phổ biến, rộng rãi khắp mọi lĩnh vực. Trong tình hình như vậy, chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ viết dựa trên sự tiếp nhận về thị giác cho nên có thể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng “tam sao thất bản”. Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kỳ có chữ viết trong quá trình phát triển của loài người là giai đoạn lịch sử còn thời kỳ trước đó là giai đoạn tiền sử hoặc dã sử. Chữ viết chẳng những khắc phục được khoảng cách về không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được. Với tác dụng đó, chữ viết thực sự là một bước tiến lớn trong sự phát triển của xã hội loài ngưới. Nó thực sự giúp cho con người có thể truyền tải kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trên tất cả lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, xã hội, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu đó không phải được hình thành ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Nhưng chữ viết cổ nhất không ra đời một cách ngẫu nhiên, đột ngột mà đều trên những cơ sở nhất định, tức là nguồn gốc của nó. Từ xưa đến nay con người luôn luôn sử dụng những biện pháp giao tiếp bổ sung. Nếu như ngôn ngữ dựa vào sự tiếp nhận về thính giác thì các phương tiện giao tiếp bổ sung thường dựa vào sự tiếp nhận về thị giác. Hình thức của chúng là hiện vật và hình vẽ. 1.1.2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Khi con người đã sáng tạo ra chữ viết, biện pháp giao tiếp bằng hình vẽ vẫn được sử dụng. Hiển nhiên, các hiện vật, các hình vẽ và quan hệ giữa chúng cũng có thể biểu trưng đến mức nào đó những sự vật, hiện tượng và quan hệ trong thực tế, nhưng chúng không thể nào diễn đạt được tất cả mọi nội dung, nhất là những nội dung trừu tượng. Đối với hình thức giao tiếp bằng hiện vật còn có một hạn chế khác là các hiện vật không thể tồn tại lâu bền được. Một số người gán cho thuật ngữ “chữ viết” một phạm vi thể hiện quá rộng. Họ cho các hình thức giao tiếp kiểu trên cũng là chữ viết. Như vậy, theo họ chữ viết phải hiểu là tất cả các kiểu giao tiếp của con người nhờ các tín hiệu thị giác, tức là các tín hiệu thu nhận được bằng mắt. Số khác gạt những hình thức giao tiếp bằng hiện vật ra khỏi chữ viết, nhưng vẫn thừa nhận chữ hình vẽ hay còn gọi là chữ tượng hình. Thực ra cả hai hình thức giao tiếp trên đây chỉ là những hình thức tiền thân của chữ viết. Nói đến chữ viết là nói đến mối liên hệ của nó với ngôn ngữ. Chỉ những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái của ngôn ngữ mới được xem là chữ viết. Khái niệm “chữ viết có vần” hay “chữ để ghi lời văn” của Engels là vậy. Những hình thức giao tiếp bằng hiện vật và hình vẽ là nguồn gốc của “chữ viết có vần” của “chữ để ghi lời văn”. Chữ viết và những hình thức giao tiếp đó có cùng một bản chất tín hiệu như nhau. Nếu như sự giống nhau giữa chữ viết và hình thức giao tiếp bằng hiện vật chỉ có bấy nhiêu thôi thì hình thức giao tiếp bằng hình vẽ còn mách bảo cho con người cách đặt hình chữ như thế nào. Như chúng ta đã biết, hình chữ của những chữ viết đầu tiên thường là hình vẽ. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ một bên là hình vẽ không liên hệ với các hình thái ngôn ngữ còn một bên là hình vẽ có liên hệ với các hình thái ngôn ngữ. Chính nhờ chữ viết - ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Từ đó có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Từ những hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, ta cùng trải nghiệm quá trình biến đổi của chúng qua từng thời kỳ. Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, những thành tựu tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm nảy sinh những biến đổi nhất định có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, mà cụ thể là chữ viết. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một mảng biến đổi của ngôn ngữ trước mạng thông tin đa chiều như ngày nay, đó là ngôn ngữ chat. 1.2. Ngôn ngữ chat Ngôn ngữ chat còn gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @... Trong tiếng Anh, danh từ “chat” có nghĩa là “chuyện phiếm, chuyện gẫu”, còn sử dụng với nghĩa động từ thì nó là “nói chuyện phiếm, tán gẫu”. Từ ý nghĩa đó, người Việt mượn nguyên thể từ “chat” trong tiếng Anh để chỉ việc trò chuyện, tán gẫu giữa hai hay nhiều người với nhau một cách gián tiếp thông qua mạng internet. Như vậy, ngôn ngữ chat trước hết là ngôn ngữ nói. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động trao đổi thông tin nhiều tiện ích này, ngôn ngữ “chat” càng trở nên quen thuộc và phổ biến với cộng đồng “dân cư mạng”. Là dạng biến thể của ngôn ngữ chuẩn, nó không chỉ được sử dụng làm công cụ giao tiếp trên “không gian ảo” như mạng internet mà còn thâm nhập vào đời sống thông qua sách báo dành cho tuổi mới lớn, qua tin nhắn, điện thoại…. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Dưới ảnh hưởng của phương tiện giao tiếp đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất năng lượng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường nhưng nếu cứ để trẻ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc thì sự bắt chước sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.” (Theo Ngọc Mai - Báo Người Lao Động) GS.TS Nguyễn Đức Dân từng nhận định về ngôn ngữ chat trên báo Tuổi trẻ như sau: “Thực tế thời nào cũng có chuyện này. Chỉ có điều bây giờ Internet phát triển nên giới trẻ sáng tạo nhiều cách viết mới, nhiều tiếng lóng mới càng nở rộ hơn mà thôi. Tâm lý của trẻ thường thích sự mới lạ, khác người nên các em muốn có kiểu viết, kiểu nói của riêng mình. Cách đây 40 năm, lúc đi học chúng tôi cũng dùng tiếng lóng, nhiều khi chỉ vì không muốn cha mẹ biết. Các em thích ngôn ngữ chat phải cẩn thận ở chỗ phân biệt nơi nào nên sử dụng, nơi nào không. Đặc biệt là trong sách vở, trong các bài học ở trường”. Từ đặc điểm trên, ta tìm hiểu đôi nét khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1.2.1. So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Xác định ngôn ngữ chat chính là ngôn ngữ nói, ta tìm hiểu vài điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để hiểu rõ được bối cảnh, đặc điểm và cấu trúc của ngôn ngữ chat. Hai khía cạnh khác nhau của chúng là: - Nói thì nhanh hơn viết - Người nói tương tác trực tiếp với người nghe, còn người viết thì không. [Theo W. L. Chafe (32, tr. 35-53)] Ngoài ra, cứ liệu của ngôn ngữ nói thường bị ngắt quãng do nhịp độ nhanh của ngôn ngữ nói (ngôn ngữ chat không thông qua lời nói nhưng cường độ và tính chất thông tin của ngôn ngữ này làm thao tác gõ bàn phím gần như theo kịp những tư duy đang hình thành trong đầu người chat). Các lỗi thường gặp của người chat là: lỗi về từ vựng, cú pháp, việc bỏ lửng những ý mình định nói lúc đầu hoặc quên đi phần mình vừa phát biểu xong và lặp lại cùng một ý. Đây là những lỗi mà người chat hay mắc phải do tính chất chủ quan, hời hợt và tính xã giao. Người chat sẽ không biết thực người đang nói chuyện trên mạng là ai? làm gì? ở đâu? Trong khi đó, các cứ liệu của ngôn ngữ viết thì được tổ chức chặt chẽ hơn về cấu trúc ngữ pháp bởi người viết xác định được đối tượng viết và độc giả biết rõ tác giả là ai. Chính vì thế, tính khách quan, sự cẩn trọng và thái độ nghiêm túc là điều được xét đến trong văn bản viết. Không những thế, trong ngôn ngữ chat, người chat cố gắng thể hiện cảm xúc bằng những yếu tố liên kết “lấp đầy chỗ trống” như: -Tiếng Việt: vâng, tiện thể, ừm, để xem, ờ, ơ, a, à, ấy, ừ, ứ, chăng, nhá, hén, nghen, đúng không? ... -Tiếng Anh: by the way, well, oh, yeah, uh huh, I see, I mean, hmmm.... Những từ trên đây rất gần với những tiếng đệm xuất hiện trong ngôn ngữ chat: uh huh, hihihi, muh, oh, huhuhu, kakaka, Omg (Oh My God).... Ngoài ra, có một số khác biệt về diễn ngôn nói và diễn ngôn viết: Diễn ngôn nói Diễn ngôn viết - hội thoại không chuẩn bị trước - truyện kể và bài phát biểu - giao dịch dịch vụ chính thức. - trò chuyện thư giãn, mở rộng - tường thuật truyện kể dài đề tài - bài phát biểu cổ động - đề tài tự do trực tiếp… - bài phát biểu mang tính pháp lý, hành chính, học thuật…  phong cách khẩu ngữ  phong cách ngôn ngữ văn hóa, gọt giũa Như ta biết, ngôn ngữ nói thường diễn ra một cách tự nhiên, ít gò bó. Người nói thường có khả năng phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn hơn một câu, và các ngữ đoạn này thường thiếu sự liên kết bề mặt như cách tổ chức một văn bản viết nhưng thường vẫn có liên kết, gắn bó về nội dung. Ngoài ra, ngôn ngữ nói có tính tức thời - tức tính chất không dàn dựng trước, tính tự nhiên, tính trực tiếp, tính ngắn gọn, trong khi ngôn ngữ viết có tính hoàn chỉnh và cố định, tính bền vững và tính gọt giũa. Ngôn ngữ viết đòi hỏi sự chuẩn mực về chính tả cũng như những quy tắc về cách viết, cách trình bày văn bản còn ngôn ngữ nói có tính nhất thời và không cố định, tính nôm na và thiếu gọt giũa. Thành ngữ “nôm na là cha mánh qué” phần nào cũng nói lên tính thiếu gọt giũa trong ngôn ngữ nói nhưng cũng phần nào phản ánh cách nhìn nhận sai lệch về tính chất của ngôn ngữ nói. Từ đó, ta nhận thấy hoàn cảnh diễn ra ngon ngữ chat giống như bối cảnh của một văn bản nói. Người chat thường trò chuyện với tâm trạng thoải mái, tư nhiên, không bị gò bó bởi không biết rõ người chat đối diện là ai và cũng biết rằng người đối diện không biết mình là ai, không phải đối diện trực tiếp nên không ảnh hưởng tới cách xưng hô và không câu nệ trong cách dùng từ ngữ, lời nói khi diễn đạt. Do đó, cách viết thường thiếu chủ ngữ, lời lẽ có tính chất tức thời, không gọt giũa
Tài liệu liên quan