Luận văn Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945

Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “ Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215]. Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản ngã và tài năng nghệ thuật của ông.

pdf97 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN VÕ VÂN HÀ NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, người Thày đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho tôi từ những bước đi đầu tiên trên con đường khoa học nghệ thuật, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ Văn, các Thày giáo, Cô giáo các Khoa, Bộ môn, các phòng chức năng của Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Thời sự, phòng Phát thanh Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học. Xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, người thân, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Tác giả Võ Vân Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 7 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN ............................... 8 1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời ....................................................... 8 1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn ............................................. 19 1.3. Nhãn quan ngôn ngữ .................................................................... 29 CHƢƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT .......................................... 36 2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật ................................................... 36 2.2. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện ........................................................... 36 2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước .................................... 37 2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật ................. 40 2.3. Ngôn ngữ nhân vật ........................................................................ 41 2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại ................................................................... 42 2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................ 50 2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa ................................................... 51 CHƢƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT ..................................... 59 3.1. Khái niệm giọng điệu .................................................................... 59 3.2. Các giọng điệu chính ..................................................................... 59 3.2.1. Giọng điệu khinh bạc .............................................................. 60 3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc ................................................................. 77 3.2.3 Giọng điệu triết lý ..................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215]. Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản ngã và tài năng nghệ thuật của ông. Trong lễ trao giải thuởng cho những nhà văn được “Giải thuởng Hồ Chí Minh‟‟, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của chữ” [Báo Văn nghệ tháng 4 năm 1987]. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ và bao giờ cũng đem lại cho người đọc một sự hứng thú đặc biệt. Hoài Anh nhận xét: “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam’’ [48, 230] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên, nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, vài truyện mà khắc được bóng dáng mình vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân là nhà văn được trời phú cho rất nhiều khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những ý kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”.[51, 426, 427] Tất nhiên khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến ông với tư cách ông vua trong thể tùy bút. Với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã đưa tùy bút thành một thể văn sang trọng, lịch lãm. Bên cạnh đó, truyện ngắn của Nguyễn Tuân cũng không kém phần đặc sắc. Trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của nhà văn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước năm 1945 để hiểu hơn sự đa dạng của ngòi bút độc đáo này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu chung về Nguyễn Tuân Việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân trải qua ba chặng sau đây: Trước năm 1945: Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng… Nhưng mãi đến đầu những năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua… Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 quanh ba đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và “Đời sống trụy lạc”. Ngay từ những năm 1940, nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm “Vang bóng một thời” đã coi Nguyễn Tuân là “Một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp”. Coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng nhưng Thạch Lam lại không đánh giá cao ngôn từ của Nguyễn Tuân trong tập truyện này. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại đã gọi Vang bóng một thời là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. “Ông là nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng cả về hành văn lẫn tư tuởng”.[50, 427] Từ 1945 đến 1985: Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn Tuân đã thực sự chuyển mình về nhận thức và tư tuởng. Ông chân thành đem ngòi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ xã hội trên cương vị một nhà văn, đồng thời vẫn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy tính nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sáng tác của ông thể hiện rõ sự chuyển mình trong nhận thức và tư tưởng của chính nhà văn. Một loạt tùy bút đã ra đời: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút Sông Đà, Tùy bút kháng chiến, Ngày cách mạng đầy tuổi tôi… Nghiên cứu về nghệ thuật, giai đoạn này đáng chú ý là bài viết của Trương Chính, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Phan Cự Đệ… Tuy nhiên, phần lớn các bài viết này đều tập trung đánh giá tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân ở thể tùy bút, còn chưa quan tâm thật sâu đối với thể loại truyện ngắn. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân giai đoạn này chưa được đánh giá cao vì đọc chúng người ta vẫn nhận thấy bóng dáng của những con người cũ. Bên cạnh đó, phê bình văn học lúc bấy giờ quan tâm chủ yếu đến nội dung xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 học, không chú trọng mặt nghệ thuật ngôn từ. Gió Lào ra đời 1947 đã nhận được nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Trương Chính đã phê phán Nguyễn Tuân: “Sao mà kềnh càng đến thế? Bao nhiêu nỗi vui buồn trước mắt, thân thiết hơn, sao không nói! Ai còn có thì giờ đâu mà đi sâu vào lòng mình, mà ngồi chẻ sợi tóc làm tư. Mới đến cảnh gió Lào xứ Nghệ mà kéo bảy tám trang ròng! Nhắc đến đại đóa, hoa lay ơn, giữa khi xung quanh ngút khói lửa và vang tiếng đại bác, cối mìn! Thật là quá đáng”. Khác với ý kiến trên, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định Nguyễn Tuân là nhà văn có tầm ảnh huởng lớn đến đời sống văn học nước nhà mấy chục năm qua: ông “là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng tám”. Tờ Văn hóa văn nghệ công an - số 10 năm 1997 có phỏng vấn nhà thơ Tế Hanh về những tác phẩm văn học Việt Nam thế kỉ XX mà ông sẽ chọn mang theo hành trang của mình vào thế kỷ XXI, nhà thơ đã không ngần ngại nêu lên đầu tiên đó là Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Sau năm 1986: Bước sang những năm 80, khi không khí văn học bắt đầu đổi mới thì vấn đề nghiên cứu văn phẩm Nguyễn Tuân lại khởi sắc và có nhiều cái nhìn mới thiện cảm hơn so với khoảng thời gian trước đó. Đây là giai đoạn Nguyễn Tuân được đánh giá toàn diện, thỏa đáng. Thời kì này các nhà nghiên cứu như: Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Phong Lê, Tôn Thảo Miên, Hà Văn Đức… đã tiếp cận nghiên cứu tài năng của Nguyễn Tuân từ nhiều huớng khác nhau. Đặc biệt, sau khi Nguyễn Tuân mất, đã có hàng loạt bài viết về ông khẳng định Nguyễn Tuân là một trong những cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phê bình văn học và nhà văn đều thừa nhận tài năng thực sự của Nguyễn Tuân ''Một phong cách nghệ thuật độc đáo'' (ý kiến của Phan Cự Đệ), hay ''Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ'' - nhận xét của Nguyễn Đinh Thi… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 N.I. Niculin - Tiến sĩ Viện văn học thế giới Nga đã gọi Nguyễn Tuân là ''nghệ sĩ ngôn từ''. Văn Nguyễn Tuân không chỉ thu hút sự quan tâm của những nhà văn trong nước mà còn làm say lòng nhiều nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, đặc biệt là những nhà văn Liên Xô như: M.I Linxki, Mrian Tkachop. Qua đó cho thấy vị trí của Nguyễn Tuân trong lòng bạn bè năm châu trên thế giới. Trong điếu văn đọc trước tang lễ của Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định: ''Cùng với những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá tảng… sẽ chắc bền trong thời gian''. Hơn 50 năm cầm bút, trải qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của nước nhà, từ chiến tranh khói lửa đến khi lập lại hòa bình và những năm đầu đổi mới xây dựng đất nước, Nguyễn Tuân đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, nhà phê bình. Tuy có nhiều ý kiến khen, chê khác nhau nhưng tất cả mọi ý kiến thống nhất khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 2.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ ở đây không phải là phương tiện giao tiếp tự nhiên hằng ngày của đời sống mà là thứ ngôn ngữ được lựa chọn, sáng tạo theo chủ quan của người nghệ sĩ để phục tùng các nhiệm vụ nghệ thuật tác phẩm. Một tác phẩm văn học có trở thành kiệt tác, ghi đậm dấu ấn trong lòng độc giả hay không, có trở thành món ăn tinh thần của dân tộc hay không, không chỉ tùy thuộc vào nội dung tu tuởng mà còn phụ thuộc vào chất luợng hình thức biểu hiện ngôn từ. Ngôn từ chính là yếu tố quan trọng bậc nhất của hình thức biểu hiện đó. Đáng chú ý là một số bài viết như: Nguyễn Tuân - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa của Hoài Anh; Nguyễn Tuân - Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam của Mai Quốc Liên; Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân của Văn Tâm; Thầy chữ Nguyễn Tuân của Hà Bình Trị, Như một ông lão thợ đấu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tuân- chuyên viên tiếng Việt của Nguyễn Đăng Điệp in trong cuốn Chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà xuất bản Giáo dục 2005. Giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Tuân cũng được một số nhà nghiên cứu chú ý. Luôn chất chứa những mâu thuẫn trong nội tâm, tư tưởng nên văn Nguyễn Tuân là thứ văn đa giọng điệu như: giọng trào phúng, trữ tình, hoài tiếc, triết lý, khinh bạc. Nhắc đến giọng điệu Nguyễn Tuân không thể không nhắc đến giọng khinh bạc, đây là giọng điệu nổi bật nhất giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Ngoài ra có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Tuân như: Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân của Nguyễn Thị Ninh- năm 2004. Tuy nhiên, riêng về phương diện ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945 hiện chưa có công trình nào nghiên cứu thật toàn diện và cụ thể. Đây là một “khoảng trống” mà chúng tôi hi vọng sẽ phần nào bù đắp được qua quá trình thực hiện luận văn này. 3. Đối tuợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tuợng nghiên cứu Chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong toàn bộ truyện ngắn của ông trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Về tư liệu chúng tôi dựa vào quyển Nguyễn Tuân - truyện ngắn do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để hiểu hơn tài năng của Nguyễn Tuân, một mặt chúng tôi cố gắng bao quát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân kể cả phê bình và tiểu luận văn học của ông; mặt khác, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh truyện ngắn của Nguyễn Tuân với một số tác giả khác để làm nổi rõ hơn tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính như sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống 4.2. Phương pháp so sánh 4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm. 4.4. Vận dụng thi pháp học. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Quan niệm nghệ thuật và nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám Chương 2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám Chương 3. Giọng điệu nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN 1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời Macel Proust - nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất quan niệm: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn. Như vậy cái nhìn chi phối hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong cách tác giả. Cái nhìn từ phạm vi tri giác tuy có cội nguồn cảm giác nhưng là một cái nhìn có tính tự túc một lãnh hội ý tưởng”. Ngôn ngữ thì chung nhưng cái nhìn của mỗi nhà văn lại có sự khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ của nhà văn ấy. Cuộc sống vốn tồn tại muôn màu, muôn vẻ. Con người cũng có vô vàn trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau. Có những trạng thái tình cảm của con người mà ngôn ngữ thông thường không sao biểu đạt được một cách chính xác, đầy đủ. Người nghệ sĩ tài hoa phải là người viết được tình cảm ấy lên trang giấy bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình. Cái nhìn nghệ thuật chính là nền tảng vững chắc để người nghệ sĩ tạo dựng cho mình một hệ thống ngôn từ riêng, qua sự lựa chọn, chắt lọc ngôn ngữ chung. Trước sự vật, hiện tượng, mỗi nhà văn có suy nghĩ, sự cảm thụ, liên tưởng, tưởng tượng khác nhau, điều đó đã quy định cái nhìn nghệ thuật cũng có sự khác nhau. Cùng viết về những nỗi thống khổ của con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng, nhưng mỗi nhà văn lại có cái nhìn nghệ thuật khác nhau nên con người trong tác phẩm của mỗi nhà văn ấy lại hiện lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 ở những góc độ, khía cạnh, mang theo số phận khác nhau. Vũ Trọng Phụng đã nhìn cuộc đời qua lăng kính hiện thực, ông quan niệm “Đời là chó đểu, là khốn nạn”. Bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo, sử dụng những chi tiết cường điệu, lối dắt dẫn bất ngờ, nhà văn đã khắc sâu chân dung nhân vật biếm họa để hạ nhục, vạch trần bộ mặt của bọn người hữu danh vô thực, bọn trọc phú dâm ô dốt nát. Đó là Xuân tóc đỏ trong Số đỏ, Nghị Hách trong Giông tố. Bà Phó Đoan được tặng bằng tiết hạnh vì “thủ tiết với hai đời chồng”. Một kẻ vô học, hạ lưu, lưu manh như Xuân tóc đỏ thì lại được cả xã hội thuợng lưu tung hô, công nhận, “Xuân tóc đỏ vạn tuế”. Thông qua những ngôn từ ấy, Vũ Trọng Phụng đã vung làn roi quất mạnh vào sự nhố nhăng đồi bại của cái xã hội thuợng lưu chó đểu, vô nghĩa lý, trong đó con người sống với nhau chỉ vì đồng tiền, giả dối, rởm hợm, vô lương tâm, không tình nghĩa. Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đều nhìn cuộc đời là một sân khấu hề, một môi truờng hà khắc, đen tối, tàn bạo khiến con người phải gồng mình, xù lông lên để chống đỡ, để thích nghi, hoặc thu mình lại trong góc riêng nếu không muốn mình bị tha hóa. Nam Cao phân tích con người là nạn nhân của xã hội phi nhân tính ấy, đẩy người ta vào bước đường cùng và cuối cùng đã bị chính xã hội vô nhân đạo biến thành một con người khác. Nhân vật của ông là tầng lớp trí thức tư sản, họ mang trong mình những uớc mơ, hoài bão lớn lao về tương lai, hay những người nông dân nghèo khổ, sống trong cái nghèo, tất cả bọn họ đều bị xã hội vùi dập, bóp nghẹt sự sống, cố vẫy vùng nhưng không tài nào thoát ra được. Chí Phèo đã ngật ngưỡng buớc ra từ những trang sách của Nam cao khiến cho cả xã hội phải giật mình về sự nghiệt ngã của chính nó, đã đẩy anh nông dân chân chất, hiền lành ngày nào trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên đi rạch mặt ăn vạ, một sự tha hóa đáng sợ. Cho dù Chí Phèo muốn làm lại cuộc đời, muốn t