Luận văn Nguyên lý lý học

Môn Lý luận văn học vừa là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành trong tất cả các khoa Văn học ở trường Đại học. Trong đó phần Nguyên lý lý luận văn học sẽ cung cấp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để sinh viên có được công cụ tìm hiểu tất cả những vấn đề thuộc về nghiên cứu văn học nghệ thuật. Xét về phương diện cấu trúc, bản thân Văn học không tồn tại cô lập mà là một yếu tố hữu cơ trong cấu trúc chung của toàn bộ đời sống xã hội. Nguyên lý văn học trước hết tìm hiểu Mối quan hệ và sự ảnh hưởng giữa các thành tố như: Cuộc sống – Nhà văn – Tác phẩm - Độc giả. Thứ đến, nó tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, từ đó có thể định vị được chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ như thế nào. Theo logic đó, chúng tôi sẽ cố gắng lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó với văn học.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nguyên lý lý học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN L Ý LUẬN VĂN HỌC ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC (Principles of Literary Theory) Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn ??? HÀ NỘI – 2007 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học  ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC (Principles of Literary Theory) Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Trần Khánh Thành Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội Điện thoại: 0904107856 Email: thanhtk@vnu.edu.vn Các hướng nghiên cứu chính: Họ và tên: Diêu Thị Lan Phương Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0989889745 Email: dieulanphuong@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin chung về môn học Tên môn học: Nguyên lý lý luận văn học Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Không Môn học kế tiếp: Yêu cầu đối với môn học: Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lí thuyết : 24 Làm bài tập trên lớp : 03 Thảo luận : 02 Thực hành : 0 Tự học xác định : 01 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 Mục tiêu của môn học Kiến thức: Sau khi học môn học này, sinh viên sẽ: Hiểu được bản chất, chức năng, đặc trưng của nghệ thuật và nghệ thuật ngôn từ. Nắm vững qui luật vận động của văn học và sự tác động qua lại giữa văn học và đời sống, giữa văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội. Kĩ năng: Có thể áp dụng linh hoạt và sáng tạo những khái niệm đã học vào các công việc cụ thể như: phân tích đánh giá một tác phẩm văn học, bình luận một ý kiến về văn học, lý giải một vấn đề thực tiễn văn học, định ra tiêu chí cho một nền văn học tiến bộ… Thái độ: Sinh viên cần có cách nhìn khoa học đối với văn học. Tóm tắt nội dung môn học Môn Lý luận văn học vừa là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành trong tất cả các khoa Văn học ở trường Đại học. Trong đó phần Nguyên lý lý luận văn học sẽ cung cấp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để sinh viên có được công cụ tìm hiểu tất cả những vấn đề thuộc về nghiên cứu văn học nghệ thuật. Xét về phương diện cấu trúc, bản thân Văn học không tồn tại cô lập mà là một yếu tố hữu cơ trong cấu trúc chung của toàn bộ đời sống xã hội. Nguyên lý văn học trước hết tìm hiểu Mối quan hệ và sự ảnh hưởng giữa các thành tố như: Cuộc sống – Nhà văn – Tác phẩm - Độc giả. Thứ đến, nó tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, từ đó có thể định vị được chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ như thế nào. Theo logic đó, chúng tôi sẽ cố gắng lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó với văn học. Nội dung chi tiết môn học Nội dung cốt lõi Bài nhập môn: Khoa Nghiên cứu văn học 1. Khoa Nghiên cứu văn học 1.1. Định nghĩa 1.2. Phân biệt các khái niệm: văn chương, văn học, nghiên cứu văn học 2. Các bộ môn của nghiên cứu văn học. 2.1. Lịch sử văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Những bộ môn hỗ trợ) 2.2. Phê bình văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Các phương pháp phê bình) 2.3. Lý luận văn học (Định nghĩa; Đối tượng, phạm vi; Nhiệm vụ; Các phần chính của lý luận văn học; Phương pháp học môn Lý luận văn học) CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI Bài 1: Đối tượng của nghệ thuật 1.1. Khách thể và đối tượng 1.1.1. Khách thể. 1.1.2. Đối tượng 1.2. Đối tượng của nghệ thuật 1.2.1. Các quan điểm duy tâm siêu hình 1.2.2. Quan điểm duy vật 1.3. Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người 1.3.1. Nghệ thuật nhìn nhận hiện thực qua đôi mắt con người 1.3.2. Con người trong nghệ thuật là cụ thể, sinh động, và tồn tại trong các mối quan hệ Bài 2: Tư duy nghệ thuật 2.1. Tư duy và các kiểu tư duy 2.1.1. Tư duy 2.1.2. Các kiểu tư duy 2.2. Những yếu tố cơ bản trong tư duy nghệ thuật 2.2.1. Trực giác 2.2.2. Tình cảm 2.2.3. Lý tưởng thẩm mỹ 2.2.4. Hư cấu 2.2.5. Thể nghiệm Bài 3: Hình tượng nghệ thuật 3.1. Khái niệm hình tượng 3.1.1. Hình ảnh. 3.1.2. Khái niệm. 3.1.3. Nội hàm khái niệm hình tượng 3.2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật 3.2.1. Sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hình tượng. 3.2.2. Sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình tượng. 3.2.3. Sự thống nhất giữa tạo hình và biểu hiện 3.2.4. Sự thống nhất giữa tả thực và ước lệ. Bài 4: Điển hình nghệ thuật 4.1. Khái niệm điển hình 4.2. Đặc điểm cơ bản của điển hình nghệ thuật. 4.2.1. Khái quát hoá. 4.2.2. Cá thể hoá. 4.3. Mối quan hệ cơ bản giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. CHƯƠNG 2: VĂN HỌC LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT Bài 1: Văn học: Nghệ thuật ngôn từ 1.1. Ngôn từ là chất liệu của văn học 1.1.1. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ. 1.1.2. Hình tượng và chất liệu. 1.1.3. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ 1.2. Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng văn học. 1.2.1. Tính phi vật thể của hình tượng văn học. 1.2.2. Thời gian và không gian trong hình tượng văn học. 1.2.3. Khả năng phản ánh của hình tượng văn học. 1.2.4. Tính phổ thông của hình tượng văn học. 1.3. Vị trí của văn học trong các hình thái nghệ thuật. Bài 2: Tính nhân dân, tính dân tộc của văn học 2.1. Tính nhân dân của văn học. 2.1.1. Khái niệm nhân dân 2.1.2. Khái niệm tính nhân dân trong văn học 2.1.3. Biểu hiện của tính nhân dân trong văn học - Biểu hiện qua nội dung tác phẩm. - Biểu hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 2.2. Tính dân tộc của văn học. 2.2.1. Khái niệm dân tộc. 2.2.2. Khái niệm tính dân tộc. 2.2.3. Tính dân tộc là một phạm trù lịch sủ 2.2.4. Biểu hiện của tính dân tộc trong tác phẩm. - Biểu hiện qua nội dung tác phẩm. - Biểu hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm. CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC 1. Quan niệm chung về chức năng. 1.1. Khái niệm chức năng văn học. 1.2. Một số tính chất của chức năng văn học 1.2.1. Tính chất đa chức năng. 1.2.2. Tính chất tổng hợp. 1.2.3. Tính lịch sử. 2. Các chức năng chủ yếu của văn học. 2.1. Chức năng thẩm mỹ. 2.2. Chức năng nhận thức. 2.3. Chức năng giáo dục. 2.4. Chức năng giao tiếp CHƯƠNG 4: CHỦ THỂ VÀ SÁNG TẠO VĂN HỌC Bài 1: Nhà văn và quá trình sáng tạo (Chủ thể tác giả) 1.1. Nhà văn. 1.1.1. Năng lực sáng tạo của nhà văn - Có bản chất giàu cảm xúc. - Có khả năng quan sát tinh tế, rộng rãi. - Có trí tuệ sắc sảo. - Có trí tưởng tượng dồi dào. 1.1.2. Con đường đẫn đến tài năng văn học. - Trau dồi tư tưởng, tình cảm, nhân cách. - Không ngừng tích luỹ vốn sống. - Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá. - Trau dồi nghệ thuật viết văn 1.2. Quá trình sáng tạo 1.2.1. Hình thành ý đồ sáng tạo. 1.2.2. Giai đoạn chuẩn bị. 1.2.3. Giai đoạn lập hồ sơ, kết cấu tác phẩm 1.2.4. Giai đoạn viết. 1.2.5. Giai đoạn sửa chữa. Bài 2: Độc giả và quá trình tiếp nhận (Chủ thể độc giả) 2.1. Năng lực chủ thể của độc giả. 2.1.1. Năng lực thẩm mỹ. 2.1.2. Có tri thức phong phú. 2.1.3. Có khả năng thể nghiệm và tưởng tượng dồi dào. 2.1.4. Có ý thức nhân văn tiến bộ. 2.1.5. Có trạng thái tâm lí thích hợp. 2.2. Quá trình tiếp nhận. 2.2.1. Tiếp nhận là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác. 2.2.2. Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận. - Giai đoạn cảm tính: cảm nhận, tưởng tượng, tình cảm. - Giai đoạn lý tính. 2.2.3. Vai trò sáng tạo của độc giả trong quá trình tiếp nhận. - Tái tạo. - Bổ sung (điền vào chỗ trống). - Lý giải. Nội dung liên quan gần (nên biết) Mỹ học tiếp nhận. Thi pháp học. Tâm lí học sáng tạo văn học. Nội dung liên quan xa (có thể biết) Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Các phạm trù mỹ học. Văn học so sánh. Học liệu Học liệu bắt buộc Lý luận văn học, Hà Minh Đức (chủ biên) và các tác giả khác, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006 (tái bản lần thứ 10). Lý luận văn học, Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996. Học liệu tham khảo Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương chủ biên, Tập 1, Nxb. Giáo dục, 1999. Văn học – Nhà văn - Bạn đọc. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả khác, Tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005. Dẫn luận nghiên cứu văn học. G.N. Pospelop, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1985. Lý luận và văn học. Lê Ngọc Trà, Nxb. Trẻ, 2005 (Tái bản lần thứ nhất). Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nguyễn Văn Dân, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. Tác phẩm văn học như là quá trình, Trương Đăng Dung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học Quốc gia, 1997. Hình thức tổ chức dạy học Lịch trình chung Nội dung  Hình thức tổ chức dạy học môn học  Tổng    Lên lớp  Thực hành  Tự học     Lí thuyết  Bài tập  Thảo luận      Khoa Nghiên cứu văn học  2  0  0  0  0  2   Đối tượng của nghệ thuật  2  0  0  0  0  2   Tư duy nghệ thuật  2  0  0  0  0  2   Hình tượng nghệ thuật  2  0  0  0  0  2   Điển hình nghệ thuật  2  3  0  0  1  6   Văn học: Nghệ thuật ngôn từ  2  0  0  0  0  2   Tính nhân dân, tính dân tộc của văn học  4  0  2  0  0  6   Chức năng của văn học  4  0  0  0  0  4   Nhà văn và quá trình sáng tạo  2  0  0  0  0  2   Độc giả và quá trình tiếp nhận  2  0  0  0  0  2   Tổng  24  3  2  0  1  30   Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình thức  Thời gian, địa điểm  Nội dung chính  Mục tiêu cần đạt được  Sinh viên chuẩn bị   Bài nhập môn: Khoa Nghiên cứu văn học (Tuần 1)   TUẦN 1   Lí thuyết 2 giờ   - Khái niệm “Khoa nghiên cứu văn học”. - Các bộ môn của Nghiên cứu văn học: Lịch sử văn học, Phê bình văn học, Lý luận văn học.  - Xác định được Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học. - Nắm được đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của các bộ môn trong Khoa nghiên cứu văn học.  - Đọc sách, chú ý tài liệu tham khảo bắt buộc số 2 (tr11-36).   Chương 1, Bài 1: Đối tượng của nghệ thuật (Tuần 2)   TUẦN 2   Lí thuyết 2 giờ   - Đối tượng và đối tượng chủ yếu của nghệ thuật  - Hiểu được đối tượng và đối tượng chủ yếu của nghệ thuật. Phân biệt được sự khác nhau giữa đối tượng của NT với đối tượng của các lĩnh vực khác  - Đọc sách, chú ý học liệu bắt buộc số 1, 2.   Chương 1, Bài 2: Tư duy nghệ thuật (Tuần 3)   TUẦN 3   Lí thuyết 2 giờ   - Tư duy và các kiểu tư duy. - Những yếu tố cơ bản trong tư duy nghệ thuật: trực giác, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ, hư cấu.  - Phân biệt được tư duy logic và tư duy hình tượng. - Nắm được các yếu tố trong tư duy nghệ thuật  - Đọc sách, chú ý tài liệu tham khảo bắt buộc số 1, 2.   Chương 1, Bài 3: Hình tượng nghệ thuật (Tuần 4)   TUẦN 4   Lí thuyết 2 giờ   - Khái niệm hình tượng nghệ thuật. - Các đặc trưng của hình tượng nghệ thuật.  - Xác định được hình tượng là phương thức phản ánh đặc thù của NT.  Chú ý tài liệu tham khảo bắt buộc số 1, 2.   Chương 1, Bài 4: Điển hình nghệ thuật (Tuần 5, 6, 7)   TUẦN 5   Lí thuyết 2 giờ   - Khái niệm điển hình nghệ thuật. - Các đặc điểm cơ bản của điển hình nghệ thuật. - Yêu cầu về nội dung mà sv sẽ tự học trong tuần 6  - Hiểu được khái niệm điển hình - phẩm chất của hình tượng nghệ thuật.  - Đọc sách, chú ý tài liệu tham khảo bắt buộc số 1, 2.   TUẦN 6   Tự học 1 giờ   - Nội dung tự học sẽ được giáo viên đề ra cho từng khoá học cụ thể. Về cơ bản giúp cho sinh viên có thể đồng hoá được những nội dung đã học và có thể ứng dụng, tìm hiểu rộng thêm.  - Hiểu và trả lời được các câu hỏi mà giáo viên nêu ra.  Theo yêu cầu của giảng viên   Bài tập 1 giờ       TUẦN 7   Bài tập 2 giờ   Theo yêu cầu của giảng viên  - Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cụ thể  - Sinh viên tham khảo các tài liệu đã cho.   Chương 2, Bài 1: Văn học: Nghệ thuật ngôn từ (Tuần 8)   TUẦN 8   Lí thuyết 2 giờ   - Ngôn từ là chất liệu của văn học. - Khả năng nghệ thuật của ngôn từ. - Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng văn học  - Nắm được đặc trưng của ngôn từ văn học. - Hiểu được tính chất, hạn chế và ưu điểm cũng như khả năng phản ánh của hình tượng phi vật thể.  - Sinh viên tham khảo các tài liệu 1,2,3.   Chương 2, Bài 2: Tính nhân dân, tính dân tộc của văn học (Tuần 9, 10, 11)   TUẦN 9   Lí thuyết 2 giờ   - Tính nhân dân của văn học. - Biểu hiện của tính nhân dân qua nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.  - Hiểu được khái niệm tính nhân dân. - Thấy được các biểu hiện cụ thể của TND trong tác phẩm văn học.  - Sinh viên tham khảo các tài liệu 1,2,3.   TUẦN 10   Lí thuyết 2 giờ   - Tính dân tộc của văn học. - Biểu hiện của tính dân tộc qua nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. - Yêu vầu về nội dung sẽ thảo luận trong tuần 11.  - Hiểu được khái niệm tính dân tộc. - Thấy được các biểu hiện cụ thể đặc sắc của TDT trong tác phẩm văn học.  - Sinh viên tham khảo các tài liệu 1,2,3.   TUẦN 11   Thảo luận 2 giờ   - Sinh viên trình bày các ý kiến của mình. - Giáo viên nhận xét, nêu ý kiến và định hướng cho sinh viên  - Sinh viên có thể vận dụng được kiến thức đã học. - Có thể trình bày trôi chảy ý kiến riêng của mình.  - Sau khi tham khảo các tài liệu và một số tác phẩm văn học đương đại, sinh viên cần chuẩn bị các ý kiến mà mình sẽ phát biểu.   Chương 3: Chức năng của văn học (Tuần 12, 13)   TUẦN 12   Lí thuyết 2 giờ   - Khái niệm và tính chất của chức năng văn học  - Xác định được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống. - Thấy được sự tác động một cách tổng hợp, đan xen trong việc thực hiện chức năng của văn học  -Tham khảo các tài liệu 1,2,3.   TUẦN 13   Lí thuyết 2 giờ   - Các chức năng chính của văn học: giao tiếp, thẩm mỹ, nhận thức và giáo dụ  - Nắm được các chức năng chủ yếu của văn học. Thấy được cái riêng trong việc thực hiện các chức năng ấy của văn học.  -Tham khảo các tài liệu 1,2,3.   Chương 4, Bài 1: Nhà văn và quá trình sáng tạo (Tuần 14)   TUẦN 14   Lí thuyết 2 giờ   - Nhà văn. -Quá trình sáng tác của nhà văn.  - Phân biệt được các khái niệm: nhà văn, tác giả văn học. - Hiểu được một số phẩm chất cần thiết của nhà văn. - Hiểu được quá trình sáng tạo của nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo thứ nhất  -Tham khảo các tài liệu 1,2,3.   Chương 4, Bài 2: Độc giả và quá trình tiếp nhận (Tuần 15)   TUẦN 15   Lí thuyết 2 giờ   - Năng lực chủ thể của độc giả. - Quá trình tiếp nhận văn học.  - Thấy được tính chất, vai trò của độc giả đối với tác phẩm. - Hiểu được quá trình tiếp nhận của độc giả với tư cách là chủ thể sáng tạo thứ hai.  -Tham khảo các tài liệu 1,2,3 và 6 (mở rộng).   Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. 9.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá  Hình thức kiểm tra, đánh giá  Phần trăm điểm   Kiểm tra đánh giá thường xuyên:    1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)  - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp  10% (1 điểm)   2. Bài tập và seminnar  - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận  10% (1 điểm)   Kiểm tra đánh giá định kì:    2. Kiểm tra giữa môn  - Bài viết trong 3 giờ tín chỉ  20% (2điểm)   3. Thi hết môn  - Hình thức thi sẽ được công bố vào tuần thứ 10. - Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.  60% (6 điểm)   Kết quả môn học   100% (10 điểm)   Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1. Các bộ môn trong Khoa Nghiên cứu văn học. Sự khác nhau về mặt đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu của các bộ môn đó. 2. Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật: đặc trưng về mặt đối tượng phản ánh; đặc trưng về tư duy phản ánh; đặc trưng về phương thức phản ánh và đặc trưng về chất liệu phản ánh. 3. Đặc điểm của ngôn từ và hình tượng văn học. 4. Các chức năng chính của văn học. 5. Tính nhân dân và tính dân tộc của văn học. 6. Chủ thể và sáng tạo văn học: chủ thể nhà văn và quá trình sáng tác; chủ thể độc giả và quá trình tiếp nhận. Ngân hàng đề thi (Tham khảo) * Kiểm tra lý thuyết trực tiếp: 1. Anh (chị) hãy trình bày những bộ phận chính của khoa nghiên cứu văn học, chỉ ra đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của từng bộ phận. 2. Phân tích đối tượng chủ yếu của nghệ thuật và chỉ ra tính đặc thù của nghệ thuật trong việc khám phá và phản ánh con người. 3. Những đặc trưng cơ bản của hình tượng nghệ thuật. * Thông qua kiến thức lý luận để phân tích, đánh giá một tác phẩm, một vấn đề văn học. 1. Dựa vào những kiến thức đã học hãy phân tích tác phẩm “Giăng sáng” của Nam Cao. 2. Hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật khác hiện thực đời sống như thế nào? Phân tích một số tác phẩm để chứng minh. * Bình luận, phân tích, giải thích một ý kiến, một quan điểm. 1. Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hoá con người? Liên hệ với thực tế văn học. 2. Bêlinxki viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Anh (chị) hãy dùng kiến thức văn học để lí giải quan điểm trên. 3. Trong Tiểu luận Theo giòng, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên của Thạch Lam. 4. Bình luận ý kiến của Bêlinxki: “Đối tượng tự nó không có ý nghĩa mà chỉ có ý nghĩa khi chủ thể gán cho nó”. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA)  CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS.TS.Đoàn Đức Phương  GIẢNG VIÊN