Luận văn Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh v.v. Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân. Kết quả thăm dò của tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21 . Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn so với 44% ở đàn ông. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam nữ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ ràng qua bảng số liệu rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của nam đã tăng lên 4 tuổi (từ 23 đến 27 tuổi) và của nữ là 5 tuổi (từ 20 đến 25 tuổi). Hệ quả là hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất - chiếm 58.1% dân số. Ở Mỹ, có 43% người trưởng thành (tương đương với 87 triệu người) tự cho mình là độc thân trong đó chỉ riêng thành phố New Jork, đã có đến 70% dân số sống độc thân . Sống độc thân hiện nay trên thế giới nhất là châu Âu đang trở thành trào lưu thời thượng. Ỏ Tây Âu, theo Eurostar, số người sống độc thân là 158 triệu, chiếm 55% dân số Irlandia, 50% dân số Phần Lan, 50% dân số Thuỵ Điển, 46% dân số Pháp. Tại Pháp, số người sống độc thân đã tăng từ 5 triệu người (năm 1999) lên 14 triệu người (2004) . Ở Tây Ban Nha có 6 triệu người độc thân, trong đó có 26% nam và 18% nữ trong độ tuổi 35 – 39, 13% đàn ông và 10.26% phụ nữ ở tuổi 45-50 sống một mình. Tại một nước có tới 90% số dân theo đạo Thiên chúa như Ba Lan, vẫn có 60% số dân vẫn chấp nhận việc phụ nữ không có chồng mà có con. Số những bà mẹ “một mình” nuôi con đang trở thành lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm tới 15% số gia đình của nước này. Sống độc thân đã trở thành một nhu cầu của con người ở các nước tư bản phát triển . Các nước Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong hơn một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Nhật là quốc gia có số thanh niên độc thân ở độ tuổi 20-40 tăng vọt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật thì có 25% nam và 16% nữ thanh niên ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Ở Hàn Quốc, tình hình cũng không có gì khả quan hơn. 50% thanh niên Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân . Xã hội Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không kết hôn lần thứ ba trong lịch sử khi hầu hết giới trẻ ở nước này không muốn lập gia đình sớm . Theo thống kê, năm 1991, độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi kết hôn lần đầu tiên là 22.2; năm 1996 là 24.2 (riêng Thượng Hải là 25.3 và Bắc Kinh là 25.2) . Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông, hôn nhân và gia đình từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Tuổi quy định của nhà nước Việt Nam hiện nay (ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình) nam đủ 20 tuổi, nữ đến 18 tuổi được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của Cục thống kê Việt Nam lại cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ ở nước ta trong 15 năm gần đây có xu hướng tăng. Nếu như năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 24.3 và nữ là 23.2 thì đến năm 2004, tuổi kết hôn trung bình lần đầu đã tăng lên đáng kể, của nam là 27.3 (ở nông thôn là 26.0 tuổi còn ở thành thị là 28.6 tuổi) và ở nữ là 23.4 (trong đó, ở thành thị là 24 tuổi và nông thôn là 22.9 tuổi). Bên cạnh đó, xét tỉ trọng đã từng kết hôn của nhóm tuổi 20-24 tuổi cho thấy nếu như năm 1989 có 36.6% nam và 57.5% nữ đã kết hôn thì đến năm 2004, tỉ trọng này đã giảm xuống, chỉ còn 20.1% nam và 42.7% nữ. Việc độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt trong vòng 15 năm phản ánh xu hướng kết hôn muộn nhìn chung đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị. Kết quả điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 2004 đã đi đến kết luận: “ở đâu có mức độ đô thị hoá cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn, ở đó người ta kết hôn muộn hơn; và ở đâu nghèo hơn, thì ở đó người ta lại kết hôn sớm hơn” . Giáo sư Lê Thi trong một nghiên cứu về Phụ nữ độc thân đã khẳng định: “Một điều đáng lưu ý là ở Việt Nam những người chủ trương sống độc thân không lập gia đình từ lúc trưởng thành đến khi về già rất hiếm hoi và thường có những lý do đặc biệt” . Tuy nhiên, liệu xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ Việt Nam hiện nay có phải là một dấu hiệu mở đầu cho một xu hướng mới – xu hướng sống độc thân suốt đời như các nước phát triển hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay”.

doc76 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh v.v... Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân. Kết quả thăm dò của tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21 Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005 . Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn so với 44% ở đàn ông. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam nữ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ ràng qua bảng số liệu rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của nam đã tăng lên 4 tuổi (từ 23 đến 27 tuổi) và của nữ là 5 tuổi (từ 20 đến 25 tuổi). Hệ quả là hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất - chiếm 58.1% dân số. Ở Mỹ, có 43% người trưởng thành (tương đương với 87 triệu người) tự cho mình là độc thân trong đó chỉ riêng thành phố New Jork, đã có đến 70% dân số sống độc thân Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005 . Sống độc thân hiện nay trên thế giới nhất là châu Âu đang trở thành trào lưu thời thượng. Ỏ Tây Âu, theo Eurostar, số người sống độc thân là 158 triệu, chiếm 55% dân số Irlandia, 50% dân số Phần Lan, 50% dân số Thuỵ Điển, 46% dân số Pháp. Tại Pháp, số người sống độc thân đã tăng từ 5 triệu người (năm 1999) lên 14 triệu người (2004) Dịch vụ dành cho người độc thân lên ngôi. Tạp chí khoa học công nghệ số tháng 8-9/2005, trang 67 . Ở Tây Ban Nha có 6 triệu người độc thân, trong đó có 26% nam và 18% nữ trong độ tuổi 35 – 39, 13% đàn ông và 10.26% phụ nữ ở tuổi 45-50 sống một mình. Tại một nước có tới 90% số dân theo đạo Thiên chúa như Ba Lan, vẫn có 60% số dân vẫn chấp nhận việc phụ nữ không có chồng mà có con. Số những bà mẹ “một mình” nuôi con đang trở thành lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm tới 15% số gia đình của nước này. Sống độc thân đã trở thành một nhu cầu của con người ở các nước tư bản phát triển Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005 . Các nước Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong hơn một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Nhật là quốc gia có số thanh niên độc thân ở độ tuổi 20-40 tăng vọt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật thì có 25% nam và 16% nữ thanh niên ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Ở Hàn Quốc, tình hình cũng không có gì khả quan hơn. 50% thanh niên Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân Mốt độc thân của giới trẻ châu Á. http:// www.vnn.vn/nhipsongtre/2005/9/79028.vip . Xã hội Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không kết hôn lần thứ ba trong lịch sử khi hầu hết giới trẻ ở nước này không muốn lập gia đình sớm “Khủng hoảng độc thân” tại Trung Quốc. http:// www.vnn.vn/thegioi/2006/04/556865/ . Theo thống kê, năm 1991, độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi kết hôn lần đầu tiên là 22.2; năm 1996 là 24.2 (riêng Thượng Hải là 25.3 và Bắc Kinh là 25.2) Gái Trung Quốc ngày càng kén chọn. ngày 12/04/2006 . Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông, hôn nhân và gia đình từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Tuổi quy định của nhà nước Việt Nam hiện nay (ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình) nam đủ 20 tuổi, nữ đến 18 tuổi được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của Cục thống kê Việt Nam lại cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ ở nước ta trong 15 năm gần đây có xu hướng tăng. Nếu như năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội 2004, trang 23 của nam là 24.3 và nữ là 23.2 thì đến năm 2004, tuổi kết hôn trung bình lần đầu đã tăng lên đáng kể, của nam là 27.3 (ở nông thôn là 26.0 tuổi còn ở thành thị là 28.6 tuổi) và ở nữ là 23.4 (trong đó, ở thành thị là 24 tuổi và nông thôn là 22.9 tuổi). Bên cạnh đó, xét tỉ trọng đã từng kết hôn của nhóm tuổi 20-24 tuổi cho thấy nếu như năm 1989 có 36.6% nam và 57.5% nữ đã kết hôn thì đến năm 2004, tỉ trọng này đã giảm xuống, chỉ còn 20.1% nam và 42.7% nữ. Việc độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt trong vòng 15 năm phản ánh xu hướng kết hôn muộn nhìn chung đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị. Kết quả điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 2004 đã đi đến kết luận: “ở đâu có mức độ đô thị hoá cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn, ở đó người ta kết hôn muộn hơn; và ở đâu nghèo hơn, thì ở đó người ta lại kết hôn sớm hơn” Cục thống kê Việt Nam. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2004: Những kết quả chủ yếu. trang 36. . Giáo sư Lê Thi trong một nghiên cứu về Phụ nữ độc thân đã khẳng định: “Một điều đáng lưu ý là ở Việt Nam những người chủ trương sống độc thân không lập gia đình từ lúc trưởng thành đến khi về già rất hiếm hoi và thường có những lý do đặc biệt” Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội 2004, trang 28. . Tuy nhiên, liệu xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ Việt Nam hiện nay có phải là một dấu hiệu mở đầu cho một xu hướng mới – xu hướng sống độc thân suốt đời như các nước phát triển hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay”. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1 Về lý luận Làm sáng tỏ lý thuyết nhu cầu trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý học xã hội nói riêng Tìm hiểu sâu hơn đặc điểm, cách phân loại nhu cầu trên bình diện tâm lý học. Xây dựng khung cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các mức độ nhu cầu sống độc thân của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 2.2 Về thực tiễn Xác định thực trạng nhu cầu sống độc thân tạm thời trong giới trẻ hiện nay, các mức độ nhu cầu sống độc thân của họ; Xác định những yếu tố tâm lý – xã hội tạo nên nhu cầu sống độc thân tạm thời (kết hôn muộn) của giới trẻ hiện nay; Đưa ra những định hướng nhằm giải toả những rào cản tâm lý đang cản trở giới trẻ đến với hôn nhân. 3. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu sống độc thân tạm thời 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay nhằm mục đích xác định những yếu tố tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay. 5. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 220 khách thể trong độ tuổi từ 22 đến 40. Trong đó có 170 khách thể được điều tra bằng cách trực tiếp phát phiếu trưng cầu ý kiến và 50 khách thể được điều tra bằng cách gửi phiếu trưng cầu ý kiến qua thư điện tử. 6. Phạm vi nghiên cứu Do tính chất của đề tài, chúng tôi giới hạn khách thể nghiên cứu là giới trẻ trí thức tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, căn cứ vào các tài liệu tâm lý học, các tài liệu của các ngành xã hội có liên quan như xã hội học, tôn giáo học v.v... để tìm hiểu, đánh giá nhu cầu sống độc thân của giới trẻ. Cụ thể, chúng tôi tiến hành đọc, nghiên cứu phân tích và khái quát hoá các quan điểm, lý thuyết về nhu cầu, các quan điểm, lý thuyết độc thân, các công trình nghiên cứu về nhu cầu và độc thân trước đó, đưa ra giả thuyết khoa học, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, tìm ra các phương án thích hợp cho bảng hỏi và kiểm tra các kết quả thu được từ các phương pháp khác. 7.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu. Những câu hỏi được xây dựng cho phép đánh giá và xác định được mối quan hệ, liên hệ của các mặt biểu hiện của nhu cầu, các mức độ nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ. Trong các câu hỏi của phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã sử dụng đan xen các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở. Trong một số câu hỏi đóng cũng có phương án trả lời mở để người trả lời được tự nhiên bày tỏ những ý kiến, quan điểm riêng và bộc lộ những tình cảm, nhu cầu chân thực của bản thân. 7.3. Phương pháp khai thác thông tin trên mạng Internet Qua truy cập các trang web như http:// www.docthan.com, chúng tôi đã thu thập được các tài liệu liên quan đến vấn đề độc thân, lịch sử ra đời của lối sống độc thân trong và ngoài nước; các bài viết, các diễn đàn bàn về lối sống độc thân hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 7.4. Phương pháp điều tra qua thư điện tử Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng thông tin toàn cầu đã khiến cho con nguời ở khắp mọi nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Thông qua những hộp thư điện tử (email), người ta có thể nhận được các thông tin, thư tín của bạn bè, người thân v.v… trong thời gian ngắn nhất dù họ đang ở bất cứ đâu. Đồng thời, cùng một lúc, họ cũng có thể gửi một thông tin đến cho rất nhiều người với tốc độ cao và chi phí thấp. Từ những ưu điểm nổi bật nói trên của thư điện tử, chúng tôi đã khai thác nó như một phương pháp mới để triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là giới trẻ - những người có điều kiện sử dụng mạng Internet nhiều nhất - nên việc tiến hành bằng phương pháp này càng thuận lợi. Thông qua các diễn đàn về người sống độc thân, chúng tôi đã lấy địa chỉ email của các thành viên trong đó và tiến hành gửi phiếu trưng cầu ý kiến. Vì đây là một phương pháp nghiên cứu mới được ứng dụng lần đầu nên chúng tôi chỉ hạn chế khách thể nghiên cứu là 50 người. So sánh phiếu điều tra được phát trực tiếp với những phiếu điều tra qua thư điện tử, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt nhau khá rõ. Những phiếu điều tra qua thư điện tử được trả lời một cách cẩn thận và đầy đủ hơn, đặc biệt là các câu hỏi mở và câu trả lời “vì sao?”. Đây là điều dễ giải thích vì những người trả lời qua email là những người khuyết danh, do đó họ có thể tự do bày tỏ các quan điểm, ý kiến của mình một cách chân thực nhất mà không sợ bị đánh giá. Mặt khác, phiếu trưng cầu ý kiến được lưu giữ trong hòm thư của khách thể nên họ có thể trả lời vào những lúc họ rảnh rỗi, có thời gian suy nghĩ kỹ các vấn đề. Thực tế nghiên cứu cho thấy, đây là một phương pháp nghiên cứu mới đem lại hiệu quả rất cao, vừa tiết kiệm thời gian, công sức cũng như các chi phí khác khi đi phát phiếu điều tra trực tiếp, vừa đảm bảo được tính khuyết danh cho người trả lời. 7.5 Phương pháp lập diễn đàn trên trang web Chúng tôi mở 3 chủ đề bàn về vấn đề độc thân qua các diễn đàn trên mạng Internet, chủ yếu là trang web Trái tim Việt Nam ( trong thời gian ba tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006) để thu thập ý kiến của các trí thức trẻ qua các diễn đàn dành cho người độc thân. Cụ thể đó là các chủ đề: Sống độc thân, là người trẻ, bạn nghĩ sao về quan niệm này?; Bạn đánh giá như thế nào về lối sống độc thân của trí thức trẻ hiện nay?Theo bạn, người độc thân có tính cách như thế nào?... Các chủ đề này đã thu hút rất nhiều người tham gia bàn luận, với nhiều luồng ý kiến phong phú, hữu ích cho đề tài. 7.6 Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để thực hiện các bước trong việc phân tích thống kê như: liệt kê dữ liệu, lập bảng số liệu, biểu đồ và các thống kê suy luận nhằm chứng minh các giả thuyết bằng các số liệu định lượng và trên cơ sở đó rút ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu của mình. 8. Giả thuyết nghiên cứu: 1. Lối sống độc thân tạm thời đang trở thành một nhu cầu ngày càng gia tăng trong giới trẻ. 2. Lối sống độc thân tạm thời của giới trẻ được biểu hiện ở các cấp độ phát triển nhu cầu từ thấp đến cao - từ việc thoả mãn các nhu cầu vật chất tối thiểu đến việc thoả mãn nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách con người. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các cách tiếp cận về nhu cầu 1.1. Tiếp cận hành vi về nhu cầu Ngay từ thế kỷ XIX, các tác giả như W.Koler, E.Thorndike, N.E.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích - phản ứng và đi đến kết luận nhu cầu có thể quyết định hành vi, khẳng định các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi các nhu cầu. Quan điểm của trường phái tâm lý học hành vi mới đã bổ sung cho công thức S – R (kích thích - phản ứng) một biến số 0 - biến số trung gian về trạng thái nhu cầu, trạng thái chờ đợi, kinh nghiệm sống … Các tác giả này giải thích rằng 0 là biến số trung gian có tác dụng điều chỉnh đáp ứng phù hợp với kích thích vào cơ thể. E. Tolman đã xem xét nhu cầu của con người thiên về quan điểm sinh vật học. Ông coi ham thích, những nhu cầu của con người, tiếp nhận và đôi khi tương đương với nhu cầu của động vật. Tolman đã tìm ra những nguyên tắc chung của hành vi vốn có ở động vật và ở con người, bỏ qua các khía cạnh bản chất xã hội của con người – cái đặc trưng cho quá trình phát triển của mỗi người như là một nhân cách. Những khái niệm mà E.Tolman sử dụng để nghiên cứu nhu cầu, động cơ hành vi như ham thích thứ nhất, thứ hai, những kích thích cơ thể ... không giúp gì cho việc phát hiện ra cấu trúc nhu cầu của con người, không chỉ ra được hệ thống nhu cầu phức tạp có thứ bậc của chúng. C.Hunt cho rằng “hành vi” là bản năng trực tiếp xác định nhu cầu cơ thể và bằng tổng số những động cơ được xác định. Xét về mặt quan điểm, các nhà hành vi không coi nhu cầu thuộc về tâm lý, tuy nhiên trên thực tế, các thực nghiệm của họ lại tập trung khá rõ và kỹ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các nhà tâm lý học hành vi là đồng nhất nhu cầu của con người với nhu cầu ở động vật. Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ là một nhu cầu tâm lý, chỉ tồn tại ở con người, đặc biệt là những người có sự phát triển cao trong nhận thức - những trí thức. Chính vì vậy, không thể đồng nhất nhu cầu của con người với nhu cầu động vật, càng không thể coi rằng nhu cầu không thuộc về tâm lý như quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi. 1.2. Tiếp cận sinh học về nhu cầu Clack Hull đại diện cho cách tiếp cận sinh học về nhu cầu với thuyết xung năng cho rằng các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ nhận sự có mặt của những nhu cầu, động cơ khác, nhưng theo ông chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể chất thúc đẩy hoạt động của con người. Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người, xem nhu cầu như là xung năng mang tính vật, nảy sinh từ sự thiếu thức ăn, nước uống, không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu, quy gán nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra. Xét trên một khía cạnh nhỏ, nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ cũng xuất phát từ những nhu cầu vật chất, sinh lý cơ bản, nhưng không thể nói rằng đó là nhu cầu duy nhất. Trên thực tế, nhu cầu sống độc thân tạm thời còn là sự phản ánh của các cấp bậc nhu cầu khác nhau, cao nhất là nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu hoàn thiện nhân cách cá nhân. 1.3. Tiếp cận phân tâm về nhu cầu Thuyết phân tâm học do S. Freud (1856 - 1939) sáng lập nên. Trong quá trình nghiên cứu của mình, Freud đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, phân tâm học coi nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng. Nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. Theo S.Freud: “Khát dục trong phân tâm học không có ý nói đến những việc thoả mãn thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khao khát mãnh liệt. Những mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng tâm lý sẽ lên đến tột đỉnh”Freud. Phân tâm học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 47. . Erick Fromm, người theo trường phái phân tâm học mới quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người, đó là các nhu cầu: Nhu cầu quan hệ người - người Nhu cầu tồn tại cái tâm của con người Nhu cầu đồng nhất bản chất xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách” Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000, tr 70 Thuyết phân tâm học nhấn mạnh nhiều đến nhu cầu sinh học, đặc biệt là nhu cầu tính dục, xem đây như là một nhu cầu quan trọng, quyết định đến hành vi mất định hướng của con người. Trong khi đó, các nhu cầu xã hội chưa được các nhà phân tâm học quan tâm đến một cách đầy đủ. Nhu cầu sống độc thân tạm thời là nhu cầu tâm lý – xã hội. Chính vì vậy, khi phân tích về nhu cầu này mà chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu sinh học, nhu cầu tính dục như các nhà phân tâm học thì sẽ là một thiếu sót lớn, chưa bao hàm được các khía cạnh phong phú của vấn đề. 1.4. Tiếp cận Gestalt về nhu cầu Trường phái Gestalt ra đời vào khoảng năm 1913 do V.Kohler (1887 - 1967), C.Koffka (1886 - 1941), K.Lewin (1890 - 1947) sáng lập. Theo K.Lewin, nhu cầu là cơ sở tính tích cực của bất kỳ hình thức hoạt động nào, nhu cầu là khát vọng, là xu hướng thực thi, thực hiện một mục đích nào đó đặt ra trước chủ thể. Để phân biệt khái niệm nhu cầu của mình với các khái niệm nhu cầu mang tính sinh học mà các tác giả trước đó thường hay đề cập đến, Lewin gọi chúng là nhu cầu lượng tử. Nhu cầu này sẽ được hình thành trong nhân cách. Hệ thống căng thẳng luôn luôn có xu hướng phóng điện, lúc phóng điện cũng là lúc diễn ra sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu sống độc thân tạm thời xét ở khía cạnh tích cực là cơ sở để giới trẻ thực hiện các dự định riêng, các hoài bão khác nhau cho sự nghiệp. Nhưng nếu coi đó là cơ sở tích cực cho mọi hoạt động của giới trẻ thì hoàn toàn phiến diện vì còn nhiều yếu tố khác cả về khách quan và chủ quan quy định điều này. 1.5. Tiếp cận nhân văn về nhu cầu Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của tâm lý học nhân văn là “thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 - 1970). Theo lý thuyết của Maslow, nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn. Theo Maslow, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thứ nhất là nhu cầu vật chất đến mức thứ năm là nhu cầu tự hoàn thiện mình. Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông gọi là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết… tạo thành nhóm các nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tùy theo thang bậc, nhưng nó không phải là ổn định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể. Thang nhu cầu của Maslow đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng các cấp bậc khác nhau nhu cầu của con người. Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ không chỉ nằm ở riêng một thang bậc nào mà nó biểu hiện đầy đủ các cấp bậc khác nhau trong thang nhu cầu đó. 1.6. Tiếp cận Mác - xit về nhu cầu Nghiên cứu nhu cầu trong tâm lý học Mác - xit chủ yếu dựa trên nền tảng của tâm lý học hoạt động (A.N.Leonchiev) và trường phái tâm thế (D.N.Uznatze) của Liên Xô cũ. D.N.Uznatze người sáng lập ra và đại diện cho trường phái thuyết “tâm thế” đã đề cập tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động sống của con người. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của con người. Không có nhu cầu thì không có tính tích cực. Với ý nghĩa đó thì khái niệm nhu cầu rất rộng, nó liên quan đến tất cả những gì cần thiết đối với cơ thể sống. D.N.Uznatze cho rằng, khi chủ thể hướng vào môi trường bên ngoài nhằm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnd.doc
  • pptPP nhu cau SDTTT.ppt
Tài liệu liên quan