Vào những năm cuối thập niên 80 của thếkỷvừa qua, trong bối cảnh đất nước
chuyển động theo đường lối đổi mới, nền giáo dục đã tiến hành cuộc cải cách lần thứ
ba, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽsâu rộng trên chặng đường phát triển. Xuất phát
từviệc đổi mới tưduy lí luận, kểtừ đây, chúng ta có nhận thức mới vềvai trò, tác
dụng của sựnghiệp giáo dục đối với công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Liên tiếp qua các nhiệm kỳBan chấp hành Trung ương các khóa VII, VIII, IX, Đảng
đã tổchức Hội nghịchuyên đề, đềra những nghịquyết vềvăn hóa giáo dục. Điểm
nổi bật của quan điểm, đường lối đổi mới này là giáo dục được xác định làm“quốc
sách hàng đầu”, trởthành “một lực lượng sản xuất quan trọng”, và là một bộphận
chủyếu của “nền kinh tếtri thức". Trên cơsởcủa quan điểm, đường lối chung về
giáo dục, Luật Giáo dục được Nhà nước ban hành mởra phương hướng phát triển của
giáo dục khi dân tộc Việt Nam tiến vào kỷnguyên mới. Có thểnói chưa bao giờ
trong lịch sửnước nhà, vai trò của giáo dục với sứmệnh cao quí là đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước lại được sựquan tâm của xã hội toàn diện và sâu rộng đến như
vậy.
Vì thế, đểthực sựtạo ra sựchuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, hoạt động của
guồng máy giáo dục phải được xem xét, đánh giá một cách đầy đủvà khách quan.
Thành tựu của nền giáo dục phải gắn với quá trình xây dựng, phát triển của đất nước.
Trải qua chặng đường lịch sửhơn 60 năm, nhà trường trong giai đoạn vừa qua đã có
phần đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước. Bằng tất cảsựnổlực,
sáng tạo, chúng ta đã xây dựng hệthống giáo dục hoàn thiện, góp phần nâng cao dân
trí, tạo ra một đội ngũlao động có trình độ để đảm đương vai trò của mình trên các
lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Nhờvây, chúng ta tựhào có một nền giáo dục tiến
bộ, phát triển, được dưluận thếgiới đánh giá cao.
Tuy nhiên, đặt vào điều kiện hiện nay của tình hình kinh tế-xã hội khi thực
hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cương lĩnh xây dựng và phát triển
đất nước do Đảng đềra, trong bối cảnh hội nhập giao lưu quốc tếvà toàn cầu hóa, tr-ước đà tiến bộcủa Cách mạng khoa học và công nghệtrên thếgiới, chúng ta cần
nhận rõ những mặt hạn chế, bất cập của nền giáo dục cần phải sớm khắc phục. Đăc
biệt, thời gian gần đây, khi chuẩn bịcho việc thảo luận rộng rãi và đóng góp ý kiến
vào Báo cáo chính trịcủa Ban chấp hành TW tại Đại hội Đảng khóa X, dưluận rất
quan tâm và bức xúc trước những vấn đềnóng bỏng đặt ra cho hoạt động giáo dục-
đào tạo. Vấn đề được quan tâmhàng đầu là làm thếnào đểnhà trường có thểgánh
vác được trọng trách đào tạo thếhệtrẻ để đáp ứng yêu cầu lớn lao của đất nước trong
giai đoạn mới. Lớp người mới nói đó phải có đủnhững phẩm chất về đạo đức, tri
thức, năng lực, trởthành lớp chủnhân tương lai của dân tộc vào kỉnguyên mới. Làm
sao có thểyên tâm với thực trạng đang báo động là chất lượng giáo dục giảm sút
nghiêm trọng, trong một thời gian dài do bệnh hình thức chạy theo thành tích, nhà
trường không đảm bảo chất lượng dạy học theo đúng yêu cầu của nó? Vậy nên đã đến
lúc phải gióng tiếng chuông cảnh tỉnh: “Nói không với tiêu cực!”. Chất lượng giáo
dục gắn với chuẩn đánh giá, cơsởcủa việc đánh giá sản phẩm giáo dục phải căn cứ
vào mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.
123 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒNG THỊ THUẬN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Ân suốt thời gian qua đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã
hết lòng giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học -
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM; Sở Giáo Dục và Đào Tạo; Ban Giám Hiệu, các
giáo viên Tổ Văn và học sinh các trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Ba Tri và
THPT Mỹ Chánh - Bến Tre; gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- GV : Giáo viên.
- HS : Học sinh.
- THCS : Trung học cơ sở.
- THPT : Trung học phổ thông.
- SGK : Sách giáo khoa.
- PP : Phương pháp.
- BP : Biện pháp.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 101
Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 101
Bảng 3.3. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 102
Bảng 3.4. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 102
Bảng 3.5. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 102
Bảng 3.6. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 103
Bảng 3.7. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 103
Bảng 3.8. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 103
Bảng 3.9. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 104
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng104
Bảng 3.11. So sánh kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng . 104
Bảng 3.12. Xếp loại, đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối
chứng............................................................................................ 105
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ vừa qua, trong bối cảnh đất nước
chuyển động theo đường lối đổi mới, nền giáo dục đã tiến hành cuộc cải cách lần thứ
ba, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ sâu rộng trên chặng đường phát triển. Xuất phát
từ việc đổi mới tư duy lí luận, kể từ đây, chúng ta có nhận thức mới về vai trò, tác
dụng của sự nghiệp giáo dục đối với công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Liên tiếp qua các nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương các khóa VII, VIII, IX, Đảng
đã tổ chức Hội nghị chuyên đề, đề ra những nghị quyết về văn hóa giáo dục. Điểm
nổi bật của quan điểm, đường lối đổi mới này là giáo dục được xác định làm “quốc
sách hàng đầu”, trở thành “một lực lượng sản xuất quan trọng”, và là một bộ phận
chủ yếu của “nền kinh tế tri thức". Trên cơ sở của quan điểm, đường lối chung về
giáo dục, Luật Giáo dục được Nhà nước ban hành mở ra phương hướng phát triển của
giáo dục khi dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới. Có thể nói chưa bao giờ
trong lịch sử nước nhà, vai trò của giáo dục với sứ mệnh cao quí là đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước lại được sự quan tâm của xã hội toàn diện và sâu rộng đến như
vậy.
Vì thế, để thực sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, hoạt động của
guồng máy giáo dục phải được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan.
Thành tựu của nền giáo dục phải gắn với quá trình xây dựng, phát triển của đất nước.
Trải qua chặng đường lịch sử hơn 60 năm, nhà trường trong giai đoạn vừa qua đã có
phần đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước. Bằng tất cả sự nổ lực,
sáng tạo, chúng ta đã xây dựng hệ thống giáo dục hoàn thiện, góp phần nâng cao dân
trí, tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ để đảm đương vai trò của mình trên các
lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Nhờ vây, chúng ta tự hào có một nền giáo dục tiến
bộ, phát triển, được dư luận thế giới đánh giá cao.
Tuy nhiên, đặt vào điều kiện hiện nay của tình hình kinh tế-xã hội khi thực
hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cương lĩnh xây dựng và phát triển
đất nước do Đảng đề ra, trong bối cảnh hội nhập giao lưu quốc tế và toàn cầu hóa, tr-
ước đà tiến bộ của Cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, chúng ta cần
nhận rõ những mặt hạn chế, bất cập của nền giáo dục cần phải sớm khắc phục. Đăc
biệt, thời gian gần đây, khi chuẩn bị cho việc thảo luận rộng rãi và đóng góp ý kiến
vào Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW tại Đại hội Đảng khóa X, dư luận rất
quan tâm và bức xúc trước những vấn đề nóng bỏng đặt ra cho hoạt động giáo dục-
đào tạo. Vấn đề được quan tâm hàng đầu là làm thế nào để nhà trường có thể gánh
vác được trọng trách đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng yêu cầu lớn lao của đất nước trong
giai đoạn mới. Lớp người mới nói đó phải có đủ những phẩm chất về đạo đức, tri
thức, năng lực, trở thành lớp chủ nhân tương lai của dân tộc vào kỉ nguyên mới. Làm
sao có thể yên tâm với thực trạng đang báo động là chất lượng giáo dục giảm sút
nghiêm trọng, trong một thời gian dài do bệnh hình thức chạy theo thành tích, nhà
trường không đảm bảo chất lượng dạy học theo đúng yêu cầu của nó? Vậy nên đã đến
lúc phải gióng tiếng chuông cảnh tỉnh: “Nói không với tiêu cực!”. Chất lượng giáo
dục gắn với chuẩn đánh giá, cơ sở của việc đánh giá sản phẩm giáo dục phải căn cứ
vào mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.
Trong một thời gian dài, chúng ta có phần lơi lỏng với vấn đề bảo đảm chất l-
ượng dạy học. Muốn khắc phục tình trạng này, đúng như khẩu hiệu toàn ngành h-
ướng tới: “Dạy thật, học thật và đánh giá đúng thực chất”. Từ đây lại nổi lên một
vấn đề có tính thời sự và khoa học, đó là vấn đề đổi mới phương pháp (PP) dạy học.
Nhìn lại thực trạng dạy học văn hiện nay ở trường trung học phổ thông
(THPT), dễ nhận ra vấn đề phát huy năng lực cảm thụ của học sinh (HS) chưa được
quan tâm một cách đúng mức. Lâu nay, bản thân chủ thể HS chưa được đặt vào đúng
vị trí vốn có và cần có trong quá trình phân tích tác phẩm mà chỉ được coi là đối t-
ượng tiếp thụ của giáo viên (GV). Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của người học là
nghe và ghi chép những gì GV đã khám phá, phân tích trên tác phẩm, sau đó đến lớp
trình diễn lại một cách có nghệ thuật. Vô hình chung, vai trò quan trọng của chủ thể
người học đã bị hạ thấp trở thành thụ động, lệ thuộc vào GV. Điều đó dẫn tới hậu quả
HS chán học văn, thấy việc học văn là vô bổ, học văn chỉ mang tính chất đối phó, và
chất lượng bộ môn văn vì thế không đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ những lý do trên, có thể thấy việc tìm hiểu và vận dụng những biện pháp để
phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học văn là việc làm thiết thực, góp phần
thực thi việc đổi mới PP dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT hiện
nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nói tới việc dạy học tác phẩm văn chương là đề cập tới hoạt động cảm thụ
nghệ thuật, bởi đây là một hiện tượng độc đáo, kì diệu của quá trình thưởng thức, tiếp
nhận nghệ thuật. Nhờ nó mà người đọc văn, học văn có thể “lấy hồn ta để hiểu hồn
người” (Hoài Thanh).
Nhà trường nước ta- theo truyền thống yêu chuộng thơ văn của dân tộc- từ lâu
đã chú tâm tới việc bồi dưỡng, trau giồi năng lực cảm thụ trong việc dạy học văn chư-
ơng. Chúng ta có thể kể nhiều tên tuổi của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và
nhà giáo qua từng thời kỳ đã có nêu những kiến giải sâu sắc, bổ ích về hoạt động cảm
thụ văn học. Trải qua một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, các nhà văn, nhà nho
xưa rất quan tâm tới năng lực rung động và cảm xúc của HS dù việc dạy học văn có
những chế định chặt chẽ, giáo điều. Đến thời nhà trường Pháp- Việt, khi môn văn ch-
ương trở thành môn học quan trọng, được soi rọi bởi những kiến thức của triết học,
mỹ học, lí luận văn học, thì vấn đề cảm thụ đã có cơ sở khoa học tương đối vững
vàng. Người giáo viên dạy học tác phẩm văn chương vào thời kì đó đã nhận ra mối
quan hệ gắn bó hỗ tương giữa cảm và hiểu, tức là kết hợp giữa lí trí và tình cảm
(Đặng Thai Mai). Tuy ngành PP dạy học văn lúc đó còn phôi thai, nhưng thông qua
việc dạy học văn, các nhà sư phạm đã biết dựa vào một qui trình khá hợp lí và có tính
khoa học để giúp người học nắm bắt được những ý tưởng và giá trị nghệ thuật do nhà
văn sáng tạo (Dương Quảng Hàm). Đến Cách mạng tháng Tám (1945) thành công,
nhà trường dân chủ và nhân dân ra đời, việc dạy học văn thoát khỏi hạn chế của lối áp
đặt lệ thuộc vào chính sách thuộc địa của ngoại bang. Từ đây, chúng ta từng bước xây
dựng một chương trình văn học và cách dạy học tiến bộ. Trong thời kì đầu của nền
giáo dục mới, một mặt nhờ tiếp thu kinh nghiệm, hiểu biết của lớp người đi trước,
mặt khác bằng sự nổ lực học hỏi, sáng tạo theo tinh thần học thuật Cách mạng, người
dạy văn đã nhận ra phương hướng tìm hiểu, phân tích bài văn dựa trên đặc trưng của
nội dung và nghệ thuật, dù còn những lúng túng, vấp váp dễ thấy. Tới khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trong điều kiện hoà bình, nhất là khi biên
giới phía Bắc được khai thông, miền Bắc nước ta nối giao lưu với các nước trong phe
XHCN, chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nguồn tài liệu mới liên quan tới dạy học văn.
Chính vì thế, dần dần, việc dạy học văn được đặt trên nền tảng khoa học và sư phạm
tương đối vững chắc, hợp lí. Trong bối cảnh đó, bộ môn “Phương pháp dạy học văn”
hình thành, tạo cơ sở cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương đi theo quỹ đạo của
một môn học vừa là nghệ thuật lại vừa là khoa học. Từ đó, việc dạy học văn đã chú
trọng nhiều tới các trạng thái cảm xúc, rung động, nhập thân và nắm kiến thức. Ở giai
đọan này, nhờ kinh nghiệm và sự hướng dẫn của của các nhà giáo, nhà văn, nhà
nghiên cứu qua các tài liệu đã xuất bản, người GV văn học có được những hiểu biết
cần thiết làm cơ sở cho việc giảng dạy bộ môn. Dẫu sao, phần lớn nguồn kiến thức
khoa học về hoạt động dạy học văn nói đó vẫn là tài liệu dịch của nước ngoài, chủ
yếu là của Liên Xô. Có thể kể tới: “Cảm thụ văn học của học sinh” của
O.L.Nhikiphôrôva (1959); “Cảm thụ nghệ thuật” của B.X.Mailax (1971) và một số
công trình liên quan đến vấn đề cảm thụ của những nhà lí luận tên tuổi như
Khravchenco, Iakovson, Nhikônxki, Z.Ia.Rez…
Do điều kiện lịch sử, dễ thấy một thời gian dài, người dạy học văn bị gò bó
trong lối dạy học theo kiểu lệ thuộc vào sách hướng dẫn và các tài liệu tham khảo.
Mặt khác, do bị hạn chế bởi quan điểm học thuật của một thời trước đổi mới, cho nên
những mối quan hệ mật thiết trong tiến trình dạy văn (cảm và hiểu, nội dung và hình
thức) chưa được xử lí, chưa được giải quyết thấu đáo và thiếu sự kết hợp hài hoà.
Đến khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng của lí luận, khoa học và giáo dục Xô Viết
đã giúp chúng ta nhận rõ thiếu sót tồn tại bấy lâu. Tiếp đó, vào thời kỳ tiến hành công
cuộc đổi mới, nhờ những thông tin được cập nhật từ bên ngoài, chúng ta biết tới Trào
lưu phê bình mới, Lí thuyết hệ thống- cấu trúc, đặc biệt là Lí thuyết tiếp nhận xuất
hiện ở phương Tây từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Chúng ta kịp nhận ra sự đổi
thay quan điểm học thuật trên thế giới, từ đó soi vào công việc dạy học văn để thấy
những mặt yếu cần khắc phục. Đến thời kỳ này, do có hiểu biết sâu về cấu trúc tác
phẩm văn học và nhờ nắm rõ vai trò của tiếp nhận nghệ thuật, chúng ta đã hướng tới
việc đề cập yếu tố cảm xúc, rung động trong dạy học văn bằng lí luận khoa học đầy
đủ, đúng đắn. Nhờ những bài dịch từ tài liệu nước ngoài đăng tải trên các tập san
thông tin khoa học và các tạp chí mà một số nhà nghiên cứu lí luận, sư phạm đã chú ý
đi sâu vào lĩnh vực hoạt động cảm thụ văn học. Có thể kể tới các bài viết của Nguyễn
Lai, Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Hoàng Trinh, Hoàng Ngọc Hiến… Trước
đó, do ý thức rõ vai trò của hiện tượng cảm thụ nghệ thuật, năm 1983, Phan Trọng
Luận cho xuất bản chuyên luận đầu tiên là “Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học”.
Chuyên luận này đã trở thành một gợi ý, hướng sự quan tâm đến một vấn đề lí luận
thú vị và bổ ích cho giới nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nước ta. Với phương
pháp luận nghiên cứu khoa học liên hợp, ứng dụng, vừa kết hợp lí luận với khảo sát
thực tiễn, vừa tiếp cận được những thông tin hiện đại về tiếp nhận văn chương, Phan
Trọng Luận đã cung cấp được một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ
văn chương, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm, tính chủ quan, tính
khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận và những khái quát về đặc điểm cũng như
tiêu chí phát triển văn học ở bạn đọc… Đó cũng là những tiền đề cho việc đổi mới PP
dạy học văn theo hướng coi HS là bạn đọc, là chủ thể sáng tạo. Đến khi cuộc đổi mới
tiến triển, nhờ đổi mới tư duy lí luận, nhiều vấn đề học thuật và sư phạm được xới lên
với những quan điểm mới mẻ. Đây cũng là giai đoạn việc đổi mới việc dạy học văn
được tiến hành sâu rộng.
Trong bước triển khai thay sách giáo khoa (SGK) văn học ở bậc trung học cơ
sở (THCS) (1986) và THPT (1991), vấn đề dạy học văn theo đúng đặc trưng môn học
được lí giải sâu sắc qua các tài liệu bồi dưỡng cũng như sách tham khảo cho GV.
Việc trao đổi, thảo luận về hoạt động dạy học văn diễn ra sôi nổi. Vấn đề cảm thụ
nghệ thuật trong quá trình dạy học văn được đặt vào trọng tâm chú ý. Có thể kể tới
những đóng góp của Nguyễn Duy Bình (Dạy văn là dạy cái hay cái đẹp), Nguyễn
Đức Nam (Hiểu văn), Hoàng Ngọc Hiến (Dạy văn, Học văn), Phan Trọng Luận (Cảm
thụ văn học và giảng dạy văn học), Hồ Ngọc Đại (Văn là gì ư?). Các ý kiến trao đổi,
thảo luận tại Diễn đàn cải cách việc dạy học văn đều thống nhất ở quan niệm về bản
chất môn văn là môn nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy dạy học văn phải biết cách huy động
năng lực cảm thụ của người đọc HS. Cách dạy học văn do đó có nhiều thay đổi căn
bản. Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến đặc trưng của văn chương, nêu ra yêu cầu
của dạy văn là hướng tới sự rung cảm, cảm xúc thì cũng có xu hướng thoát li khỏi
những yêu cầu khác của giờ văn, đặt trọng tâm của dạy văn vào quỹ đạo khơi gợi cảm
xúc rung động. Vì vậy PP đọc sáng tạo được xem là PP chủ yếu và dạy văn chỉ sử
dụng độc một PP. Dần dần, thực tiễn dạy học văn đã cho thấy sự ấu trĩ của cách dạy
văn nói đó và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Dù sao, cũng cần thấy nhận thức mới đã
có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan điểm dạy học văn. Và tới nay, sau chặng
đường 20 năm cải cách dạy học văn, có thể thấy ảnh hưởng sâu sắc của một loạt các
tài liệu hướng dẫn, các sách tham khảo dạy văn được ấn hành rộng rãi. Có thể kể đến
những công trình như “Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông” của
V.A.Nhikônxki; “Dẫn luận nghiên cứu văn học” của G.N.Pospelov, đặc biệt là cuốn
giáo trình của Liên Xô “Phương pháp luận dạy văn học” do Z.Ia.Rez chủ biên…
Đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh, quan điểm về dạy học đã được xác định t-
ương đối hợp lí, hoàn chỉnh. Từ cách gọi môn học có tính biệt lập, tách môn học
thành các phân môn “Văn học”, “Tiếng việt” và “Làm văn” trong lần mở đầu cải cách
giáo dục (1986), đến nay, khi chỉnh lí biên soạn chương trình sách giáo khoa (2006)
thì môn Văn được dựa vào quan niệm tích hợp và đưa về với tên gọi vốn có của nó là
“Ngữ văn”. Thực tế cho thấy sự chuyển đổi, xác định đúng bản chất, tính chất và cách
thức dạy môn học đặc thù như môn văn không phải là việc đơn giản. Chính nhờ có sự
trao đổi, tranh luận về quan điểm, đặc biệt qua thực tiễn dạy học văn ở nhà trường,
chúng ta đã có những bước điều chỉnh cần thiết. Với sự nổ lực tìm tòi nhằm đi tới
nhận thức đúng về nội dung và PP dạy học văn, càng ngày người GV văn càng có cơ
sở khoa học để đi vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình trong quá trình tổ
chức hướng dẫn HS phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Điểm dựa của tư tưởng dạy
học mới trong giờ văn là quan điểm : Học sinh - chủ thể cảm thụ sáng tạo. Từ đây,
bao vấn đề lí luận về cảm thụ văn học được đề cập, giúp cho người dạy văn, học văn
có phương hướng đúng. Cảm thụ văn học, vấn đề tưởng như đã biết, trở thành vấn đề
mới mẻ, phong phú, nhờ có sự bổ sung lí luận mới là chính vậy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những tri thức lý luận chủ yếu về vấn đề cảm thụ văn học,
đồng thời nhận định và nắm bắt thái độ tâm lý của HS và tìm hiểu những đặc trưng
truyện ngắn của Nam Cao để triển khai những biện pháp (BP) phát huy năng lực cảm
thụ của các em một cách có hiệu quả.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần khẳng định tính thực thi của việc nâng cao năng lực cảm
thụ của HS trong giờ dạy học văn, vấn đề mà cho đến nay có thể nói là chưa được
xem xét một cách có hệ thống và chưa có sự thống nhất quan niệm. Đồng thời nghiên
cứu đề tài nhằm tìm ra những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học
truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những tri thức lí luận về cảm thụ nghệ thuật và thực trạng dạy học văn ở
trường THPT, đề tài tìm ra những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy
học truyện ngắn của Nam Cao với kết quả thực nghiệm bước đầu đạt được một hiệu
quả đáng tin cậy.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn
Tổng hợp những công trình, bài viết của các nhà lí luận và nghiên cứu về vấn
đề cảm thụ, tổng hợp những giáo trình đổi mới đổi mới PP dạy học tác phẩm văn
chương, giáo trình lí luận và lí tuyết tiếp nhận văn học… để nghiên cứu, phát hiện
những tư tưởng cơ bản làm tiền đề lí luận cho việc đổi mới PP giảng dạy theo hướng
coi trọng vai trò cảm thụ của chủ thể HS.
5.2. Phương pháp thực nghiệm
PP này nhằm kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của những BP phát huy năng
lực cảm thụ của HS. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá hướng đi đúng đắn
của đề tài khoa học cũng như khả năng thực thi của vấn đề bước đầu đề xuất trong
luận văn.
5.3. Phương pháp thống kê
PP thống kê được dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm.
Từ đó xác định tỉ lệ đạt được của bài thực nghiệm.
6. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tìm hiểu những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong khuôn
khổ các tác phẩm của Nam Cao được dạy trong nhà trường THPT (SGK chỉnh lí hợp
nhất năm 2000).
Lí do: Nam Cao được đưa vào dạy học trong nhà trường với tư cách là một tác
gia và là một trong những trọng tâm của chương trình, với số lượng tác phẩm nhiều
nhất so với các tác giả của thể loại truyện ngắn tự sự khác (3 tác phẩm).
7. Giả thuyết khoa học của luận văn
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài của luận văn, chúng tôi
đề ra giả thuyết:
Vận dụng một số BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện
ngắn của Nam Cao sẽ góp phần khắc phục nhược điểm kéo dài bấy lâu nay, đó là tính
thụ động, một chiều, ít có tác động khơi dậy hứng thú và khả năng sáng tạo của HS.
Đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao năng lực cảm thụ
của các em, từ đó góp phần củng cố PP dạy học văn theo hướng tích cực hóa hoạt
động của HS trong nhà trường phổ thông.
8. Đóng góp của luận văn
Về lí luận:
Luận văn tìm tới những lí giải khoa học để tìm hiểu tầm quan trọng về vấn đề
cảm thụ của HS trong giờ dạy học văn. Trên cơ sở đó lựa chọn và xác định những BP
thích hợp để vận dụng vào giờ dạy học tác phẩm của Nam Cao, góp phần nâng cao
năng lực cảm thụ truyện ngắn ở HS và góp phần thực thi đối với yêu cầu đổi mới PP
dạy học văn ở trường phổ thông.
Về thực tiễn:
Vận dụng một số BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong giờ dạy học
truyện ngắn của Nam cao giúp cho GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt
động tiếp nhận văn học của HS, đồng thời cải thiện PP truyền thụ một chiều, coi nhẹ
vai trò chủ thể tiếp nhận